Truyện Ngắn & Phóng Sự
Ước Vọng của Bà Năm - Nhật Tiến
Sau ngày 30 tháng 4, ở khu phố này có nhiều điều thay đổi. Về bề ngoài, thấy rõ nhất là cờ quạt, khẩu hiệu xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi
Sau ngày 30 tháng 4, ở khu phố này có nhiều điều thay đổi. Về bề ngoài, thấy rõ nhất là cờ quạt, khẩu hiệu xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi. Lại thấy thêm có những cái loa của Ban Thông tin Văn hóa Phường. Chúng được đặt ở khắp mọi chỗ, suốt ngày réo gọi mời bà con đi (mời nhưng là bó buộc phải đi) - dự đủ thứ cuộc họp do đủ thứ loại đoàn thể triệu tập. Bầu không khí sinh hoạt trong khu phố vì thế nhộn nhịp hắn lên, nhất là ở khu nhà dân, kế bên trụ sở của Ủy ban Nhân dân Phường.
Ngồi ở cửa sổ căn gác xép lụp xụp phía bên này đường, bà cụ Năm có thể nhìn thấy hết mọi sinh hoạt của cái building năm tầng lầu chăng kín mít toàn những cờ và biểu ngữ đó. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, bà cụ đã rành rọt gần đủ mặt nhân sự có trách nhiệm ra vô căn building ấy hằng ngày.
Chủ tịch Phường là một ông già tóc bạc trắng. Hôm ra mắt Ủy ban ở hội trường bên trường Tiểu học, mụ Ngà đã bấu vào tay cụ Năm thì thào:
- Ý nội ơi, tưởng ai chớ ông Bẩy lò bánh mì hồi xưa đó mà, cụ Năm nhớ hôn?
Cụ Năm gật đầu lia lịa:
- Nhớ chớ sao tao không nhớ ! Có lần chả say rượu, trúng gió nằm té chết giấc ngay ở mé bển, chính tao hô hoán lên rồi lấy dầu cạo gió đấy chớ ai ? Mà sao bây giở bảnh dữ, mới đi có ít năm về, cái tên nghe lạ hoắc. Đâu còn là Bẩy Ú lò bánh mì nữa.
- Giờ thì kêu bằng đồng chí Sáu Khuynh, cụ Năm à.
- Khuynh với đảo cái gì, sao không gọi cứ Bẩy Ú cho tiện, mà ai cũng nhớ.
Mụ Ngà trề môi:
- Xí ! Nói như cụ nghe dễ ngon không. Người cách mạng thì cũng phải có tên cách mạng chớ. Khuynh là khuynh đảo ! Đúng quá cỡ rồi còn gì !
Câu chuyện đến đó thì tới giờ khai mạc. Hết tuyên bố lý do, đến chào cờ, đến mặc niệm, rồi đến đồng chí Chủ tịch Phường ra mắt bà con. Bọn cụ Năm và mụ Ngà cứ tròn xoe mắt lên nhìn và dỏng tai lên nghe. Ý hẳn trong lòng cụ Năm bối rối lắm. Cụ không tìm thấy một sự liên hệ nào giữa nhân vật mà ngày xưa cụ đã từng cạo gió ở ngay trước hiên nhà với con người đang nói năng rổn rảng trước mặt. Những gì, những gì chẳng nhớ, chỉ lõm bõm hai tiếng nhân dân, tiếng gọi nhân dân hay cái gì đó, nhưng rõ ra là tiếng nói ấy đập vào các ống loa, dội vang trong bốn bức tường gạch trên treo la liệt những ảnh, những cờ, những khẩu hiệu. Tất cả tạo thành một bầu không khí khẩn trương, thúc bách và nôn nao kỳ lạ.
Ông chủ tịch Phường nói chuyện xong thì đến đại diện nhân dân phát biểu: chị chủ tịch Chi hội Phụ nữ, con gái lớn cụ Nhiệm bán nước rau má (cái gia đình này thì cụ Năm biết rõ).
Sau Chi hội Phụ nữ thì đến thằng Quản sửa đồng hồ, Chủ tịch Hội Thanh niên; rồi ông giáo Cường Chi hội Nhà giáo Yêu nước; chỉ có hai nhân vật phát biểu sau cùng thì cụ Năm không quen biết đó là một nhân vật đại diện cho ban chấp hành Công đoàn Phường và ông Bí thư Phường ủy, người ra "hiểu thị" kết thúc buổi lễ .
Trên đây mới chỉ là kể đến những nhân sự có vai vế trong khu phố. Ngồi ở cửa sổ gần gác xép nhìn qua bên trụ sở, bà cụ Năm còn biết rõ anh em thằng Sinh, thằng Quí lo vụ kẻ biểu ngữ cho Phường nữa, bởi vì lần nào ra, vô chúng nó cũng đều khệ nệ ôm những cuộn vải đỏ ối và lỉnh kỉnh đủ loại xô, thùng chứa nào sơn, nào keo, nào chổi. Quần áo của chúng thì mầu mỡ bê bết, rõ ra là những nhân viên thực thụ của ban Thông tin Văn hóa.
Thằng Hoành, con tiệm may Xuân biết luồn giỏi dữ. Nó chui ngay được vào ban Nhạc, tối ngày thấy nó ở đó, túm tụm với một đám đông thanh niên nam nữ, chiếm riêng khu lầu ba kèn trống nhăng nhít om sòm. Nghe nói là chúng nó chuẩn bị dự thi Hội diễn Văn nghệ Nghiệp dư gì đó trong tháng tới.
Nhưng dù rối rắm đờn ca cách nào thì chúng nó cũng không làm điếc tai hàng xóm bằng những cái loa buộc ngang lưng cột đèn, chĩa về phía khu xóm đông đúc mà ra rả suốt ngày. Cụ Năm có tật thức khuya. Thông thưởng một, hai giờ sáng cụ mới chợp được mắt. Nhưng y như rằng mỗi khi cái loa trước cửa bắt đầu ọ, ẹ, nhìn ra đồng hồ, cũ đã thấy chỉ 5 giờ.
5 giờ sáng, trời còn tối mò, nhưng tiếng con nhỏ Thu Sương bên nhà chả cá Thanh Sơn đã the thé lên giọng gào bà con thức dậy tập thể dục để xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới. Có nhiều tiếng chửi thề ở ngay vách kế bên. Nhưng kêu ca gì thì cũng phải xuống đường. Riêng một khúc từ đầu ngã tư cho đến đầu con hẻm lối đi tắt ra chợ cũng đã đầy ắp những người. Già, trẻ, lớn, bé vừa làm động tác, vừa nhìn nhau ngô nghê ngọng nghịu. Chưa mấy ai quen sinh hoạt kiểu đó. Thằng Thắng con má Tư, hôm đầu thấy bà ngoại không ra tập liền giở giọng hối thúc, bị cụ Năm chửi cho một thôi một hồi:
- Tập cái con mẹ nhà mày. Tao già rồi tập để chi? Sao mày không xuống hối ba mày dậy?
Thằng nhỏ lè lưỡi:
- Ba con hả ngoại? Chả chơi ! Lớ quớ hối ổng, ổng đập chết.
- Vậy mà mày đi giảng nghĩa lý với tao ! Tao nói cho mày hay, cơm có lưng bụng đó, liệu mà giữ sức. Hò hét cho lắm vào, nghĩa lý đâu không thấy, chỉ thấy đói nhăn họng ra. Chả còn cơm nguội như hồi xưa mà lục đâu.
Thằng Thắng bị lôi từ cái lý tưởng khỏe, đẹp, xây dựng nếp sống mới xuống cái thực tế lục nồi khi bụng đói meo, chợt thấy cụt hứng, nên tiu nghỉu bước ra hè phố.
Được hai hôm, cả nó lẫn ba phần tư đám đông bỏ cuộc, mặc cho loa kêu réo suốt tử 5 giờ sáng cho đến khi phố phường đã sáng rõ, xe cộ bắt đầu qua lại nhộn nhịp. Mọi người tưởng rồi Ủy ban Nhân dân Phường sẽ có biện pháp xử lý, nhưng chờ mãi vẫn thấy êm rơ. Qua tuần sau chỉ còn lác đác mấy tay Phường Đội tập với nhau. Rồi bỗng dưng ngưng hẳn! Hỏi ra mới biết, chuyện ồn ào vào sáng sớm không thích hợp với nhu cầu đi làm của giai cấp công nhân. Nhiều đồng chí làm ca khuya, sáng chưa đủ giấc đã bị cái loa đánh thức ồn ào, khi vào xí nghiệp năng suất giảm hẳn đi.
Một đồng chí cán bộ cao cấp miền Bắc cư ngụ trong phường đã nổi giận vì cũng bị cái loa nó hành, nên đề nghị cúp giờ thể thao buổi sáng với lý do đã nêu ở trên. Thế là bao nhiêu bài đọc trên loa, bao nhiêu khẩu hiệu, biểu ngữ vận động cho phong trào khỏe đều bị tém dẹp hết.
Cả phố thở phào, ai nấy thấy khỏe khoắn hẳn lên. Nhưng cũng chỉ được tới 6 giờ thôi. Như một cái đồng hồ trung thành và chính xác nhất, cứ đúng boong giờ ấy là cái loa, sau một đêm nghỉ ngơi, lại bắt đầu ọ, e. Tiếng rè, tiếng rít, tiếng "một, hai, ba chúng tôi đang thử máy" kéo dài chừng vài phút thì giọng con Thu Sương lại chóe lên: " Đây! Tiếng nói của Ủy ban Nhân dân Phường..."
Cái con bé, mặt đã vênh váo, cái giọng nghe còn dễ ghét hơn. Đã mấy lần, cụ Năm muốn bảo nó: "Mày không nhỏ nhẹ, dịu dàng hơn chút lúc đọc loa hả con?". Nhưng con bé bây giờ ra đường nó có thèm chào ai. Thấy mặt mình, nó tảng lờ quay đi. Có hôm nó còn dám nói:
"Mấy người già không chịu làm gương cho con cháu, cứ bỏ họp hoài !".
Bà Năm tức điên lên nhưng phản ứng hơi chậm. Vào cái lúc bà định xắn quần lên, nhẩy tốc vào mặt nó để xỉa xói, và định nói: "Tao không họp thì mặc cha mồ mả tổ tiên nhà tao, mày còn bén hơi sữa biết gì mà xía vô chuyện người khác", thì tiếc thay, nó đã õng ẹo bước qua bên kia đường. Bà cụ chỉ còn biết tái mét mặt, đứng giận run lên ở bên trong hàng rào gỗ.
Chị Tư mở cửa bước ra, bắt gặp cơn xúc động của bà cụ, bèn hỏi:
- Làm sao thế má?
- Con nhỏ Thu Sương bên hàng Chả Cá chớ ai. Nó biểu tao già mà không chịu đi họp làm guơng. Tổ cha nó, nó làm gương cho lắm vào, sao cửa tiệm cứ đóng hoài vậy? Làm gương rồi có ra con cá nào đem làm chả không?
- Thôi má hơi đâu mà tức cái chuyện đó. Thời buổi này, má để tâm vào những chuyện đó thì sẽ có ngày rắc rối đó.
- Thời nào thì thời chớ, có khi nào ranh con nứt mắt ra mà đã dám lên mặt dạy dỗ người già đâu.
- Ủa, thế má không nghe chú Hòa kể chuyện hôm qua bị đám con nít bẩy, tám tuổi đứng ở đầu phố thổi tu huýt chặn xe lại sao?
- Làm chi vậy?
- Chúng nó dậy dỗ chú Hòa không nên để tóc dài. Nếp sống văn hóa mới mà !
- Đầu thằng Hòa mà dài cái giống gì. Sao thằng Sinh tóc nó như tóc con gái mà nó vẫn ra vô Phường gẩy đàn, có sao đâu?
- Chưa đâu má ơi. Bây giờ cần, họ còn để yên. Mai mốt rồi coi, nói không nghe, nó đuổi tuốt đi Kinh tế mới, chừng đó đừng có kêu trời.
Bà Năm nhớ đến trường hợp của mình. Lời cảnh cáo của con bé Thu Sương làm bà hơi chột dạ. Tuy nhiên bà vẫn nói cứng:
- Tao già rồi, tao chẳng họp hành gì hết ráo. Có giỏi bắt tao đi Kinh tế mới coi.
- Má nói cứng vậy, chớ lúc có lệnh đi là phải đi tuốt. Má có nhớ tuần trước cái gia đình ở bên Tân Bình bị liệng lên xe không? Có đủ già, trẻ, lớn, bé đó. Đâu có phân biệt gì. Thôi, tối nay họp Tổ dân phố, má cố qua họp một hôm đi.
- Họp ở đâu?
- Bên nhà ông Cường thợ giầy đó.
- Ý thôi đi mày! Tao đã thề không ngó tới nó rồi mà. Hồi xưa nó gọi tao là đĩ già không nên nết, tao đánh nó một guốc phun máu đầu, mày không nhớ sao?
- Ôi chuyện xưa cũ rích rồi, má nhớ làm chi. Má không siêng đi họp, nó báo cáo là phản động, mệt lắm đó má.
- Phản động! Tao già rồi mà phản động cái nỗi gì. Con mẹ mày, mày cũng một giọng như tụi nó đem ra để hù tao hả ? Nói cho mày hay, tao không họp hành gì hết ráo!
Chị Tư vừa ngán ngẩm, vừa hậm hực vì cái tính cứng cổ của bà già, nghe xong không đáp, ngúng nguẩy đi ra ngõ. Bà Năm tuy không còn một chút gì giận dữ sau lời nói của con bé Thu Sương, nhưng lại bị lời nói của lão thợ giầy hồi năm xưa thay thế. Bà lão cũng vùng vằng bỏ tuốt lên lầu, ngồi xuống cái ghế gỗ kế bên cửa sổ. Ở đó, bà lại tiếp xúc với quang cảnh quen thuộc trước mặt, khẩu hiệu la liệt, tiếng loa ồn ào, người ra vô tấp nập và tiếng trống, tiếng kèn om sòm vọng xuống từ khu lầu ba do nhóm thằng Sinh, thằng Quí khua lên loạn xạ.
Chợt bà chú ý tới một nhân vật vừa xuất hiện ở trên ban công lầu hai. Vai anh ta choàng một cuộn lớn dây điện. Vòng quanh thắt lưng là cả lô lỉnh kỉnh đồ nghề như dao, kìm, băng keo và những cái linh tinh khác. Lúc hắn bò ra phía gần cột đèn thì bà Năm nhận ra nó là con nhà Hiển.
Thằng Hiển là chuyên viên sửa máy móc, nhất là máy ra-dô thì là nghề ruột của nó. Hèn chi mà nó chui được vô guồng máy công việc của Phường. Bây giờ có vẻ như nó đang giăng thêm dây để nối thêm một đường loa nào đó. Bà Năm thấy nó leo từ ban công qua cột đèn, tử cột đèn nó đu sang mái thấp nhà trước cửa, rồi từ cái mái thấp này nó truyền mãi ra tận đằng sau chợ.
Hồi này nó ốm nhom. Nó leo trèo, trông như một con khỉ nhỏ. Công việc cực như thế, nhưng lương thì biết chắc chỉ tối đa ba chục đồng. Nhà nước còn đang chuẩn bị biên chế cho công nhân viên chức. Chừng nào có biên chế thì mọi người tùy theo trình độ, khả năng, bằng cấp mà đánh giá mức lương! Còn bây giờ thì đồng hạng ba chục tuốt. Bà cụ Năm nghĩ bụng, leo trèo vất vả kiểu đó lại bợm nhậu như thằng Hiển, nó chỉ say sưa một buổi chiều là văng cả tháng lương.
Nhưng vấn đề là không phải trông vào cái lương đó. Vô được Ban Thông tin Văn hóa là chắc ăn khỏi phải đi Kinh tế mới, khỏi luôn cả đi lao động nghĩa vụ. Nó tàng tàng đến chiều tối mới thong thả đạp xe đi sửa máy tại các tư gia. Vừa sửa máy, vừa buôn đồ phụ tùng, lại chôm chĩa đồ tốt, tráo trở đồ xấu, mỗi tháng nó kiếm dư vài trăm. Nó gọi bà Năm bằng thím. Thím cháu xa lắc, cả năm nó mới ghé chơi chừng một hai lần. Tết vừa rồi nó đi đâu mất biến không thấy dẫn vợ con lại.
Bây giở thì nó đã mất hút ở sau một mái nhà cao ở mé gần chợ. Cho mãi đến chiều hôm sau, bà Năm mới lại gặp nó đi ngang qua nhà. Lần này bà kéo nó vô, bắt uống nước, rồi nói:
- Mày sửa máy bên Phường, hả Hiển.
- Chút đỉnh giữ chỗ thôi. Trông vào Phường thì có mà chết đói !
- Biết rồi, nhưng cũng là nhân viên nhà nước chứ bộ!
- Ôi, nước với nôi gì. Cỡ cháu thì còn lâu mới được biên chế.
Bà Năm đổi giọng thì thào:
- Này Hiển, hồi này sao tao sinh chứng nhức đầu. Mỗi lần cái loa đằng trước nó óe lên, tao muốn long óc ra mà chết quá.
Hiển kêu lên:
- Trời ơi! Sao thím không ra Y tế Phường khai bệnh mà xin thuốc đi.
Mắt bà Năm long lên:
- Thuốc cái con chó. Xếp hàng nửa buổi nó thí cho mấy viên thuốc cảm, nhằm nhò gì.
- Thì xin giấy giới thiệu đi bệnh xá.
- Đi lên trời thì cũng không hết được cái bệnh nhức đầu này. Mày biết hôn, tại cái loa của mày đó!
Mặt Hiển ngẩn ra nhìn ngơ ngác. Bà cụ chỉ ra cửa, giải thích thêm:
- Nó kêu ra rả từ sáng tới tối. Ôi thôi đủ thứ chuyện, đủ thứ nhạc, đủ thứ lải nhải gì đâu, tao chịu trận hết nổi rồi. Càng nghe nó nói, tao càng lên ruột. Mày giúp tao đi ! Tay mày chỉ mó vô hai ba phút thì nó êm rơ chớ gì.
Mắt Hiển trợn tròn lên:
- Ôi nội ơi, bà biểu tui làm hư nó đi hả? Bà muốn tui đi học tập mút chỉ hay sao mà xúi tui làm chuyện động trời đó.
Hình minh họa
Bà Năm nhìn Hiển trân trân. Bà cố níu kéo lại ở nó tâm tình quen thuộc của thằng cháu ngày xưa. Nhưng thời buổi này, con người thay đổi nhanh chóng mấy hồi. Lướ quớ, nó đi tố cáo thì nguy to ! Nghĩ ra điều đó, bà thấy giật mình, vội vàng bào chữa:
- Gớm, mày nói cái gì "xúi dục" nghe mà ghê. Ai xúi dục gì mày. Tao nói chơi vậy thôi chớ.
- Thôi đi bà ơi, ai dại gì nói chơi chết người kiểu đó. Bà biết không, bọn Bảo vệ chúng nó dòm chừng tôi từng bước. Nháy nhó cái gì là nó tống đi cải tạo tức thời chớ ở đó mà nói chơi.
Nói rồi thằng cháu hối hả bỏ về, nó làm như thể ngồi nán thêm chút nữa thì cả Phường này đều rõ hai thím cháu đã vừa âm mưu bàn chuyện phá hoại.
***
Ước nguyện của bà Năm do đó không thành. Bà tiếp tục trở thành nạn nhân của cái loa. Quả thực càng ngày nó càng trở nên một cực hình đối với tuổi già của bà. Buổi sáng đang êm đềm trong giấc ngủ, tiếng loa xé toang bầu không khí yên tĩnh của căn phòng chật hẹp trên gác xép của bà, đập vào màng nhĩ những âm thanh chát chúa làm bà choàng dậy. Bà hốt hoảng trong trạng thái mơ màng, buồng tim vì thế đập loạn liên hồi làm lồng ngực của bà đau thắt lại. Bà phải ôm choàng lấy cái mền, vừa rên rỉ chúi đầu vào đó, vừa nằm ép cứng người xuống tấm phản gỗ.
Nhưng trốn đi đâu thì tiếng đọc bài the thé của con Thu Sương cũng ùa vào khắp căn phòng. Nó trở thành những ngọn roi đánh vào từng đường gân, thớ thịt trong bộ não lùng bùng của bà. Có hôm bà nằm lịm đi, mồ hôi vã ra ướt đẫm cả lưng áo, kéo theo cơn mệt mỏi đến rã rời. [CENTER] *** CENTER] Được một thời gian sau, bỗng nhiên giờ giấc của cái loa được thu ngắn lại. Rồi ngắn nữa. Trước, thì buổi trưa bà đã được nằm êm ả nghe tiếng mẹ Sáu kế bên ru con ở đầu hồi. Sau, cả đến buổi sáng, bà vẫn còn được nằm nghe tiếng chuột chạy khi trời đã lên ánh nắng chói lòa. Rồi tới giai đoạn, cả buổi chiều tối, chương trình phát thanh của Ban Thông tin Văn hóa phường cũng tự nhiên biến mất, không một lời giải thích.
Mọi sự ọ ẹ trên loa bây giờ thì chỉ còn là những thông cáo cần thiết về các sinh hoạt của Phường, nhất là những thông báo về giờ giấc đem hàng về của xe Hợp tác xã. Tiếng loa chỉ kêu gọi bà con đi mua nhu yếu phẩm, hay mua hàng của Hợp tác xã tiêu thụ.
Một hôm, bà Năm gặp Hiển ở đầu chợ, liền kéo nó lại nói:
- Tao hết bệnh nhức đầu rồi, mà sao bây giờ lại thấy nhớ cái loa của mày quá. Bộ nó cũng ăn độn như tao sao mà hết hơi rồi đấy hả ?
Hiển cười cười:
- Độn khỉ gì! Tại bức bách nó quá thì nó mau hư. Lại không có đồ phụ tùng sửa nên đành phải tém dẹp bớt giờ đi chớ có cái gì đâu.
Bà cụ nghe nói hí hởn ra mặt. Bà yên chí chắc ăn rằng từ nay vĩnh viễn sẽ được giải phóng bởi tiếng loa đã từng có thời gian làm bà mất ăn mất ngú. Cả đến con bé Thu Sương bây giờ cũng bị cho nghỉ việc. Rồi bà con chòm xóm thấy nó ngồi bán thuốc lá lẻ ở đầu chợ. Con bé bây giờ đã thấy bớt vênh váo. Lâu lâu lại còn biết nói xỏ xiên. Có lần nó dám túm một anh cán bộ giằng co tay đôi giữa đường phố ngay xế cửa Ủy ban Phường. Một tay nó túm lấy áo, một tay nó xỉa xói dữ dằn để trả lời câu phê phán của anh ta:
- Tui ăn bám ai ? Ăn bám hồi nào? Ai tàn dư ? Ai đồi trụy ? Nói rõ hẳn ra nghe coi....
Cả phố xúm lại. Ai cũng bụm miệng cười. Bữa đó nó chanh chua dữ, mà sao bà Năm lại thấy nó có duyên tệ. Mà nói cho ngay, anh cán bộ nghe “trên” nói thì nhắc lại vậy thôi, chứ từ hồi nào, anh đâu có biết ai với trong cái thành phố hỗn độn này để nêu rõ rạch ròi đứa nào ăn bám, ăn bám ai, ăn bám cái gì....
Nhưng rồi sự đáp ứng nguyện vọng của bà Năm về cái loa dần dần tiến tới giai đoạn quá lố, nghĩa là trên cả mức bà trông đợi.
Đó là giờ giấc phát thanh của nó co rút lại đến độ mà ngay cả những cái thông báo cần thiết đến đời sống hằng ngày của mọi người, nó cũng không thèm ọ, ẹ cho. Tuần trước, nhà bà Năm mua hụt chuyến nước mắm ngon cũng chỉ vì không được nghe thông báo trên loa kịp thời. Tuần này, có kỳ bán củi ngoài tiêu chuẩn, nhà bà cũng bị hụt mua. Cứ cái cung cách này thì sẽ còn bị thiệt thòi nhiều thứ lắm.
Thiên hạ bắt đầu xì xào là tụi làm Hợp tác xã chúng nó ma giáo lắm. Hàng về mà ung thối thì cho nhân viên đi từng nhà thông báo rành rọt để bà con tới mua đông đủ. Gặp chuyến ngon lành, tổ cha chúng nó, cái miệng êm rơ hổng thèm nói với ai một tiếng để dễ bề tẩu tán đem ra chợ đen đội giá lên bằng trời. Hỏi đến nơi đến chốn thì chúng nó khai bị cái loa hư. Hỏi hư sao không sửa thì chúng nó nói tại thiếu đồ phụ tùng. Tổ cha quân nói dóc, sao cái loa ở nhà ông Phường Ủy, chạy băng cải lương tối ngày bị cháy đến khét lẹt, cả xóm biết, ấy vậy mà chỉ hôm sau nó đã lại chí choét ngon ơ !
Như vậy, dù sao thì cái loa cũng trở thành lý do chính đáng làm cho bao nhiêu lần bà con lối xóm bị thiệt thòi, mua hụt nhiều thứ thêm thắt ngoài tiêu chuẩn.
Một hôm, thấy thằng Hiển lót tót đạp xe đi qua cửa, bà Năm tác xác:
- Hiển ! Mày làm ăn kiểu gì cà chớn, sao để cái loa hư hoài vậy? Mày không biết tôn trọng tiếng nói của nhân dân sao ?
Hiển cười toe toét :
- Bộ thím "nhớ" cái loa hả? Tốt thôi ! Thành Ủy vừa thông báo sẽ cấp ngân khoản cho các Phường bảo trì cái loa để gia tăng công tác thông tin, vận động, tuyên truyền. Tới lúc đó, thím tha hồ mà nghe.
Mặt bà Năm bỗng nhiên trở nên tái mét. Bà có cảm giác như những cơn nhói tim trước đây tưởng đã biến mất nay bỗng nhiên ùa trở lại khiến cho chân tay của bà trở nên bủn rủn khiến bà như muốn khụy xuống….
Và sau đây là "Lời người post"
Theo phóng viên của hãng thông tấn AP khi đi thăm Hà Nội vào năm 2009 thì "Trong một đất nước Việt Nam đang hiện đại hóa nhanh chóng, nhiều dấu tích của thời chiến tranh đã dần phai nhạt, nhưng có một thứ vẫn còn:
''Đó là mạng lưới loa phóng thanh trên khắp cả nước!"
Chính ông Phạm Văn Hiện, chủ tịch phường Khương Mai, Hà Nội cũng đã nói:
"Tôi phải thừa nhận rằng những người sống gần những cái loa là rất khổ. Tiếng loa cứ xói vào tai họ"..
Một cư dân Hà Nội tên là Trần Hùng cũng đã viết trên báo Tiền Phong :
"Thử tưởng tượng nếu sống cạnh cái loa, ai đó trong nhà ốm thập tử nhất sinh mà ngày ngày cứ được nghe bài hát "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay !" thì thật kinh khủng ! Nếu hàng xóm nhà tôi mà gây ồn như thế, tôi sẽ đưa họ ra tòa. Thế mà cái loa Phường cứ gây ô nhiễm tiếng ồn mãi!".
Hà Nội có tới 577 phường, hằng ngày các thông tin được rót xuống từ Bộ Văn hóa, cộng thêm hàng loạt tin tức khác, từ chuyện lụt lội trong Phường đến chuyện một thầy bói Nga dự đoán tương lai của tổng thống Mỹ Obama..v..v.. Trừ một số loa ở các Phường bị chính dân địa phương phá hoại (hoặc cắt dây điện, đập bể màng loa, thậm chí có nơi còn vẩy axit hay dội cả nước sôi) để cho im tiếng, nhưng nhiều nơi, tiếng loa Phường vẫn tiếp tục làm khổ tai dân chúng.
Từ đầu thập niên 80, nhà văn Nhật Tiến đã viết một truyện ngắn về cái khổ nạn này. Hơn ba mươi năm trời đã trôi qua, tưởng thứ "loa hung thần" này đã lui vào dĩ vãng theo thời bao cấp cùng với những sổ gạo hay tem phiếu, ấy vậy mà nó vẫn còn tồn tại.
Xin đăng lại truyện ngắn này để độc giả cảm thông với người dân dưới chế độ XHCN qua tiếng …Loa Phường !
Sau ngày 30 tháng 4, ở khu phố này có nhiều điều thay đổi. Về bề ngoài, thấy rõ nhất là cờ quạt, khẩu hiệu xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi. Lại thấy thêm có những cái loa của Ban Thông tin Văn hóa Phường. Chúng được đặt ở khắp mọi chỗ, suốt ngày réo gọi mời bà con đi (mời nhưng là bó buộc phải đi) - dự đủ thứ cuộc họp do đủ thứ loại đoàn thể triệu tập. Bầu không khí sinh hoạt trong khu phố vì thế nhộn nhịp hắn lên, nhất là ở khu nhà dân, kế bên trụ sở của Ủy ban Nhân dân Phường.
Ngồi ở cửa sổ căn gác xép lụp xụp phía bên này đường, bà cụ Năm có thể nhìn thấy hết mọi sinh hoạt của cái building năm tầng lầu chăng kín mít toàn những cờ và biểu ngữ đó. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, bà cụ đã rành rọt gần đủ mặt nhân sự có trách nhiệm ra vô căn building ấy hằng ngày.
Chủ tịch Phường là một ông già tóc bạc trắng. Hôm ra mắt Ủy ban ở hội trường bên trường Tiểu học, mụ Ngà đã bấu vào tay cụ Năm thì thào:
- Ý nội ơi, tưởng ai chớ ông Bẩy lò bánh mì hồi xưa đó mà, cụ Năm nhớ hôn?
Cụ Năm gật đầu lia lịa:
- Nhớ chớ sao tao không nhớ ! Có lần chả say rượu, trúng gió nằm té chết giấc ngay ở mé bển, chính tao hô hoán lên rồi lấy dầu cạo gió đấy chớ ai ? Mà sao bây giở bảnh dữ, mới đi có ít năm về, cái tên nghe lạ hoắc. Đâu còn là Bẩy Ú lò bánh mì nữa.
- Giờ thì kêu bằng đồng chí Sáu Khuynh, cụ Năm à.
- Khuynh với đảo cái gì, sao không gọi cứ Bẩy Ú cho tiện, mà ai cũng nhớ.
Mụ Ngà trề môi:
- Xí ! Nói như cụ nghe dễ ngon không. Người cách mạng thì cũng phải có tên cách mạng chớ. Khuynh là khuynh đảo ! Đúng quá cỡ rồi còn gì !
Câu chuyện đến đó thì tới giờ khai mạc. Hết tuyên bố lý do, đến chào cờ, đến mặc niệm, rồi đến đồng chí Chủ tịch Phường ra mắt bà con. Bọn cụ Năm và mụ Ngà cứ tròn xoe mắt lên nhìn và dỏng tai lên nghe. Ý hẳn trong lòng cụ Năm bối rối lắm. Cụ không tìm thấy một sự liên hệ nào giữa nhân vật mà ngày xưa cụ đã từng cạo gió ở ngay trước hiên nhà với con người đang nói năng rổn rảng trước mặt. Những gì, những gì chẳng nhớ, chỉ lõm bõm hai tiếng nhân dân, tiếng gọi nhân dân hay cái gì đó, nhưng rõ ra là tiếng nói ấy đập vào các ống loa, dội vang trong bốn bức tường gạch trên treo la liệt những ảnh, những cờ, những khẩu hiệu. Tất cả tạo thành một bầu không khí khẩn trương, thúc bách và nôn nao kỳ lạ.
Ông chủ tịch Phường nói chuyện xong thì đến đại diện nhân dân phát biểu: chị chủ tịch Chi hội Phụ nữ, con gái lớn cụ Nhiệm bán nước rau má (cái gia đình này thì cụ Năm biết rõ).
Sau Chi hội Phụ nữ thì đến thằng Quản sửa đồng hồ, Chủ tịch Hội Thanh niên; rồi ông giáo Cường Chi hội Nhà giáo Yêu nước; chỉ có hai nhân vật phát biểu sau cùng thì cụ Năm không quen biết đó là một nhân vật đại diện cho ban chấp hành Công đoàn Phường và ông Bí thư Phường ủy, người ra "hiểu thị" kết thúc buổi lễ .
Trên đây mới chỉ là kể đến những nhân sự có vai vế trong khu phố. Ngồi ở cửa sổ gần gác xép nhìn qua bên trụ sở, bà cụ Năm còn biết rõ anh em thằng Sinh, thằng Quí lo vụ kẻ biểu ngữ cho Phường nữa, bởi vì lần nào ra, vô chúng nó cũng đều khệ nệ ôm những cuộn vải đỏ ối và lỉnh kỉnh đủ loại xô, thùng chứa nào sơn, nào keo, nào chổi. Quần áo của chúng thì mầu mỡ bê bết, rõ ra là những nhân viên thực thụ của ban Thông tin Văn hóa.
Thằng Hoành, con tiệm may Xuân biết luồn giỏi dữ. Nó chui ngay được vào ban Nhạc, tối ngày thấy nó ở đó, túm tụm với một đám đông thanh niên nam nữ, chiếm riêng khu lầu ba kèn trống nhăng nhít om sòm. Nghe nói là chúng nó chuẩn bị dự thi Hội diễn Văn nghệ Nghiệp dư gì đó trong tháng tới.
Nhưng dù rối rắm đờn ca cách nào thì chúng nó cũng không làm điếc tai hàng xóm bằng những cái loa buộc ngang lưng cột đèn, chĩa về phía khu xóm đông đúc mà ra rả suốt ngày. Cụ Năm có tật thức khuya. Thông thưởng một, hai giờ sáng cụ mới chợp được mắt. Nhưng y như rằng mỗi khi cái loa trước cửa bắt đầu ọ, ẹ, nhìn ra đồng hồ, cũ đã thấy chỉ 5 giờ.
5 giờ sáng, trời còn tối mò, nhưng tiếng con nhỏ Thu Sương bên nhà chả cá Thanh Sơn đã the thé lên giọng gào bà con thức dậy tập thể dục để xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới. Có nhiều tiếng chửi thề ở ngay vách kế bên. Nhưng kêu ca gì thì cũng phải xuống đường. Riêng một khúc từ đầu ngã tư cho đến đầu con hẻm lối đi tắt ra chợ cũng đã đầy ắp những người. Già, trẻ, lớn, bé vừa làm động tác, vừa nhìn nhau ngô nghê ngọng nghịu. Chưa mấy ai quen sinh hoạt kiểu đó. Thằng Thắng con má Tư, hôm đầu thấy bà ngoại không ra tập liền giở giọng hối thúc, bị cụ Năm chửi cho một thôi một hồi:
- Tập cái con mẹ nhà mày. Tao già rồi tập để chi? Sao mày không xuống hối ba mày dậy?
Thằng nhỏ lè lưỡi:
- Ba con hả ngoại? Chả chơi ! Lớ quớ hối ổng, ổng đập chết.
- Vậy mà mày đi giảng nghĩa lý với tao ! Tao nói cho mày hay, cơm có lưng bụng đó, liệu mà giữ sức. Hò hét cho lắm vào, nghĩa lý đâu không thấy, chỉ thấy đói nhăn họng ra. Chả còn cơm nguội như hồi xưa mà lục đâu.
Thằng Thắng bị lôi từ cái lý tưởng khỏe, đẹp, xây dựng nếp sống mới xuống cái thực tế lục nồi khi bụng đói meo, chợt thấy cụt hứng, nên tiu nghỉu bước ra hè phố.
Được hai hôm, cả nó lẫn ba phần tư đám đông bỏ cuộc, mặc cho loa kêu réo suốt tử 5 giờ sáng cho đến khi phố phường đã sáng rõ, xe cộ bắt đầu qua lại nhộn nhịp. Mọi người tưởng rồi Ủy ban Nhân dân Phường sẽ có biện pháp xử lý, nhưng chờ mãi vẫn thấy êm rơ. Qua tuần sau chỉ còn lác đác mấy tay Phường Đội tập với nhau. Rồi bỗng dưng ngưng hẳn! Hỏi ra mới biết, chuyện ồn ào vào sáng sớm không thích hợp với nhu cầu đi làm của giai cấp công nhân. Nhiều đồng chí làm ca khuya, sáng chưa đủ giấc đã bị cái loa đánh thức ồn ào, khi vào xí nghiệp năng suất giảm hẳn đi.
Một đồng chí cán bộ cao cấp miền Bắc cư ngụ trong phường đã nổi giận vì cũng bị cái loa nó hành, nên đề nghị cúp giờ thể thao buổi sáng với lý do đã nêu ở trên. Thế là bao nhiêu bài đọc trên loa, bao nhiêu khẩu hiệu, biểu ngữ vận động cho phong trào khỏe đều bị tém dẹp hết.
Cả phố thở phào, ai nấy thấy khỏe khoắn hẳn lên. Nhưng cũng chỉ được tới 6 giờ thôi. Như một cái đồng hồ trung thành và chính xác nhất, cứ đúng boong giờ ấy là cái loa, sau một đêm nghỉ ngơi, lại bắt đầu ọ, e. Tiếng rè, tiếng rít, tiếng "một, hai, ba chúng tôi đang thử máy" kéo dài chừng vài phút thì giọng con Thu Sương lại chóe lên: " Đây! Tiếng nói của Ủy ban Nhân dân Phường..."
Cái con bé, mặt đã vênh váo, cái giọng nghe còn dễ ghét hơn. Đã mấy lần, cụ Năm muốn bảo nó: "Mày không nhỏ nhẹ, dịu dàng hơn chút lúc đọc loa hả con?". Nhưng con bé bây giờ ra đường nó có thèm chào ai. Thấy mặt mình, nó tảng lờ quay đi. Có hôm nó còn dám nói:
"Mấy người già không chịu làm gương cho con cháu, cứ bỏ họp hoài !".
Bà Năm tức điên lên nhưng phản ứng hơi chậm. Vào cái lúc bà định xắn quần lên, nhẩy tốc vào mặt nó để xỉa xói, và định nói: "Tao không họp thì mặc cha mồ mả tổ tiên nhà tao, mày còn bén hơi sữa biết gì mà xía vô chuyện người khác", thì tiếc thay, nó đã õng ẹo bước qua bên kia đường. Bà cụ chỉ còn biết tái mét mặt, đứng giận run lên ở bên trong hàng rào gỗ.
Chị Tư mở cửa bước ra, bắt gặp cơn xúc động của bà cụ, bèn hỏi:
- Làm sao thế má?
- Con nhỏ Thu Sương bên hàng Chả Cá chớ ai. Nó biểu tao già mà không chịu đi họp làm guơng. Tổ cha nó, nó làm gương cho lắm vào, sao cửa tiệm cứ đóng hoài vậy? Làm gương rồi có ra con cá nào đem làm chả không?
- Thôi má hơi đâu mà tức cái chuyện đó. Thời buổi này, má để tâm vào những chuyện đó thì sẽ có ngày rắc rối đó.
- Thời nào thì thời chớ, có khi nào ranh con nứt mắt ra mà đã dám lên mặt dạy dỗ người già đâu.
- Ủa, thế má không nghe chú Hòa kể chuyện hôm qua bị đám con nít bẩy, tám tuổi đứng ở đầu phố thổi tu huýt chặn xe lại sao?
- Làm chi vậy?
- Chúng nó dậy dỗ chú Hòa không nên để tóc dài. Nếp sống văn hóa mới mà !
- Đầu thằng Hòa mà dài cái giống gì. Sao thằng Sinh tóc nó như tóc con gái mà nó vẫn ra vô Phường gẩy đàn, có sao đâu?
- Chưa đâu má ơi. Bây giờ cần, họ còn để yên. Mai mốt rồi coi, nói không nghe, nó đuổi tuốt đi Kinh tế mới, chừng đó đừng có kêu trời.
Bà Năm nhớ đến trường hợp của mình. Lời cảnh cáo của con bé Thu Sương làm bà hơi chột dạ. Tuy nhiên bà vẫn nói cứng:
- Tao già rồi, tao chẳng họp hành gì hết ráo. Có giỏi bắt tao đi Kinh tế mới coi.
- Má nói cứng vậy, chớ lúc có lệnh đi là phải đi tuốt. Má có nhớ tuần trước cái gia đình ở bên Tân Bình bị liệng lên xe không? Có đủ già, trẻ, lớn, bé đó. Đâu có phân biệt gì. Thôi, tối nay họp Tổ dân phố, má cố qua họp một hôm đi.
- Họp ở đâu?
- Bên nhà ông Cường thợ giầy đó.
- Ý thôi đi mày! Tao đã thề không ngó tới nó rồi mà. Hồi xưa nó gọi tao là đĩ già không nên nết, tao đánh nó một guốc phun máu đầu, mày không nhớ sao?
- Ôi chuyện xưa cũ rích rồi, má nhớ làm chi. Má không siêng đi họp, nó báo cáo là phản động, mệt lắm đó má.
- Phản động! Tao già rồi mà phản động cái nỗi gì. Con mẹ mày, mày cũng một giọng như tụi nó đem ra để hù tao hả ? Nói cho mày hay, tao không họp hành gì hết ráo!
Chị Tư vừa ngán ngẩm, vừa hậm hực vì cái tính cứng cổ của bà già, nghe xong không đáp, ngúng nguẩy đi ra ngõ. Bà Năm tuy không còn một chút gì giận dữ sau lời nói của con bé Thu Sương, nhưng lại bị lời nói của lão thợ giầy hồi năm xưa thay thế. Bà lão cũng vùng vằng bỏ tuốt lên lầu, ngồi xuống cái ghế gỗ kế bên cửa sổ. Ở đó, bà lại tiếp xúc với quang cảnh quen thuộc trước mặt, khẩu hiệu la liệt, tiếng loa ồn ào, người ra vô tấp nập và tiếng trống, tiếng kèn om sòm vọng xuống từ khu lầu ba do nhóm thằng Sinh, thằng Quí khua lên loạn xạ.
Chợt bà chú ý tới một nhân vật vừa xuất hiện ở trên ban công lầu hai. Vai anh ta choàng một cuộn lớn dây điện. Vòng quanh thắt lưng là cả lô lỉnh kỉnh đồ nghề như dao, kìm, băng keo và những cái linh tinh khác. Lúc hắn bò ra phía gần cột đèn thì bà Năm nhận ra nó là con nhà Hiển.
Thằng Hiển là chuyên viên sửa máy móc, nhất là máy ra-dô thì là nghề ruột của nó. Hèn chi mà nó chui được vô guồng máy công việc của Phường. Bây giờ có vẻ như nó đang giăng thêm dây để nối thêm một đường loa nào đó. Bà Năm thấy nó leo từ ban công qua cột đèn, tử cột đèn nó đu sang mái thấp nhà trước cửa, rồi từ cái mái thấp này nó truyền mãi ra tận đằng sau chợ.
Hồi này nó ốm nhom. Nó leo trèo, trông như một con khỉ nhỏ. Công việc cực như thế, nhưng lương thì biết chắc chỉ tối đa ba chục đồng. Nhà nước còn đang chuẩn bị biên chế cho công nhân viên chức. Chừng nào có biên chế thì mọi người tùy theo trình độ, khả năng, bằng cấp mà đánh giá mức lương! Còn bây giờ thì đồng hạng ba chục tuốt. Bà cụ Năm nghĩ bụng, leo trèo vất vả kiểu đó lại bợm nhậu như thằng Hiển, nó chỉ say sưa một buổi chiều là văng cả tháng lương.
Nhưng vấn đề là không phải trông vào cái lương đó. Vô được Ban Thông tin Văn hóa là chắc ăn khỏi phải đi Kinh tế mới, khỏi luôn cả đi lao động nghĩa vụ. Nó tàng tàng đến chiều tối mới thong thả đạp xe đi sửa máy tại các tư gia. Vừa sửa máy, vừa buôn đồ phụ tùng, lại chôm chĩa đồ tốt, tráo trở đồ xấu, mỗi tháng nó kiếm dư vài trăm. Nó gọi bà Năm bằng thím. Thím cháu xa lắc, cả năm nó mới ghé chơi chừng một hai lần. Tết vừa rồi nó đi đâu mất biến không thấy dẫn vợ con lại.
Bây giở thì nó đã mất hút ở sau một mái nhà cao ở mé gần chợ. Cho mãi đến chiều hôm sau, bà Năm mới lại gặp nó đi ngang qua nhà. Lần này bà kéo nó vô, bắt uống nước, rồi nói:
- Mày sửa máy bên Phường, hả Hiển.
- Chút đỉnh giữ chỗ thôi. Trông vào Phường thì có mà chết đói !
- Biết rồi, nhưng cũng là nhân viên nhà nước chứ bộ!
- Ôi, nước với nôi gì. Cỡ cháu thì còn lâu mới được biên chế.
Bà Năm đổi giọng thì thào:
- Này Hiển, hồi này sao tao sinh chứng nhức đầu. Mỗi lần cái loa đằng trước nó óe lên, tao muốn long óc ra mà chết quá.
Hiển kêu lên:
- Trời ơi! Sao thím không ra Y tế Phường khai bệnh mà xin thuốc đi.
Mắt bà Năm long lên:
- Thuốc cái con chó. Xếp hàng nửa buổi nó thí cho mấy viên thuốc cảm, nhằm nhò gì.
- Thì xin giấy giới thiệu đi bệnh xá.
- Đi lên trời thì cũng không hết được cái bệnh nhức đầu này. Mày biết hôn, tại cái loa của mày đó!
Mặt Hiển ngẩn ra nhìn ngơ ngác. Bà cụ chỉ ra cửa, giải thích thêm:
- Nó kêu ra rả từ sáng tới tối. Ôi thôi đủ thứ chuyện, đủ thứ nhạc, đủ thứ lải nhải gì đâu, tao chịu trận hết nổi rồi. Càng nghe nó nói, tao càng lên ruột. Mày giúp tao đi ! Tay mày chỉ mó vô hai ba phút thì nó êm rơ chớ gì.
Mắt Hiển trợn tròn lên:
- Ôi nội ơi, bà biểu tui làm hư nó đi hả? Bà muốn tui đi học tập mút chỉ hay sao mà xúi tui làm chuyện động trời đó.
Hình minh họa
Bà Năm nhìn Hiển trân trân. Bà cố níu kéo lại ở nó tâm tình quen thuộc của thằng cháu ngày xưa. Nhưng thời buổi này, con người thay đổi nhanh chóng mấy hồi. Lướ quớ, nó đi tố cáo thì nguy to ! Nghĩ ra điều đó, bà thấy giật mình, vội vàng bào chữa:
- Gớm, mày nói cái gì "xúi dục" nghe mà ghê. Ai xúi dục gì mày. Tao nói chơi vậy thôi chớ.
- Thôi đi bà ơi, ai dại gì nói chơi chết người kiểu đó. Bà biết không, bọn Bảo vệ chúng nó dòm chừng tôi từng bước. Nháy nhó cái gì là nó tống đi cải tạo tức thời chớ ở đó mà nói chơi.
Nói rồi thằng cháu hối hả bỏ về, nó làm như thể ngồi nán thêm chút nữa thì cả Phường này đều rõ hai thím cháu đã vừa âm mưu bàn chuyện phá hoại.
***
Ước nguyện của bà Năm do đó không thành. Bà tiếp tục trở thành nạn nhân của cái loa. Quả thực càng ngày nó càng trở nên một cực hình đối với tuổi già của bà. Buổi sáng đang êm đềm trong giấc ngủ, tiếng loa xé toang bầu không khí yên tĩnh của căn phòng chật hẹp trên gác xép của bà, đập vào màng nhĩ những âm thanh chát chúa làm bà choàng dậy. Bà hốt hoảng trong trạng thái mơ màng, buồng tim vì thế đập loạn liên hồi làm lồng ngực của bà đau thắt lại. Bà phải ôm choàng lấy cái mền, vừa rên rỉ chúi đầu vào đó, vừa nằm ép cứng người xuống tấm phản gỗ.
Nhưng trốn đi đâu thì tiếng đọc bài the thé của con Thu Sương cũng ùa vào khắp căn phòng. Nó trở thành những ngọn roi đánh vào từng đường gân, thớ thịt trong bộ não lùng bùng của bà. Có hôm bà nằm lịm đi, mồ hôi vã ra ướt đẫm cả lưng áo, kéo theo cơn mệt mỏi đến rã rời. [CENTER] *** CENTER] Được một thời gian sau, bỗng nhiên giờ giấc của cái loa được thu ngắn lại. Rồi ngắn nữa. Trước, thì buổi trưa bà đã được nằm êm ả nghe tiếng mẹ Sáu kế bên ru con ở đầu hồi. Sau, cả đến buổi sáng, bà vẫn còn được nằm nghe tiếng chuột chạy khi trời đã lên ánh nắng chói lòa. Rồi tới giai đoạn, cả buổi chiều tối, chương trình phát thanh của Ban Thông tin Văn hóa phường cũng tự nhiên biến mất, không một lời giải thích.
Mọi sự ọ ẹ trên loa bây giờ thì chỉ còn là những thông cáo cần thiết về các sinh hoạt của Phường, nhất là những thông báo về giờ giấc đem hàng về của xe Hợp tác xã. Tiếng loa chỉ kêu gọi bà con đi mua nhu yếu phẩm, hay mua hàng của Hợp tác xã tiêu thụ.
Một hôm, bà Năm gặp Hiển ở đầu chợ, liền kéo nó lại nói:
- Tao hết bệnh nhức đầu rồi, mà sao bây giờ lại thấy nhớ cái loa của mày quá. Bộ nó cũng ăn độn như tao sao mà hết hơi rồi đấy hả ?
Hiển cười cười:
- Độn khỉ gì! Tại bức bách nó quá thì nó mau hư. Lại không có đồ phụ tùng sửa nên đành phải tém dẹp bớt giờ đi chớ có cái gì đâu.
Bà cụ nghe nói hí hởn ra mặt. Bà yên chí chắc ăn rằng từ nay vĩnh viễn sẽ được giải phóng bởi tiếng loa đã từng có thời gian làm bà mất ăn mất ngú. Cả đến con bé Thu Sương bây giờ cũng bị cho nghỉ việc. Rồi bà con chòm xóm thấy nó ngồi bán thuốc lá lẻ ở đầu chợ. Con bé bây giờ đã thấy bớt vênh váo. Lâu lâu lại còn biết nói xỏ xiên. Có lần nó dám túm một anh cán bộ giằng co tay đôi giữa đường phố ngay xế cửa Ủy ban Phường. Một tay nó túm lấy áo, một tay nó xỉa xói dữ dằn để trả lời câu phê phán của anh ta:
- Tui ăn bám ai ? Ăn bám hồi nào? Ai tàn dư ? Ai đồi trụy ? Nói rõ hẳn ra nghe coi....
Cả phố xúm lại. Ai cũng bụm miệng cười. Bữa đó nó chanh chua dữ, mà sao bà Năm lại thấy nó có duyên tệ. Mà nói cho ngay, anh cán bộ nghe “trên” nói thì nhắc lại vậy thôi, chứ từ hồi nào, anh đâu có biết ai với trong cái thành phố hỗn độn này để nêu rõ rạch ròi đứa nào ăn bám, ăn bám ai, ăn bám cái gì....
Nhưng rồi sự đáp ứng nguyện vọng của bà Năm về cái loa dần dần tiến tới giai đoạn quá lố, nghĩa là trên cả mức bà trông đợi.
Đó là giờ giấc phát thanh của nó co rút lại đến độ mà ngay cả những cái thông báo cần thiết đến đời sống hằng ngày của mọi người, nó cũng không thèm ọ, ẹ cho. Tuần trước, nhà bà Năm mua hụt chuyến nước mắm ngon cũng chỉ vì không được nghe thông báo trên loa kịp thời. Tuần này, có kỳ bán củi ngoài tiêu chuẩn, nhà bà cũng bị hụt mua. Cứ cái cung cách này thì sẽ còn bị thiệt thòi nhiều thứ lắm.
Thiên hạ bắt đầu xì xào là tụi làm Hợp tác xã chúng nó ma giáo lắm. Hàng về mà ung thối thì cho nhân viên đi từng nhà thông báo rành rọt để bà con tới mua đông đủ. Gặp chuyến ngon lành, tổ cha chúng nó, cái miệng êm rơ hổng thèm nói với ai một tiếng để dễ bề tẩu tán đem ra chợ đen đội giá lên bằng trời. Hỏi đến nơi đến chốn thì chúng nó khai bị cái loa hư. Hỏi hư sao không sửa thì chúng nó nói tại thiếu đồ phụ tùng. Tổ cha quân nói dóc, sao cái loa ở nhà ông Phường Ủy, chạy băng cải lương tối ngày bị cháy đến khét lẹt, cả xóm biết, ấy vậy mà chỉ hôm sau nó đã lại chí choét ngon ơ !
Như vậy, dù sao thì cái loa cũng trở thành lý do chính đáng làm cho bao nhiêu lần bà con lối xóm bị thiệt thòi, mua hụt nhiều thứ thêm thắt ngoài tiêu chuẩn.
Một hôm, thấy thằng Hiển lót tót đạp xe đi qua cửa, bà Năm tác xác:
- Hiển ! Mày làm ăn kiểu gì cà chớn, sao để cái loa hư hoài vậy? Mày không biết tôn trọng tiếng nói của nhân dân sao ?
Hiển cười toe toét :
- Bộ thím "nhớ" cái loa hả? Tốt thôi ! Thành Ủy vừa thông báo sẽ cấp ngân khoản cho các Phường bảo trì cái loa để gia tăng công tác thông tin, vận động, tuyên truyền. Tới lúc đó, thím tha hồ mà nghe.
Mặt bà Năm bỗng nhiên trở nên tái mét. Bà có cảm giác như những cơn nhói tim trước đây tưởng đã biến mất nay bỗng nhiên ùa trở lại khiến cho chân tay của bà trở nên bủn rủn khiến bà như muốn khụy xuống….
NHẬT TIẾN
12-1980
12-1980
Và sau đây là "Lời người post"
Theo phóng viên của hãng thông tấn AP khi đi thăm Hà Nội vào năm 2009 thì "Trong một đất nước Việt Nam đang hiện đại hóa nhanh chóng, nhiều dấu tích của thời chiến tranh đã dần phai nhạt, nhưng có một thứ vẫn còn:
''Đó là mạng lưới loa phóng thanh trên khắp cả nước!"
Chính ông Phạm Văn Hiện, chủ tịch phường Khương Mai, Hà Nội cũng đã nói:
"Tôi phải thừa nhận rằng những người sống gần những cái loa là rất khổ. Tiếng loa cứ xói vào tai họ"..
Một cư dân Hà Nội tên là Trần Hùng cũng đã viết trên báo Tiền Phong :
"Thử tưởng tượng nếu sống cạnh cái loa, ai đó trong nhà ốm thập tử nhất sinh mà ngày ngày cứ được nghe bài hát "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay !" thì thật kinh khủng ! Nếu hàng xóm nhà tôi mà gây ồn như thế, tôi sẽ đưa họ ra tòa. Thế mà cái loa Phường cứ gây ô nhiễm tiếng ồn mãi!".
Hà Nội có tới 577 phường, hằng ngày các thông tin được rót xuống từ Bộ Văn hóa, cộng thêm hàng loạt tin tức khác, từ chuyện lụt lội trong Phường đến chuyện một thầy bói Nga dự đoán tương lai của tổng thống Mỹ Obama..v..v.. Trừ một số loa ở các Phường bị chính dân địa phương phá hoại (hoặc cắt dây điện, đập bể màng loa, thậm chí có nơi còn vẩy axit hay dội cả nước sôi) để cho im tiếng, nhưng nhiều nơi, tiếng loa Phường vẫn tiếp tục làm khổ tai dân chúng.
Từ đầu thập niên 80, nhà văn Nhật Tiến đã viết một truyện ngắn về cái khổ nạn này. Hơn ba mươi năm trời đã trôi qua, tưởng thứ "loa hung thần" này đã lui vào dĩ vãng theo thời bao cấp cùng với những sổ gạo hay tem phiếu, ấy vậy mà nó vẫn còn tồn tại.
Xin đăng lại truyện ngắn này để độc giả cảm thông với người dân dưới chế độ XHCN qua tiếng …Loa Phường !
ĐPK
http://khaiphong.org/showthread.php?1411-%C6%AF%E1%BB%9Bc-V%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7a-B%C3%A0-N%C4%83m-Nh%E1%BA%ADt-Ti%E1%BA%BFn
http://khaiphong.org/showthread.php?1411-%C6%AF%E1%BB%9Bc-V%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7a-B%C3%A0-N%C4%83m-Nh%E1%BA%ADt-Ti%E1%BA%BFn
Bàn ra tán vào (1)
garynguyen14@yahoo.com
Tien su bo may thang tro co, phan boi mat mo Nhat Tien.
----------------------------------------------------------------------------------
Ước Vọng của Bà Năm - Nhật Tiến
Sau ngày 30 tháng 4, ở khu phố này có nhiều điều thay đổi. Về bề ngoài, thấy rõ nhất là cờ quạt, khẩu hiệu xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi
Sau ngày 30 tháng 4, ở khu phố này có nhiều điều thay đổi. Về bề ngoài, thấy rõ nhất là cờ quạt, khẩu hiệu xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi. Lại thấy thêm có những cái loa của Ban Thông tin Văn hóa Phường. Chúng được đặt ở khắp mọi chỗ, suốt ngày réo gọi mời bà con đi (mời nhưng là bó buộc phải đi) - dự đủ thứ cuộc họp do đủ thứ loại đoàn thể triệu tập. Bầu không khí sinh hoạt trong khu phố vì thế nhộn nhịp hắn lên, nhất là ở khu nhà dân, kế bên trụ sở của Ủy ban Nhân dân Phường.
Ngồi ở cửa sổ căn gác xép lụp xụp phía bên này đường, bà cụ Năm có thể nhìn thấy hết mọi sinh hoạt của cái building năm tầng lầu chăng kín mít toàn những cờ và biểu ngữ đó. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, bà cụ đã rành rọt gần đủ mặt nhân sự có trách nhiệm ra vô căn building ấy hằng ngày.
Chủ tịch Phường là một ông già tóc bạc trắng. Hôm ra mắt Ủy ban ở hội trường bên trường Tiểu học, mụ Ngà đã bấu vào tay cụ Năm thì thào:
- Ý nội ơi, tưởng ai chớ ông Bẩy lò bánh mì hồi xưa đó mà, cụ Năm nhớ hôn?
Cụ Năm gật đầu lia lịa:
- Nhớ chớ sao tao không nhớ ! Có lần chả say rượu, trúng gió nằm té chết giấc ngay ở mé bển, chính tao hô hoán lên rồi lấy dầu cạo gió đấy chớ ai ? Mà sao bây giở bảnh dữ, mới đi có ít năm về, cái tên nghe lạ hoắc. Đâu còn là Bẩy Ú lò bánh mì nữa.
- Giờ thì kêu bằng đồng chí Sáu Khuynh, cụ Năm à.
- Khuynh với đảo cái gì, sao không gọi cứ Bẩy Ú cho tiện, mà ai cũng nhớ.
Mụ Ngà trề môi:
- Xí ! Nói như cụ nghe dễ ngon không. Người cách mạng thì cũng phải có tên cách mạng chớ. Khuynh là khuynh đảo ! Đúng quá cỡ rồi còn gì !
Câu chuyện đến đó thì tới giờ khai mạc. Hết tuyên bố lý do, đến chào cờ, đến mặc niệm, rồi đến đồng chí Chủ tịch Phường ra mắt bà con. Bọn cụ Năm và mụ Ngà cứ tròn xoe mắt lên nhìn và dỏng tai lên nghe. Ý hẳn trong lòng cụ Năm bối rối lắm. Cụ không tìm thấy một sự liên hệ nào giữa nhân vật mà ngày xưa cụ đã từng cạo gió ở ngay trước hiên nhà với con người đang nói năng rổn rảng trước mặt. Những gì, những gì chẳng nhớ, chỉ lõm bõm hai tiếng nhân dân, tiếng gọi nhân dân hay cái gì đó, nhưng rõ ra là tiếng nói ấy đập vào các ống loa, dội vang trong bốn bức tường gạch trên treo la liệt những ảnh, những cờ, những khẩu hiệu. Tất cả tạo thành một bầu không khí khẩn trương, thúc bách và nôn nao kỳ lạ.
Ông chủ tịch Phường nói chuyện xong thì đến đại diện nhân dân phát biểu: chị chủ tịch Chi hội Phụ nữ, con gái lớn cụ Nhiệm bán nước rau má (cái gia đình này thì cụ Năm biết rõ).
Sau Chi hội Phụ nữ thì đến thằng Quản sửa đồng hồ, Chủ tịch Hội Thanh niên; rồi ông giáo Cường Chi hội Nhà giáo Yêu nước; chỉ có hai nhân vật phát biểu sau cùng thì cụ Năm không quen biết đó là một nhân vật đại diện cho ban chấp hành Công đoàn Phường và ông Bí thư Phường ủy, người ra "hiểu thị" kết thúc buổi lễ .
Trên đây mới chỉ là kể đến những nhân sự có vai vế trong khu phố. Ngồi ở cửa sổ gần gác xép nhìn qua bên trụ sở, bà cụ Năm còn biết rõ anh em thằng Sinh, thằng Quí lo vụ kẻ biểu ngữ cho Phường nữa, bởi vì lần nào ra, vô chúng nó cũng đều khệ nệ ôm những cuộn vải đỏ ối và lỉnh kỉnh đủ loại xô, thùng chứa nào sơn, nào keo, nào chổi. Quần áo của chúng thì mầu mỡ bê bết, rõ ra là những nhân viên thực thụ của ban Thông tin Văn hóa.
Thằng Hoành, con tiệm may Xuân biết luồn giỏi dữ. Nó chui ngay được vào ban Nhạc, tối ngày thấy nó ở đó, túm tụm với một đám đông thanh niên nam nữ, chiếm riêng khu lầu ba kèn trống nhăng nhít om sòm. Nghe nói là chúng nó chuẩn bị dự thi Hội diễn Văn nghệ Nghiệp dư gì đó trong tháng tới.
Nhưng dù rối rắm đờn ca cách nào thì chúng nó cũng không làm điếc tai hàng xóm bằng những cái loa buộc ngang lưng cột đèn, chĩa về phía khu xóm đông đúc mà ra rả suốt ngày. Cụ Năm có tật thức khuya. Thông thưởng một, hai giờ sáng cụ mới chợp được mắt. Nhưng y như rằng mỗi khi cái loa trước cửa bắt đầu ọ, ẹ, nhìn ra đồng hồ, cũ đã thấy chỉ 5 giờ.
5 giờ sáng, trời còn tối mò, nhưng tiếng con nhỏ Thu Sương bên nhà chả cá Thanh Sơn đã the thé lên giọng gào bà con thức dậy tập thể dục để xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới. Có nhiều tiếng chửi thề ở ngay vách kế bên. Nhưng kêu ca gì thì cũng phải xuống đường. Riêng một khúc từ đầu ngã tư cho đến đầu con hẻm lối đi tắt ra chợ cũng đã đầy ắp những người. Già, trẻ, lớn, bé vừa làm động tác, vừa nhìn nhau ngô nghê ngọng nghịu. Chưa mấy ai quen sinh hoạt kiểu đó. Thằng Thắng con má Tư, hôm đầu thấy bà ngoại không ra tập liền giở giọng hối thúc, bị cụ Năm chửi cho một thôi một hồi:
- Tập cái con mẹ nhà mày. Tao già rồi tập để chi? Sao mày không xuống hối ba mày dậy?
Thằng nhỏ lè lưỡi:
- Ba con hả ngoại? Chả chơi ! Lớ quớ hối ổng, ổng đập chết.
- Vậy mà mày đi giảng nghĩa lý với tao ! Tao nói cho mày hay, cơm có lưng bụng đó, liệu mà giữ sức. Hò hét cho lắm vào, nghĩa lý đâu không thấy, chỉ thấy đói nhăn họng ra. Chả còn cơm nguội như hồi xưa mà lục đâu.
Thằng Thắng bị lôi từ cái lý tưởng khỏe, đẹp, xây dựng nếp sống mới xuống cái thực tế lục nồi khi bụng đói meo, chợt thấy cụt hứng, nên tiu nghỉu bước ra hè phố.
Được hai hôm, cả nó lẫn ba phần tư đám đông bỏ cuộc, mặc cho loa kêu réo suốt tử 5 giờ sáng cho đến khi phố phường đã sáng rõ, xe cộ bắt đầu qua lại nhộn nhịp. Mọi người tưởng rồi Ủy ban Nhân dân Phường sẽ có biện pháp xử lý, nhưng chờ mãi vẫn thấy êm rơ. Qua tuần sau chỉ còn lác đác mấy tay Phường Đội tập với nhau. Rồi bỗng dưng ngưng hẳn! Hỏi ra mới biết, chuyện ồn ào vào sáng sớm không thích hợp với nhu cầu đi làm của giai cấp công nhân. Nhiều đồng chí làm ca khuya, sáng chưa đủ giấc đã bị cái loa đánh thức ồn ào, khi vào xí nghiệp năng suất giảm hẳn đi.
Một đồng chí cán bộ cao cấp miền Bắc cư ngụ trong phường đã nổi giận vì cũng bị cái loa nó hành, nên đề nghị cúp giờ thể thao buổi sáng với lý do đã nêu ở trên. Thế là bao nhiêu bài đọc trên loa, bao nhiêu khẩu hiệu, biểu ngữ vận động cho phong trào khỏe đều bị tém dẹp hết.
Cả phố thở phào, ai nấy thấy khỏe khoắn hẳn lên. Nhưng cũng chỉ được tới 6 giờ thôi. Như một cái đồng hồ trung thành và chính xác nhất, cứ đúng boong giờ ấy là cái loa, sau một đêm nghỉ ngơi, lại bắt đầu ọ, e. Tiếng rè, tiếng rít, tiếng "một, hai, ba chúng tôi đang thử máy" kéo dài chừng vài phút thì giọng con Thu Sương lại chóe lên: " Đây! Tiếng nói của Ủy ban Nhân dân Phường..."
Cái con bé, mặt đã vênh váo, cái giọng nghe còn dễ ghét hơn. Đã mấy lần, cụ Năm muốn bảo nó: "Mày không nhỏ nhẹ, dịu dàng hơn chút lúc đọc loa hả con?". Nhưng con bé bây giờ ra đường nó có thèm chào ai. Thấy mặt mình, nó tảng lờ quay đi. Có hôm nó còn dám nói:
"Mấy người già không chịu làm gương cho con cháu, cứ bỏ họp hoài !".
Bà Năm tức điên lên nhưng phản ứng hơi chậm. Vào cái lúc bà định xắn quần lên, nhẩy tốc vào mặt nó để xỉa xói, và định nói: "Tao không họp thì mặc cha mồ mả tổ tiên nhà tao, mày còn bén hơi sữa biết gì mà xía vô chuyện người khác", thì tiếc thay, nó đã õng ẹo bước qua bên kia đường. Bà cụ chỉ còn biết tái mét mặt, đứng giận run lên ở bên trong hàng rào gỗ.
Chị Tư mở cửa bước ra, bắt gặp cơn xúc động của bà cụ, bèn hỏi:
- Làm sao thế má?
- Con nhỏ Thu Sương bên hàng Chả Cá chớ ai. Nó biểu tao già mà không chịu đi họp làm guơng. Tổ cha nó, nó làm gương cho lắm vào, sao cửa tiệm cứ đóng hoài vậy? Làm gương rồi có ra con cá nào đem làm chả không?
- Thôi má hơi đâu mà tức cái chuyện đó. Thời buổi này, má để tâm vào những chuyện đó thì sẽ có ngày rắc rối đó.
- Thời nào thì thời chớ, có khi nào ranh con nứt mắt ra mà đã dám lên mặt dạy dỗ người già đâu.
- Ủa, thế má không nghe chú Hòa kể chuyện hôm qua bị đám con nít bẩy, tám tuổi đứng ở đầu phố thổi tu huýt chặn xe lại sao?
- Làm chi vậy?
- Chúng nó dậy dỗ chú Hòa không nên để tóc dài. Nếp sống văn hóa mới mà !
- Đầu thằng Hòa mà dài cái giống gì. Sao thằng Sinh tóc nó như tóc con gái mà nó vẫn ra vô Phường gẩy đàn, có sao đâu?
- Chưa đâu má ơi. Bây giờ cần, họ còn để yên. Mai mốt rồi coi, nói không nghe, nó đuổi tuốt đi Kinh tế mới, chừng đó đừng có kêu trời.
Bà Năm nhớ đến trường hợp của mình. Lời cảnh cáo của con bé Thu Sương làm bà hơi chột dạ. Tuy nhiên bà vẫn nói cứng:
- Tao già rồi, tao chẳng họp hành gì hết ráo. Có giỏi bắt tao đi Kinh tế mới coi.
- Má nói cứng vậy, chớ lúc có lệnh đi là phải đi tuốt. Má có nhớ tuần trước cái gia đình ở bên Tân Bình bị liệng lên xe không? Có đủ già, trẻ, lớn, bé đó. Đâu có phân biệt gì. Thôi, tối nay họp Tổ dân phố, má cố qua họp một hôm đi.
- Họp ở đâu?
- Bên nhà ông Cường thợ giầy đó.
- Ý thôi đi mày! Tao đã thề không ngó tới nó rồi mà. Hồi xưa nó gọi tao là đĩ già không nên nết, tao đánh nó một guốc phun máu đầu, mày không nhớ sao?
- Ôi chuyện xưa cũ rích rồi, má nhớ làm chi. Má không siêng đi họp, nó báo cáo là phản động, mệt lắm đó má.
- Phản động! Tao già rồi mà phản động cái nỗi gì. Con mẹ mày, mày cũng một giọng như tụi nó đem ra để hù tao hả ? Nói cho mày hay, tao không họp hành gì hết ráo!
Chị Tư vừa ngán ngẩm, vừa hậm hực vì cái tính cứng cổ của bà già, nghe xong không đáp, ngúng nguẩy đi ra ngõ. Bà Năm tuy không còn một chút gì giận dữ sau lời nói của con bé Thu Sương, nhưng lại bị lời nói của lão thợ giầy hồi năm xưa thay thế. Bà lão cũng vùng vằng bỏ tuốt lên lầu, ngồi xuống cái ghế gỗ kế bên cửa sổ. Ở đó, bà lại tiếp xúc với quang cảnh quen thuộc trước mặt, khẩu hiệu la liệt, tiếng loa ồn ào, người ra vô tấp nập và tiếng trống, tiếng kèn om sòm vọng xuống từ khu lầu ba do nhóm thằng Sinh, thằng Quí khua lên loạn xạ.
Chợt bà chú ý tới một nhân vật vừa xuất hiện ở trên ban công lầu hai. Vai anh ta choàng một cuộn lớn dây điện. Vòng quanh thắt lưng là cả lô lỉnh kỉnh đồ nghề như dao, kìm, băng keo và những cái linh tinh khác. Lúc hắn bò ra phía gần cột đèn thì bà Năm nhận ra nó là con nhà Hiển.
Thằng Hiển là chuyên viên sửa máy móc, nhất là máy ra-dô thì là nghề ruột của nó. Hèn chi mà nó chui được vô guồng máy công việc của Phường. Bây giờ có vẻ như nó đang giăng thêm dây để nối thêm một đường loa nào đó. Bà Năm thấy nó leo từ ban công qua cột đèn, tử cột đèn nó đu sang mái thấp nhà trước cửa, rồi từ cái mái thấp này nó truyền mãi ra tận đằng sau chợ.
Hồi này nó ốm nhom. Nó leo trèo, trông như một con khỉ nhỏ. Công việc cực như thế, nhưng lương thì biết chắc chỉ tối đa ba chục đồng. Nhà nước còn đang chuẩn bị biên chế cho công nhân viên chức. Chừng nào có biên chế thì mọi người tùy theo trình độ, khả năng, bằng cấp mà đánh giá mức lương! Còn bây giờ thì đồng hạng ba chục tuốt. Bà cụ Năm nghĩ bụng, leo trèo vất vả kiểu đó lại bợm nhậu như thằng Hiển, nó chỉ say sưa một buổi chiều là văng cả tháng lương.
Nhưng vấn đề là không phải trông vào cái lương đó. Vô được Ban Thông tin Văn hóa là chắc ăn khỏi phải đi Kinh tế mới, khỏi luôn cả đi lao động nghĩa vụ. Nó tàng tàng đến chiều tối mới thong thả đạp xe đi sửa máy tại các tư gia. Vừa sửa máy, vừa buôn đồ phụ tùng, lại chôm chĩa đồ tốt, tráo trở đồ xấu, mỗi tháng nó kiếm dư vài trăm. Nó gọi bà Năm bằng thím. Thím cháu xa lắc, cả năm nó mới ghé chơi chừng một hai lần. Tết vừa rồi nó đi đâu mất biến không thấy dẫn vợ con lại.
Bây giở thì nó đã mất hút ở sau một mái nhà cao ở mé gần chợ. Cho mãi đến chiều hôm sau, bà Năm mới lại gặp nó đi ngang qua nhà. Lần này bà kéo nó vô, bắt uống nước, rồi nói:
- Mày sửa máy bên Phường, hả Hiển.
- Chút đỉnh giữ chỗ thôi. Trông vào Phường thì có mà chết đói !
- Biết rồi, nhưng cũng là nhân viên nhà nước chứ bộ!
- Ôi, nước với nôi gì. Cỡ cháu thì còn lâu mới được biên chế.
Bà Năm đổi giọng thì thào:
- Này Hiển, hồi này sao tao sinh chứng nhức đầu. Mỗi lần cái loa đằng trước nó óe lên, tao muốn long óc ra mà chết quá.
Hiển kêu lên:
- Trời ơi! Sao thím không ra Y tế Phường khai bệnh mà xin thuốc đi.
Mắt bà Năm long lên:
- Thuốc cái con chó. Xếp hàng nửa buổi nó thí cho mấy viên thuốc cảm, nhằm nhò gì.
- Thì xin giấy giới thiệu đi bệnh xá.
- Đi lên trời thì cũng không hết được cái bệnh nhức đầu này. Mày biết hôn, tại cái loa của mày đó!
Mặt Hiển ngẩn ra nhìn ngơ ngác. Bà cụ chỉ ra cửa, giải thích thêm:
- Nó kêu ra rả từ sáng tới tối. Ôi thôi đủ thứ chuyện, đủ thứ nhạc, đủ thứ lải nhải gì đâu, tao chịu trận hết nổi rồi. Càng nghe nó nói, tao càng lên ruột. Mày giúp tao đi ! Tay mày chỉ mó vô hai ba phút thì nó êm rơ chớ gì.
Mắt Hiển trợn tròn lên:
- Ôi nội ơi, bà biểu tui làm hư nó đi hả? Bà muốn tui đi học tập mút chỉ hay sao mà xúi tui làm chuyện động trời đó.
Hình minh họa
Bà Năm nhìn Hiển trân trân. Bà cố níu kéo lại ở nó tâm tình quen thuộc của thằng cháu ngày xưa. Nhưng thời buổi này, con người thay đổi nhanh chóng mấy hồi. Lướ quớ, nó đi tố cáo thì nguy to ! Nghĩ ra điều đó, bà thấy giật mình, vội vàng bào chữa:
- Gớm, mày nói cái gì "xúi dục" nghe mà ghê. Ai xúi dục gì mày. Tao nói chơi vậy thôi chớ.
- Thôi đi bà ơi, ai dại gì nói chơi chết người kiểu đó. Bà biết không, bọn Bảo vệ chúng nó dòm chừng tôi từng bước. Nháy nhó cái gì là nó tống đi cải tạo tức thời chớ ở đó mà nói chơi.
Nói rồi thằng cháu hối hả bỏ về, nó làm như thể ngồi nán thêm chút nữa thì cả Phường này đều rõ hai thím cháu đã vừa âm mưu bàn chuyện phá hoại.
***
Ước nguyện của bà Năm do đó không thành. Bà tiếp tục trở thành nạn nhân của cái loa. Quả thực càng ngày nó càng trở nên một cực hình đối với tuổi già của bà. Buổi sáng đang êm đềm trong giấc ngủ, tiếng loa xé toang bầu không khí yên tĩnh của căn phòng chật hẹp trên gác xép của bà, đập vào màng nhĩ những âm thanh chát chúa làm bà choàng dậy. Bà hốt hoảng trong trạng thái mơ màng, buồng tim vì thế đập loạn liên hồi làm lồng ngực của bà đau thắt lại. Bà phải ôm choàng lấy cái mền, vừa rên rỉ chúi đầu vào đó, vừa nằm ép cứng người xuống tấm phản gỗ.
Nhưng trốn đi đâu thì tiếng đọc bài the thé của con Thu Sương cũng ùa vào khắp căn phòng. Nó trở thành những ngọn roi đánh vào từng đường gân, thớ thịt trong bộ não lùng bùng của bà. Có hôm bà nằm lịm đi, mồ hôi vã ra ướt đẫm cả lưng áo, kéo theo cơn mệt mỏi đến rã rời. [CENTER] *** CENTER] Được một thời gian sau, bỗng nhiên giờ giấc của cái loa được thu ngắn lại. Rồi ngắn nữa. Trước, thì buổi trưa bà đã được nằm êm ả nghe tiếng mẹ Sáu kế bên ru con ở đầu hồi. Sau, cả đến buổi sáng, bà vẫn còn được nằm nghe tiếng chuột chạy khi trời đã lên ánh nắng chói lòa. Rồi tới giai đoạn, cả buổi chiều tối, chương trình phát thanh của Ban Thông tin Văn hóa phường cũng tự nhiên biến mất, không một lời giải thích.
Mọi sự ọ ẹ trên loa bây giờ thì chỉ còn là những thông cáo cần thiết về các sinh hoạt của Phường, nhất là những thông báo về giờ giấc đem hàng về của xe Hợp tác xã. Tiếng loa chỉ kêu gọi bà con đi mua nhu yếu phẩm, hay mua hàng của Hợp tác xã tiêu thụ.
Một hôm, bà Năm gặp Hiển ở đầu chợ, liền kéo nó lại nói:
- Tao hết bệnh nhức đầu rồi, mà sao bây giờ lại thấy nhớ cái loa của mày quá. Bộ nó cũng ăn độn như tao sao mà hết hơi rồi đấy hả ?
Hiển cười cười:
- Độn khỉ gì! Tại bức bách nó quá thì nó mau hư. Lại không có đồ phụ tùng sửa nên đành phải tém dẹp bớt giờ đi chớ có cái gì đâu.
Bà cụ nghe nói hí hởn ra mặt. Bà yên chí chắc ăn rằng từ nay vĩnh viễn sẽ được giải phóng bởi tiếng loa đã từng có thời gian làm bà mất ăn mất ngú. Cả đến con bé Thu Sương bây giờ cũng bị cho nghỉ việc. Rồi bà con chòm xóm thấy nó ngồi bán thuốc lá lẻ ở đầu chợ. Con bé bây giờ đã thấy bớt vênh váo. Lâu lâu lại còn biết nói xỏ xiên. Có lần nó dám túm một anh cán bộ giằng co tay đôi giữa đường phố ngay xế cửa Ủy ban Phường. Một tay nó túm lấy áo, một tay nó xỉa xói dữ dằn để trả lời câu phê phán của anh ta:
- Tui ăn bám ai ? Ăn bám hồi nào? Ai tàn dư ? Ai đồi trụy ? Nói rõ hẳn ra nghe coi....
Cả phố xúm lại. Ai cũng bụm miệng cười. Bữa đó nó chanh chua dữ, mà sao bà Năm lại thấy nó có duyên tệ. Mà nói cho ngay, anh cán bộ nghe “trên” nói thì nhắc lại vậy thôi, chứ từ hồi nào, anh đâu có biết ai với trong cái thành phố hỗn độn này để nêu rõ rạch ròi đứa nào ăn bám, ăn bám ai, ăn bám cái gì....
Nhưng rồi sự đáp ứng nguyện vọng của bà Năm về cái loa dần dần tiến tới giai đoạn quá lố, nghĩa là trên cả mức bà trông đợi.
Đó là giờ giấc phát thanh của nó co rút lại đến độ mà ngay cả những cái thông báo cần thiết đến đời sống hằng ngày của mọi người, nó cũng không thèm ọ, ẹ cho. Tuần trước, nhà bà Năm mua hụt chuyến nước mắm ngon cũng chỉ vì không được nghe thông báo trên loa kịp thời. Tuần này, có kỳ bán củi ngoài tiêu chuẩn, nhà bà cũng bị hụt mua. Cứ cái cung cách này thì sẽ còn bị thiệt thòi nhiều thứ lắm.
Thiên hạ bắt đầu xì xào là tụi làm Hợp tác xã chúng nó ma giáo lắm. Hàng về mà ung thối thì cho nhân viên đi từng nhà thông báo rành rọt để bà con tới mua đông đủ. Gặp chuyến ngon lành, tổ cha chúng nó, cái miệng êm rơ hổng thèm nói với ai một tiếng để dễ bề tẩu tán đem ra chợ đen đội giá lên bằng trời. Hỏi đến nơi đến chốn thì chúng nó khai bị cái loa hư. Hỏi hư sao không sửa thì chúng nó nói tại thiếu đồ phụ tùng. Tổ cha quân nói dóc, sao cái loa ở nhà ông Phường Ủy, chạy băng cải lương tối ngày bị cháy đến khét lẹt, cả xóm biết, ấy vậy mà chỉ hôm sau nó đã lại chí choét ngon ơ !
Như vậy, dù sao thì cái loa cũng trở thành lý do chính đáng làm cho bao nhiêu lần bà con lối xóm bị thiệt thòi, mua hụt nhiều thứ thêm thắt ngoài tiêu chuẩn.
Một hôm, thấy thằng Hiển lót tót đạp xe đi qua cửa, bà Năm tác xác:
- Hiển ! Mày làm ăn kiểu gì cà chớn, sao để cái loa hư hoài vậy? Mày không biết tôn trọng tiếng nói của nhân dân sao ?
Hiển cười toe toét :
- Bộ thím "nhớ" cái loa hả? Tốt thôi ! Thành Ủy vừa thông báo sẽ cấp ngân khoản cho các Phường bảo trì cái loa để gia tăng công tác thông tin, vận động, tuyên truyền. Tới lúc đó, thím tha hồ mà nghe.
Mặt bà Năm bỗng nhiên trở nên tái mét. Bà có cảm giác như những cơn nhói tim trước đây tưởng đã biến mất nay bỗng nhiên ùa trở lại khiến cho chân tay của bà trở nên bủn rủn khiến bà như muốn khụy xuống….
NHẬT TIẾN
12-1980
12-1980
Và sau đây là "Lời người post"
Theo phóng viên của hãng thông tấn AP khi đi thăm Hà Nội vào năm 2009 thì "Trong một đất nước Việt Nam đang hiện đại hóa nhanh chóng, nhiều dấu tích của thời chiến tranh đã dần phai nhạt, nhưng có một thứ vẫn còn:
''Đó là mạng lưới loa phóng thanh trên khắp cả nước!"
Chính ông Phạm Văn Hiện, chủ tịch phường Khương Mai, Hà Nội cũng đã nói:
"Tôi phải thừa nhận rằng những người sống gần những cái loa là rất khổ. Tiếng loa cứ xói vào tai họ"..
Một cư dân Hà Nội tên là Trần Hùng cũng đã viết trên báo Tiền Phong :
"Thử tưởng tượng nếu sống cạnh cái loa, ai đó trong nhà ốm thập tử nhất sinh mà ngày ngày cứ được nghe bài hát "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay !" thì thật kinh khủng ! Nếu hàng xóm nhà tôi mà gây ồn như thế, tôi sẽ đưa họ ra tòa. Thế mà cái loa Phường cứ gây ô nhiễm tiếng ồn mãi!".
Hà Nội có tới 577 phường, hằng ngày các thông tin được rót xuống từ Bộ Văn hóa, cộng thêm hàng loạt tin tức khác, từ chuyện lụt lội trong Phường đến chuyện một thầy bói Nga dự đoán tương lai của tổng thống Mỹ Obama..v..v.. Trừ một số loa ở các Phường bị chính dân địa phương phá hoại (hoặc cắt dây điện, đập bể màng loa, thậm chí có nơi còn vẩy axit hay dội cả nước sôi) để cho im tiếng, nhưng nhiều nơi, tiếng loa Phường vẫn tiếp tục làm khổ tai dân chúng.
Từ đầu thập niên 80, nhà văn Nhật Tiến đã viết một truyện ngắn về cái khổ nạn này. Hơn ba mươi năm trời đã trôi qua, tưởng thứ "loa hung thần" này đã lui vào dĩ vãng theo thời bao cấp cùng với những sổ gạo hay tem phiếu, ấy vậy mà nó vẫn còn tồn tại.
Xin đăng lại truyện ngắn này để độc giả cảm thông với người dân dưới chế độ XHCN qua tiếng …Loa Phường !
ĐPK
http://khaiphong.org/showthread.php?1411-%C6%AF%E1%BB%9Bc-V%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7a-B%C3%A0-N%C4%83m-Nh%E1%BA%ADt-Ti%E1%BA%BFn
http://khaiphong.org/showthread.php?1411-%C6%AF%E1%BB%9Bc-V%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7a-B%C3%A0-N%C4%83m-Nh%E1%BA%ADt-Ti%E1%BA%BFn