Văn Học & Nghệ Thuật
VÀI SUY NGHĨ VỀ VĂN HỌC CHÍNH THỐNG VIỆT TẠI HẢI NGOẠI
Lời giới thiệu:
Bài nầy đã đăng trên tạp chí Tin Văn số Xuân năm Mậu Thìn ở CA, do nhà văn Hà Thúc Sinh làm chủ bút, cách nay gần ba mươi năm nên một vài chi tiết thực tế không còn đúng với năm nay 2016, tuy nhiên những nhận định và đề nghị vẫn còn đúng và có thể áp dụng nên tác giả cho phổ biến trở lại.
(NVS Feb.2016)
.
Do sự mất mát tạm thời địa bàn hoạt động ở quê nhà của người Việt quốc gia, gần một triệu đồng bào phải sống ở ngoài quê cha đất tổ, rải rác trên khắp địa cầu. Mặc dầu lý do ly hương khác với phần lớn những sắc dân khác, chúng ta vẫn phải đối đầu với vấn đề quan trọng mà họ từng gặp: ngôn ngữ văn tự gốc do định luật đồng hóa bị đe dọa teo co với khuynh hướng đi lần tới thời điểm biến mất nếu sự bảo tồn không hữu hiệu.
Một vài thế hệ đầu- nhiều nhứt là ba- vẫn còn
phảng phất hình ảnh quê hương trong trí, tha thiết với kỷ niệm một phần
đời trước của mình nên cố gắng duy trì tiếng mẹ; các thế hệ sau vì áp
lực của đời sống thực tế, vì kỷ niệm thời trẻ dính liền với đất nước họ
sanh ra và lớn lên, nên tiếng nói, chữ viết gốc rồi sẽ trở thành một thứ
gì đó mơ hồ, không còn mang tính chất thiêng liêng phải trân trọng nữa.
.
Người Việt sống ở ngoài nước chúng ta lại bị rải tưới trên một địa bàn quá sức rộng với nhiều ngôn ngữ bản địa khác nhau nên chịu áp lực thường xuyên của một tương lai không thể tương thông. Nguyên cùng một gốc Việt có thể có cảnh người sinh trưởng ở Đức không hiểu người bà con của mình ở Mỹ. Yếu tố nối kết với nhau vì vậy sẽ vô cùng lỏng lẻo. Sự bất đồng ngôn ngữ theo viễn tượng vừa kể có thể còn lâu lắm mới xảy ra – hay sẽ không xảy ra nếu người Việt chúng ta tổ chức sinh hoạt và sửa soạn tinh thần như người Trung Hoa từng làm, hoặc nghĩ ra cách thế khác hay ho hơn – Chữ viết – phương tiện tương giao giữa những người ở xa cách, khác thời điểm, không còn mang công dụng thường nhựt như lời nói, vốn còn dùng được phần nào đó trong gia đình hay những sinh hoạt của cộng đồng – sẽ bị quên (= không được học ) đầu tiên. Trước khi bị quên/không biết hẵn, nó sẽ nghèo nàn từ từ vì người thông thạo, có trí nhớ chứa được một số lượng lớn từ vựng và những lắt léo của bộ chữ Việt trong khi những người từng sống gần hết đời mình ở quê nhà hay được đào tạo về mặt văn chương Việt sẽ dần dần rơi rụng hết. Lớp người mới sống xa quê hương dầu cố gắng nhiều cũng khó có khả năng sản xuất ra cách dùng chữ mới, từ mới, không thể biết nhiều từ ngữ như người lớp trước hay những người ở quê nhà. Số lượng chữ nghĩa được sử dụng vì vậy teo rút lại chỉ còn có công dụng giải quyết những vấn đề thực tế của cuộc sống (thư từ, sinh hoạt cộng đồng, quảng cáo, mua bán… ) mà mất từ từ đi khía cạnh văn chương, tư tưởng.
Tiếng nói sẽ mất sau cùng vì có cơ hội được sử
dụng nhiều hơn nhưng rồi cũng không tránh được số phận nếu bị bỏ hờ hững
như từ trước đến nay, đó là chưa kể âm điệu ở xứ nào thì bị pha trộn lơ
lớ theo giọng xứ đó. Địa bàn nào thì ngôn ngữ đó lấn áp trong những từ
thường dùng hay những từ đặc biệt của nền văn hóa đó, khiến cho tiếng
nói có thể tồn tại, nhưng biến thái, không còn thuần Việt nữa. Sự kiện
nầy chỉ là hình thức báo trước sự mất mát tiếng nói trong một tương lai
gần tiếp theo đó mau hay chậm.
.
Ngôn ngữ văn tự ở hải ngoại có nguy cơ bị tiêu diệt. Điều đó đã rõ ràng ai cũng thấy khi nhìn trẻ con chung quanh mình không viết không nói được tiếng Việt, nhưng ai cũng hy vọng chuyện nầy xảy ra thuộc vài phần tử nhỏ, không đáng kể. Con mình lở ở vào trạng huống đáng buồn đó, con cái người khác chắc biết tiếng Việt, hy vọng như vậy. Mọi người chờ đợi yếu tố tốt lành ở người khác mà không lo giải quyết từ đơn vị nhỏ đầu tiên và căn bản là phần tử của gia đình mình.
Chúng ta hãy tưởng tượng những em nhỏ nầy lớn lên sẽ mặc cảm như thế nào khi bị chối bỏ bởi người đồng chủng do không sử dụng được ngôn ngữ mẹ, một khuyết điểm em phải gánh chịu do sự tắc trách của gia đình, chăm chú giải quyết vấn đề sinh tồn/sinh hoạt thường nhựt mà quên giữ lại đầu mối liên lạc giữa những phần tử cùng một chủng tộc phải sống ở ngoài quê hương.
Trong một tờ báo tôi đọc đâu đó về chuyện của
một thanh niên Nhật Bản thật xúc động về trường hợp một người lớn lên
bên ngoài quê hương mình. Tôi liên tưởng đến con em chúng ta đang rải
rác khắp nơi trên quả địa cầu này. Họ lớn lên, đi học, thành tài nhưng
họ có thể trở thành người Nhật Bản trong câu chuyện. Xin ghi lại đại ý.
.
Ở phi trường Đông Kinh, một thanh niên Nhật từ Mỹ sang, hỏi bộ hành bằng tiếng Anh giọng Mỹ 100% nhờ chỉ đường về phố X. Không ai trả lời. Tất cả đều đáp là mình không biết tiếng Anh, xin khách hỏi bằng tiếng Nhật. Khách chịu thua vì không nói được tiếng Nhật.
Một người nào đó thương hại đứng lại chỉ giúp, trước khi chia tay, ông ta thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn đại ý như sau:
-
Thưa ông người nước nào?
-
Thưa tôi người Nhật Bản.
-
Ông từ đâu đến Đông Kinh vậy?
-
Tôi từ Hawai tới.
-
Chắc ông du học ở đó lâu lắm giờ mới trở về?
-
Thưa không, tôi sanh trưởng ở đó, đây là lần đầu tiên về thăm lại quê hương của cha mẹ ông bà.
-
Song thân ông nói tiếng Nhật ở nhà chứ?
-
Thưa vâng, cha mẹ tôi nói tiềng Nhật với nhau và nói tiếng Mỹ với
vì tôi tôi không hiểu tiếng Nhật.
-
Sao vậy?
-
Tôi đi học ở trường suốt ngày, về nhà coi TV, ít thì giờ hầu chuyện với cha mẹ nên quên dần vốn tiếng Nhật lúc nhỏ khi còn gần gũi với cha mẹ.
-
Ông công dân Mỹ chứ?
-
Vâng, tôi có quốc tịch Mỹ từ khi mới sanh.
-
Nhưng ông vẫn thấy mình là người Nhật.
-
Không cảm thấy cũng phải cảm thấy vì mặt mũi mình khác họ.
- Vậy thì ông cho tôi nói một câu này nhé. Những người mà ông hỏi chuyện không trả lời ông chẳng phải vì họ không biết tiếng Mỹ mà vì họ không muốn giúp đỡ một người Mỹ không ra Mỹ, Nhật không ra Nhật. Ông không giống ai hết. Ông là một thứ dơi, chim không ra chim, chuột không ra chuột. Ông xưng là Nhật mà không hổ thẹn sao vì ông không biết tiếng Nhật nào?
- ! ! !
-
Chắc ông cũng không biết chữ Nhật?
-
Thưa, tiếng nói còn quên huống gì chữ viết, tôi có học bao giờ đâu.
-
Vậy thì đáng buồn cho ông. Chắc là nguồn gốc tổ tiên chúng ta, lịch sử Nhật Bản…, nhờ đâu chúng ta hùng cường… Ông đều không để ý đến..
-
Thưa ông …tôi sẽ cố gắng sau này.
-
Tốt hơn từ giờ về sau, có ai hỏi ông đừng xưng mình là người Nhật.
-
Tôi là người Nhật mà, tôi đâu có chọn để sanh ở ngoài quê hương đâu. Lỗi đâu phải ở tôi. Đâu phải do tôi.
.
Câu chuyện trên đưa đến một suy gẫm: người
đi lạc ra ngoài dùng ngôn ngữ văn tự của dân tộc có thể có cảm giác mình
đang chối bỏ cộng đồng và sự chối bỏ nầy không hại gì cho cuộc sống
thường nhật của cá nhơn đó nơi xứ người. Có thể nói dễ chịu hơn là khác
vì tránh được những eo xèo dị nghị cùng với một vài tính xấu nho nhỏ của
người đồng chủng. Nhưng thật ra cảm giác nầy chỉ là một ảo tưởng tự bào
chữa vì chính anh ta đã bị cộng đồng loại ra, anh không thể đến gần
đồng bào mình, anh bị một không gian vô hình ngăn chặn khiến không cảm
thấy gần gũi và đồng bào khác cũng thấy xa lạ với anh. Một con người chỉ
còn lại hình dạng chung của người đồng chủng về thể xác mà khác xa ngôn
ngữ, văn hóa, truyền thống thì người đó sẽ có cái nhìn của người ngoại quốc
về cộng đồng của mình: xa lạ, dửng dưng, thờ ơ và còn có thể khó chịu,
khi bị coi là thuộc về cộng đồng đó. Anh ta bị hòa tan, hội nhập hòa
đồng vào nơi đang sống. Cộng đồng mất anh ta vĩnh viễn.
.
Diễn trình từ mất chữ viết tới tình tự xa lạ của đồng bào với nhau có thể trải qua mấy giai đoạn sau: ( có thể có sự chồng lên nhau của vài tiến trình nhỏ của cả giai đoạn).
-
Quên chữ viết: không có người học, không có người dạy.
2.) Tiếng nói co héo, chỉ còn một số từ tối thiểu của sinh hoạt hằng ngày.
3.) Quên tiếng nói: Không ai dùng vì sự lấn áp của tiếng nói bản địa.
4.) Cộng đồng rã ra thành từng mảnh: người Mỹ, người Pháp, Đức… gốc Việt. Ai ở đâu trở thành người thiểu số ở đó.
5.) Cộng đồng trên cũng tan rã để hòa nhập với người địa phương.
6.) Đồng bào xa lạ nhau (kiểu Mễ gốc Mỹ và Mễ ở chính gốc).
.
Nhiều tác giả đã tiên đoán bi quan về thời
điểm xảy ra sự xa lạ nầy. Hầu hết đều cho rằng khoảng từ thế hệ thứ ba
đến thứ năm. Trong một bài báo ở Houston, tạp chí Giao Chỉ số 2 tháng
5/87, ông Quốc Thành tiên đoán thời điểm đó sẽ là 35 năm nữa. Nghĩa là
thập niên 20 của thế kỷ 21.
Con số đưa ra không có gì chắc chắn lắm lại tùy theo cảm nhận chủ quan của từng người, nhưng không phải là không hữu lý. Xa quê, mất sự gắn liền với núm ruột quê mẹ, nửa thế kỷ, văn hóa quê hương sẽ khô héo nếu cộng đồng ngoài
hậu phương thân thiện và ngôn ngữ thiệt tương đồng
như trường hợp người Nhật nói trên, hay trường hợp Trung Hoa và Đại Hàn,
Đức….).
.
Nếu biểu diễn văn hóa VN/Cul. bằng một nhánh hyperbole G theo thời gian t, các đường G1, G2.G3. Gn ( thế hệ 1,2,3…,n) sẽ cho ta khái niệm văn hóa Việt xuống thấp dần ở các thế hệ sau và với thời gian người Việt phải xa quê nhà: Việt tính teo co lại sau thời gian 75 và với con cháu chúng ta sau này. Các người ra khỏi nước sau 75 tình trạng cũng sẽ tương tợ nhưng trục tung độ VN/Cul. sẽ dời về phía phải, nghĩa là thời gian mất Việt tính sẽ chậm hơn. Nhờ tình trạng tiếp ứng, bổ xung này Việt tính của cộng đồng Việt ở hải ngoại lâu mất hơn. Tuy vậy sẽ có lúc nào đó sự ra đi tới đất mới sẽ không còn dễ dàng nữa, cộng đồng Việt ở ngoài quê hương phải tự mình giải quyết vấn đề, không thể trông chờ yếu tố tiếp viện nguồn nhân sự từ Việt Nam.
Vấn đề là tìm ra cách giữ cho có một đường biểu diễn lý tưởng: t càng lớn mà VN/Cul, không triệt tiêu, nếu đi lên càng tốt. Nói cách khác, cách nào để giữ cho dân tộc tính cộng đồng Việt ở hải ngoại không mất? Có nhiều công tác nằm trong những lãnh vực khác nhau: chính trị, xã hội, cộng đồng, văn nghệ, văn chương. Xin nói sơ lược về hai thứ sau, vốn dễ nhìn thấy.
1.) Giáo dục những phần tử trong gia đình và thiên chức bảo tồn gia đình Việt, bảo vệ cuộc sống gia đình, gần gũi thương yêu giữa các phần tử, khuyến khích việc đọc sách báo Việt, giao thiệp với đồng bào, hưởng ứng sinh hoạt cộng đồng, giáo dục con em bảo tồn nòi giống (vấn đề hôn nhân dị chủng, vấn đề lập gia đình sớm muộn, nhận lấy trách nhiệm làm cha mẹ… cần được hướng dẫn thế nào cho có lợi tối đa cho văn hóa Việt), sống và thực hành đời sống tôn giáo với cộng đồng Việt, trân trọng các tập tục Việt còn phù hợp với đất mới tạm dung trong khi vẫn chấp nhận tập tục của nơi đang sinh sống. Suy nghĩ về những giá trị tinh thần của người Việt để lựa chọn những giá trị có ích cho đời sống ở quê người, bỏ đi những thứ rườm rà, không còn phú hợp với sự tiến hóa (Bói toán, lên đồng, phong thủy, tử vi, cúng thần tài, cthờ thổ địa, ma chay ồn ào, cưới hỏi quá lớn hay quá nhiều lễ nghi…)
2.) Bảo tồn ngôn ngữ và văn tự ở các thế hệ nối tiếp:
Học Việt ngữ, cha mẹ nói tiếng Việt với con cái, đọc viết sách báo
Việt, trân trọng những từ ngữ có nguy cơ bị biến mất, bị quên nghĩa mà
ông cha mình trước kia sử dụng, thành lập những tủ sách gia đình, tủ
sách cộng đồng, ủng hộ việc xuất bản và tiêu thụ văn hóa phẩm.
.
Hiện nay, phần lớn các nhà văn, nhà báo, học giả
và một số đồng bào thiện chí đang phần nào thực hiện hai công tác nói
trên, Các nhà văn hóa Kim Định, Phạm Cao Dương, Cao Thế Dung, Hoàng Văn
Chí, Phạm Việt Tuyền…cùng với một vài cơ sở như Người Việt (California),
Độc Lập (Tây Đức), đã đóng góp được nhiều điều đáng kể về mặt lý thuyết
cũng như sinh hoạt. Triết gia Kim Định xây dựng nền tảng triết Việt
trên những truyền thuyết xưa, cũ nhìn theo nhận thức mới. Học giả Hoàng
Văn Chí giải quyết những ngộ nhận lâu nay về một vài vấn đề triết học và
văn hóa. Ông Cao Thế Dung cố gắng trình bày những ưu điểm của tinh thần
dân Việt qua các tài liệu khảo cổ và sử học mới được công bố gần đây.
Các giáo sư Phạm Cao Dương, Phạm Việt Tuyền, nhà văn Quyên Di soi sáng
vấn đề thanh niên ở trên đất mới tạm dung. Nhà thơ Đỗ Quý Toàn xây dựng
những cơ sở tinh thần cho một tình gia tộc đang bị đời sống mới làm cho
hao mòn. Nhìn chung, các ông Kim Định, Hoàng Văn Chí, Đỗ Quý Toàn có
những suy nghĩ mới, bước ra khỏi những tù túng của sách vở bằng những
lập luận có giá trị thuyết phục được kết lại với nhau theo một hệ thống,
đưa ra được nét quan yếu của một chỉnh thể ý tưởng thuần nhứt.
.
Có sự lơ là ở những người thật chuyên môn về các vấn đề này, nhưng nhìn chung các vị vừa được kể tên trên kia có quần chúng và số quần chúng đó tạo nên sự kéo dài Việt tính như đã nói.
Công tác văn hóa, phần nghiên cứu Việt học để xây dựng nền tảng đời sống tinh thần của người Việt chớ không phải phần trình bày cho người ngoại quốc – có, nhưng rõ ràng đang ở trong tình trạng chậm phát triển. Lý do vì người đi vào lãnh vực nầy cần phải được đào luyện lâu dài, người được đào luyện trước đây ở ngoại quốc không phù hợp với nhu cầu hiện tại của cộng đồng.
Công tác văn chương trái lại phát triển rầm rộ về mặt viết – về mặt đọc
chưa phát triển bao nhiêu nếu ta quan sát trên số sách báo bán – Phải
công nhận chúng ta có một lực lượng mạnh mẽ người có khả năng viết được
vài truyện, sáng tác được một số bài thơ, dễ dàng viết vài bài báo. Công
tác dễ dàng, không đòi hỏi lắm kiến thức thủ đắc lâu dài và thời gian
đào luyện. Viết – viết – viết. Mỗi người góp chút ít phần mình, tổng kết
chúng ta cùng nhau tạo dựng nền văn chương hải ngoại.
.
Nhưng người viết văn lại đụng đến một vấn đề quan trọng khác: vấn đề chính trị trong tác phẩm: đem cái thời thế hiện tại vào hay cứ coi như thời thế không có mặt cứ diễn tả những điều có tính cách trường cửu hơn, có vẻ văn chương, có vẻ cao trọng hơn?
Nhìn tác phẩm hải ngoại ta thấy tính chất thời thế đã lấn áp. Cái thời thế khiến tác giả phải bôn ba, khiến đau xót khi ngoái cổ nhìn lại quê nhà, khiến sững sờ khi nhìn ra biển đông, khiến chau mày khi đối đầu cuộc sống mới với những khả năng gảy đổ của nó. Tính thời thế càng mạnh hơn nếu quá khứ của tác giả càng bám sâu vào quê hương, sự hoài vọng về dĩ vãng càng mạnh. Mỗi người viết là một cá nhân đặc biệt nên cùng chung thời thế, cùng chung chiều sâu quá khứ nhiều nhà văn lại khai thác về tình yêu, về nhân tính, về tình bạn, về kỷ niệm, về sự bất vụ lợi, về một hình ảnh quê hương, về một hành vi quân tử, về sự cao cả của tình yêu…Nhưng viết cách nào thì màu sắc thời thế vẫn có mặt nếu không nói là nổi bật. Và đó là yếu tính của văn chương hải ngoại trong giai đoạn nầy. Người viết phục vụ cho đảng cộng sản ở quê nhà không được nhắc đến cái thời thế đó. Họ phải dùng đến cái thời đại xã hội chủ nghĩa của họ. Tính thời đại nầy lại được phủ bằng một lớp hào quang đặc tính cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đặc tính cách mạng thật ra chỉ là hình thức chửi bới hệ thống chính trị khác với cộng sản. Đặc tính XHCN chẳng qua là những điển hình tưởng tượng nhà văn, theo yêu cầu giai đoạn, của nhà nước, tưởng tượng ra để làm khuôn mẫu uốn nắn quần chúng, hay tập cho quần chúng theo một phản xạ có điều kiện. Điển hình tưởng tượng (lý tưởng) nầy có quá trình hình thành đi ngược với điển hình trong văn chương truyền thống:
điển hình “tiêu biểu” trong từ hình ảnh nhà văn rút ra hình ảnh tiêu biểu
văn chương truyền thống: xã hội => ghi lại trong văn chương.
điển hình “tưởng tượng” từ khuôn chỉ thị nhà văn từ đó coi là điển hình
trong văn chương CS: do đảng đặt ra => tưởng tượng trong đời sống.
Cách mạng và hiện thực xã hội là những tiển đề
hiến pháp dùng biện minh cho tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân đạo,
tính đảng…những danh từ đẹp đẽ được đặt ra để che đậy một mục tiêu phía
sau: chuyên chính vô sản của một thiểu số.
.
Văn chương hải ngoại không có những vấn đề rắc rối như vậy nằm với nó. Không có những thuộc tính có trước nó do nhu cầu của một giai đoạn chính trị nào mà phát sinh từ:
1.- Phản ứng của con người trước thời thế, phản ứng do một thứ tình cảm hoàn toàn nhân tính, khôgn bị câu thúc bởi giáo điều và ràng buột nào.
2.-Sử tính của một người với quá khứ, một thứ tâm tình với những gì đã qua, đã mất của dân tộc nói chung và nhà văn nói riêng.
Nói cách khác, văn chương hải ngoại phát sinh từ con tim tự do của người viết, phản ứng của họ trước hoàn cảnh ảnh hưởng lên đất nước và dân tộc họ. Tùy phản ứng chậm hay nhanh, tác dụng sâu đậm hay bề ngoài, tùy quan điểm trọng khinh của họ đối với những vấn đề hiện tại của cuộc sống mới, chúng ta có những nét khác nhau của văn chương hải ngoại.
Trong hiện tại, thế hệ di tản một và hai, phản ứng với thời thế tạo thành một trạng huống hải ngoại đậm nét ở thân phận tha hương,
lưu dày và những điều có thể được gọi là “chống cộng điên cuồng” như
những người phía bên kia thường nói. Sử tính đối với quá khứ tạo nên
tình tự yêu thương những khung trời quê hương đã mất.
.
Hiện tại hình ảnh quê hương được diễn tả bằng một hay nhiều đoạn trong chuỗi quá trình sau:
-
Một vài cảnh quê hương như một thứ gì đó quý giá bây giờ được nhớ lại, nhắc lại bằng những cách mô tả nhiều cảm tính.
-
Hình ảnh đó dính liền với những sự kiện xảy ra cho nhân vật chính, thường mang bóng dáng tác giả.
-
Loáng thoáng vài nhân vật phụ rất có tình người, rất nhân bản.
-
Tác giả tiếc rằng khoản sống rất đáng sống đó – đã mất – ngày nay không còn tìm thấy ở quê nhà.
Tùy theo sự khéo léo, sự dụng công của người viết, những điều mô tả trên đem đến thêm một vài ý nghĩa khác cho bài viết (tình yêu chịu đựng – tuổi trẻ Việt Nam – quê nhà đã mất – kiếp người – tình gia đình – hào hùng dân tộc – đời đáng sống v.v…)
Tùy theo kỹ thuật viết, tác giả xây dựng được
những tác phẩm mang tính chất văn chương hay chỉ là những kể lể riêng
tư, nhưng hồi ký góp mặt bằng sự kiện trong tác phẩm chớ không bằng
chính tác phẩm. Nói cách khác, kỷ niệm quê hương chỉ là chất liệu để cấu
tạo truyện chớ không thể tự nó tạo thành một tác phẩm văn chương.
.
Tha hương, nhớ quê, đối chiếu với quê hương dễ thương ngày trước và quê hương đáng tội nghiệp bây giờ, văn chương hải ngoại dễ dẫn người đọc đến câu hỏi vì đâu, tại sao và sẽ có được câu trả lời tích cực khi đối chiếu với hoàn cảnh bản thân người đương thưởng thức tác phẩm. Tác giả chỉ trình bày. Mọi suy diễn ra nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân đó bằng cách nào không thuộc nhiệm vụ của người làm văn chương nên không nhất thiết phải có lời buộc tội và kêu gọi sự lên đường chống giặc trong tác phẩm – như kiểu văn chương phục vụ chính trị của XHCN.
Văn chương hải ngoại phát xuất từ hoàn cảnh thực tế, lấy con người đã có mặt cụ thể ngoài đời – khác với thứ văn chương đối nghịch nó lấy con người chưa
có mặt, chưa hiện hữu – làm trọng tâm, lấy phản ứng trước những bất
công làm sức đẩy, lấy kỷ niệm làm chất liệu, nên mang tính chất thực,
phản ánh đời sống chớ không bắt đời sống phản ánh nó. Nó không muốn mang sứ mạng cải tạo đời mà để độc giả tự làm chuyện đó.
.
Vì tính chất tự do của văn chương ngoài hệ thống cộng sản, nó được thực hiện bằng nhiều lối viết khác nhau, nhiều biến hóa trong kỹ thuật xây dựng truyện, thiên hình vạn trạng trong văn phong cho nên nó đóng góp vào việc làm mới ngôn ngữ, mở những con đường mới trong lãnh vực nghệ thuật cũng như suy tư. Đó là một thứ văn chương khác xa với thứ bị câu thúc ở quê nhà hay thứ văn chương cò mồi được sự yểm trợ của đảng nhưng được tuyên rằng chống đảng, kiểu Cù Lao Tràm, Đứng trước biển, Sao đổi ngôi ở quê nhà bây giờ.
Tính thời thế đã nói ở trên xác định thái độ của
người viết đã đành, địa bàn tác phẩm xuất hiện càng cho thấy rõ lập
trường hơn. Viết báo theo đuôi cộng, đăng ỏ các tờ báo được ủng hộ tài
chánh của đảng từ bên nhà. Sáng tác phẩm không-nói-gì-đến hay nói nhưng
điều thất lợi cho cộng sản đăng trên các tạp chí hình thành do sự hy
sinh cật lực của những người hùng tâm đởm khí khắp nơi có cộng đồng
Việt. Những báo nầu do cá nhân thực hiện hay do một nhóm đều làm mà
không càn, không nhận tài trợ từ bên nhà.
.
Nhắc lại, yếu tính của văn chương hải ngoại không năm ở chỗ khuynh hướng chống cộng, thương nhớ quê hương, kêu gọi tình người. Những tính chất nầy chẳng qua là sự thể hiện tính thời thế của văn chương hải ngoại và sử tính của tác giả. Chừng nào yếu tố thời thế mất đi ( Việt Nam không còn bị đảng cộng thống trị, chừng nào đường lối tiêu hủy nhân tính con người của chế độ cầm quyền bên nhà không còn nữa, chừng nào hết chuyện bi thương xẩy ra trên bước đường tìm tự do…) và yếu tố sử tính bị tiêu diệt (những thế hệ từng chứng kiến đời sống tự do ở miền Nam hay những người từng có kinh nghiệm về chế độ mất nhân tính ở miền Bắc, như Thế Giang, Xuân Vũ ) thì văn chương hải ngoại tự nó sẽ biến chuyển có thể là chú ý đeến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng nhiều hơn, viết về những vấn đề có tính cách trường cữu nhiều hơn.
Những điều đã được viết ra ở hải ngoại từ 1975
đến giờ không phải được thúc đẩy từ một sứ mạng, từ một nhiệm vụ, hay
một công tác nào hết, chẳng qua là những âm thanh phát ra
do một số hoàn cảnh chi phối tâm tình có sự hủy hoại nhân tính của con
người Việt Nam thì phải có người viết văn Việt Nam nói lên cảm nghĩ của
mình. Thế thôi! Sự kiện nầy kéo đến chuyện nhiều người viết vì “bất bình tắc minh”.
Họ không là nhà văn chuyên nghiệp (cho đến một thời điểm nào đó) hay
phủ nhận tính cách nhà văn của mình. Trong bức thư gởi đồng bào nhân
buỗi lễ ra mắt hồi ký “Thép Đen” , tác giả Đặng Chí Bình nhấn mạnh: “
Viết không phải để trở thành nhà văn, mà để nhân loại, ít ra là người
Việt Nam quốc gia hiểu biết thế nào là bản chất đích thực của cộng sản”.
.
Nhà văn Nguyễn Đức Lập nói mình không viết truyện ngắn mà viết chuyện ngắn. Từ chuyện, truyện ở đây không hàm chưa sự khác biệt trong tên gọi một thể loại văn chương mà kéo đến quan điểm của người viết là kể lại những chuyện đã nghe thấy như một cách thế bày tỏ ý nghĩ chính trị mà người viết kéo từ trong trí tưởng tượng ra một số điều, sắp xếp lại để tạo nên một tác phẩm, một chuyện ngắn. Sự quan trọng nằm ở chỗ phủ nhận tính cách nhà văn ở mặt sáng tạo và tưởng tượng của mình, trong trường hợp nầy Nguyễn Đức Lập muốn nói mình lấy chất liệu từ thực tế của dân chúng.
Nhà văn Võ Kỳ Điền nhiều lần xác nhận mình không là nhà văn, không viết để thành nhà văn, không đủ sức để thành nhà văn (mặc dầu ông gọi bạn bè viết văn bằng từ “ văn hữu”), ông viết vì “ tức mình tụi nó”, trong trường hợp nầy Võ Kỳ Điền viết văn như một phản ứng kiểu Lục Văn Tiên bẻ cây làm gậy chống nhau với bọn cướp ngày Phong Lai.
Những thái độ trên ngoài sự khiêm nhường còn có ý
nghĩa như không coi trọng, không tin tưởng ở tác dụng văn chương về mặt
văn chương mà tin tưởng ở tác dụng chính trị của điều mình viết đối với sự tiêu hủy nhân tính của chế độ đang cầm quyền ở quê nhà.
.
Như vậy, sự băn khoăn của người viết ở hải ngoại ngoài những vấn đề nhức đầu khác còn có vấn đề viết văn như một phương tiện phục vụ chính trị, hay viết như một cách thế phục vụ văn chương.
Ngã về bên kia, bên này có thể người viết chính
mình không thấy, không đặt thành vấn đề, nếu có ai hỏi thì cũng không
trả lời được một cách rõ ràng. Chính toàn thể tác phẩm nói lên quan điểm
của tác giả. Dĩ nhiên không có vấn đề tuyệt đối ở cực chính trị hay cực
văn chương, bởi vì diễn ra ý nghĩ thành chữ, diễn tả các sự kiện dưới
dạng một câu chuyện đã sống ở hải ngoại, sự kiện viết ở hải ngoại trong
lúc nầy luôn luôn bao hàm một thái độ chính trị. Ý niệm phân loại vì
vậy chỉ có tính chất tương đối, và để cho được xác đáng, tác phẩm phải
được làm căn bản để khảo sát. Cuộc sống, hành vi, thái độ, kể cả những
phát biểu bằng lời nói của tác giả là những yếu tố ngoài văn chương chỉ
xác định quan điểm chính trị của một người mà không xác định được thái
độ chính trị của tác giả bằng văn chương do những tác phẩm của ông ta.
.
Nhìn chung các tác giả hải ngoại khi viết có ý thức hay không đều đang dùng văn chương để diễn tả thái độ chính trị của mình. Dưới tác dụng của tính thời thế có thể có sự phối hợp ở bốn trường hợp nhiều – ít với tính cách văn chương cùng là nhiều – ít thái độ chính trị tùy theo từng tác giả. Nhưng trường hợp nào cũng là nói lên tiếng nói nhân bản chung của người Việt hải ngoại đối với thái độ đáng chê trách của bạo quyền bất xứng ở quê nhà.
Và vì vậy, cũng như bất cứ sinh hoạt nào khác
của người Việt hải ngoại, văn chương hải ngoại sẽ bị đánh bằng những đòn
thù, những tấn công của người bên lia. Số đặc biệt về văn hóa người
Việt di tản, tờ báo số tháng 10/87 của “ Hội Người Việt Nam tại Ca-na-đa “đã làm công việc đó một cách khá tích cực đáng được phe cánh khen thưởng.
.
Mặc dầu các bài viết được che đậy không khí hằn học, số báo vẫn cho thấy lý luận một chiều và những nhận xét từ lòng thù hằn, phe nhóm. Xin chỉ trích lại và xếp loại, không bình luận vì không cần thiết.
1. Thiên vị và chụp mũ:
* ‘Giống như không khí văn học và nghệ thuật ở Sài Gòn thời trước, không khí sáng tác văn thơ của người Việt hải ngoại đượm mùi chống cộng gay gắt…Trừ một số sáng tác rất lẻ tẻ của những cây bút trong phong trào người Việt yêu nước, hầu như toàn bộ sáng tác văn học ở nước ngoài đều bị bao trùm phủ kín bởi không khí chống cộng dày đặc vừa gay gắt vừa thâm độc và không có phản kháng.’ ( Vĩnh Xương – Vài nét về cộng đồng người Việt và những sinh hoạt văn hóa của Việt kiều di tản, trang 36 )
* ‘Về giá trị văn học nghệ thuật, cũng vẫn theo người trong ngành nhận định thì đến nay vẫn chưa có được một tác phẩm nào có tầm vóc.’ ( Bình Minh – Tình hình xuất bản sách sau 1975 tại hải ngoại, trang 54 )
* ‘Du Tử Lê có chân thật nhưng không đặc sắc với bài “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”. Hình ảnh kém táo bạo, kém ăn sâu bằng Nguyễn Hồi Thủ ví mình như “ tấm gỗ mục ”. ( Trước Sinh – Tuyển tập thơ văn 90 tác giả VNHN 1975 – 1981,trang 59 – 60)
2. Phê phán chủ quan, bêu xấu, lý luận hàm hồ buộc tội người khác:
* Giống như báo chí Sài Gòn trước kia, chất lượng báo chí của người Việt nói chung là thấp. Những người cầm bút, trừ một số đã có kinh nghiệm ở Việt Nam, phần lớn là “tay ngang”. Họ viết báo, hầu hết theo ý kiến và ý đồ chủ quan, không ngại tung tin vịt, chụp mũ, không ngại tâng bốc lên tận mây xanh hay hạ xuống tận vực thẳm bất cần sự thật như thế nào. Những mâu thuẫn phe phái xảy ra thường xuyên (đồng thời đó cũng là một thủ thuật gây căng thẳng để câu khách) ; các tờ báo thường “đánh” nhau kịch liệt. Báo nầy ủng hộ Hoàng Cơ Minh, cho đó là người hùng, báo khác thì gọi ông ta là “con bọ nước”, rồi chưởi nhau. Hiện nay, hai tờ báo ở Toronto, vốn cùng một “nôi” đã chưởi nhau thậm tệ, đánh nhau không thương tiếc. Những cuộc đấu nhau nầy không phải chỉ dừng trên bút mực, một só vụ án mạng đã xẩy ra nhất là ở Mỹ (trước đây đã có vụ ký giả Đạm Phong bị giết, gần đây lại có vụ án Hoài Điệp Tử chủ bút báo Mai và vụ ám sát cây bút Quốc Dân Đảng Cao Thế Dung. Dĩ nhiên báo chí cũng không bỏ qua cơ hội để chụp mũ cho cộng sản…’ ( Vĩnh Xương – bài đã dẫn trang 37 )
* “ 12 năm hiện hữu, cộng đồng người Việt vẫn chưa thật sự ổn định. Tình hình Việt Nam vẫn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng. Dù đã có khối lượng sáng tác văn học nghệ thuật khá đáng kể và số lượng các văn nhân, nghệ sĩ không phải là ít. Tuy nhiên, không khí chung vẫn còn mang nặng dư âm của cuộc chiến tranh và các chiến dịch chống cộng của đế quốc đã xảy ra trên đất nước” (Vĩnh Xương – bài đã dẫn, trang 41 )
* Nhóm nhà văn nhà thơ lưu vong kể trên đang xây dựng cái gọi là một nền Văn học Việt Nam lưu vong ở hải ngoại. Nhiều người cho rằng việc làm nầy quả đầy tham vọng và không tưởng. Lướt qua những sinh hoạt và sáng tác của những cây bút mới và cũ, bà con chúng ta dễ dàng nhận ra những tham vọng bàng bạc trong những lời kêu gọi, những bài tùy bút, truyện ngắn, truyện dài và cả trong việc in ấn xuất bản tác phẩm.
Mối nhà văn dường như là một ốc đảo, trong việc
tranh giành ngôi thứ, người cũ thì muốn giữ vị trí đầu đàn để lèo lái
đàn em vì họ cho rằng văn hóa lưu vong mà có được bởi vì họ có mặt, họ
là tiêu biểu cho sự liên tục văn hóa, họ là cái còn cho cái đã mất nên
họ là chính thống. Còn các nhà văn mới thì cho rằng họ là những thực tế
của đời sống lưu vong, họ gần gũi với cuộc sống nầy hơn nên họ xứng đáng
là đại biểu. Chính vì thể mà đã xảy ra nhiều hiện tượng giành giựt đấu
đá bôi chụp lẫn nhau. Có người bảo sinh hoạt văn hóa di tản tạo được
nhiều ồn ào nhưng lại là cái ồn ào của một phiên chợ chiều”. (Tố Tâm – Đôi điều suy nghĩ về một nền văn học lưu vong, trang 42 )
.
* Mỗi người tuy một vẻ nhưng mẫu số chung vẫn là chống phá cách mạng Việt Nam, lôi kéo cộng đồng người Việt ở hải ngoại theo họ đi vào hố thẳm của sự mất gốc, lưu vong vĩnh viễn (Tố Tâm – bài đã dẫn, trang 15 )
3. Dùng chữ hồ đồ với dụng ý bêu xấu.
* ‘Tủ sách của người Việt hải ngoại gồm khá đầy đủ sách ở Sài Gòn xưa, nghĩa là các sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn, của các cây bút của chế độ Cộng Hòa như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Nhã Ca, Văn Quang, Thụy Vũ…
Sau hơn mười năm hiện hữu ở nước ngoài, những cây bút cũ của Sài Gòn (hầu hết là những cây bút của chế độ, chứ không có những cây bút phản chiến) đã hoạt động lại nhưng rõ ràng cái hăng say và sáng tạo không còn nữa. ( Vĩnh Xương – Bài đã dẫn , trang 38 ).
* ‘Về ngành sân khấu, trong những năm đầu, người Việt ở Pháp, ở Canada và nhất là ở Mỹ đã thành lập một số ban kịch, một số đoàn cải lương. Nhưng trình diễn được đôi ba vở, sống một vài tháng, một năm là lần lượt rã đám, tan bầy (Vĩnh Xương – bài đã dẫn, trang 41).
* ‘Đời bỗng dưng thừa’ do Nam Á in. Tập gồm 74 bài thơ theo ý riêng của tôi là rất xoàng, không thể hiện một sáng tạo nào về ý thơ, thể thơ, nhịp điệu, kết cấu. Nhiều bài thơ chính trị, thời sự cố tình hô khẩu hiệu nhiều hơn là sáng tác thơ. Vì thế mà khó hiểu được vì sao “ trùm văn nghệ ” Duyên Anh lại coi Hà Huyền Chi là người “ mang tín hiệu sáng tạo của thời đại anh” (Về sau thì mới biết rằng đấy là thủ thuật quen thuộc của các tay “trùm văn nghệ” đối với các đàn em của mình.’) (Ca dao – Đôi nét về dòng thơ người Việt di tản, trg 46-47)
* ‘Trong khi đó 12 năm lưu vong, người cầm bút chính thống đáng lẽ phải nói lên được những nỗi khó khăn của bà con Việt kiều trong sự hội nhập với cuộc sống mới, những khuynh hướng kỳ thị đã xảy ra ở Mỹ, Úc đối với cộng đồng người Việt. Đã không nói được, các nhà văn này còn lôi kéo bà con Việt kiều vào hố thẳm của sự mất gốc lưu vong vĩnh viễn, không có ngày về v.v…Quan điểm đó là chính thống hay chăng?’
Nói chung, khuynh hướng sáng tác của các tác giả di tản hơn 12 năm ở hải ngoại thật ra chỉ mang hình ảnh “gà què ăn quẩn cối xay” với những đề tài cũ rích được nhai đi nhai lại từ hai khuynh hướng chính: Chống đối chế độ XHCN, xoay quanh những đau xót lưu vong. Đào sâu cái hận tù đày, cải tạo vượt biên và đồi trụy hóa con người. Nghiêm túc mà nói chưa có một quan điểm nào đứng đắn.’ ( Tố Tâm – Bài đã dẫn, trang 43 ).
4. Dùng chữ và lý luận nhập nhằng có lợi cho phe nhóm của họ:
* ‘Một nền văn hóa của dân tộc phải gắn liền với lịch sử của dân tộc đó, lịch sử của Việt Nam ngày nay. Những người làm văn hóa lại càng không thể hiểu sai lệch. Nó liên tuc từ Cách Mạng tháng 8 đến trận Điện Biên Phủ lừng lẫy chấm dứt chế độ thực dân của Pháp đem lại độc lập cho nửa nước và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã cáo chung chế độ thực dân của Mỹ, thống nhất đất nước thân yêu sau 30 năm chia cắt. Làm văn hóa chính thống là phải viết cho được những trang sử hào hùng đó của dân tộc mình” ( Tố Tâm – Bài đã dẫn, trg 43).
5. Những sai lầm ấu trỉ.
* ‘Kể cả Bắc Mỹ và Tây Âu, có khoảng 50, 70 người thường có thơ đăng báo. Trong số đó, người ta đều thấy lại những tên tuổi quen thuộc của dòng thơ chính thống của chế độ Việt Nam Cộng Hòa như Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Viên Linh, Du Tử Lê, Hà Huyền chi, Mai Thảo. Nhiều người trong số nầy vẫn còn đeo đuổi nghề báo, nghề xuất bản. Nguyên Sa làm báo Đời, Du Tử Lê làm báo Cánh Tay Phải, Viên Linh làm trong ngành xuất bản” ( Ca dao – bài đã dẫn, trang 46)
* ‘Viên Linh và Du Tử Lê mỗi người in được một tác phẩm. Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền chưa trình làng một tập thơ mới nào.’ trang 47)
* “ Ngày phóng xe đi làm phu hốt rác,
Đêm về nằm nước mắt chứa chan ”.
( Vi Khuê – Mai mốt tôi về )
( Ỷ Lan – Nỗi lòng nhớ nước và tâm tư tha hương trong thơ của người Việt di tản – trang 51 )
***
Điều đáng ghi nhận là về tương lai của văn học lưu vong, họ, những người theo phe ca tụng chế độ bên nhà, chỏi ý nhau, một người cho rằng sẽ mất trong khoảng cuối thế kỷ (Tố Tâm – trang 45 ). Một người hy vọng nó sẽ biến dạng theo chiều hướng khác, chiều hướng không chống đối, không vạch cái xấu của họ nữa (Ca dao, Bài đã dẫn, trang 49 )
Với người ở hàng ngũ cộng sản, văn chương ở hải ngoại mất là điều đáng mừng, nếu không mất thì cũng biến dạng sang một thứ rễ phụ của văn chương địa phương để những điều xấu của CSVN và nhóm cầm quyền không bị phơi bày. Từ muốn, mong mỏi đến hành động để đạt điều muốn đó người cộng sản có những kế hoạch. Những bài báo vừa kể những số báo Đất Việt, Đoàn Kết gần đây là những phần nhỏ của kế hoạch. Khen phần nào (những bài nói đến điểm tiêu cực của cộng đồng hải ngoại, của chế độ miền Nam, những tâm sự ly hương đau xót) tản lơ phần nào (vạch trần tính phi nhân của chế độ Việt Nam bây giờ) là phần nhỏ của kế hoạch…
Các phần nhỏ đó cộng với các hành vi chính trị cụ thể khác (gây chia rẽ, bôi lọ, chụp mũ, khủng bố, kiện cáo, cho vào hồ sơ đen… ) trong tương lai sẽ là những trở ngại cho sự phát triển của văn học hải ngoại. Biết, nhưng cộng đồng hải ngoại – và văn thi sĩ - có đủ bình tâm để đối phó hữu hiệu và có kế hoạch không, chinh đó mới là điều quan trọng.
Trong số báo vừa nói, nhiều người viết thường
nhắc đến tình cảm ly hương, nhớ nhà trong văn chương hải ngoại, mập mờ
coi đó như một sự nhớ thương đất Việt Nam hiện đại, một sự mong mỏi được
trở về thấy lại quê hương bây giờ. Tôi thấy mình cần ghi lại nơi đây để
tránh sự ngộ nhận hay giải thích cưỡng ép sau nầy: “ Sự nhớ quê đó nếu
không là một biến thái của lòng yêu khoảng đời đã qua của tác giả, cũng
là một tình yêu về cái quê hương Việt Nam nói chung không có dính dáng
gì hết với nước CHXHCN từ sau 1975 tức là sau ngày văn chương hải ngoại
nẩy những hạt mầm cần thiết: “ Xưa ông Tế Hanh nhắc tới chuyện “làng tôi vốn làm nghề chài lưới, nước bao vây cách biển nửa ngày sông ” ông tha thiết “đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng, hương đồng quyến rũ hát lên vang”.
Ông Huy Cận bâng khuâng về tràng giang, ông xúc động về đêm mưa, thì
ngôi làng, con đường, sông dài, đêm mưa dính liền với không gian Việt
Nam nói chung chớ không dính dáng gì đến một nước Việt Nam đang nằm dưới
ách thực dân Pháp lúc đó.
.
Cũng vậy, thi sĩ Hồ Dzếnh khi tả người con gái mới lớn nhìn mây trắng bay (Kiểu Bùi Hàng, Vân hoành Tần lĩnh… ) bằng mấy câu thơ tê tái:
‘Thuở trước quê em ở Bắc,
Vô Nam từ thưở lên mười,
Mây trắng ngày ngày xa tắp,
Thương quê em buồn khôn nguôi.’ . (Lời về)
.
Ông muốn diễn tả một nỗi lòng, một tâm trạng và nếu có thể được, một thái độ, nhưng chắc chắn miền Bắc thân yêu được hướng về đó không phải là Miền Bắc có hành chánh Pháp tham lam, có quân đội Nhật hoàng hống hách. Tác giả không muốn liên hệ gì đến chỗ quê hương được nhớ về và chế độ chánh trị đáng ghét của nó lúc đó, Chắc chắn như vậy.
Và bạn có nhớ quê nhà của bạn không? Nếu có thì là cái quê nào. Xin trả lời thành thật với chính bạn, không cần nói ra cho mọi người biết.
Nguyễn Văn Sâm
(Texas 1988, sửa lại cho xuôi câu rõ ý California 2016)
TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
VÀI SUY NGHĨ VỀ VĂN HỌC CHÍNH THỐNG VIỆT TẠI HẢI NGOẠI
Lời giới thiệu:
Bài nầy đã đăng trên tạp chí Tin Văn số Xuân năm Mậu Thìn ở CA, do nhà văn Hà Thúc Sinh làm chủ bút, cách nay gần ba mươi năm nên một vài chi tiết thực tế không còn đúng với năm nay 2016, tuy nhiên những nhận định và đề nghị vẫn còn đúng và có thể áp dụng nên tác giả cho phổ biến trở lại.
(NVS Feb.2016)
.
Do sự mất mát tạm thời địa bàn hoạt động ở quê nhà của người Việt quốc gia, gần một triệu đồng bào phải sống ở ngoài quê cha đất tổ, rải rác trên khắp địa cầu. Mặc dầu lý do ly hương khác với phần lớn những sắc dân khác, chúng ta vẫn phải đối đầu với vấn đề quan trọng mà họ từng gặp: ngôn ngữ văn tự gốc do định luật đồng hóa bị đe dọa teo co với khuynh hướng đi lần tới thời điểm biến mất nếu sự bảo tồn không hữu hiệu.
Một vài thế hệ đầu- nhiều nhứt là ba- vẫn còn
phảng phất hình ảnh quê hương trong trí, tha thiết với kỷ niệm một phần
đời trước của mình nên cố gắng duy trì tiếng mẹ; các thế hệ sau vì áp
lực của đời sống thực tế, vì kỷ niệm thời trẻ dính liền với đất nước họ
sanh ra và lớn lên, nên tiếng nói, chữ viết gốc rồi sẽ trở thành một thứ
gì đó mơ hồ, không còn mang tính chất thiêng liêng phải trân trọng nữa.
.
Người Việt sống ở ngoài nước chúng ta lại bị rải tưới trên một địa bàn quá sức rộng với nhiều ngôn ngữ bản địa khác nhau nên chịu áp lực thường xuyên của một tương lai không thể tương thông. Nguyên cùng một gốc Việt có thể có cảnh người sinh trưởng ở Đức không hiểu người bà con của mình ở Mỹ. Yếu tố nối kết với nhau vì vậy sẽ vô cùng lỏng lẻo. Sự bất đồng ngôn ngữ theo viễn tượng vừa kể có thể còn lâu lắm mới xảy ra – hay sẽ không xảy ra nếu người Việt chúng ta tổ chức sinh hoạt và sửa soạn tinh thần như người Trung Hoa từng làm, hoặc nghĩ ra cách thế khác hay ho hơn – Chữ viết – phương tiện tương giao giữa những người ở xa cách, khác thời điểm, không còn mang công dụng thường nhựt như lời nói, vốn còn dùng được phần nào đó trong gia đình hay những sinh hoạt của cộng đồng – sẽ bị quên (= không được học ) đầu tiên. Trước khi bị quên/không biết hẵn, nó sẽ nghèo nàn từ từ vì người thông thạo, có trí nhớ chứa được một số lượng lớn từ vựng và những lắt léo của bộ chữ Việt trong khi những người từng sống gần hết đời mình ở quê nhà hay được đào tạo về mặt văn chương Việt sẽ dần dần rơi rụng hết. Lớp người mới sống xa quê hương dầu cố gắng nhiều cũng khó có khả năng sản xuất ra cách dùng chữ mới, từ mới, không thể biết nhiều từ ngữ như người lớp trước hay những người ở quê nhà. Số lượng chữ nghĩa được sử dụng vì vậy teo rút lại chỉ còn có công dụng giải quyết những vấn đề thực tế của cuộc sống (thư từ, sinh hoạt cộng đồng, quảng cáo, mua bán… ) mà mất từ từ đi khía cạnh văn chương, tư tưởng.
Tiếng nói sẽ mất sau cùng vì có cơ hội được sử
dụng nhiều hơn nhưng rồi cũng không tránh được số phận nếu bị bỏ hờ hững
như từ trước đến nay, đó là chưa kể âm điệu ở xứ nào thì bị pha trộn lơ
lớ theo giọng xứ đó. Địa bàn nào thì ngôn ngữ đó lấn áp trong những từ
thường dùng hay những từ đặc biệt của nền văn hóa đó, khiến cho tiếng
nói có thể tồn tại, nhưng biến thái, không còn thuần Việt nữa. Sự kiện
nầy chỉ là hình thức báo trước sự mất mát tiếng nói trong một tương lai
gần tiếp theo đó mau hay chậm.
.
Ngôn ngữ văn tự ở hải ngoại có nguy cơ bị tiêu diệt. Điều đó đã rõ ràng ai cũng thấy khi nhìn trẻ con chung quanh mình không viết không nói được tiếng Việt, nhưng ai cũng hy vọng chuyện nầy xảy ra thuộc vài phần tử nhỏ, không đáng kể. Con mình lở ở vào trạng huống đáng buồn đó, con cái người khác chắc biết tiếng Việt, hy vọng như vậy. Mọi người chờ đợi yếu tố tốt lành ở người khác mà không lo giải quyết từ đơn vị nhỏ đầu tiên và căn bản là phần tử của gia đình mình.
Chúng ta hãy tưởng tượng những em nhỏ nầy lớn lên sẽ mặc cảm như thế nào khi bị chối bỏ bởi người đồng chủng do không sử dụng được ngôn ngữ mẹ, một khuyết điểm em phải gánh chịu do sự tắc trách của gia đình, chăm chú giải quyết vấn đề sinh tồn/sinh hoạt thường nhựt mà quên giữ lại đầu mối liên lạc giữa những phần tử cùng một chủng tộc phải sống ở ngoài quê hương.
Trong một tờ báo tôi đọc đâu đó về chuyện của
một thanh niên Nhật Bản thật xúc động về trường hợp một người lớn lên
bên ngoài quê hương mình. Tôi liên tưởng đến con em chúng ta đang rải
rác khắp nơi trên quả địa cầu này. Họ lớn lên, đi học, thành tài nhưng
họ có thể trở thành người Nhật Bản trong câu chuyện. Xin ghi lại đại ý.
.
Ở phi trường Đông Kinh, một thanh niên Nhật từ Mỹ sang, hỏi bộ hành bằng tiếng Anh giọng Mỹ 100% nhờ chỉ đường về phố X. Không ai trả lời. Tất cả đều đáp là mình không biết tiếng Anh, xin khách hỏi bằng tiếng Nhật. Khách chịu thua vì không nói được tiếng Nhật.
Một người nào đó thương hại đứng lại chỉ giúp, trước khi chia tay, ông ta thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn đại ý như sau:
-
Thưa ông người nước nào?
-
Thưa tôi người Nhật Bản.
-
Ông từ đâu đến Đông Kinh vậy?
-
Tôi từ Hawai tới.
-
Chắc ông du học ở đó lâu lắm giờ mới trở về?
-
Thưa không, tôi sanh trưởng ở đó, đây là lần đầu tiên về thăm lại quê hương của cha mẹ ông bà.
-
Song thân ông nói tiếng Nhật ở nhà chứ?
-
Thưa vâng, cha mẹ tôi nói tiềng Nhật với nhau và nói tiếng Mỹ với
vì tôi tôi không hiểu tiếng Nhật.
-
Sao vậy?
-
Tôi đi học ở trường suốt ngày, về nhà coi TV, ít thì giờ hầu chuyện với cha mẹ nên quên dần vốn tiếng Nhật lúc nhỏ khi còn gần gũi với cha mẹ.
-
Ông công dân Mỹ chứ?
-
Vâng, tôi có quốc tịch Mỹ từ khi mới sanh.
-
Nhưng ông vẫn thấy mình là người Nhật.
-
Không cảm thấy cũng phải cảm thấy vì mặt mũi mình khác họ.
- Vậy thì ông cho tôi nói một câu này nhé. Những người mà ông hỏi chuyện không trả lời ông chẳng phải vì họ không biết tiếng Mỹ mà vì họ không muốn giúp đỡ một người Mỹ không ra Mỹ, Nhật không ra Nhật. Ông không giống ai hết. Ông là một thứ dơi, chim không ra chim, chuột không ra chuột. Ông xưng là Nhật mà không hổ thẹn sao vì ông không biết tiếng Nhật nào?
- ! ! !
-
Chắc ông cũng không biết chữ Nhật?
-
Thưa, tiếng nói còn quên huống gì chữ viết, tôi có học bao giờ đâu.
-
Vậy thì đáng buồn cho ông. Chắc là nguồn gốc tổ tiên chúng ta, lịch sử Nhật Bản…, nhờ đâu chúng ta hùng cường… Ông đều không để ý đến..
-
Thưa ông …tôi sẽ cố gắng sau này.
-
Tốt hơn từ giờ về sau, có ai hỏi ông đừng xưng mình là người Nhật.
-
Tôi là người Nhật mà, tôi đâu có chọn để sanh ở ngoài quê hương đâu. Lỗi đâu phải ở tôi. Đâu phải do tôi.
.
Câu chuyện trên đưa đến một suy gẫm: người
đi lạc ra ngoài dùng ngôn ngữ văn tự của dân tộc có thể có cảm giác mình
đang chối bỏ cộng đồng và sự chối bỏ nầy không hại gì cho cuộc sống
thường nhật của cá nhơn đó nơi xứ người. Có thể nói dễ chịu hơn là khác
vì tránh được những eo xèo dị nghị cùng với một vài tính xấu nho nhỏ của
người đồng chủng. Nhưng thật ra cảm giác nầy chỉ là một ảo tưởng tự bào
chữa vì chính anh ta đã bị cộng đồng loại ra, anh không thể đến gần
đồng bào mình, anh bị một không gian vô hình ngăn chặn khiến không cảm
thấy gần gũi và đồng bào khác cũng thấy xa lạ với anh. Một con người chỉ
còn lại hình dạng chung của người đồng chủng về thể xác mà khác xa ngôn
ngữ, văn hóa, truyền thống thì người đó sẽ có cái nhìn của người ngoại quốc
về cộng đồng của mình: xa lạ, dửng dưng, thờ ơ và còn có thể khó chịu,
khi bị coi là thuộc về cộng đồng đó. Anh ta bị hòa tan, hội nhập hòa
đồng vào nơi đang sống. Cộng đồng mất anh ta vĩnh viễn.
.
Diễn trình từ mất chữ viết tới tình tự xa lạ của đồng bào với nhau có thể trải qua mấy giai đoạn sau: ( có thể có sự chồng lên nhau của vài tiến trình nhỏ của cả giai đoạn).
-
Quên chữ viết: không có người học, không có người dạy.
2.) Tiếng nói co héo, chỉ còn một số từ tối thiểu của sinh hoạt hằng ngày.
3.) Quên tiếng nói: Không ai dùng vì sự lấn áp của tiếng nói bản địa.
4.) Cộng đồng rã ra thành từng mảnh: người Mỹ, người Pháp, Đức… gốc Việt. Ai ở đâu trở thành người thiểu số ở đó.
5.) Cộng đồng trên cũng tan rã để hòa nhập với người địa phương.
6.) Đồng bào xa lạ nhau (kiểu Mễ gốc Mỹ và Mễ ở chính gốc).
.
Nhiều tác giả đã tiên đoán bi quan về thời
điểm xảy ra sự xa lạ nầy. Hầu hết đều cho rằng khoảng từ thế hệ thứ ba
đến thứ năm. Trong một bài báo ở Houston, tạp chí Giao Chỉ số 2 tháng
5/87, ông Quốc Thành tiên đoán thời điểm đó sẽ là 35 năm nữa. Nghĩa là
thập niên 20 của thế kỷ 21.
Con số đưa ra không có gì chắc chắn lắm lại tùy theo cảm nhận chủ quan của từng người, nhưng không phải là không hữu lý. Xa quê, mất sự gắn liền với núm ruột quê mẹ, nửa thế kỷ, văn hóa quê hương sẽ khô héo nếu cộng đồng ngoài
hậu phương thân thiện và ngôn ngữ thiệt tương đồng
như trường hợp người Nhật nói trên, hay trường hợp Trung Hoa và Đại Hàn,
Đức….).
.
Nếu biểu diễn văn hóa VN/Cul. bằng một nhánh hyperbole G theo thời gian t, các đường G1, G2.G3. Gn ( thế hệ 1,2,3…,n) sẽ cho ta khái niệm văn hóa Việt xuống thấp dần ở các thế hệ sau và với thời gian người Việt phải xa quê nhà: Việt tính teo co lại sau thời gian 75 và với con cháu chúng ta sau này. Các người ra khỏi nước sau 75 tình trạng cũng sẽ tương tợ nhưng trục tung độ VN/Cul. sẽ dời về phía phải, nghĩa là thời gian mất Việt tính sẽ chậm hơn. Nhờ tình trạng tiếp ứng, bổ xung này Việt tính của cộng đồng Việt ở hải ngoại lâu mất hơn. Tuy vậy sẽ có lúc nào đó sự ra đi tới đất mới sẽ không còn dễ dàng nữa, cộng đồng Việt ở ngoài quê hương phải tự mình giải quyết vấn đề, không thể trông chờ yếu tố tiếp viện nguồn nhân sự từ Việt Nam.
Vấn đề là tìm ra cách giữ cho có một đường biểu diễn lý tưởng: t càng lớn mà VN/Cul, không triệt tiêu, nếu đi lên càng tốt. Nói cách khác, cách nào để giữ cho dân tộc tính cộng đồng Việt ở hải ngoại không mất? Có nhiều công tác nằm trong những lãnh vực khác nhau: chính trị, xã hội, cộng đồng, văn nghệ, văn chương. Xin nói sơ lược về hai thứ sau, vốn dễ nhìn thấy.
1.) Giáo dục những phần tử trong gia đình và thiên chức bảo tồn gia đình Việt, bảo vệ cuộc sống gia đình, gần gũi thương yêu giữa các phần tử, khuyến khích việc đọc sách báo Việt, giao thiệp với đồng bào, hưởng ứng sinh hoạt cộng đồng, giáo dục con em bảo tồn nòi giống (vấn đề hôn nhân dị chủng, vấn đề lập gia đình sớm muộn, nhận lấy trách nhiệm làm cha mẹ… cần được hướng dẫn thế nào cho có lợi tối đa cho văn hóa Việt), sống và thực hành đời sống tôn giáo với cộng đồng Việt, trân trọng các tập tục Việt còn phù hợp với đất mới tạm dung trong khi vẫn chấp nhận tập tục của nơi đang sinh sống. Suy nghĩ về những giá trị tinh thần của người Việt để lựa chọn những giá trị có ích cho đời sống ở quê người, bỏ đi những thứ rườm rà, không còn phú hợp với sự tiến hóa (Bói toán, lên đồng, phong thủy, tử vi, cúng thần tài, cthờ thổ địa, ma chay ồn ào, cưới hỏi quá lớn hay quá nhiều lễ nghi…)
2.) Bảo tồn ngôn ngữ và văn tự ở các thế hệ nối tiếp:
Học Việt ngữ, cha mẹ nói tiếng Việt với con cái, đọc viết sách báo
Việt, trân trọng những từ ngữ có nguy cơ bị biến mất, bị quên nghĩa mà
ông cha mình trước kia sử dụng, thành lập những tủ sách gia đình, tủ
sách cộng đồng, ủng hộ việc xuất bản và tiêu thụ văn hóa phẩm.
.
Hiện nay, phần lớn các nhà văn, nhà báo, học giả
và một số đồng bào thiện chí đang phần nào thực hiện hai công tác nói
trên, Các nhà văn hóa Kim Định, Phạm Cao Dương, Cao Thế Dung, Hoàng Văn
Chí, Phạm Việt Tuyền…cùng với một vài cơ sở như Người Việt (California),
Độc Lập (Tây Đức), đã đóng góp được nhiều điều đáng kể về mặt lý thuyết
cũng như sinh hoạt. Triết gia Kim Định xây dựng nền tảng triết Việt
trên những truyền thuyết xưa, cũ nhìn theo nhận thức mới. Học giả Hoàng
Văn Chí giải quyết những ngộ nhận lâu nay về một vài vấn đề triết học và
văn hóa. Ông Cao Thế Dung cố gắng trình bày những ưu điểm của tinh thần
dân Việt qua các tài liệu khảo cổ và sử học mới được công bố gần đây.
Các giáo sư Phạm Cao Dương, Phạm Việt Tuyền, nhà văn Quyên Di soi sáng
vấn đề thanh niên ở trên đất mới tạm dung. Nhà thơ Đỗ Quý Toàn xây dựng
những cơ sở tinh thần cho một tình gia tộc đang bị đời sống mới làm cho
hao mòn. Nhìn chung, các ông Kim Định, Hoàng Văn Chí, Đỗ Quý Toàn có
những suy nghĩ mới, bước ra khỏi những tù túng của sách vở bằng những
lập luận có giá trị thuyết phục được kết lại với nhau theo một hệ thống,
đưa ra được nét quan yếu của một chỉnh thể ý tưởng thuần nhứt.
.
Có sự lơ là ở những người thật chuyên môn về các vấn đề này, nhưng nhìn chung các vị vừa được kể tên trên kia có quần chúng và số quần chúng đó tạo nên sự kéo dài Việt tính như đã nói.
Công tác văn hóa, phần nghiên cứu Việt học để xây dựng nền tảng đời sống tinh thần của người Việt chớ không phải phần trình bày cho người ngoại quốc – có, nhưng rõ ràng đang ở trong tình trạng chậm phát triển. Lý do vì người đi vào lãnh vực nầy cần phải được đào luyện lâu dài, người được đào luyện trước đây ở ngoại quốc không phù hợp với nhu cầu hiện tại của cộng đồng.
Công tác văn chương trái lại phát triển rầm rộ về mặt viết – về mặt đọc
chưa phát triển bao nhiêu nếu ta quan sát trên số sách báo bán – Phải
công nhận chúng ta có một lực lượng mạnh mẽ người có khả năng viết được
vài truyện, sáng tác được một số bài thơ, dễ dàng viết vài bài báo. Công
tác dễ dàng, không đòi hỏi lắm kiến thức thủ đắc lâu dài và thời gian
đào luyện. Viết – viết – viết. Mỗi người góp chút ít phần mình, tổng kết
chúng ta cùng nhau tạo dựng nền văn chương hải ngoại.
.
Nhưng người viết văn lại đụng đến một vấn đề quan trọng khác: vấn đề chính trị trong tác phẩm: đem cái thời thế hiện tại vào hay cứ coi như thời thế không có mặt cứ diễn tả những điều có tính cách trường cửu hơn, có vẻ văn chương, có vẻ cao trọng hơn?
Nhìn tác phẩm hải ngoại ta thấy tính chất thời thế đã lấn áp. Cái thời thế khiến tác giả phải bôn ba, khiến đau xót khi ngoái cổ nhìn lại quê nhà, khiến sững sờ khi nhìn ra biển đông, khiến chau mày khi đối đầu cuộc sống mới với những khả năng gảy đổ của nó. Tính thời thế càng mạnh hơn nếu quá khứ của tác giả càng bám sâu vào quê hương, sự hoài vọng về dĩ vãng càng mạnh. Mỗi người viết là một cá nhân đặc biệt nên cùng chung thời thế, cùng chung chiều sâu quá khứ nhiều nhà văn lại khai thác về tình yêu, về nhân tính, về tình bạn, về kỷ niệm, về sự bất vụ lợi, về một hình ảnh quê hương, về một hành vi quân tử, về sự cao cả của tình yêu…Nhưng viết cách nào thì màu sắc thời thế vẫn có mặt nếu không nói là nổi bật. Và đó là yếu tính của văn chương hải ngoại trong giai đoạn nầy. Người viết phục vụ cho đảng cộng sản ở quê nhà không được nhắc đến cái thời thế đó. Họ phải dùng đến cái thời đại xã hội chủ nghĩa của họ. Tính thời đại nầy lại được phủ bằng một lớp hào quang đặc tính cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đặc tính cách mạng thật ra chỉ là hình thức chửi bới hệ thống chính trị khác với cộng sản. Đặc tính XHCN chẳng qua là những điển hình tưởng tượng nhà văn, theo yêu cầu giai đoạn, của nhà nước, tưởng tượng ra để làm khuôn mẫu uốn nắn quần chúng, hay tập cho quần chúng theo một phản xạ có điều kiện. Điển hình tưởng tượng (lý tưởng) nầy có quá trình hình thành đi ngược với điển hình trong văn chương truyền thống:
điển hình “tiêu biểu” trong từ hình ảnh nhà văn rút ra hình ảnh tiêu biểu
văn chương truyền thống: xã hội => ghi lại trong văn chương.
điển hình “tưởng tượng” từ khuôn chỉ thị nhà văn từ đó coi là điển hình
trong văn chương CS: do đảng đặt ra => tưởng tượng trong đời sống.
Cách mạng và hiện thực xã hội là những tiển đề
hiến pháp dùng biện minh cho tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân đạo,
tính đảng…những danh từ đẹp đẽ được đặt ra để che đậy một mục tiêu phía
sau: chuyên chính vô sản của một thiểu số.
.
Văn chương hải ngoại không có những vấn đề rắc rối như vậy nằm với nó. Không có những thuộc tính có trước nó do nhu cầu của một giai đoạn chính trị nào mà phát sinh từ:
1.- Phản ứng của con người trước thời thế, phản ứng do một thứ tình cảm hoàn toàn nhân tính, khôgn bị câu thúc bởi giáo điều và ràng buột nào.
2.-Sử tính của một người với quá khứ, một thứ tâm tình với những gì đã qua, đã mất của dân tộc nói chung và nhà văn nói riêng.
Nói cách khác, văn chương hải ngoại phát sinh từ con tim tự do của người viết, phản ứng của họ trước hoàn cảnh ảnh hưởng lên đất nước và dân tộc họ. Tùy phản ứng chậm hay nhanh, tác dụng sâu đậm hay bề ngoài, tùy quan điểm trọng khinh của họ đối với những vấn đề hiện tại của cuộc sống mới, chúng ta có những nét khác nhau của văn chương hải ngoại.
Trong hiện tại, thế hệ di tản một và hai, phản ứng với thời thế tạo thành một trạng huống hải ngoại đậm nét ở thân phận tha hương,
lưu dày và những điều có thể được gọi là “chống cộng điên cuồng” như
những người phía bên kia thường nói. Sử tính đối với quá khứ tạo nên
tình tự yêu thương những khung trời quê hương đã mất.
.
Hiện tại hình ảnh quê hương được diễn tả bằng một hay nhiều đoạn trong chuỗi quá trình sau:
-
Một vài cảnh quê hương như một thứ gì đó quý giá bây giờ được nhớ lại, nhắc lại bằng những cách mô tả nhiều cảm tính.
-
Hình ảnh đó dính liền với những sự kiện xảy ra cho nhân vật chính, thường mang bóng dáng tác giả.
-
Loáng thoáng vài nhân vật phụ rất có tình người, rất nhân bản.
-
Tác giả tiếc rằng khoản sống rất đáng sống đó – đã mất – ngày nay không còn tìm thấy ở quê nhà.
Tùy theo sự khéo léo, sự dụng công của người viết, những điều mô tả trên đem đến thêm một vài ý nghĩa khác cho bài viết (tình yêu chịu đựng – tuổi trẻ Việt Nam – quê nhà đã mất – kiếp người – tình gia đình – hào hùng dân tộc – đời đáng sống v.v…)
Tùy theo kỹ thuật viết, tác giả xây dựng được
những tác phẩm mang tính chất văn chương hay chỉ là những kể lể riêng
tư, nhưng hồi ký góp mặt bằng sự kiện trong tác phẩm chớ không bằng
chính tác phẩm. Nói cách khác, kỷ niệm quê hương chỉ là chất liệu để cấu
tạo truyện chớ không thể tự nó tạo thành một tác phẩm văn chương.
.
Tha hương, nhớ quê, đối chiếu với quê hương dễ thương ngày trước và quê hương đáng tội nghiệp bây giờ, văn chương hải ngoại dễ dẫn người đọc đến câu hỏi vì đâu, tại sao và sẽ có được câu trả lời tích cực khi đối chiếu với hoàn cảnh bản thân người đương thưởng thức tác phẩm. Tác giả chỉ trình bày. Mọi suy diễn ra nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân đó bằng cách nào không thuộc nhiệm vụ của người làm văn chương nên không nhất thiết phải có lời buộc tội và kêu gọi sự lên đường chống giặc trong tác phẩm – như kiểu văn chương phục vụ chính trị của XHCN.
Văn chương hải ngoại phát xuất từ hoàn cảnh thực tế, lấy con người đã có mặt cụ thể ngoài đời – khác với thứ văn chương đối nghịch nó lấy con người chưa
có mặt, chưa hiện hữu – làm trọng tâm, lấy phản ứng trước những bất
công làm sức đẩy, lấy kỷ niệm làm chất liệu, nên mang tính chất thực,
phản ánh đời sống chớ không bắt đời sống phản ánh nó. Nó không muốn mang sứ mạng cải tạo đời mà để độc giả tự làm chuyện đó.
.
Vì tính chất tự do của văn chương ngoài hệ thống cộng sản, nó được thực hiện bằng nhiều lối viết khác nhau, nhiều biến hóa trong kỹ thuật xây dựng truyện, thiên hình vạn trạng trong văn phong cho nên nó đóng góp vào việc làm mới ngôn ngữ, mở những con đường mới trong lãnh vực nghệ thuật cũng như suy tư. Đó là một thứ văn chương khác xa với thứ bị câu thúc ở quê nhà hay thứ văn chương cò mồi được sự yểm trợ của đảng nhưng được tuyên rằng chống đảng, kiểu Cù Lao Tràm, Đứng trước biển, Sao đổi ngôi ở quê nhà bây giờ.
Tính thời thế đã nói ở trên xác định thái độ của
người viết đã đành, địa bàn tác phẩm xuất hiện càng cho thấy rõ lập
trường hơn. Viết báo theo đuôi cộng, đăng ỏ các tờ báo được ủng hộ tài
chánh của đảng từ bên nhà. Sáng tác phẩm không-nói-gì-đến hay nói nhưng
điều thất lợi cho cộng sản đăng trên các tạp chí hình thành do sự hy
sinh cật lực của những người hùng tâm đởm khí khắp nơi có cộng đồng
Việt. Những báo nầu do cá nhân thực hiện hay do một nhóm đều làm mà
không càn, không nhận tài trợ từ bên nhà.
.
Nhắc lại, yếu tính của văn chương hải ngoại không năm ở chỗ khuynh hướng chống cộng, thương nhớ quê hương, kêu gọi tình người. Những tính chất nầy chẳng qua là sự thể hiện tính thời thế của văn chương hải ngoại và sử tính của tác giả. Chừng nào yếu tố thời thế mất đi ( Việt Nam không còn bị đảng cộng thống trị, chừng nào đường lối tiêu hủy nhân tính con người của chế độ cầm quyền bên nhà không còn nữa, chừng nào hết chuyện bi thương xẩy ra trên bước đường tìm tự do…) và yếu tố sử tính bị tiêu diệt (những thế hệ từng chứng kiến đời sống tự do ở miền Nam hay những người từng có kinh nghiệm về chế độ mất nhân tính ở miền Bắc, như Thế Giang, Xuân Vũ ) thì văn chương hải ngoại tự nó sẽ biến chuyển có thể là chú ý đeến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng nhiều hơn, viết về những vấn đề có tính cách trường cữu nhiều hơn.
Những điều đã được viết ra ở hải ngoại từ 1975
đến giờ không phải được thúc đẩy từ một sứ mạng, từ một nhiệm vụ, hay
một công tác nào hết, chẳng qua là những âm thanh phát ra
do một số hoàn cảnh chi phối tâm tình có sự hủy hoại nhân tính của con
người Việt Nam thì phải có người viết văn Việt Nam nói lên cảm nghĩ của
mình. Thế thôi! Sự kiện nầy kéo đến chuyện nhiều người viết vì “bất bình tắc minh”.
Họ không là nhà văn chuyên nghiệp (cho đến một thời điểm nào đó) hay
phủ nhận tính cách nhà văn của mình. Trong bức thư gởi đồng bào nhân
buỗi lễ ra mắt hồi ký “Thép Đen” , tác giả Đặng Chí Bình nhấn mạnh: “
Viết không phải để trở thành nhà văn, mà để nhân loại, ít ra là người
Việt Nam quốc gia hiểu biết thế nào là bản chất đích thực của cộng sản”.
.
Nhà văn Nguyễn Đức Lập nói mình không viết truyện ngắn mà viết chuyện ngắn. Từ chuyện, truyện ở đây không hàm chưa sự khác biệt trong tên gọi một thể loại văn chương mà kéo đến quan điểm của người viết là kể lại những chuyện đã nghe thấy như một cách thế bày tỏ ý nghĩ chính trị mà người viết kéo từ trong trí tưởng tượng ra một số điều, sắp xếp lại để tạo nên một tác phẩm, một chuyện ngắn. Sự quan trọng nằm ở chỗ phủ nhận tính cách nhà văn ở mặt sáng tạo và tưởng tượng của mình, trong trường hợp nầy Nguyễn Đức Lập muốn nói mình lấy chất liệu từ thực tế của dân chúng.
Nhà văn Võ Kỳ Điền nhiều lần xác nhận mình không là nhà văn, không viết để thành nhà văn, không đủ sức để thành nhà văn (mặc dầu ông gọi bạn bè viết văn bằng từ “ văn hữu”), ông viết vì “ tức mình tụi nó”, trong trường hợp nầy Võ Kỳ Điền viết văn như một phản ứng kiểu Lục Văn Tiên bẻ cây làm gậy chống nhau với bọn cướp ngày Phong Lai.
Những thái độ trên ngoài sự khiêm nhường còn có ý
nghĩa như không coi trọng, không tin tưởng ở tác dụng văn chương về mặt
văn chương mà tin tưởng ở tác dụng chính trị của điều mình viết đối với sự tiêu hủy nhân tính của chế độ đang cầm quyền ở quê nhà.
.
Như vậy, sự băn khoăn của người viết ở hải ngoại ngoài những vấn đề nhức đầu khác còn có vấn đề viết văn như một phương tiện phục vụ chính trị, hay viết như một cách thế phục vụ văn chương.
Ngã về bên kia, bên này có thể người viết chính
mình không thấy, không đặt thành vấn đề, nếu có ai hỏi thì cũng không
trả lời được một cách rõ ràng. Chính toàn thể tác phẩm nói lên quan điểm
của tác giả. Dĩ nhiên không có vấn đề tuyệt đối ở cực chính trị hay cực
văn chương, bởi vì diễn ra ý nghĩ thành chữ, diễn tả các sự kiện dưới
dạng một câu chuyện đã sống ở hải ngoại, sự kiện viết ở hải ngoại trong
lúc nầy luôn luôn bao hàm một thái độ chính trị. Ý niệm phân loại vì
vậy chỉ có tính chất tương đối, và để cho được xác đáng, tác phẩm phải
được làm căn bản để khảo sát. Cuộc sống, hành vi, thái độ, kể cả những
phát biểu bằng lời nói của tác giả là những yếu tố ngoài văn chương chỉ
xác định quan điểm chính trị của một người mà không xác định được thái
độ chính trị của tác giả bằng văn chương do những tác phẩm của ông ta.
.
Nhìn chung các tác giả hải ngoại khi viết có ý thức hay không đều đang dùng văn chương để diễn tả thái độ chính trị của mình. Dưới tác dụng của tính thời thế có thể có sự phối hợp ở bốn trường hợp nhiều – ít với tính cách văn chương cùng là nhiều – ít thái độ chính trị tùy theo từng tác giả. Nhưng trường hợp nào cũng là nói lên tiếng nói nhân bản chung của người Việt hải ngoại đối với thái độ đáng chê trách của bạo quyền bất xứng ở quê nhà.
Và vì vậy, cũng như bất cứ sinh hoạt nào khác
của người Việt hải ngoại, văn chương hải ngoại sẽ bị đánh bằng những đòn
thù, những tấn công của người bên lia. Số đặc biệt về văn hóa người
Việt di tản, tờ báo số tháng 10/87 của “ Hội Người Việt Nam tại Ca-na-đa “đã làm công việc đó một cách khá tích cực đáng được phe cánh khen thưởng.
.
Mặc dầu các bài viết được che đậy không khí hằn học, số báo vẫn cho thấy lý luận một chiều và những nhận xét từ lòng thù hằn, phe nhóm. Xin chỉ trích lại và xếp loại, không bình luận vì không cần thiết.
1. Thiên vị và chụp mũ:
* ‘Giống như không khí văn học và nghệ thuật ở Sài Gòn thời trước, không khí sáng tác văn thơ của người Việt hải ngoại đượm mùi chống cộng gay gắt…Trừ một số sáng tác rất lẻ tẻ của những cây bút trong phong trào người Việt yêu nước, hầu như toàn bộ sáng tác văn học ở nước ngoài đều bị bao trùm phủ kín bởi không khí chống cộng dày đặc vừa gay gắt vừa thâm độc và không có phản kháng.’ ( Vĩnh Xương – Vài nét về cộng đồng người Việt và những sinh hoạt văn hóa của Việt kiều di tản, trang 36 )
* ‘Về giá trị văn học nghệ thuật, cũng vẫn theo người trong ngành nhận định thì đến nay vẫn chưa có được một tác phẩm nào có tầm vóc.’ ( Bình Minh – Tình hình xuất bản sách sau 1975 tại hải ngoại, trang 54 )
* ‘Du Tử Lê có chân thật nhưng không đặc sắc với bài “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”. Hình ảnh kém táo bạo, kém ăn sâu bằng Nguyễn Hồi Thủ ví mình như “ tấm gỗ mục ”. ( Trước Sinh – Tuyển tập thơ văn 90 tác giả VNHN 1975 – 1981,trang 59 – 60)
2. Phê phán chủ quan, bêu xấu, lý luận hàm hồ buộc tội người khác:
* Giống như báo chí Sài Gòn trước kia, chất lượng báo chí của người Việt nói chung là thấp. Những người cầm bút, trừ một số đã có kinh nghiệm ở Việt Nam, phần lớn là “tay ngang”. Họ viết báo, hầu hết theo ý kiến và ý đồ chủ quan, không ngại tung tin vịt, chụp mũ, không ngại tâng bốc lên tận mây xanh hay hạ xuống tận vực thẳm bất cần sự thật như thế nào. Những mâu thuẫn phe phái xảy ra thường xuyên (đồng thời đó cũng là một thủ thuật gây căng thẳng để câu khách) ; các tờ báo thường “đánh” nhau kịch liệt. Báo nầy ủng hộ Hoàng Cơ Minh, cho đó là người hùng, báo khác thì gọi ông ta là “con bọ nước”, rồi chưởi nhau. Hiện nay, hai tờ báo ở Toronto, vốn cùng một “nôi” đã chưởi nhau thậm tệ, đánh nhau không thương tiếc. Những cuộc đấu nhau nầy không phải chỉ dừng trên bút mực, một só vụ án mạng đã xẩy ra nhất là ở Mỹ (trước đây đã có vụ ký giả Đạm Phong bị giết, gần đây lại có vụ án Hoài Điệp Tử chủ bút báo Mai và vụ ám sát cây bút Quốc Dân Đảng Cao Thế Dung. Dĩ nhiên báo chí cũng không bỏ qua cơ hội để chụp mũ cho cộng sản…’ ( Vĩnh Xương – bài đã dẫn trang 37 )
* “ 12 năm hiện hữu, cộng đồng người Việt vẫn chưa thật sự ổn định. Tình hình Việt Nam vẫn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng. Dù đã có khối lượng sáng tác văn học nghệ thuật khá đáng kể và số lượng các văn nhân, nghệ sĩ không phải là ít. Tuy nhiên, không khí chung vẫn còn mang nặng dư âm của cuộc chiến tranh và các chiến dịch chống cộng của đế quốc đã xảy ra trên đất nước” (Vĩnh Xương – bài đã dẫn, trang 41 )
* Nhóm nhà văn nhà thơ lưu vong kể trên đang xây dựng cái gọi là một nền Văn học Việt Nam lưu vong ở hải ngoại. Nhiều người cho rằng việc làm nầy quả đầy tham vọng và không tưởng. Lướt qua những sinh hoạt và sáng tác của những cây bút mới và cũ, bà con chúng ta dễ dàng nhận ra những tham vọng bàng bạc trong những lời kêu gọi, những bài tùy bút, truyện ngắn, truyện dài và cả trong việc in ấn xuất bản tác phẩm.
Mối nhà văn dường như là một ốc đảo, trong việc
tranh giành ngôi thứ, người cũ thì muốn giữ vị trí đầu đàn để lèo lái
đàn em vì họ cho rằng văn hóa lưu vong mà có được bởi vì họ có mặt, họ
là tiêu biểu cho sự liên tục văn hóa, họ là cái còn cho cái đã mất nên
họ là chính thống. Còn các nhà văn mới thì cho rằng họ là những thực tế
của đời sống lưu vong, họ gần gũi với cuộc sống nầy hơn nên họ xứng đáng
là đại biểu. Chính vì thể mà đã xảy ra nhiều hiện tượng giành giựt đấu
đá bôi chụp lẫn nhau. Có người bảo sinh hoạt văn hóa di tản tạo được
nhiều ồn ào nhưng lại là cái ồn ào của một phiên chợ chiều”. (Tố Tâm – Đôi điều suy nghĩ về một nền văn học lưu vong, trang 42 )
.
* Mỗi người tuy một vẻ nhưng mẫu số chung vẫn là chống phá cách mạng Việt Nam, lôi kéo cộng đồng người Việt ở hải ngoại theo họ đi vào hố thẳm của sự mất gốc, lưu vong vĩnh viễn (Tố Tâm – bài đã dẫn, trang 15 )
3. Dùng chữ hồ đồ với dụng ý bêu xấu.
* ‘Tủ sách của người Việt hải ngoại gồm khá đầy đủ sách ở Sài Gòn xưa, nghĩa là các sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn, của các cây bút của chế độ Cộng Hòa như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Nhã Ca, Văn Quang, Thụy Vũ…
Sau hơn mười năm hiện hữu ở nước ngoài, những cây bút cũ của Sài Gòn (hầu hết là những cây bút của chế độ, chứ không có những cây bút phản chiến) đã hoạt động lại nhưng rõ ràng cái hăng say và sáng tạo không còn nữa. ( Vĩnh Xương – Bài đã dẫn , trang 38 ).
* ‘Về ngành sân khấu, trong những năm đầu, người Việt ở Pháp, ở Canada và nhất là ở Mỹ đã thành lập một số ban kịch, một số đoàn cải lương. Nhưng trình diễn được đôi ba vở, sống một vài tháng, một năm là lần lượt rã đám, tan bầy (Vĩnh Xương – bài đã dẫn, trang 41).
* ‘Đời bỗng dưng thừa’ do Nam Á in. Tập gồm 74 bài thơ theo ý riêng của tôi là rất xoàng, không thể hiện một sáng tạo nào về ý thơ, thể thơ, nhịp điệu, kết cấu. Nhiều bài thơ chính trị, thời sự cố tình hô khẩu hiệu nhiều hơn là sáng tác thơ. Vì thế mà khó hiểu được vì sao “ trùm văn nghệ ” Duyên Anh lại coi Hà Huyền Chi là người “ mang tín hiệu sáng tạo của thời đại anh” (Về sau thì mới biết rằng đấy là thủ thuật quen thuộc của các tay “trùm văn nghệ” đối với các đàn em của mình.’) (Ca dao – Đôi nét về dòng thơ người Việt di tản, trg 46-47)
* ‘Trong khi đó 12 năm lưu vong, người cầm bút chính thống đáng lẽ phải nói lên được những nỗi khó khăn của bà con Việt kiều trong sự hội nhập với cuộc sống mới, những khuynh hướng kỳ thị đã xảy ra ở Mỹ, Úc đối với cộng đồng người Việt. Đã không nói được, các nhà văn này còn lôi kéo bà con Việt kiều vào hố thẳm của sự mất gốc lưu vong vĩnh viễn, không có ngày về v.v…Quan điểm đó là chính thống hay chăng?’
Nói chung, khuynh hướng sáng tác của các tác giả di tản hơn 12 năm ở hải ngoại thật ra chỉ mang hình ảnh “gà què ăn quẩn cối xay” với những đề tài cũ rích được nhai đi nhai lại từ hai khuynh hướng chính: Chống đối chế độ XHCN, xoay quanh những đau xót lưu vong. Đào sâu cái hận tù đày, cải tạo vượt biên và đồi trụy hóa con người. Nghiêm túc mà nói chưa có một quan điểm nào đứng đắn.’ ( Tố Tâm – Bài đã dẫn, trang 43 ).
4. Dùng chữ và lý luận nhập nhằng có lợi cho phe nhóm của họ:
* ‘Một nền văn hóa của dân tộc phải gắn liền với lịch sử của dân tộc đó, lịch sử của Việt Nam ngày nay. Những người làm văn hóa lại càng không thể hiểu sai lệch. Nó liên tuc từ Cách Mạng tháng 8 đến trận Điện Biên Phủ lừng lẫy chấm dứt chế độ thực dân của Pháp đem lại độc lập cho nửa nước và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã cáo chung chế độ thực dân của Mỹ, thống nhất đất nước thân yêu sau 30 năm chia cắt. Làm văn hóa chính thống là phải viết cho được những trang sử hào hùng đó của dân tộc mình” ( Tố Tâm – Bài đã dẫn, trg 43).
5. Những sai lầm ấu trỉ.
* ‘Kể cả Bắc Mỹ và Tây Âu, có khoảng 50, 70 người thường có thơ đăng báo. Trong số đó, người ta đều thấy lại những tên tuổi quen thuộc của dòng thơ chính thống của chế độ Việt Nam Cộng Hòa như Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Viên Linh, Du Tử Lê, Hà Huyền chi, Mai Thảo. Nhiều người trong số nầy vẫn còn đeo đuổi nghề báo, nghề xuất bản. Nguyên Sa làm báo Đời, Du Tử Lê làm báo Cánh Tay Phải, Viên Linh làm trong ngành xuất bản” ( Ca dao – bài đã dẫn, trang 46)
* ‘Viên Linh và Du Tử Lê mỗi người in được một tác phẩm. Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền chưa trình làng một tập thơ mới nào.’ trang 47)
* “ Ngày phóng xe đi làm phu hốt rác,
Đêm về nằm nước mắt chứa chan ”.
( Vi Khuê – Mai mốt tôi về )
( Ỷ Lan – Nỗi lòng nhớ nước và tâm tư tha hương trong thơ của người Việt di tản – trang 51 )
***
Điều đáng ghi nhận là về tương lai của văn học lưu vong, họ, những người theo phe ca tụng chế độ bên nhà, chỏi ý nhau, một người cho rằng sẽ mất trong khoảng cuối thế kỷ (Tố Tâm – trang 45 ). Một người hy vọng nó sẽ biến dạng theo chiều hướng khác, chiều hướng không chống đối, không vạch cái xấu của họ nữa (Ca dao, Bài đã dẫn, trang 49 )
Với người ở hàng ngũ cộng sản, văn chương ở hải ngoại mất là điều đáng mừng, nếu không mất thì cũng biến dạng sang một thứ rễ phụ của văn chương địa phương để những điều xấu của CSVN và nhóm cầm quyền không bị phơi bày. Từ muốn, mong mỏi đến hành động để đạt điều muốn đó người cộng sản có những kế hoạch. Những bài báo vừa kể những số báo Đất Việt, Đoàn Kết gần đây là những phần nhỏ của kế hoạch. Khen phần nào (những bài nói đến điểm tiêu cực của cộng đồng hải ngoại, của chế độ miền Nam, những tâm sự ly hương đau xót) tản lơ phần nào (vạch trần tính phi nhân của chế độ Việt Nam bây giờ) là phần nhỏ của kế hoạch…
Các phần nhỏ đó cộng với các hành vi chính trị cụ thể khác (gây chia rẽ, bôi lọ, chụp mũ, khủng bố, kiện cáo, cho vào hồ sơ đen… ) trong tương lai sẽ là những trở ngại cho sự phát triển của văn học hải ngoại. Biết, nhưng cộng đồng hải ngoại – và văn thi sĩ - có đủ bình tâm để đối phó hữu hiệu và có kế hoạch không, chinh đó mới là điều quan trọng.
Trong số báo vừa nói, nhiều người viết thường
nhắc đến tình cảm ly hương, nhớ nhà trong văn chương hải ngoại, mập mờ
coi đó như một sự nhớ thương đất Việt Nam hiện đại, một sự mong mỏi được
trở về thấy lại quê hương bây giờ. Tôi thấy mình cần ghi lại nơi đây để
tránh sự ngộ nhận hay giải thích cưỡng ép sau nầy: “ Sự nhớ quê đó nếu
không là một biến thái của lòng yêu khoảng đời đã qua của tác giả, cũng
là một tình yêu về cái quê hương Việt Nam nói chung không có dính dáng
gì hết với nước CHXHCN từ sau 1975 tức là sau ngày văn chương hải ngoại
nẩy những hạt mầm cần thiết: “ Xưa ông Tế Hanh nhắc tới chuyện “làng tôi vốn làm nghề chài lưới, nước bao vây cách biển nửa ngày sông ” ông tha thiết “đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng, hương đồng quyến rũ hát lên vang”.
Ông Huy Cận bâng khuâng về tràng giang, ông xúc động về đêm mưa, thì
ngôi làng, con đường, sông dài, đêm mưa dính liền với không gian Việt
Nam nói chung chớ không dính dáng gì đến một nước Việt Nam đang nằm dưới
ách thực dân Pháp lúc đó.
.
Cũng vậy, thi sĩ Hồ Dzếnh khi tả người con gái mới lớn nhìn mây trắng bay (Kiểu Bùi Hàng, Vân hoành Tần lĩnh… ) bằng mấy câu thơ tê tái:
‘Thuở trước quê em ở Bắc,
Vô Nam từ thưở lên mười,
Mây trắng ngày ngày xa tắp,
Thương quê em buồn khôn nguôi.’ . (Lời về)
.
Ông muốn diễn tả một nỗi lòng, một tâm trạng và nếu có thể được, một thái độ, nhưng chắc chắn miền Bắc thân yêu được hướng về đó không phải là Miền Bắc có hành chánh Pháp tham lam, có quân đội Nhật hoàng hống hách. Tác giả không muốn liên hệ gì đến chỗ quê hương được nhớ về và chế độ chánh trị đáng ghét của nó lúc đó, Chắc chắn như vậy.
Và bạn có nhớ quê nhà của bạn không? Nếu có thì là cái quê nào. Xin trả lời thành thật với chính bạn, không cần nói ra cho mọi người biết.
Nguyễn Văn Sâm
(Texas 1988, sửa lại cho xuôi câu rõ ý California 2016)
TVQ chuyển