Truyện Ngắn & Phóng Sự

USS MIDWAY – ÔNG BẠN GIÀ NĂM XƯA *

Cuối cùng tôi cũng đã trở lại… Chiếc Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway nằm ngạo ngễ trong Vịnh San Diego như chờ đón tôi về, để đưa ký ức tôi đi trở lại ba mươi năm cũ

Trần thị Khánh Vân

Cuối cùng tôi cũng đã trở lại… Chiếc Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway nằm ngạo ngễ trong Vịnh San Diego như chờ đón tôi về, để đưa ký ức tôi đi trở lại ba mươi năm cũ, trong một chuyến viễn du đầy nước mắt , tan tác , cam go, nhưng cũng không thiếu ngoạn mục.  Như một vị Tướng gìa đã về hưu, trên người đeo đầy huy chương và mề đay của các chiến công lẫy lừng. Từ  Đệ Nhị Thế Chiến, quần thảo  với Hải Quân và Không Quân Nhật Bản, đến Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, và sau cùng là Chiến tranh giải phóng Kuwait, trong Chiến dịch Bão Cát Sa Mạc.  Bị thương tích nhiều lần và đã được sửa chữa không biết bao nhiêu lần để rồi cuối cùng, vì tuổi tác , mệt mỏi , được về hưu, nằm nghỉ ngơi ở Cảng San Diego của miền Nam California hiền hòa, nắng ấm.


 
Riêng tôi, chiếc USS Midway đã để lại trong lòng những cảm kích sâu xa, vừa thân ái, vừa nhớ nhung.  Tôi có cảm tưởng được về thăm lại ông bạn gìa ân nghĩa  năm xưa.  Tôi muốn được ngồi xuống cạnh ông để nghe ông nói.  Giọng ông thật trầm ấm, không vội vã, và ông đã từ tốn kể  cho tôi nghe về  những chiến tích oai hùng của một thời vang bóng.   Chuyện mà lúc nào tôi cũng thích nhất là kỷ niệm của tôi với ông, đã tình cờ gặp nhau trong những ngày cuối tháng 4 tan tác của 30 năm về trước.

Năm 1972 chính phủ Hoa Kỳ bày ra cái gọi là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”.  (Vietnamization) để tiện bề ký Hiệp Ước Paris với Cộng Sản Bắc Việt . Cố-vấn Quân Sự và các viên chức hành chánh sẽ phải rút về Mỹ, để trao toàn gánh nặng chiến tranh cho người Việt Nam.  Cũng vào năm ấy,  nhờ có một ít vốn liếng Anh Ngữ nên tình cờ tôi được tuyển chọn vào Cơ quan Viện Trợ Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) . Họ huấn  luyện cho tôi và một số người trẻ tuổi khác trở thành “Thơ-ký Thượng thặng” (Admin. Assistant / Executive Secretary) để phục vụ trong văn phòng quan trọng của Cơ quan USAID thay thế cho các  Thơ-ký người Hoa Kỳ.

Sau 10 tháng huấn luyện miệt mài tôi bắt đầu chính thức làm việc cho USAID vào giữa năm 1973.  Tôi được bổ vào làm việc cho Chương trình “Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến” (Post War Economic Development Program ).  Tôi thích chí lắm vì được tham gia vào những Chương trình cải tiến đường xá, cầu cống, v.v…    Bắt đầu từ Thành phố Đà-Nẵng trở xuống miền Nam.  Đầu óc ngây thơ, nông cạn của tôi nghĩ rằng chiến tranh sẽ chấm dứt và nước VN đau khổ của tôi sắp sửa được sống trong thanh bình ,thịnh vượng.  Chương trình Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến đúng là một cơ hội hiếm có cho tôi được góp phần vào việc xây dựng đất nước.  Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn !

Đầu năm 1975 tình hình nước VN nói riêng và Đông Dương nói chung thình lình thay đổi nhanh chóng.

Tôi nhớ rõ những biển chuyển khủng khiếp đã liên tiếp xảy ra chỉ trong vài tháng đầu năm.  Bắt đầu bằng sự rút lui của người Mỹ ra khỏi Cam Bốt.  Người dân Cam Bốt đã hốt hoảng bỏ chạy Cộng Sản Pôn Pốt.  Người Việt Nam lúc đó đã ái ngại cho số phận của ngườidân xứ láng giềng .  Họ đâu ngờ chỉ trong hai, ba tháng sau đó miền Nam Việt Nam từ Quảng Trị, Đà-Nẵng, Huế, Nha Trang, Saigòn, Cần Thơ, Cà Mau và những miền duyên hải cũng đã quay cuồng và đảo điên trong cơn lốc di tản của lịch sử.

Khắp mọi nơi, hàng trăm ngàn người đã chen lấn, xô đẩy nhau để chạy trốn.   Lo âu hoảng hốt đã hiện rõ trên nét mặt mọi người.  Gia đình tôi cũng ở trong tình trạng này.  Ngày 26 tháng 4 gia đình tôi được lên danh sách di tản do Cơ quan USAID đảm trách.  Mấy ngày trước đó, chúng tôi đã căn dặn nhau mỗi người chỉ được đem theo 1 va ly nhỏ và một ít dollars để phòng thân, chuẩn bị người Mỹ đến nhà đón đi.  Có vài người bạn tôi đã đi trước chúng tôi vài  ngày.  Tôi và gia đình trong lòng như lửa đốt.  Đêm tôi ngủ không dám chợp mắt vì mong đợi tới phiên mình.  Lâu lâu trong đêm tôi lại nghe tiếng thở dài não ruột của mẹ, cha , anh, chị và em tôi.  Ai cũng im lặng, lo lắng không biết ngày mai sẽ ra sao.  Đi đâu ? Về đâu  ? Làm sao mà sinh sống ? Ở lại với Cộng Sản được ư ?  Cha mẹ và các anh chị lớn của tôi đã từng nếm mùi Cộng Sản!  Họ đã bỏ cả tài sản , cơ nghiệp lại miền Bắc để di cư, chạy trốn  vào Nam năm 1954.

Sáng ngày 27 tháng 4 tôi trở  lại sở USAID ở đường Lê-văn-Duyệt để nghe ngóng.  Đa số viên chức Mỹ đã lên đường về Mỹ (sau này tôi mới biết họ đã sang đảo Guam và đảo Wake ở Thái Bình Dương để lo việc di tản cho người Việt Nam).

Tôi và một số nhân viên người VN ở lại được lệnh tiêu hủy các giấy tờ còn lại.  Tới  5 giờ chiều, chúng tôi vẫn ở dưới phòng để cho các hồ sơ gọi là “MẬT” vào máy cắt vụn.  Thình lình tôi nghe thấy bên ngoài những tiếng nổ lớn như tiếng bom.  Hình như máy bay đã thả bom ở gần đâu đó.  Chúng tôi hốt hoảng nằm sát xuống sàn nhà ẩn núp.  Mọi người nép sát vào nhau và không biết phải làm sao.  Tôi nhớ rõ trong căn phòng nhỏ dưới hầm của cơ quan USAID lúc đó có tôi, hai người bạn gái đồng nghiệp tên Châu Thuận Anh, chị Phạm thị Mỹ, và ông Ron Pollock là ông xếp trực tiếp của cô bạn gái, Trịnh thị Phương Dung đã ra đi từ hôm trước.  Tất cả chúng tôi 4 người ở đây một thời gian khá lâu.  Chúng tôi không dám ra ngoài đường vì nghe radio nói Dinh Độc Lập đã bị trúng bom và lệnh giới nghiêm 24/24 được ban hành khẩn cấp.

Thế là chúng tôi  không có cách nào trở về nhà được nữa !

Cho tới nửa đêm ông Ron Pollock đề nghị mọi người lên xe của ông để về khu riêng cho viên chức Mỹ ở gần đó để lánh nạn.  Xe của ông có mang số T (Ngoại Giao) nên ông hy vọng sẽ không bị làm khó dễ.  Chúng tôi theo ông về một building ở gần Dinh Độc Lập (không nhớ rõ ở đâu).  Ngoài đường đêm tối vắng hoe không một bóng người.

Phi truong Tan Son Nhut bi vc phao kich nagy 29 thang 4 nam 1975.jpg

Cả đêm tôi và các bạn lên sân thượng để theo dõi những trái hỏa tiễn của Việt Cộng bắn vào phi trường Tân Sơn Nhất và thành phố Sài gòn.  Lửa cháy, khói mù  mịt khắp nơi, nhất là phía phi trường.  Nước mắt tôi tuôn rơi không ngừng.  Lòng tôi rối bời vì biết rằng cơ hội ra đi không còn nữa.  Tôi chỉ mong trời mau sáng để tìm cách trở về nhà với gia đình tôi.

Sáng hôm sau, ông Ron Pollock bảo chúng tôi hãy đợi thêm một vài tiếng vì lệnh giới nghiêm vẫn còn hiệu lực.  Tôi nhận thấy có thêm 4 cô gái  khác cũng đã có mặt ở đây.  Tôi nghĩ chắc ho cũng là nhân viên USAID.  Tất cả chúng tôi đều lo lắng và không biết phải làm gì.  Tôi nhớ ông Pollock gọi điện thoại cho ai không biết,  nhưng sau đó ông bảo tình hình lúc đó khẩn cấp lắm rồi.  Ông e ngại cũng bị kẹt lại như chúng tôi !

Ông chậm rãi bảo ba người chúng tôi, Châu Thuận Anh và chị Mỹ đã có thể tìm cách về nhà tuỳ ý hoặc lên xe của ông để đến một địa điểm di tản (Evacuation Location). Hình như ông đã biết sẵn những chỗ này trước, nên ông có vẻ rất bình tĩnh.  Lúc ấy tôi  mới nhận thấy ông Pollock thật là phúc hậu và đáng kính phục, vì ông không ích kỷ lo cho riêng cá nhân ông mà thôi.  Ông đã lo lắng cho cả bảy nhân viên của ông, những người Việt Nam xa lạ, không bà con gì với  ông.

Cả 7 người chúng tôi đều quyết định lên xe để ông đưa đi  đâu thì đi.  (Châu Thuận Anh bằng tuổi tôi, chị Mỹ lớn hơn chúng tôi 3-4 tuổi gì đó.  Còn 4 nguoi kia tôi không nhớ rõ tên tuổi).  Khi ra tới cổng và đường cái, chúng tôi đã không ngờ cảnh hỗn loạn đã diễn ra khắp nơi.  Chẳng ai để ý đến luật giới nghiêm nữa.  Mọi người cuống cuồng trên đường phố, hớt hãi lo tìm đường chạy.  Xe cộ bí lối vì những rào cản dựng lên ở nhiều ngã đường!

Trên đường đi, thấy chúng tôi ngồi chung xe của Bộ Ngoại Giao Mỹ, nhiều người đã tỏ vẻ giận dữ, chỉ chỏ vào chúng tôi.  Có người còn liệng đá vào xe chúng tôi và chưỉ rủa dữ dội.  Chúng tôi sợ hãi ngồi nép sát vào nhau.  Ông Pollock lúc nào cũng giữ vẻ bình tĩnh và im lặng lái xe đưa chúng tôi đi.

Nơi chúng tôi đến đầu tiên là Tòa Đại Sứ Mỹ, cách đó không xa.  Thật không thể tưởng tượng được cả nhiều ngàn người đang chen lấn, xô đẩy ở ngoài cổng để mong vào được bên trong .  Tôi thấy vài người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đứng trên nóc Tòa Đại Sứ và trên hàng rào,một  tay cầm súng, và tay kia kéo từng người vào.  Người ta chen lấn, xô đẩy, đè lên nhau trong cơn hoảng hốt tột cùng.  Ông Pollock quyết định không vào đó nữa và  sau đó ông chở  chúng tôi đến một địa điểm khác.  Tôi không biết địa điểm này ở đâu, nhưng tôi đã chứng kiến tận mắt  cảnh tượng  1 chiếc trực thăng đậu trên nóc một building nhỏ, và một dây người nối đuôi nhau, chen lấn để lên được chiếc trực thăng này.  Ông Pollock lắc đầu,và  quyết định bỏ đi đến một địa điểm khác.  Sau này, tôi đọc báo mới nhận ra cảnh tượng hốt hoảng này được đăng tải nhiều lần trên tất cả báo chí và truyền hình Mỹ.  Tôi cũng thấy hình ảnh này được ghi lại trong các tài liệu lịch sử Chiến tranh Việt Nam của Mỹ.

Đến được địa điểm thứ ba…thì.không thấy một bóng người.  Thì ra người Mỹ đã  bỏ rơi địa điểm này.  Không hiểu tại sao ?

Sau cùng ông Pollock bảo chỉ còn cách tự lái xe  ra phi trường Tân Sơn Nhất để vào căn cứ DAO, là một căn cứ hành quân của lính Mỹ.  Ông Pollock cố gắng len lỏi qua những con đường đầy người chạy loạn.  Thì ra mọi người cũng đôn đáo chạy tìm địa điểm để di tản như chúng tôi !

Khi gần tới cổng Phi Long thì xe phải ngừng hẳn  vì cổng đã bị rào cản ngăn gần hết lối vào.  Một người lính Việt Nam cầm súng tiến lại gần chúng tôi.  Anh lính VN chỉ mặt ông Pollock và hằn học nói 1 câu tiếng Anh  “You Amerian….you sold our country.  We hate you!”  Lòng tôi đau như cắt!  Nước mắt tuôn rơi!  Phải, người Mỹ đã bán đứng miền Nam của tôi.  Tôi sinh ra ở đất Bắc, nhưng tôi đã lớn lên và đã yêu mến miền Nam như tất cả những người miền Nam hiền lành chân thật.  Trong lòng tôi thật căm hận!

Nhưng ông Pollock vẫn bình tĩnh và  nhỏ nhẹ xin lỗi anh lính Việt Nam.  Anh lính kéo rào cản lại, ngăn hết cổng để ông không vào được nữa.  Ông Pollock quyết định quay xe trở ra và bắt đầu di chuyển băng qua một cánh đồng hoang ở gần phi trường.  Lúc đó hỏa tiễn pháo kích của Việt Cộng bắn tứ phía.  Có lúc rơi rất gần chúng tôi.  Vào tới phi trường TSN tôi thấy cảnh tượng đổ nát, cháy khắp nơi.  Có nhiều chiếc xe hơi, xe gắn máy, xe Jeep, xe nhà binh quăng bỏ ngổn ngang.  Chúng tôi đã đi dưới lằn  đạn pháo kích.  Lúc ấy tôi chẳng thấy sợ hãi một chút nào.  Tôi nghĩ mình đang đi trong một giấc mơ hãi hùng.  Và giấc mơ đó sẽ tan đi sau khi tôi thức dậy.

Tới được cổng DAO tôi thấy có nhiều trực thăng Mỹ và lính Thủy Quân Lục Chiến đổ xuống bên trong.  Tôi và các bạn, cùng ông Pollock xuống xe, nhào xuống một cái rãnh nước nhỏ gần sát cổng để ẩn nấp vì đạn pháo kích nổ rát tai.  Có vài anh lính Mỹ chỉa súng lên trời , đang ẩn nấp và la hét inh ỏi.  Tôi thấy một anh lính trẻ măng vì sợ qúa đã tiểu ướt ra quần, trong khi anh vẫn ôm súng la hét, chạy qua lại như đang ở trên chiến trường.

Một lúc sau, khi pháo kích giảm xuống một chút thì chúng tôi được TQLC Mỹ cho vào cổng và  mọi người hối hả chạy theo nhau.  Lúc ấy tôi mới nhận ra nhiều ngàn người đủ mọi quốc tịch Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Đại Hàn, v.v..cùng gia đình của họ đã sắp hàng dài cả cây số ở bên trong.  Cũng có rất nhiều người Việt Nam cũng chạy được vào đây.  Mọi người đều sắp hàng rất có trật tự.   Tôi thấy rất nhiều đồ vật như valy, xách tay, máy ảnh, radio, TV và có cả nồi cơm điện, các thứ linh tinh mà người di tản đem theo đều bị bắt buộc phải bỏ lại.  Chẳng ai thèm nhặt lấy.  Thì ra trực thăng Mỹ không muốn chở nặng, nên bắt buộc tất cả mọi người di tản chỉ được cầm theo 1 xách tay rất nhỏ mà thôi.  Tôi chỉ có một chiếc áo dài đang mặc trên người.  Không có 1 hành lý nào!

Cuối cùng tôi và các bạn tôi cũng được lên chiếc trực thăng Chinook khổng lồ.  Ngồi ép xuống sàn của trực thăng, tôi thấy lòng ngổn ngang như tò vò.  Thế là tôi đã bỏ đất nước ra đi!  Gia đình tôi không biết giờ này ra sao ?  Lúc đó tôi chỉ muốn nhảy xuống biển vì lòng tôi tan nát rã rời .  Tôi không nói một lời với ai vì tôi biết tất cả mọi người cũng ở trong tâm trạng hoang mang đau xót như tôi.

Khoảng hơn nửa tiếng sau (lâu lắm tôi không nhớ rõ) chiếc trực thăng chở  chúng tôi đến một Hàng Không Mẫu Hạm rất lớn mà tôi được biết đó là chiếc MIDWAY.  Ông Pollock đã nói với chúng tôi là Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn ở ngoài khơi  vài ngày trước và người Mỹ đã biết trước cuộc di tản vĩ đại  này.

Vừa bước ra khỏi chiếc trực thăng để đứng trên HKMH Midway, tôi thấy có cả trăm người khác đã và đang đổ xuống trước chúng tôi.  Cảnh tượng lúc ấy cũng hỗn loạn nhưng không thê thảm bằng lúc ở Tòa Đại  Sứ Mỹ vì có cả trăm lính TQLC Mỹ đứng ra giữ trật tự.  Chúng tôi đứng dưới hangar thật lâu để được ghi danh sách trước khi qua một tàu buôn lớn khác mà Chính phủ Mỹ đã thuê sẵn đậu ở ngoài khơi vùng biển VN.  Tôi không thấy ông Pollock đâu nhưng sau đó ông đã trở lại tìm chúng tôi.  Ông nói yêu cầu chúng tôi giúp Hải Quân Mỹ làm thủ tục, danh sách cho người di tản vì thủy thủ Mỹ không biết tiếng Việt nên rất lúng túng và mất thì giờ, làm việc lâu lắc.  Chúng tôi đồng ý và công việc của chúng tôi bắt đầu ngay tức khắc.

Một dãy bàn đã được sắp sẵn ở bên hông tàu.  Chúng tôi ngồi cạnh những người lính Hải Quân để giúp họ viết tên tuổi của tất cả những người di tản vào một cuốn sổ.  Mỗi người cũng được dán trên người một mảnh giấy viết tên họ của mình.   Trong khi làm việc, chúng tôi kêu đói và khát qúa nên được các lính Mỹ mang cho mỗi người một hộp đồ ăn và tiếp tục làm việc cho đến tối.  Hôm ấy là ngày 28 tháng 4, 1975.

Tối hôm đó, tôi được biết ông Pollock đã từ chối đi theo các nhân viên Ngoại giao khác lên máy bay để được chuyển qua Phi Luật Tân.  Ông đã quyết định ở lại để đi chung với chúng tôi. Có lẽ ông muốn trở thành một trong những người di tản đặc biệt, của một cuộc Chiến tranh Việt Nam tàn khốc với kết cục bi thảm và vô lý.

Làm việc tới nửa đêm thì chúng tôi đều mệt lả.  Một Sĩ quan Mỹ được lệnh đưa chúng tôi đi nghỉ ngơi.  Chúng tôi phải leo lên, leo xuống, len lỏi qua những lối đi quanh co, nhỏ hẹp ở trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm.  Một lúc sau chúng tôi đến một phòng khách rất đẹp, dù không lớn lắm.  Sàn được trải  thảm và  trang trí rất lịch sự  không khác gì  những phòng tiếp tân sang trọng ở khách sạn .  Chúng tôi ngồi đứng tần ngần ở đấy vài phút thì thấy một Sĩ quan khá lớn tuổi bước ra chào.  Sau vài lời giới thiệu của ông Pollock, chúng tôi được biết vị Sĩ quan này chính là ông Phó Đề Đốc Hạm Đội của nhóm Hàng Không Mẫu Hạm Midway.  Ông ta trịnh trọng mời chúng tôi xuống phòng khách của ông và tỏ ý muốn nhường phòng ngủ của ông cho ba đứa chúng tôi ngủ qua đêm.  Chúng tôi rụt rè từ chối và xin được ngủ trên những chiếc ghế sa lông lớn ở phòng khách.  Trong phòng có một chiếc truyền hình gắn lên tường để theo dõi trực tiếp việc di tản trên bong tàu..

Đêm hôm đó tất cả chúng tôi nằm lăn ra ghế và ngủ thiếp đi ngay.  Trải qua hơn 30 tiếng đồng hồ căng thẳng thần kinh, cơ thể chúng tôi đều kiệt quệ, nên không ai bảo ai đều thở phào và lòng thầm biết ơn ông Phó Đề Đốc tốt bụng.  Riêng tôi thật biết ơn và cảm phục ông Ron Pollock vô cùng vì ông lúc nào cũng điềm tĩnh và nhân hậu.  Chúng tôi có cảm tưởng ông đã lo lắng cho chúng tôi như một người cha vậy.

Sáng ngày hôm sau, chúng tôi được ăn sáng ở ngay trong phòng kháck. Chúng tôi đã ăn vội vàng vì phải lên tiếp tục làm việc gấp, vì người di tản đến càng lúc càng nhiều.

Tôi nghĩ chắc chắn rằng  việc di tản vẫn tiếp tục cả đêm hôm trước vì người tới vẫn đều đặn.  Chúng tôi lại làm việc suốt ngày đêm.  Một số người di tản đến sau chúng tôi đã cho tôi biết Chính phủ Lâm thời Trần văn Hương và Dương văn Minh đã được thành lập để hòa giải với Việt Cộng.  Tôi đâu thèm để ý đến chuyện này vì lòng tôi mong mỏi tìm được gia đình mà thôi .  Tôi hy vọng cha mẹ, anh chị em tôi kiếm được đường chạy và tôi sẽ tìm ra họ.  Tôi vừa làm việc vừa khóc liên tục.  Nhiều anh lính Mỹ tỏ vẻ tội nghiệp cho chúng tôi.  Có mấy anh lính cho  chúng tôi địa chỉ ở Mỹ và căn dặn liên lạc với gia đình họ để được giúp đỡ.  Tôi ừ ào cho qua chuyện.  Làm việc cho tới nửa đêm chúng tôi xin được đi nghỉ vì mọi người đã mệt lả.

Sáng sớm hôm sau trời còn tờ mờ sáng, ông Pollock đã đánh thức chúng tôi dậy rửa mặt, làm vệ sinh và được ăn sáng ở ngay phòng khách của ông Phó Đề Đốc.  Hai người lính Mỹ đã đem đồ ăn sáng đến phục vụ chúng tôi chu đáo.  Chúng tôi vừa ăn, vừa dán mắt trên máy TV để theo dõi những diễn tiến đang xảy ra trên bong tàu.

Thật không thể tưởng tượng được!  Thì ra  từ sáng sớm đã có hàng  trăm chiếc trực thăng của Không Quân VN đã và đang ào ạt bay đến  xin được đáp xuống chiếc Midway.  Còi hụ báo động liên hồi và các lính Hải Quân của Hạm Đội chạy tứ tung để cứu giúp những người phi công VN.  Họ đem theo gia đình, con cái, bạn bè…  Nét mặt họ đầy nét hốt hoảng và tuyệt vọng.  Khi những chiếc trực thăng này đáp xuống và mọi người ở trên trực thăng nhào xuống hết lập tức có một nhóm lính Mỹ chạy tới đẩy chiếc trực thăng này sang một góc.  Trực thăng đến nhiều như những đàn chuồn chuồn từ từ tiến về phía Hàng Không Mẫu Hạm Midway.  Chúng tôi ai nấy đều há hốc mồm ra để theo dõi cảnh tượng không tiền khóang hậu trong lịch sử này.  Có một chiếc máy bay nhỏ 4 người (sau nay tôi được biết là chiếc Cessna) cũng xin được đáp xuống.  Chiếc máy bay Cessna này đã bị từ chối và buộc  phải đáp xuống biển . Người ta thả cả chục chiếc phao xuống biển ,và nhiều người lính Hải Quân Mỹ nhảy xuống theo để cứu người phi công và gia đình anh kịp thời.  Một lúc sau, tôi nhận thấy tất  cả những chiếc trực thăng VN đều được dọn qua một bên hông tàu và được đẩy luôn xuống biển, không khác gì những món đồ chơi bằng nhựa bị người ta vứt bỏ đi.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0c/VNAF_Huey_full_with_evacuees.jpg

Ông Pollock thúc dục chúng tôi ăn sáng xong, để lên hangar tàu làm việc tiếp.  Tôi được biết là tất cả mấy ngàn người di tản hôm qua đã được trực thăng chuyển qua  những chiếc tàu buôn gần đó, mà ngày hôm sau chúng tôi cũng sẽ được đưa tới.  Nhưng đó là một chuyện khác mà tôi sẽ kể lại sau ( Bút ký 13 ngày trên biển ).

Làm việc ở dưới hangar,  nên tôi không được chứng kiến cảnh trực thăng ào ào đến nữa.  Hôm đó là ngày 30 tháng 4.  Các ông Không Quân và gia đình họ cho chúng tôi biết thêm tin tức mới nhất là Chính phủ Lâm thời Dương văn Minh đã buộc phải đầu hàng Cộng Sản Việt Nam, Và Sàigon lúc đó đang ở trong một cơn lốc kinh hoàng  hỗn loạn.

Sau đó không biết mấy giờ, chúng tôi được đưa xuống phòng để ăn trưa.  Rất nhiều lính Mỹ đã có mặt ở đây.  Vì có máy truyền hình để giữa phòng, nên chúng tôi lại được theo dõi tiếp những chiếc trực thăng di tản của những người phi công Việt Nam đã một thời chiến đấu oai hùng.  Giờ đây tất cả đều đã tả tơi và rũ rượi như những con chim bị thương  và không có chim đầu đàn. Thật là đau xót và buồn thảm !

Hạ cánh khẩn cấp!    Bất thình lình còi hụ lại báo động liên hồi.  Tôi nghe trên loa phóng thanh, người ta ra lệnh cho một máy bay nào đó không được đáp xuống sân tàu vì không còn đủ chỗ nữa.  Vài giây sau, trên màn ảnh TV hiện ra một chiếc máy bay cũng nhỏ như chiếc Cessna hôm trước.  Chiếc máy bay này nhất định không chịu đáp xuống biển.  Mấy người lính Mỹ cho chúng tôi biết rằng viên phi công Việt Nam đã đem theo vợ, con và anh nói nếu phải đáp xuống biển thì mọi người sẽ chết hết.

Tình hình thật căng thẳng và nguy ngập.  Viên phi công Việt Nam cứ bay vòng vòng ở trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm  Midway và muốn trực chỉ đáp xuống phần phi đạo còn lại nhỏ xíu trên tàu.  Cuối cùng, ông Hạm trưởng  Hàng Không Mẫu Hạm phải nhượng bộ cho phép đáp khẩn cấp.  Còi lại hụ liên hồi  thật đinh tai nhức óc.  Trên màn ảnh vô tuyến, chúng tôi thấy rất nhiều lính Hải Quân đã chuẩn bị cấp cứu vì tai nạn khủng khiếp có thể xảy ra trong nháy mắt.  Người ta chạy tới chạy lui, la hét om xòm như đang chuẩn bị giao chiến.   Tôi thấy các vòi chữa lửa được kéo ra và hình như có một tấm lưới lớn cũng được chuẩn bị giăng ra ở giữa bong tàu.

Thật là tài tình!  Chiếc máy bay của viên phi công Việt Nam hạ cánh xuống thật  nhẹ nhàng và ngừng lại sát nút trước ngay vạch đường kẻ, kế bên  đài quan sát trên cao, ở giữa tàu.  Mọi người vỗ tay hoan hô không ngớt.  Cả phòng ăn của chúng tôi cũng ồn ào như chợ vỡ.  Họ phục tài đáp máy bay của viên phi công Việt Nam  qúa cỡ !  Trên màn ảnh truyền hình, tôi thấy nhiều người lính Hải Quân Mỹ chạy tới để giúp đỡ, mở cửa máy bay cho viên phi công vừa hạ cánh.  Chàng phi công Việt Nam  trông rất còn trẻ tuổi.  Anh đỡ vợ, con, nhẹ nhàng đưa xuống.  Người ta nhào tới chụp hình và bắt tay anh.  Tôi thấy cả ông Hạm Trưởng chiếc Midway cũng chạy ra bắt tay anh như thán phục một người hùng Không Quân của thế chiến.

Tôi đã quên mất mình cũng đang là một kẻ di tản.  Tôi cười thở phào khoan khoái như chính bản thân mình được thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Chúng tôi lại trở về  chỗ làm việc như cũ.  Khi chiều xuống, trực thăng tới ít hơn.  Lâu lâu mới có một vài chiếc lẻ tẻ bay đến.  Chúng tôi được một Sĩ quan Mỹ dẫn đi xem hầu hết mọi nơi của chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Midway nổi tiếng này.  Lúc ấy tôi mới nhận thấy sự vĩ đại của nó.  Giống như một trại lính nhỏ.  Ngoài những chiếc máy bay chiến đấu và trực thăng còn có nhiều chiếc xe nhỏ chạy tới, chạy lui.  Các phòng ngủ chật chội , thấp hẹp.Giường ngủ kê sát nhau như những chuồng gà. Thăm cả phòng làm việc của lính Hải Quân, chỗ chơi, giải trí, nhà bếp ..v.v.  Cuối cùng, chúng tôi được đưa tới khúc đằng sau của hangar.  Trong một góc khá lớn, có một chiếc trực thăng duy nhất đã  đậu sẵn.  Chiếc này trông rất đẹp và  sạch sẽ và đã được người ta giăng giây thừng ở vòng ngoài để không cho ai tới gần.

Tôi không hiểu tại sao họ lại đưa chúng tôi tới xem chiếc trực thăng này.  Khi tới gần, vị Sĩ quan mới cho  chúng tôi biết đó chính là một trong những chiếc trực thăng đầu tiên đáp xuống Mẫu Hạm Midway và người lái chiếc này không ai xa lạ, chính là Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Cựu Phó Tổng Thống VN Cộng Hòa!  Thì ra ông Kỳ cũng là một phi công “thượng thặng” nên ông đã bay ra đây sớm nhất !  Sau này tôi được biết chiếc trực thăng đẹp đẽ này là tặng vật của Tổng Thống Mỹ Gerald Ford, tặng cho Tướng Kỳ trước đó không lâu.

Tối hôm đó, chúng tôi được  ông Phó  Đề Đốc đãi ăn chung với ông.  Ông tặng chúng tôi mỗi người một cái bật lửa Zippo có khắc hình chiếc Hàng Không Mẫu Hạm – USS Midway.  Ông còn viết cho chúng tôi, mỗi người một lá thư cảm kích, để giới thiệu với những người mà chúng tôi, nếu cần sẽ được giúp đỡ.  Tôi đã cất kỹ hai thứ này như những kỷ vật vô gía.  Chúng là những con dấu chứng nghiệm một sự đổi đời của tôi.

Sau đó tám người chúng tôi được đưa đến một  chiếc trực thăng đã chờ sẵn.  Lòng tôi bồi hồi xúc động.  Chiếc trực thăng cất cánh….từ từ xa dần chiếc Hàng Không Mẫu Hạm đầy ắp những kỷ niệm mà chỉ hơn hai ngày trước đó tôi đã không bao giờ ngờ tới.  Lúc ấy tôi không biết chiếc trực thăng này sẽ đưa chúng tôi đi đâu.  Nhưng mặc kệ, tôi thấy mình cũng giống như một chiếc lá nhỏ  bị đưa đẩy cuốn bay  theo chiều gió.  Năm ấy tôi vừa tròn  24 tuổi.

Trần thị Khánh Vân.

Viết cho  hai con và người bạn đời của tôi
Thân tặng tất cả bạn bè mà tôi đã quen biết trong 30 mưoi năm trời lưu lạc..
To America, the country I have grown to love.

English version

http://batkhuat.net/van-uss-midway-ongbangianamxua.htm

https://dongsongcu.wordpress.com/

Biên Hùng chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

USS MIDWAY – ÔNG BẠN GIÀ NĂM XƯA *

Cuối cùng tôi cũng đã trở lại… Chiếc Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway nằm ngạo ngễ trong Vịnh San Diego như chờ đón tôi về, để đưa ký ức tôi đi trở lại ba mươi năm cũ

Trần thị Khánh Vân

Cuối cùng tôi cũng đã trở lại… Chiếc Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway nằm ngạo ngễ trong Vịnh San Diego như chờ đón tôi về, để đưa ký ức tôi đi trở lại ba mươi năm cũ, trong một chuyến viễn du đầy nước mắt , tan tác , cam go, nhưng cũng không thiếu ngoạn mục.  Như một vị Tướng gìa đã về hưu, trên người đeo đầy huy chương và mề đay của các chiến công lẫy lừng. Từ  Đệ Nhị Thế Chiến, quần thảo  với Hải Quân và Không Quân Nhật Bản, đến Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, và sau cùng là Chiến tranh giải phóng Kuwait, trong Chiến dịch Bão Cát Sa Mạc.  Bị thương tích nhiều lần và đã được sửa chữa không biết bao nhiêu lần để rồi cuối cùng, vì tuổi tác , mệt mỏi , được về hưu, nằm nghỉ ngơi ở Cảng San Diego của miền Nam California hiền hòa, nắng ấm.


 
Riêng tôi, chiếc USS Midway đã để lại trong lòng những cảm kích sâu xa, vừa thân ái, vừa nhớ nhung.  Tôi có cảm tưởng được về thăm lại ông bạn gìa ân nghĩa  năm xưa.  Tôi muốn được ngồi xuống cạnh ông để nghe ông nói.  Giọng ông thật trầm ấm, không vội vã, và ông đã từ tốn kể  cho tôi nghe về  những chiến tích oai hùng của một thời vang bóng.   Chuyện mà lúc nào tôi cũng thích nhất là kỷ niệm của tôi với ông, đã tình cờ gặp nhau trong những ngày cuối tháng 4 tan tác của 30 năm về trước.

Năm 1972 chính phủ Hoa Kỳ bày ra cái gọi là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”.  (Vietnamization) để tiện bề ký Hiệp Ước Paris với Cộng Sản Bắc Việt . Cố-vấn Quân Sự và các viên chức hành chánh sẽ phải rút về Mỹ, để trao toàn gánh nặng chiến tranh cho người Việt Nam.  Cũng vào năm ấy,  nhờ có một ít vốn liếng Anh Ngữ nên tình cờ tôi được tuyển chọn vào Cơ quan Viện Trợ Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) . Họ huấn  luyện cho tôi và một số người trẻ tuổi khác trở thành “Thơ-ký Thượng thặng” (Admin. Assistant / Executive Secretary) để phục vụ trong văn phòng quan trọng của Cơ quan USAID thay thế cho các  Thơ-ký người Hoa Kỳ.

Sau 10 tháng huấn luyện miệt mài tôi bắt đầu chính thức làm việc cho USAID vào giữa năm 1973.  Tôi được bổ vào làm việc cho Chương trình “Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến” (Post War Economic Development Program ).  Tôi thích chí lắm vì được tham gia vào những Chương trình cải tiến đường xá, cầu cống, v.v…    Bắt đầu từ Thành phố Đà-Nẵng trở xuống miền Nam.  Đầu óc ngây thơ, nông cạn của tôi nghĩ rằng chiến tranh sẽ chấm dứt và nước VN đau khổ của tôi sắp sửa được sống trong thanh bình ,thịnh vượng.  Chương trình Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến đúng là một cơ hội hiếm có cho tôi được góp phần vào việc xây dựng đất nước.  Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn !

Đầu năm 1975 tình hình nước VN nói riêng và Đông Dương nói chung thình lình thay đổi nhanh chóng.

Tôi nhớ rõ những biển chuyển khủng khiếp đã liên tiếp xảy ra chỉ trong vài tháng đầu năm.  Bắt đầu bằng sự rút lui của người Mỹ ra khỏi Cam Bốt.  Người dân Cam Bốt đã hốt hoảng bỏ chạy Cộng Sản Pôn Pốt.  Người Việt Nam lúc đó đã ái ngại cho số phận của ngườidân xứ láng giềng .  Họ đâu ngờ chỉ trong hai, ba tháng sau đó miền Nam Việt Nam từ Quảng Trị, Đà-Nẵng, Huế, Nha Trang, Saigòn, Cần Thơ, Cà Mau và những miền duyên hải cũng đã quay cuồng và đảo điên trong cơn lốc di tản của lịch sử.

Khắp mọi nơi, hàng trăm ngàn người đã chen lấn, xô đẩy nhau để chạy trốn.   Lo âu hoảng hốt đã hiện rõ trên nét mặt mọi người.  Gia đình tôi cũng ở trong tình trạng này.  Ngày 26 tháng 4 gia đình tôi được lên danh sách di tản do Cơ quan USAID đảm trách.  Mấy ngày trước đó, chúng tôi đã căn dặn nhau mỗi người chỉ được đem theo 1 va ly nhỏ và một ít dollars để phòng thân, chuẩn bị người Mỹ đến nhà đón đi.  Có vài người bạn tôi đã đi trước chúng tôi vài  ngày.  Tôi và gia đình trong lòng như lửa đốt.  Đêm tôi ngủ không dám chợp mắt vì mong đợi tới phiên mình.  Lâu lâu trong đêm tôi lại nghe tiếng thở dài não ruột của mẹ, cha , anh, chị và em tôi.  Ai cũng im lặng, lo lắng không biết ngày mai sẽ ra sao.  Đi đâu ? Về đâu  ? Làm sao mà sinh sống ? Ở lại với Cộng Sản được ư ?  Cha mẹ và các anh chị lớn của tôi đã từng nếm mùi Cộng Sản!  Họ đã bỏ cả tài sản , cơ nghiệp lại miền Bắc để di cư, chạy trốn  vào Nam năm 1954.

Sáng ngày 27 tháng 4 tôi trở  lại sở USAID ở đường Lê-văn-Duyệt để nghe ngóng.  Đa số viên chức Mỹ đã lên đường về Mỹ (sau này tôi mới biết họ đã sang đảo Guam và đảo Wake ở Thái Bình Dương để lo việc di tản cho người Việt Nam).

Tôi và một số nhân viên người VN ở lại được lệnh tiêu hủy các giấy tờ còn lại.  Tới  5 giờ chiều, chúng tôi vẫn ở dưới phòng để cho các hồ sơ gọi là “MẬT” vào máy cắt vụn.  Thình lình tôi nghe thấy bên ngoài những tiếng nổ lớn như tiếng bom.  Hình như máy bay đã thả bom ở gần đâu đó.  Chúng tôi hốt hoảng nằm sát xuống sàn nhà ẩn núp.  Mọi người nép sát vào nhau và không biết phải làm sao.  Tôi nhớ rõ trong căn phòng nhỏ dưới hầm của cơ quan USAID lúc đó có tôi, hai người bạn gái đồng nghiệp tên Châu Thuận Anh, chị Phạm thị Mỹ, và ông Ron Pollock là ông xếp trực tiếp của cô bạn gái, Trịnh thị Phương Dung đã ra đi từ hôm trước.  Tất cả chúng tôi 4 người ở đây một thời gian khá lâu.  Chúng tôi không dám ra ngoài đường vì nghe radio nói Dinh Độc Lập đã bị trúng bom và lệnh giới nghiêm 24/24 được ban hành khẩn cấp.

Thế là chúng tôi  không có cách nào trở về nhà được nữa !

Cho tới nửa đêm ông Ron Pollock đề nghị mọi người lên xe của ông để về khu riêng cho viên chức Mỹ ở gần đó để lánh nạn.  Xe của ông có mang số T (Ngoại Giao) nên ông hy vọng sẽ không bị làm khó dễ.  Chúng tôi theo ông về một building ở gần Dinh Độc Lập (không nhớ rõ ở đâu).  Ngoài đường đêm tối vắng hoe không một bóng người.

Phi truong Tan Son Nhut bi vc phao kich nagy 29 thang 4 nam 1975.jpg

Cả đêm tôi và các bạn lên sân thượng để theo dõi những trái hỏa tiễn của Việt Cộng bắn vào phi trường Tân Sơn Nhất và thành phố Sài gòn.  Lửa cháy, khói mù  mịt khắp nơi, nhất là phía phi trường.  Nước mắt tôi tuôn rơi không ngừng.  Lòng tôi rối bời vì biết rằng cơ hội ra đi không còn nữa.  Tôi chỉ mong trời mau sáng để tìm cách trở về nhà với gia đình tôi.

Sáng hôm sau, ông Ron Pollock bảo chúng tôi hãy đợi thêm một vài tiếng vì lệnh giới nghiêm vẫn còn hiệu lực.  Tôi nhận thấy có thêm 4 cô gái  khác cũng đã có mặt ở đây.  Tôi nghĩ chắc ho cũng là nhân viên USAID.  Tất cả chúng tôi đều lo lắng và không biết phải làm gì.  Tôi nhớ ông Pollock gọi điện thoại cho ai không biết,  nhưng sau đó ông bảo tình hình lúc đó khẩn cấp lắm rồi.  Ông e ngại cũng bị kẹt lại như chúng tôi !

Ông chậm rãi bảo ba người chúng tôi, Châu Thuận Anh và chị Mỹ đã có thể tìm cách về nhà tuỳ ý hoặc lên xe của ông để đến một địa điểm di tản (Evacuation Location). Hình như ông đã biết sẵn những chỗ này trước, nên ông có vẻ rất bình tĩnh.  Lúc ấy tôi  mới nhận thấy ông Pollock thật là phúc hậu và đáng kính phục, vì ông không ích kỷ lo cho riêng cá nhân ông mà thôi.  Ông đã lo lắng cho cả bảy nhân viên của ông, những người Việt Nam xa lạ, không bà con gì với  ông.

Cả 7 người chúng tôi đều quyết định lên xe để ông đưa đi  đâu thì đi.  (Châu Thuận Anh bằng tuổi tôi, chị Mỹ lớn hơn chúng tôi 3-4 tuổi gì đó.  Còn 4 nguoi kia tôi không nhớ rõ tên tuổi).  Khi ra tới cổng và đường cái, chúng tôi đã không ngờ cảnh hỗn loạn đã diễn ra khắp nơi.  Chẳng ai để ý đến luật giới nghiêm nữa.  Mọi người cuống cuồng trên đường phố, hớt hãi lo tìm đường chạy.  Xe cộ bí lối vì những rào cản dựng lên ở nhiều ngã đường!

Trên đường đi, thấy chúng tôi ngồi chung xe của Bộ Ngoại Giao Mỹ, nhiều người đã tỏ vẻ giận dữ, chỉ chỏ vào chúng tôi.  Có người còn liệng đá vào xe chúng tôi và chưỉ rủa dữ dội.  Chúng tôi sợ hãi ngồi nép sát vào nhau.  Ông Pollock lúc nào cũng giữ vẻ bình tĩnh và im lặng lái xe đưa chúng tôi đi.

Nơi chúng tôi đến đầu tiên là Tòa Đại Sứ Mỹ, cách đó không xa.  Thật không thể tưởng tượng được cả nhiều ngàn người đang chen lấn, xô đẩy ở ngoài cổng để mong vào được bên trong .  Tôi thấy vài người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đứng trên nóc Tòa Đại Sứ và trên hàng rào,một  tay cầm súng, và tay kia kéo từng người vào.  Người ta chen lấn, xô đẩy, đè lên nhau trong cơn hoảng hốt tột cùng.  Ông Pollock quyết định không vào đó nữa và  sau đó ông chở  chúng tôi đến một địa điểm khác.  Tôi không biết địa điểm này ở đâu, nhưng tôi đã chứng kiến tận mắt  cảnh tượng  1 chiếc trực thăng đậu trên nóc một building nhỏ, và một dây người nối đuôi nhau, chen lấn để lên được chiếc trực thăng này.  Ông Pollock lắc đầu,và  quyết định bỏ đi đến một địa điểm khác.  Sau này, tôi đọc báo mới nhận ra cảnh tượng hốt hoảng này được đăng tải nhiều lần trên tất cả báo chí và truyền hình Mỹ.  Tôi cũng thấy hình ảnh này được ghi lại trong các tài liệu lịch sử Chiến tranh Việt Nam của Mỹ.

Đến được địa điểm thứ ba…thì.không thấy một bóng người.  Thì ra người Mỹ đã  bỏ rơi địa điểm này.  Không hiểu tại sao ?

Sau cùng ông Pollock bảo chỉ còn cách tự lái xe  ra phi trường Tân Sơn Nhất để vào căn cứ DAO, là một căn cứ hành quân của lính Mỹ.  Ông Pollock cố gắng len lỏi qua những con đường đầy người chạy loạn.  Thì ra mọi người cũng đôn đáo chạy tìm địa điểm để di tản như chúng tôi !

Khi gần tới cổng Phi Long thì xe phải ngừng hẳn  vì cổng đã bị rào cản ngăn gần hết lối vào.  Một người lính Việt Nam cầm súng tiến lại gần chúng tôi.  Anh lính VN chỉ mặt ông Pollock và hằn học nói 1 câu tiếng Anh  “You Amerian….you sold our country.  We hate you!”  Lòng tôi đau như cắt!  Nước mắt tuôn rơi!  Phải, người Mỹ đã bán đứng miền Nam của tôi.  Tôi sinh ra ở đất Bắc, nhưng tôi đã lớn lên và đã yêu mến miền Nam như tất cả những người miền Nam hiền lành chân thật.  Trong lòng tôi thật căm hận!

Nhưng ông Pollock vẫn bình tĩnh và  nhỏ nhẹ xin lỗi anh lính Việt Nam.  Anh lính kéo rào cản lại, ngăn hết cổng để ông không vào được nữa.  Ông Pollock quyết định quay xe trở ra và bắt đầu di chuyển băng qua một cánh đồng hoang ở gần phi trường.  Lúc đó hỏa tiễn pháo kích của Việt Cộng bắn tứ phía.  Có lúc rơi rất gần chúng tôi.  Vào tới phi trường TSN tôi thấy cảnh tượng đổ nát, cháy khắp nơi.  Có nhiều chiếc xe hơi, xe gắn máy, xe Jeep, xe nhà binh quăng bỏ ngổn ngang.  Chúng tôi đã đi dưới lằn  đạn pháo kích.  Lúc ấy tôi chẳng thấy sợ hãi một chút nào.  Tôi nghĩ mình đang đi trong một giấc mơ hãi hùng.  Và giấc mơ đó sẽ tan đi sau khi tôi thức dậy.

Tới được cổng DAO tôi thấy có nhiều trực thăng Mỹ và lính Thủy Quân Lục Chiến đổ xuống bên trong.  Tôi và các bạn, cùng ông Pollock xuống xe, nhào xuống một cái rãnh nước nhỏ gần sát cổng để ẩn nấp vì đạn pháo kích nổ rát tai.  Có vài anh lính Mỹ chỉa súng lên trời , đang ẩn nấp và la hét inh ỏi.  Tôi thấy một anh lính trẻ măng vì sợ qúa đã tiểu ướt ra quần, trong khi anh vẫn ôm súng la hét, chạy qua lại như đang ở trên chiến trường.

Một lúc sau, khi pháo kích giảm xuống một chút thì chúng tôi được TQLC Mỹ cho vào cổng và  mọi người hối hả chạy theo nhau.  Lúc ấy tôi mới nhận ra nhiều ngàn người đủ mọi quốc tịch Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Đại Hàn, v.v..cùng gia đình của họ đã sắp hàng dài cả cây số ở bên trong.  Cũng có rất nhiều người Việt Nam cũng chạy được vào đây.  Mọi người đều sắp hàng rất có trật tự.   Tôi thấy rất nhiều đồ vật như valy, xách tay, máy ảnh, radio, TV và có cả nồi cơm điện, các thứ linh tinh mà người di tản đem theo đều bị bắt buộc phải bỏ lại.  Chẳng ai thèm nhặt lấy.  Thì ra trực thăng Mỹ không muốn chở nặng, nên bắt buộc tất cả mọi người di tản chỉ được cầm theo 1 xách tay rất nhỏ mà thôi.  Tôi chỉ có một chiếc áo dài đang mặc trên người.  Không có 1 hành lý nào!

Cuối cùng tôi và các bạn tôi cũng được lên chiếc trực thăng Chinook khổng lồ.  Ngồi ép xuống sàn của trực thăng, tôi thấy lòng ngổn ngang như tò vò.  Thế là tôi đã bỏ đất nước ra đi!  Gia đình tôi không biết giờ này ra sao ?  Lúc đó tôi chỉ muốn nhảy xuống biển vì lòng tôi tan nát rã rời .  Tôi không nói một lời với ai vì tôi biết tất cả mọi người cũng ở trong tâm trạng hoang mang đau xót như tôi.

Khoảng hơn nửa tiếng sau (lâu lắm tôi không nhớ rõ) chiếc trực thăng chở  chúng tôi đến một Hàng Không Mẫu Hạm rất lớn mà tôi được biết đó là chiếc MIDWAY.  Ông Pollock đã nói với chúng tôi là Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn ở ngoài khơi  vài ngày trước và người Mỹ đã biết trước cuộc di tản vĩ đại  này.

Vừa bước ra khỏi chiếc trực thăng để đứng trên HKMH Midway, tôi thấy có cả trăm người khác đã và đang đổ xuống trước chúng tôi.  Cảnh tượng lúc ấy cũng hỗn loạn nhưng không thê thảm bằng lúc ở Tòa Đại  Sứ Mỹ vì có cả trăm lính TQLC Mỹ đứng ra giữ trật tự.  Chúng tôi đứng dưới hangar thật lâu để được ghi danh sách trước khi qua một tàu buôn lớn khác mà Chính phủ Mỹ đã thuê sẵn đậu ở ngoài khơi vùng biển VN.  Tôi không thấy ông Pollock đâu nhưng sau đó ông đã trở lại tìm chúng tôi.  Ông nói yêu cầu chúng tôi giúp Hải Quân Mỹ làm thủ tục, danh sách cho người di tản vì thủy thủ Mỹ không biết tiếng Việt nên rất lúng túng và mất thì giờ, làm việc lâu lắc.  Chúng tôi đồng ý và công việc của chúng tôi bắt đầu ngay tức khắc.

Một dãy bàn đã được sắp sẵn ở bên hông tàu.  Chúng tôi ngồi cạnh những người lính Hải Quân để giúp họ viết tên tuổi của tất cả những người di tản vào một cuốn sổ.  Mỗi người cũng được dán trên người một mảnh giấy viết tên họ của mình.   Trong khi làm việc, chúng tôi kêu đói và khát qúa nên được các lính Mỹ mang cho mỗi người một hộp đồ ăn và tiếp tục làm việc cho đến tối.  Hôm ấy là ngày 28 tháng 4, 1975.

Tối hôm đó, tôi được biết ông Pollock đã từ chối đi theo các nhân viên Ngoại giao khác lên máy bay để được chuyển qua Phi Luật Tân.  Ông đã quyết định ở lại để đi chung với chúng tôi. Có lẽ ông muốn trở thành một trong những người di tản đặc biệt, của một cuộc Chiến tranh Việt Nam tàn khốc với kết cục bi thảm và vô lý.

Làm việc tới nửa đêm thì chúng tôi đều mệt lả.  Một Sĩ quan Mỹ được lệnh đưa chúng tôi đi nghỉ ngơi.  Chúng tôi phải leo lên, leo xuống, len lỏi qua những lối đi quanh co, nhỏ hẹp ở trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm.  Một lúc sau chúng tôi đến một phòng khách rất đẹp, dù không lớn lắm.  Sàn được trải  thảm và  trang trí rất lịch sự  không khác gì  những phòng tiếp tân sang trọng ở khách sạn .  Chúng tôi ngồi đứng tần ngần ở đấy vài phút thì thấy một Sĩ quan khá lớn tuổi bước ra chào.  Sau vài lời giới thiệu của ông Pollock, chúng tôi được biết vị Sĩ quan này chính là ông Phó Đề Đốc Hạm Đội của nhóm Hàng Không Mẫu Hạm Midway.  Ông ta trịnh trọng mời chúng tôi xuống phòng khách của ông và tỏ ý muốn nhường phòng ngủ của ông cho ba đứa chúng tôi ngủ qua đêm.  Chúng tôi rụt rè từ chối và xin được ngủ trên những chiếc ghế sa lông lớn ở phòng khách.  Trong phòng có một chiếc truyền hình gắn lên tường để theo dõi trực tiếp việc di tản trên bong tàu..

Đêm hôm đó tất cả chúng tôi nằm lăn ra ghế và ngủ thiếp đi ngay.  Trải qua hơn 30 tiếng đồng hồ căng thẳng thần kinh, cơ thể chúng tôi đều kiệt quệ, nên không ai bảo ai đều thở phào và lòng thầm biết ơn ông Phó Đề Đốc tốt bụng.  Riêng tôi thật biết ơn và cảm phục ông Ron Pollock vô cùng vì ông lúc nào cũng điềm tĩnh và nhân hậu.  Chúng tôi có cảm tưởng ông đã lo lắng cho chúng tôi như một người cha vậy.

Sáng ngày hôm sau, chúng tôi được ăn sáng ở ngay trong phòng kháck. Chúng tôi đã ăn vội vàng vì phải lên tiếp tục làm việc gấp, vì người di tản đến càng lúc càng nhiều.

Tôi nghĩ chắc chắn rằng  việc di tản vẫn tiếp tục cả đêm hôm trước vì người tới vẫn đều đặn.  Chúng tôi lại làm việc suốt ngày đêm.  Một số người di tản đến sau chúng tôi đã cho tôi biết Chính phủ Lâm thời Trần văn Hương và Dương văn Minh đã được thành lập để hòa giải với Việt Cộng.  Tôi đâu thèm để ý đến chuyện này vì lòng tôi mong mỏi tìm được gia đình mà thôi .  Tôi hy vọng cha mẹ, anh chị em tôi kiếm được đường chạy và tôi sẽ tìm ra họ.  Tôi vừa làm việc vừa khóc liên tục.  Nhiều anh lính Mỹ tỏ vẻ tội nghiệp cho chúng tôi.  Có mấy anh lính cho  chúng tôi địa chỉ ở Mỹ và căn dặn liên lạc với gia đình họ để được giúp đỡ.  Tôi ừ ào cho qua chuyện.  Làm việc cho tới nửa đêm chúng tôi xin được đi nghỉ vì mọi người đã mệt lả.

Sáng sớm hôm sau trời còn tờ mờ sáng, ông Pollock đã đánh thức chúng tôi dậy rửa mặt, làm vệ sinh và được ăn sáng ở ngay phòng khách của ông Phó Đề Đốc.  Hai người lính Mỹ đã đem đồ ăn sáng đến phục vụ chúng tôi chu đáo.  Chúng tôi vừa ăn, vừa dán mắt trên máy TV để theo dõi những diễn tiến đang xảy ra trên bong tàu.

Thật không thể tưởng tượng được!  Thì ra  từ sáng sớm đã có hàng  trăm chiếc trực thăng của Không Quân VN đã và đang ào ạt bay đến  xin được đáp xuống chiếc Midway.  Còi hụ báo động liên hồi và các lính Hải Quân của Hạm Đội chạy tứ tung để cứu giúp những người phi công VN.  Họ đem theo gia đình, con cái, bạn bè…  Nét mặt họ đầy nét hốt hoảng và tuyệt vọng.  Khi những chiếc trực thăng này đáp xuống và mọi người ở trên trực thăng nhào xuống hết lập tức có một nhóm lính Mỹ chạy tới đẩy chiếc trực thăng này sang một góc.  Trực thăng đến nhiều như những đàn chuồn chuồn từ từ tiến về phía Hàng Không Mẫu Hạm Midway.  Chúng tôi ai nấy đều há hốc mồm ra để theo dõi cảnh tượng không tiền khóang hậu trong lịch sử này.  Có một chiếc máy bay nhỏ 4 người (sau nay tôi được biết là chiếc Cessna) cũng xin được đáp xuống.  Chiếc máy bay Cessna này đã bị từ chối và buộc  phải đáp xuống biển . Người ta thả cả chục chiếc phao xuống biển ,và nhiều người lính Hải Quân Mỹ nhảy xuống theo để cứu người phi công và gia đình anh kịp thời.  Một lúc sau, tôi nhận thấy tất  cả những chiếc trực thăng VN đều được dọn qua một bên hông tàu và được đẩy luôn xuống biển, không khác gì những món đồ chơi bằng nhựa bị người ta vứt bỏ đi.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0c/VNAF_Huey_full_with_evacuees.jpg

Ông Pollock thúc dục chúng tôi ăn sáng xong, để lên hangar tàu làm việc tiếp.  Tôi được biết là tất cả mấy ngàn người di tản hôm qua đã được trực thăng chuyển qua  những chiếc tàu buôn gần đó, mà ngày hôm sau chúng tôi cũng sẽ được đưa tới.  Nhưng đó là một chuyện khác mà tôi sẽ kể lại sau ( Bút ký 13 ngày trên biển ).

Làm việc ở dưới hangar,  nên tôi không được chứng kiến cảnh trực thăng ào ào đến nữa.  Hôm đó là ngày 30 tháng 4.  Các ông Không Quân và gia đình họ cho chúng tôi biết thêm tin tức mới nhất là Chính phủ Lâm thời Dương văn Minh đã buộc phải đầu hàng Cộng Sản Việt Nam, Và Sàigon lúc đó đang ở trong một cơn lốc kinh hoàng  hỗn loạn.

Sau đó không biết mấy giờ, chúng tôi được đưa xuống phòng để ăn trưa.  Rất nhiều lính Mỹ đã có mặt ở đây.  Vì có máy truyền hình để giữa phòng, nên chúng tôi lại được theo dõi tiếp những chiếc trực thăng di tản của những người phi công Việt Nam đã một thời chiến đấu oai hùng.  Giờ đây tất cả đều đã tả tơi và rũ rượi như những con chim bị thương  và không có chim đầu đàn. Thật là đau xót và buồn thảm !

Hạ cánh khẩn cấp!    Bất thình lình còi hụ lại báo động liên hồi.  Tôi nghe trên loa phóng thanh, người ta ra lệnh cho một máy bay nào đó không được đáp xuống sân tàu vì không còn đủ chỗ nữa.  Vài giây sau, trên màn ảnh TV hiện ra một chiếc máy bay cũng nhỏ như chiếc Cessna hôm trước.  Chiếc máy bay này nhất định không chịu đáp xuống biển.  Mấy người lính Mỹ cho chúng tôi biết rằng viên phi công Việt Nam đã đem theo vợ, con và anh nói nếu phải đáp xuống biển thì mọi người sẽ chết hết.

Tình hình thật căng thẳng và nguy ngập.  Viên phi công Việt Nam cứ bay vòng vòng ở trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm  Midway và muốn trực chỉ đáp xuống phần phi đạo còn lại nhỏ xíu trên tàu.  Cuối cùng, ông Hạm trưởng  Hàng Không Mẫu Hạm phải nhượng bộ cho phép đáp khẩn cấp.  Còi lại hụ liên hồi  thật đinh tai nhức óc.  Trên màn ảnh vô tuyến, chúng tôi thấy rất nhiều lính Hải Quân đã chuẩn bị cấp cứu vì tai nạn khủng khiếp có thể xảy ra trong nháy mắt.  Người ta chạy tới chạy lui, la hét om xòm như đang chuẩn bị giao chiến.   Tôi thấy các vòi chữa lửa được kéo ra và hình như có một tấm lưới lớn cũng được chuẩn bị giăng ra ở giữa bong tàu.

Thật là tài tình!  Chiếc máy bay của viên phi công Việt Nam hạ cánh xuống thật  nhẹ nhàng và ngừng lại sát nút trước ngay vạch đường kẻ, kế bên  đài quan sát trên cao, ở giữa tàu.  Mọi người vỗ tay hoan hô không ngớt.  Cả phòng ăn của chúng tôi cũng ồn ào như chợ vỡ.  Họ phục tài đáp máy bay của viên phi công Việt Nam  qúa cỡ !  Trên màn ảnh truyền hình, tôi thấy nhiều người lính Hải Quân Mỹ chạy tới để giúp đỡ, mở cửa máy bay cho viên phi công vừa hạ cánh.  Chàng phi công Việt Nam  trông rất còn trẻ tuổi.  Anh đỡ vợ, con, nhẹ nhàng đưa xuống.  Người ta nhào tới chụp hình và bắt tay anh.  Tôi thấy cả ông Hạm Trưởng chiếc Midway cũng chạy ra bắt tay anh như thán phục một người hùng Không Quân của thế chiến.

Tôi đã quên mất mình cũng đang là một kẻ di tản.  Tôi cười thở phào khoan khoái như chính bản thân mình được thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Chúng tôi lại trở về  chỗ làm việc như cũ.  Khi chiều xuống, trực thăng tới ít hơn.  Lâu lâu mới có một vài chiếc lẻ tẻ bay đến.  Chúng tôi được một Sĩ quan Mỹ dẫn đi xem hầu hết mọi nơi của chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Midway nổi tiếng này.  Lúc ấy tôi mới nhận thấy sự vĩ đại của nó.  Giống như một trại lính nhỏ.  Ngoài những chiếc máy bay chiến đấu và trực thăng còn có nhiều chiếc xe nhỏ chạy tới, chạy lui.  Các phòng ngủ chật chội , thấp hẹp.Giường ngủ kê sát nhau như những chuồng gà. Thăm cả phòng làm việc của lính Hải Quân, chỗ chơi, giải trí, nhà bếp ..v.v.  Cuối cùng, chúng tôi được đưa tới khúc đằng sau của hangar.  Trong một góc khá lớn, có một chiếc trực thăng duy nhất đã  đậu sẵn.  Chiếc này trông rất đẹp và  sạch sẽ và đã được người ta giăng giây thừng ở vòng ngoài để không cho ai tới gần.

Tôi không hiểu tại sao họ lại đưa chúng tôi tới xem chiếc trực thăng này.  Khi tới gần, vị Sĩ quan mới cho  chúng tôi biết đó chính là một trong những chiếc trực thăng đầu tiên đáp xuống Mẫu Hạm Midway và người lái chiếc này không ai xa lạ, chính là Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Cựu Phó Tổng Thống VN Cộng Hòa!  Thì ra ông Kỳ cũng là một phi công “thượng thặng” nên ông đã bay ra đây sớm nhất !  Sau này tôi được biết chiếc trực thăng đẹp đẽ này là tặng vật của Tổng Thống Mỹ Gerald Ford, tặng cho Tướng Kỳ trước đó không lâu.

Tối hôm đó, chúng tôi được  ông Phó  Đề Đốc đãi ăn chung với ông.  Ông tặng chúng tôi mỗi người một cái bật lửa Zippo có khắc hình chiếc Hàng Không Mẫu Hạm – USS Midway.  Ông còn viết cho chúng tôi, mỗi người một lá thư cảm kích, để giới thiệu với những người mà chúng tôi, nếu cần sẽ được giúp đỡ.  Tôi đã cất kỹ hai thứ này như những kỷ vật vô gía.  Chúng là những con dấu chứng nghiệm một sự đổi đời của tôi.

Sau đó tám người chúng tôi được đưa đến một  chiếc trực thăng đã chờ sẵn.  Lòng tôi bồi hồi xúc động.  Chiếc trực thăng cất cánh….từ từ xa dần chiếc Hàng Không Mẫu Hạm đầy ắp những kỷ niệm mà chỉ hơn hai ngày trước đó tôi đã không bao giờ ngờ tới.  Lúc ấy tôi không biết chiếc trực thăng này sẽ đưa chúng tôi đi đâu.  Nhưng mặc kệ, tôi thấy mình cũng giống như một chiếc lá nhỏ  bị đưa đẩy cuốn bay  theo chiều gió.  Năm ấy tôi vừa tròn  24 tuổi.

Trần thị Khánh Vân.

Viết cho  hai con và người bạn đời của tôi
Thân tặng tất cả bạn bè mà tôi đã quen biết trong 30 mưoi năm trời lưu lạc..
To America, the country I have grown to love.

English version

http://batkhuat.net/van-uss-midway-ongbangianamxua.htm

https://dongsongcu.wordpress.com/

Biên Hùng chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm