Văn Học & Nghệ Thuật

VÀI NÉT MIỀN HƯƠNG NGỰ, "ĐẤT NƯỚC QUÊ TÔI VÀ THI CA"

Có một truyền thuyết trong dân gian rằng: Ngày xưa có một vị tướng của triều đình đã đánh bại một con rồng đen, nó sợ quá chui thẳng xuống thượng nguồn sông An Cựu. Vào những ngày nắng ráo, rồng đen thiếu nước sống, quẫy đuôi dữ dội dưới lòng đất làm cho nước sông trên nguồn chảy về bị vẩn đục

VÀI NÉT MIỀN HƯƠNG NGỰ,

"ĐẤT NƯỚC QUÊ TÔI VÀ THI CA"

 

 
MINH CHÂU
Tại sao lại gọi là Hương Ngự? Vì đó là sông Hương Giang và núi Ngự Bình, hai nét đặc trưng để nói đến vùng Thừa Thiên – Huế, đất nước quê tôi:
"Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong"
Núi Ngự Bình nổi cao lên một cách độc lập, xa xa ngay trước hoàng thành. Nhà vua đã coi ngọn núi đó như một bức bình phong, trong vị thế phong thổ của kinh thành, nên nó được gọi là núi Ngự Bình (Ngự là vua, của vua)
Có một truyền thuyết trong dân gian rằng: Ngày xưa có một vị tướng của triều đình đã đánh bại một con rồng đen, nó sợ quá chui thẳng xuống thượng nguồn sông An Cựu. Vào những ngày nắng ráo, rồng đen thiếu nước sống, quẫy đuôi dữ dội dưới lòng đất làm cho nước sông trên nguồn chảy về bị vẩn đục. Đến khi có mùa mưa lớn, nước nguồn nhiều, rồng đủ nước nên nằm yên, do đó nước sông chảy về trở nên trong xanh.
Nói đến Huế phải nói đến sông Hương, một con sông thật đặc biệt. Nó không có nhiều sóng dữ, nước đục và chảy xiết như những sông ở hai miền Nam Bắc; nó cũng không có những khúc sông nông cạn như các sông xứ Quảng. Đó là một con sông nước trong xanh, nước lặng lờ trôi êm đềm; có khi hầu như mặt nước hồ thu, có khi thì gợn sóng lăn tăn trong những buổi sớm mai, hay buổi hoàng hôn tĩnh lặng.
Nếu ai thả thuyền, đò trên dòng sông ban ngày, có thể nhìn thấy rong rêu, cá lội, và những dãi cát bồi ở các cạnh bờ sông; ban đêm thì mặt sông yên vắng, lại có gió mát trăng thanh do du khách thưởng lãm vào các mùa trăng, đêm đẹp trời. Càng đi lên thượng nguồn cảnh vật càng thơ mộng, không khí càng khoáng đãng và trong lành, rất hợp cho ai muốn tìm chốn giải khuây để tâm hồn được thư thái.
Sông Hương đã chia thành phố Huế thành hai nửa và được nối lại với nhau bằng chiếc cầu chính: cầu Tràng Tiền, có sáu vài mười hai nhịp, và được sơn đặc biệt màu trắng bạc. Một nhịp cầu đã gãy vào trận đánh Tết Mậu Thân (1968). Những thập niên sau đó cầu vẫn chưa được làm lại, mà chỉ được nối tạm để giao thông, có lẽ vì vậy mà hình ảnh nó đã được diễn tả bằng những lời hát ngậm ngùi của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng qua bài "Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy"?!
Từ cầu Tràng Tiền, xuôi bờ hữu ngạn, ta sẽ về thôn Vỹ Dạ, mà một thời Hàn Mặc Tử đã làm thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền...
Từ thôn Vỹ Dạ nhìn qua bờ sông Hương là "Cồn Hến". Đó là một dãi cồn đất bồi phù sa, đã tách rời sông Hương thành hai nhánh, và chập lại vào nhau, khi chiều dài của cồn kéo dài chừng hơn một km. tại sao gọi là "Cồn Hến"? Vì bờ cát xung quanh cồn rất nhiều hến sinh sống. Từ đó dân ở cồn này tạo ra một món ăn rất đặc biệt: "Cơm Hến", một món đặc sản. Ngoài ra, vì cồn là đất bồi, nên ở đây trồng bắp rất tốt và sai trái. Bởi vậy Hàn Mặc Tử đã tả trong thơ:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay...
Con đường qua khỏi thôn Vỹ bẻ ngoặc lại, tách rời con sông để xuôi về đến cửa Thuận An. Vào dịp hè, du khách có thể thoải mái tắm biển ở đây; một bãi biển với những rừng dương liễu vi vu suốt ngày. Gần nơi cửa sông Hương đổ ra biển, còn có một cồn đảo gọi là đảo Bồng Lai, nơi đây đã được xây dựng một lâu đài nghỉ mát của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Cẩn ngày xưa. Nếu từ thôn Vỹ Dạ ta đi rẽ về thôn Giạ Lê, Vân Thê, chúng ta sẽ qua một chiều cầu nhỏ bắc ngang một nhánh sông. Đường trên cầu có lợp mái ngói để che nắng, che mưa cho khách bộ hành. Đó là "Cầu Ngói", một công trình kiến tạo của một Mạnh Thường Quân nào đó. Hình ảnh chiếc cầu xa xôi này cũng đi vào ca dao:
Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui.
Trở lại cầu Tràng Tiền, xuôi bờ tả ngạn, ta sẽ thấy phố phường đông đúc, nhiều cửa hàng buôn bán sầm uất, và chợ Đông Ba phồn thịnh chiếm một vị trí náo nhiệt bên bờ sông Hương. Cạnh sát chợ, sông Hương cũng rẽ nhánh, cắt thẳng góc với bờ sông và lại chia cắt thành phố thành hai vùng: Hàng Bè (ngoại thành) và Gia Hội. Và để nối kết hai vùng lại thì có cầu Gia Hội, cầu Đông Ba, cống Thanh Long... Chúng ta cũng được nghe thấy qua thi ca:
Đông Ba, Gia Hội, hai cầu,
Anh mong qua lại để giải sầu cho em
Từ cầu Gia Hội, theo bờ sông Hương xuôi ta sẽ gặp chợ Dinh, bể Dâu, rồi đến bến đò Ca Cút. Chợ Dinh cũng có mặt trong ca dao
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim
Nghĩ đến Huế, phải nhắc đến nghề chằm nón. Để có "Chiếc Nón Bài Thơ", trong lá nón chằm, phải có đệm những câu thơ ngắn, tùy ý thích của người làm nón.
Em vẫn giữ bài thơ trong chiếc nón
Dù cho đời mưa nắng đục Kim Luông
Mưa có buồn trên đôi bờ Thương Bạc
Em vẫn còn thắp lửa đợi chờ anh
(Thái Tú Hạp)
Chúng ta trở lại khởi điểm phía bờ hữu ngạn, từ cầu Tràng Tiền đi ngược lên, sông Hương cũng tách thành một nhánh để trở thành sông An Cựu. Một bờ sông ngắn ở đây, được gọi là Bến Ngự.
Khúc bến này xưa kia nhà vua hay ra đó để nghỉ ngơi và hóng mát. Một bài hát mang tên "Đêm Tàn Bến Ngự" của Dương Thiệu Tước đã nói lên sự ngậm ngùi của một thời dĩ vãng đã phôi pha... Nơi đây, bên cạnh bờ sông Hương, có hai trường trung học lớn nhất Huế, một trương nam và một trường nữ nằm cạnh sát nhau, chỉ cách một con đường nhỏ, đó là trường Quốc Học và trường Đồng Khánh. Ai đã từng ở Huế vào tuổi học sinh, chắc hẳn đã có biết bao kỷ niệm êm đềm và sâu đậm. Áo dài đồng phục trắng, chiếc nón bài thơ, và một mái tóc thề, là biểu tượng đầy ý nghĩa cho một nữ sinh, một cô gái Huế. Vào mùa hè, các sân trường và đường phố rực lên màu đỏ thắm của hoa phượng vỹ. Đó cũng là mùa chia tay nghỉ hè của học trò, nên hoa phượng còn được mang tên khác là "hoa học trò". Cũng từ hai mái trường đó đã tạo ra biết bao nhân tài, và cũng từ hai mái trường đó (một nam và một nữ nằm cạnh nhau) vừa đến lứa tuổi xấp xỉ hai mươi, đã nảy sinh ra biết bao mối tình thơ mộng bên dòng sông mộng mơ ấy...
Đi qua các trường trung học và đại học, có một con đường thẳng góc với sông Hương, đoa là đường Nam Giao, mà trong một đoạn văn tả cảnh hoàng hôn, Xuân Diệu đã viết: "Con đường Nam Giao thẳng mà không bằng. Tôi khởi sự đi trong ánh sáng và tới dần trong bóng tối...", bởi vậy nó còn một tên khác là "Dốc Nam Giao". Đi lên đến cuối dốc có một khoảng đất rộng, đó là "Đàn Nam Giao". Nó được xây cất bằng đá, với ba tầng và nhiều cấp, chu vi là một hình nhiều cạnh đều, trên cùng là một mặt rộng bằng phẳng: đó là nơi để vua chúa làm lễ tế trời đất hằng năm, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, để thần dân trồng trọt được mùa.
Từ Đàn Nam Giao rẽ ra nhiều hướng đường để đi vào các vùng đồi núi phía tây Huế. Nơi đây có các lăng tẩm của vua chúa, các đền đài, cùng với các chùa miếu rải rác đó đây, đã tạo cho Huế có thật nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử. Những ngôi chùa xa lánh, thấp thoáng trên những ngọn đồi thông, làm ta liên tưởng đến phong cảnh chùa trong truyện "Hồn Bướm Mơ Tiên" của Khái Hưng...Vùng đồi núi này cũng có hai thắng cảnh đáng chú ý, là Đồi Vọng Cảnh và Điện Hòn Chén. Điện Hòn Chén là nơi thờ phượng của đạo Tiên Thiên Thánh Mẫu, được xây cất cheo leo trên một vách núi, bên dưới là dòng sông xanh ngắt, nước chảy lặng lờ, quanh co. còn từ đồi Vọng Cảnh, chúng ta có thể thưởng ngoạn một phần phong cảnh của kinh thành Huế, với bóng dáng Kỳ Đài cao ngất. Thấp thoáng bên kia là dòng sông Hương loáng bạc dưới ánh nắng mặt trời, và mất hút ra vùng biển khơi.
Nếu từ cầu Tràng Tiền, ngược bờ hữu ngạn, chúng ta sẽ đến gặp một đầu của cầu Bạch Thổ vắt ngang qua sông Hương. Gần dưới chân cầu là "Cồn Gỉa Viên", nơi đây cũng trồng bắp rất tốt, một cây có thể đến bốn trái và ngon hơn các nơi khác.
Trước khi chúng ta đến Nguyệt Biều, Lương Quán, chúng ta sẽ đi qua một nơi gọi là "Hang Hổ Quyền". Đây cũng là một di tích ngày xưa, một vị trí được nhà vua cho xây cất để làm nơi nuôi hổ, và xem những trận đấu giữa loài hổ với nhau. Chúng ta trở lại, ở trước mặt trường Đồng Khánh và Quốc Học, là bến đò Thừa Phủ. Chúng ta là khách viễn du, đi một chuyến đò ngang sang sông, để ngắm nhìn cô lái đò nghiêng nghiêng khuôn mặt trong vành nón, đưa con đò đến bờ bên kia, là bến Thương Bạc, hoặc bến Phu Văn Lâu:
"Chiều chiều trước bến Phu Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non".
Từ bến Phu Văn Lâu nhìn lên là cửa Ngọ Môn, và phía trong thành là Kỳ Đài cao lớn, bề thế, tọa lạc trên một khoảng đất rộng rãi:
"Ngọ Môn ba cửa, chín lầu,
Khuyên em là phận gái, chớ hỏi chốn kinh thành làm chi"
Sau lưng Kỳ Đài là Đại Nội, nơi các triều vua Việt Nam ngự trị từ thời Chúa Nguyễn Ánh cho đến thời Bảo Đại. Các địa danh trong cung cấm, đền đài của nội thành còn ghi lại trong tu thư của Việt Sử, nhưng nếu ta có trở lại đây, để mong tìm thấy một chút kỷ niệm nào đó, sau những năm tháng bôn ba ở xứ người, thì ở đây cũng chỉ còn một khung trời cổ kính, rêu phong với:
"Cung miếu triều xưa dây vắng ngắt,
Trăng mờ khắc khoải quốc kêu thâu"
(C.M.T)
Qua khỏi kinh thành, theo bờ sông Hương ngược dòng, chúng ta sẽ qua vùng Kim Long (Kim Luông) rồi đến chùa Linh Mụ. Một ngôi chùa xây cất trên một ngọn đồi cao, nằm bên cạnh ngã ba sông, với một tháp cao bảy tầng cổ kính. Từ đây, trong những đêm yên lặng và thanh vắng, những người dân ở xa dưới phố phường sẽ nghe rõ tiếng chuông chùa ngân nga trong không gian tịch mịch. "Tiếng chuông Linh Mụ, canh gà Thọ Xương".
Tục truyền rằng, ngày xưa Chúa Nguyễn Ánh nằm mộng thấy một bà cụ, tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc, đến bảo Chúa hãy cầm ba nén hương thắp đỏ, và đi về hướng Nam, khi nào hương tàn tắt thì hãy đóng đô tại đấy. Chúa đã làm theo lời và gặp được đất Phú Xuân (Huế) này để đóng đo. Chúa đã cho xây cất ngôi chùa này, bên bờ sông Hương và đặt tên là chùa Linh Mụ (hoặc Thiên Mụ) để nhớ ơn vị nữ thần nhân đó.
Theo bờ sông, vượt qua chùa Linh Mụ ta sẽ đến đền Văn Thánh, nơi thờ và ghi tạc bản vàng bia đá của các tiến sĩ, đại học sĩ của các triều vua. Nếu chúng ta trở lại sông An Cựu, vượt qua chiếc cầu theo quốc lộ, thì hoặc là sẽ rẽ qua "Nghẹo Giàn Xay" để lên viếng núi Ngự Bình; hoặc là cứ theo quốc lộ về hướng nam, chúng ta sẽ đến phi trường Phú Bài, rồi Nong, Truồi, Cầu Hai... và cuối cùng là Lăng Cô, ở sát dưới chân đèo Hải Vân.
Từ Nong, Truồi nhìn lên, đối diện với mặt biển là Động Núi Truồi, mà ta từng nghe qua câu ca dao:
"Núi Truồi ai đắp nên cao,
Sông Gianh ai bới, ai đào nên sâu"
Vùng này đặc sản có lá chè Truồi, cau Cầu Hai và nghêu, sò, hến ở Lăng Cô cho du khách thưởng thức.
Kế núi Truồi là núi Bạch Mã. Người Pháp xưa kia đã biết khia thác đỉnh núi này thành một nơi nghỉ mát lý tưởng, vì đỉnh núi này là nơi độc nhất ở miền Trung, có khí hậu giống cao nguyên Đà Lạt.
Trước khi đến chân đèo Hải Vân, ta sẽ qua các đèo khác, như đèo Đá Bạc, đèo Phú Gia, đèo Phước Tượng... rồi đến bãi bể Cảnh Dương. Đó là một trong các bãi bể đẹp nhất của miền Trung, với bờ cát thoai thoải và phong cảnh thật hữu tình và nên thơ.
Từ đèo Đá Bạc, ta đi đò vượt phá qua Vinh Lộc, một huyện gần biển. Đò vừa cập bến, ta sẽ đến thưởng ngoạn phong cảnh chùa Túy Vân. Đó cũng là một ngôi chùa đẹp trong cảnh sắc: trời, mây, nước, và được xây cất trên một đỉnh đồi nhỏ. Từ chùa và đỉnh đồi, ta có thể nhìn ra một bao la: đầm Thủy Tú, Phá Tam Giang, rồi cửa biển Tư Hiền giáp với chân đèo Hải Vân. Tại sao lại là Hải Vân? Nếu chúng ta qua đèo này, sẽ thấy mây nối liền núi, núi nối liền biển, cheo leo trong gang tấc, bên đường đèo, bám sát lấy sườn núi.
Đất nước quê tôi còn nhiều nơi thật đẹp, thật đáng yêu. Trên đây chỉ là những nét chấm phá, mà một phần đời tôi đã sống ở đó, trong những ngày tháng của tuổi thơ, với biết bao kỷ niệm êm đềm và khó quên. Hẹn Huế một ngày tháng đẹp trời nào đó, tôi sẽ về thăm lại, Huế nhé!
Có tiếng gọi chiều nay trong lòng Huế
Bước chân em về vàng nắng Ngự Viên
Hoàng Thành xưa tiếng chim còn ríu gọi
Tà áo bay lưu luyến nhịp Trường Tiền...
(Thái Tú Hạp)
Thế đấy, mọi người vẫn hướng về Huế, cả thế giới đang có một tầm nhìn về Huế. Mấy tháng trước đây, một nước ở Châu Âu đã chịu tài trợ để trùng tu những di tích lịch sử ở Huế. Có thể rằng một vụ động đất hay núi lửa sẽ xáo trộn sự hiện hữu ở một nơi nào đó; nhưng nếu chỉ có bão lụt, mưa nắng của thời gian, hay những biến cố do bàn tay của con người, thì chỉ có thể xoi mòn hay gọt dũa những viên đá trở thành những viên ngọc hay kim cương lóng lánh. Điều này cũng phải được hiểu bao gồm cả tâm hồn trong mỗi một con người. Tôi kỳ vọng rằng Huế quê tôi cũng sẽ được hiểu là như vậy.

 

MINH CHÂU

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

VÀI NÉT MIỀN HƯƠNG NGỰ, "ĐẤT NƯỚC QUÊ TÔI VÀ THI CA"

Có một truyền thuyết trong dân gian rằng: Ngày xưa có một vị tướng của triều đình đã đánh bại một con rồng đen, nó sợ quá chui thẳng xuống thượng nguồn sông An Cựu. Vào những ngày nắng ráo, rồng đen thiếu nước sống, quẫy đuôi dữ dội dưới lòng đất làm cho nước sông trên nguồn chảy về bị vẩn đục

VÀI NÉT MIỀN HƯƠNG NGỰ,

"ĐẤT NƯỚC QUÊ TÔI VÀ THI CA"

 

 
MINH CHÂU
Tại sao lại gọi là Hương Ngự? Vì đó là sông Hương Giang và núi Ngự Bình, hai nét đặc trưng để nói đến vùng Thừa Thiên – Huế, đất nước quê tôi:
"Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong"
Núi Ngự Bình nổi cao lên một cách độc lập, xa xa ngay trước hoàng thành. Nhà vua đã coi ngọn núi đó như một bức bình phong, trong vị thế phong thổ của kinh thành, nên nó được gọi là núi Ngự Bình (Ngự là vua, của vua)
Có một truyền thuyết trong dân gian rằng: Ngày xưa có một vị tướng của triều đình đã đánh bại một con rồng đen, nó sợ quá chui thẳng xuống thượng nguồn sông An Cựu. Vào những ngày nắng ráo, rồng đen thiếu nước sống, quẫy đuôi dữ dội dưới lòng đất làm cho nước sông trên nguồn chảy về bị vẩn đục. Đến khi có mùa mưa lớn, nước nguồn nhiều, rồng đủ nước nên nằm yên, do đó nước sông chảy về trở nên trong xanh.
Nói đến Huế phải nói đến sông Hương, một con sông thật đặc biệt. Nó không có nhiều sóng dữ, nước đục và chảy xiết như những sông ở hai miền Nam Bắc; nó cũng không có những khúc sông nông cạn như các sông xứ Quảng. Đó là một con sông nước trong xanh, nước lặng lờ trôi êm đềm; có khi hầu như mặt nước hồ thu, có khi thì gợn sóng lăn tăn trong những buổi sớm mai, hay buổi hoàng hôn tĩnh lặng.
Nếu ai thả thuyền, đò trên dòng sông ban ngày, có thể nhìn thấy rong rêu, cá lội, và những dãi cát bồi ở các cạnh bờ sông; ban đêm thì mặt sông yên vắng, lại có gió mát trăng thanh do du khách thưởng lãm vào các mùa trăng, đêm đẹp trời. Càng đi lên thượng nguồn cảnh vật càng thơ mộng, không khí càng khoáng đãng và trong lành, rất hợp cho ai muốn tìm chốn giải khuây để tâm hồn được thư thái.
Sông Hương đã chia thành phố Huế thành hai nửa và được nối lại với nhau bằng chiếc cầu chính: cầu Tràng Tiền, có sáu vài mười hai nhịp, và được sơn đặc biệt màu trắng bạc. Một nhịp cầu đã gãy vào trận đánh Tết Mậu Thân (1968). Những thập niên sau đó cầu vẫn chưa được làm lại, mà chỉ được nối tạm để giao thông, có lẽ vì vậy mà hình ảnh nó đã được diễn tả bằng những lời hát ngậm ngùi của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng qua bài "Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy"?!
Từ cầu Tràng Tiền, xuôi bờ hữu ngạn, ta sẽ về thôn Vỹ Dạ, mà một thời Hàn Mặc Tử đã làm thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền...
Từ thôn Vỹ Dạ nhìn qua bờ sông Hương là "Cồn Hến". Đó là một dãi cồn đất bồi phù sa, đã tách rời sông Hương thành hai nhánh, và chập lại vào nhau, khi chiều dài của cồn kéo dài chừng hơn một km. tại sao gọi là "Cồn Hến"? Vì bờ cát xung quanh cồn rất nhiều hến sinh sống. Từ đó dân ở cồn này tạo ra một món ăn rất đặc biệt: "Cơm Hến", một món đặc sản. Ngoài ra, vì cồn là đất bồi, nên ở đây trồng bắp rất tốt và sai trái. Bởi vậy Hàn Mặc Tử đã tả trong thơ:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay...
Con đường qua khỏi thôn Vỹ bẻ ngoặc lại, tách rời con sông để xuôi về đến cửa Thuận An. Vào dịp hè, du khách có thể thoải mái tắm biển ở đây; một bãi biển với những rừng dương liễu vi vu suốt ngày. Gần nơi cửa sông Hương đổ ra biển, còn có một cồn đảo gọi là đảo Bồng Lai, nơi đây đã được xây dựng một lâu đài nghỉ mát của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Cẩn ngày xưa. Nếu từ thôn Vỹ Dạ ta đi rẽ về thôn Giạ Lê, Vân Thê, chúng ta sẽ qua một chiều cầu nhỏ bắc ngang một nhánh sông. Đường trên cầu có lợp mái ngói để che nắng, che mưa cho khách bộ hành. Đó là "Cầu Ngói", một công trình kiến tạo của một Mạnh Thường Quân nào đó. Hình ảnh chiếc cầu xa xôi này cũng đi vào ca dao:
Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui.
Trở lại cầu Tràng Tiền, xuôi bờ tả ngạn, ta sẽ thấy phố phường đông đúc, nhiều cửa hàng buôn bán sầm uất, và chợ Đông Ba phồn thịnh chiếm một vị trí náo nhiệt bên bờ sông Hương. Cạnh sát chợ, sông Hương cũng rẽ nhánh, cắt thẳng góc với bờ sông và lại chia cắt thành phố thành hai vùng: Hàng Bè (ngoại thành) và Gia Hội. Và để nối kết hai vùng lại thì có cầu Gia Hội, cầu Đông Ba, cống Thanh Long... Chúng ta cũng được nghe thấy qua thi ca:
Đông Ba, Gia Hội, hai cầu,
Anh mong qua lại để giải sầu cho em
Từ cầu Gia Hội, theo bờ sông Hương xuôi ta sẽ gặp chợ Dinh, bể Dâu, rồi đến bến đò Ca Cút. Chợ Dinh cũng có mặt trong ca dao
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim
Nghĩ đến Huế, phải nhắc đến nghề chằm nón. Để có "Chiếc Nón Bài Thơ", trong lá nón chằm, phải có đệm những câu thơ ngắn, tùy ý thích của người làm nón.
Em vẫn giữ bài thơ trong chiếc nón
Dù cho đời mưa nắng đục Kim Luông
Mưa có buồn trên đôi bờ Thương Bạc
Em vẫn còn thắp lửa đợi chờ anh
(Thái Tú Hạp)
Chúng ta trở lại khởi điểm phía bờ hữu ngạn, từ cầu Tràng Tiền đi ngược lên, sông Hương cũng tách thành một nhánh để trở thành sông An Cựu. Một bờ sông ngắn ở đây, được gọi là Bến Ngự.
Khúc bến này xưa kia nhà vua hay ra đó để nghỉ ngơi và hóng mát. Một bài hát mang tên "Đêm Tàn Bến Ngự" của Dương Thiệu Tước đã nói lên sự ngậm ngùi của một thời dĩ vãng đã phôi pha... Nơi đây, bên cạnh bờ sông Hương, có hai trường trung học lớn nhất Huế, một trương nam và một trường nữ nằm cạnh sát nhau, chỉ cách một con đường nhỏ, đó là trường Quốc Học và trường Đồng Khánh. Ai đã từng ở Huế vào tuổi học sinh, chắc hẳn đã có biết bao kỷ niệm êm đềm và sâu đậm. Áo dài đồng phục trắng, chiếc nón bài thơ, và một mái tóc thề, là biểu tượng đầy ý nghĩa cho một nữ sinh, một cô gái Huế. Vào mùa hè, các sân trường và đường phố rực lên màu đỏ thắm của hoa phượng vỹ. Đó cũng là mùa chia tay nghỉ hè của học trò, nên hoa phượng còn được mang tên khác là "hoa học trò". Cũng từ hai mái trường đó đã tạo ra biết bao nhân tài, và cũng từ hai mái trường đó (một nam và một nữ nằm cạnh nhau) vừa đến lứa tuổi xấp xỉ hai mươi, đã nảy sinh ra biết bao mối tình thơ mộng bên dòng sông mộng mơ ấy...
Đi qua các trường trung học và đại học, có một con đường thẳng góc với sông Hương, đoa là đường Nam Giao, mà trong một đoạn văn tả cảnh hoàng hôn, Xuân Diệu đã viết: "Con đường Nam Giao thẳng mà không bằng. Tôi khởi sự đi trong ánh sáng và tới dần trong bóng tối...", bởi vậy nó còn một tên khác là "Dốc Nam Giao". Đi lên đến cuối dốc có một khoảng đất rộng, đó là "Đàn Nam Giao". Nó được xây cất bằng đá, với ba tầng và nhiều cấp, chu vi là một hình nhiều cạnh đều, trên cùng là một mặt rộng bằng phẳng: đó là nơi để vua chúa làm lễ tế trời đất hằng năm, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, để thần dân trồng trọt được mùa.
Từ Đàn Nam Giao rẽ ra nhiều hướng đường để đi vào các vùng đồi núi phía tây Huế. Nơi đây có các lăng tẩm của vua chúa, các đền đài, cùng với các chùa miếu rải rác đó đây, đã tạo cho Huế có thật nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử. Những ngôi chùa xa lánh, thấp thoáng trên những ngọn đồi thông, làm ta liên tưởng đến phong cảnh chùa trong truyện "Hồn Bướm Mơ Tiên" của Khái Hưng...Vùng đồi núi này cũng có hai thắng cảnh đáng chú ý, là Đồi Vọng Cảnh và Điện Hòn Chén. Điện Hòn Chén là nơi thờ phượng của đạo Tiên Thiên Thánh Mẫu, được xây cất cheo leo trên một vách núi, bên dưới là dòng sông xanh ngắt, nước chảy lặng lờ, quanh co. còn từ đồi Vọng Cảnh, chúng ta có thể thưởng ngoạn một phần phong cảnh của kinh thành Huế, với bóng dáng Kỳ Đài cao ngất. Thấp thoáng bên kia là dòng sông Hương loáng bạc dưới ánh nắng mặt trời, và mất hút ra vùng biển khơi.
Nếu từ cầu Tràng Tiền, ngược bờ hữu ngạn, chúng ta sẽ đến gặp một đầu của cầu Bạch Thổ vắt ngang qua sông Hương. Gần dưới chân cầu là "Cồn Gỉa Viên", nơi đây cũng trồng bắp rất tốt, một cây có thể đến bốn trái và ngon hơn các nơi khác.
Trước khi chúng ta đến Nguyệt Biều, Lương Quán, chúng ta sẽ đi qua một nơi gọi là "Hang Hổ Quyền". Đây cũng là một di tích ngày xưa, một vị trí được nhà vua cho xây cất để làm nơi nuôi hổ, và xem những trận đấu giữa loài hổ với nhau. Chúng ta trở lại, ở trước mặt trường Đồng Khánh và Quốc Học, là bến đò Thừa Phủ. Chúng ta là khách viễn du, đi một chuyến đò ngang sang sông, để ngắm nhìn cô lái đò nghiêng nghiêng khuôn mặt trong vành nón, đưa con đò đến bờ bên kia, là bến Thương Bạc, hoặc bến Phu Văn Lâu:
"Chiều chiều trước bến Phu Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non".
Từ bến Phu Văn Lâu nhìn lên là cửa Ngọ Môn, và phía trong thành là Kỳ Đài cao lớn, bề thế, tọa lạc trên một khoảng đất rộng rãi:
"Ngọ Môn ba cửa, chín lầu,
Khuyên em là phận gái, chớ hỏi chốn kinh thành làm chi"
Sau lưng Kỳ Đài là Đại Nội, nơi các triều vua Việt Nam ngự trị từ thời Chúa Nguyễn Ánh cho đến thời Bảo Đại. Các địa danh trong cung cấm, đền đài của nội thành còn ghi lại trong tu thư của Việt Sử, nhưng nếu ta có trở lại đây, để mong tìm thấy một chút kỷ niệm nào đó, sau những năm tháng bôn ba ở xứ người, thì ở đây cũng chỉ còn một khung trời cổ kính, rêu phong với:
"Cung miếu triều xưa dây vắng ngắt,
Trăng mờ khắc khoải quốc kêu thâu"
(C.M.T)
Qua khỏi kinh thành, theo bờ sông Hương ngược dòng, chúng ta sẽ qua vùng Kim Long (Kim Luông) rồi đến chùa Linh Mụ. Một ngôi chùa xây cất trên một ngọn đồi cao, nằm bên cạnh ngã ba sông, với một tháp cao bảy tầng cổ kính. Từ đây, trong những đêm yên lặng và thanh vắng, những người dân ở xa dưới phố phường sẽ nghe rõ tiếng chuông chùa ngân nga trong không gian tịch mịch. "Tiếng chuông Linh Mụ, canh gà Thọ Xương".
Tục truyền rằng, ngày xưa Chúa Nguyễn Ánh nằm mộng thấy một bà cụ, tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc, đến bảo Chúa hãy cầm ba nén hương thắp đỏ, và đi về hướng Nam, khi nào hương tàn tắt thì hãy đóng đô tại đấy. Chúa đã làm theo lời và gặp được đất Phú Xuân (Huế) này để đóng đo. Chúa đã cho xây cất ngôi chùa này, bên bờ sông Hương và đặt tên là chùa Linh Mụ (hoặc Thiên Mụ) để nhớ ơn vị nữ thần nhân đó.
Theo bờ sông, vượt qua chùa Linh Mụ ta sẽ đến đền Văn Thánh, nơi thờ và ghi tạc bản vàng bia đá của các tiến sĩ, đại học sĩ của các triều vua. Nếu chúng ta trở lại sông An Cựu, vượt qua chiếc cầu theo quốc lộ, thì hoặc là sẽ rẽ qua "Nghẹo Giàn Xay" để lên viếng núi Ngự Bình; hoặc là cứ theo quốc lộ về hướng nam, chúng ta sẽ đến phi trường Phú Bài, rồi Nong, Truồi, Cầu Hai... và cuối cùng là Lăng Cô, ở sát dưới chân đèo Hải Vân.
Từ Nong, Truồi nhìn lên, đối diện với mặt biển là Động Núi Truồi, mà ta từng nghe qua câu ca dao:
"Núi Truồi ai đắp nên cao,
Sông Gianh ai bới, ai đào nên sâu"
Vùng này đặc sản có lá chè Truồi, cau Cầu Hai và nghêu, sò, hến ở Lăng Cô cho du khách thưởng thức.
Kế núi Truồi là núi Bạch Mã. Người Pháp xưa kia đã biết khia thác đỉnh núi này thành một nơi nghỉ mát lý tưởng, vì đỉnh núi này là nơi độc nhất ở miền Trung, có khí hậu giống cao nguyên Đà Lạt.
Trước khi đến chân đèo Hải Vân, ta sẽ qua các đèo khác, như đèo Đá Bạc, đèo Phú Gia, đèo Phước Tượng... rồi đến bãi bể Cảnh Dương. Đó là một trong các bãi bể đẹp nhất của miền Trung, với bờ cát thoai thoải và phong cảnh thật hữu tình và nên thơ.
Từ đèo Đá Bạc, ta đi đò vượt phá qua Vinh Lộc, một huyện gần biển. Đò vừa cập bến, ta sẽ đến thưởng ngoạn phong cảnh chùa Túy Vân. Đó cũng là một ngôi chùa đẹp trong cảnh sắc: trời, mây, nước, và được xây cất trên một đỉnh đồi nhỏ. Từ chùa và đỉnh đồi, ta có thể nhìn ra một bao la: đầm Thủy Tú, Phá Tam Giang, rồi cửa biển Tư Hiền giáp với chân đèo Hải Vân. Tại sao lại là Hải Vân? Nếu chúng ta qua đèo này, sẽ thấy mây nối liền núi, núi nối liền biển, cheo leo trong gang tấc, bên đường đèo, bám sát lấy sườn núi.
Đất nước quê tôi còn nhiều nơi thật đẹp, thật đáng yêu. Trên đây chỉ là những nét chấm phá, mà một phần đời tôi đã sống ở đó, trong những ngày tháng của tuổi thơ, với biết bao kỷ niệm êm đềm và khó quên. Hẹn Huế một ngày tháng đẹp trời nào đó, tôi sẽ về thăm lại, Huế nhé!
Có tiếng gọi chiều nay trong lòng Huế
Bước chân em về vàng nắng Ngự Viên
Hoàng Thành xưa tiếng chim còn ríu gọi
Tà áo bay lưu luyến nhịp Trường Tiền...
(Thái Tú Hạp)
Thế đấy, mọi người vẫn hướng về Huế, cả thế giới đang có một tầm nhìn về Huế. Mấy tháng trước đây, một nước ở Châu Âu đã chịu tài trợ để trùng tu những di tích lịch sử ở Huế. Có thể rằng một vụ động đất hay núi lửa sẽ xáo trộn sự hiện hữu ở một nơi nào đó; nhưng nếu chỉ có bão lụt, mưa nắng của thời gian, hay những biến cố do bàn tay của con người, thì chỉ có thể xoi mòn hay gọt dũa những viên đá trở thành những viên ngọc hay kim cương lóng lánh. Điều này cũng phải được hiểu bao gồm cả tâm hồn trong mỗi một con người. Tôi kỳ vọng rằng Huế quê tôi cũng sẽ được hiểu là như vậy.

 

MINH CHÂU

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm