Di Sản Hồ Chí Minh
VC Ăn Mặn, Tàn Ác, Sao Trời Bắt Dân Hứng Chịu? :Hạn hán kéo dài sẽ bất ổn
1/ Về "thủy tai", theo nghiên cứu của IDMC, từ 2008 đến 2014, thế giới trung bình mỗi năm có 25 triệu dân di cư, trong đó khoảng 80% vì lý do (thời tiết) ngập lụt, giông bão và nước biển xâm thực.
1/ Về "thủy tai", theo nghiên cứu của IDMC, từ 2008 đến 2014, thế giới
trung bình mỗi năm có 25 triệu dân di cư, trong đó khoảng 80% vì lý do
(thời tiết) ngập lụt, giông bão và nước biển xâm thực.
Một trường hợp cụ thể, quốc gia tên gọi là Tuvalu, lãnh thổ gồm một số
đảo nhỏ ở nam Thái Bình Dương, đất ở đây mức cao nhứt khoảng 5 mét trên
mực nước biển. Tuvalu đang bị đe dọa "xóa sổ" vì mực nước biển dâng cao.
Lãnh
thổ xứ này bị xâm thực hàng năm, dân chúng ở đây một số đã bỏ xứ, phần
còn lại cũng đang chuẩn bị khăn gói "tị nạn" sang các xứ khác. Vấn đề là
các nước (giàu) gần đó như Tân Tây La, Úc... thì có khuynh hướng "dóng
cửa", không nhận người tị nạn.
Đồng bằng sông Cửu Long, theo "Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam", rộng
khoảng 40.000 km², chiều cao không quá 1 mét trên mực nước biển. Nếu
nước biển dâng cao 50cm, 34% diện tích ở đây có thể bị ngập. Cao 1 mét
khoảng 62% diện tích bị ngập.
Hàng năm ĐBSCL bị xâm thực, mũi Cà Mau không còn là mũi đất bồi, mà trở
thành mữi đất lỡ. Hàng năm biển gậm nhấm có nơi vài chục mét. Mà mực
nước biển hiện nay chỉ mới dâng vài cm (dự toán đến năm 2020 nước biển
tăng 10 đến 15cm).
Khi nước biển dâng 15 cm, biển gậm nhắm bao nhiêu đất mỗi năm ?
Nhiều người chủ trương "sống với lũ", nước mặn thì nuôi cua nuôi tôm.
Vấn đề là, có ai giải bài toán năm mười năm nữa, dân có còn "trụ" được
hay không ? Tôm cua thì khỏi nói.
Và ngay bây giờ, có ai làm bài toán, bao nhiêu hộ nông dân có thể sông
nhờ tôm cua, do vị trí "đắc địa" ? Tức là khu đất có tràm có đước, có
mương dẫn thủy, thoát thủy. Bao nhiêu hộ dân "chết lên chết xuống" vì
nuôi tôm không xong, mà trồng lúa cũng không xong ?
Đó là bài toán hôm nay.
Bài toán ngày mai là còn bao nhiêu lâu thì mực nước biển dâng lên 50cm ?
Mực nước biển dâng cao tùy thuộc vào mức tăng nhiệt độ địa cầu (do sự
dãn nở của nước biển và băng tan). COP21 vừa hội họp xong tại Paris, với
kết quả các nước cam kết sẽ giữ cho nhiệt độ không tăng quá 2°C.
Các nước có giữ được "cam kết" hay không là một chuyện, nhưng khi nhiệt
độ trung bình địa cầu tăng 2 độ, con số có thể vượt mức ngưỡng (bất khả
đảo ngược), toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập dưới nước biển.
Ngập 50 cm trong 20 năm ? 30 năm?
Tất cả chỉ là vấn đề là thời gian.
2/ Còn nói về "hạn hán".
Mọi người thường bàn tán về chiến tranh Syrie, với Nga, Thổ và các cánh
phiến quân cũng như Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhưng điều mà mọi người (có
lẽ) ít biết, nguyên nhân cuộc chiến cũng (một phần) đến từ bất ổn do di
dân, do tranh chấp nguồn nước.
Một nghiên cứu của Đại học Santa Barbara (California) chứng minh rằng
cuộc hạn hán 2007-2010 ở khu vực Bắc Phi, đã làm mùa màng thất bát, là
nguyên nhân đưa đến cuộc di cư vĩ đại làm đảo ngược địa chính trị khu
vực Trung Đông. Các nhóm phiến quân như Boko Haram, IS... nhờ những hỗn
loạn này trở thành tổ chức lớn mạnh. Nhóm IS kiểm soát các nguồn nước
làm cho các cuộc di dân tăng thêm cường độ. Châu Âu trở nên bất ổn vì di
dân và khủng bố. Nga can thiệp vào nội bộ Syrie, nhưng cuối cùng tuyên
bố rút vì thấy không kham. Bởi vì Thổ cũng lăm le nhảy vào vòng chiến.
Nga không rút kịp thì Syrie trở thành Afghanistan để Nga sa lầy lần hai.
Hạn hán ở ĐBSCL kỳ này đặc biệt nghiêm trọng. Vì ngoài hạn hán còn bị
nạn nhiễm mặn. Chỉ mới vài tháng mà nguồn nước ngọt trở nên hiếm hoi.
Trong lúc sông Cửu Long thì bị cạn dòng, vừa do hạn hán vừa do các đập
chứa nước ở thượng nguồn. Nước biển ngược sông đưa nước mặn vào sâu, có
nơi đến 65 km.
Những người dân nghèo, chỉ vài ngày tới, sẽ không còn khả năng mua nước
ngọt để uống, huống chi các việc "nuôi con gì, trồng cây gì". Đọc báo,
thấy những nhà "bán nước" lại "hốt bạc".
Điều này cho thấy, ĐBSCL vẫn còn ở trong tình trạng "bán khai" như các
dân tộc nghèo đói ở Phi Châu kinh niên bị hạn hán. Bao nhiêu năm "trị
vì", quyền lực không chia sẻ, hệ thống nước ngọt của dân ĐBSCL vẫn là
những "lu nước mưa" để kế hiên nhà.
Hạn hán có nguy cơ kéo dài. Từ giờ cho đến mùa mưa tới, sớm lắm thì cũng
hai, ba tháng nữa. Trong hai ba tháng này người dân lấy nước đâu uống ?
Nhưng kinh nghiệm các nước Trung Phi, ngay các vùng nổi tiếng có mưa
nhiều, các hồ ở đây cũng cạn. Vì hạn hán kéo dài, từ 2007 đến nay, chỉ
số mưa ngày càng thấp. Những tranh chấp bùng nổ, (như ở Tchad), mà
nguyên nhân là các nguồn nước ngọt.
Hạn hán ở ĐBSCH (và toàn thể VN) có thể chấm dứt vào mùa mưa tới, nhưng cũng có thể kéo dài vài năm.
Đâu là giải pháp ?
Nước đến chân thì không còn giải pháp mà phải "sống với lũ".
Bây giờ hạn hán, tôm không xong mà lúa cũng không xong.
Dân các nước Trung Phi, Bắc Phi, Trung Đông... những nơi bị hạn hán,
ngoài cách bỏ xứ mà đi, bằng không gia nhập các băng đảng phiến loạn,
hay nhà nước IS... để có được miếng ăn, miếng uống.
Dân VN, nếu hạn hán kéo dài tới tháng 6, chắc chắn các tỉnh lớn sẽ tràn
ngập ăn xin, những người tị nạn nghèo ở ĐBSCL vì lý do thời tiết.
Nếu hạn hán lâu dài, chắc chắn nguyên cả khu vực trở nên bất ổn. Nguyên
nhân chiến tranh khởi nguồn từ các việc tranh chấp các nguồn nước ngọt.
Trong khi đó, nếu lãnh đạo có tầm nhìn, như Đài Loan hay Đại Hàn, hiện
nay dân số sống về nông nghiệp chiếm một tỉ số rất nhỏ, đóng góp không
tới 3% GDP. Họ đã thành công sự nghiệp "công nghiệp hóa" từ thập niên
70, 80. Thế hệ đầu tiên xây dựng đất nước ở đây, trên 70% là nông dân.
Thế hệ thứ hai, con cháu của họ, đã trở thành những người có học. Thế hệ
thứ ba, thứ tư... là các chuyên gia, nhà tài phiệt, chủ xí nghiệp, khoa
học gia... ta thấy hiện nay.
Đảng CSVN chủ trương miền nam như một thuộc địa. Dân chúng ở đây là
thuộc dân. Mấy mươi năm qua, đã ba thế hệ, cha mẹ nông dân thì con cháu
cũng nông dân. Bằng không là làm dâu, làm osin, làm phu khuân vác cho
nước ngoài. Đảng CSVN chỉ có một chủ trương: bóc lột.
Người dân miền nam hiện nay được trang bị cái gì ? Ngay cả nước ngọt mà hạ tầng cũng không được đầu tư. Toàn dân đều dốt nát.
Một số trí thức, thực ra chỉ là công cụ, giúp cho đảng CSVN chỉ cách
người dân trông câu gì nuôi con gì, chớ không nhằm phát triển đất nước.
Lũ tới thì sống với lũ. Hạn hán tới thì bỏ xứ mà đi, trả đất đó lại cho
đảng và nhà nước (và trí thức nuôi con gì trồng cây gì), chớ sống được
cái nỗi gì ?
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
VC Ăn Mặn, Tàn Ác, Sao Trời Bắt Dân Hứng Chịu? :Hạn hán kéo dài sẽ bất ổn
1/ Về "thủy tai", theo nghiên cứu của IDMC, từ 2008 đến 2014, thế giới trung bình mỗi năm có 25 triệu dân di cư, trong đó khoảng 80% vì lý do (thời tiết) ngập lụt, giông bão và nước biển xâm thực.
1/ Về "thủy tai", theo nghiên cứu của IDMC, từ 2008 đến 2014, thế giới
trung bình mỗi năm có 25 triệu dân di cư, trong đó khoảng 80% vì lý do
(thời tiết) ngập lụt, giông bão và nước biển xâm thực.
Một trường hợp cụ thể, quốc gia tên gọi là Tuvalu, lãnh thổ gồm một số
đảo nhỏ ở nam Thái Bình Dương, đất ở đây mức cao nhứt khoảng 5 mét trên
mực nước biển. Tuvalu đang bị đe dọa "xóa sổ" vì mực nước biển dâng cao.
Lãnh
thổ xứ này bị xâm thực hàng năm, dân chúng ở đây một số đã bỏ xứ, phần
còn lại cũng đang chuẩn bị khăn gói "tị nạn" sang các xứ khác. Vấn đề là
các nước (giàu) gần đó như Tân Tây La, Úc... thì có khuynh hướng "dóng
cửa", không nhận người tị nạn.
Đồng bằng sông Cửu Long, theo "Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam", rộng
khoảng 40.000 km², chiều cao không quá 1 mét trên mực nước biển. Nếu
nước biển dâng cao 50cm, 34% diện tích ở đây có thể bị ngập. Cao 1 mét
khoảng 62% diện tích bị ngập.
Hàng năm ĐBSCL bị xâm thực, mũi Cà Mau không còn là mũi đất bồi, mà trở
thành mữi đất lỡ. Hàng năm biển gậm nhấm có nơi vài chục mét. Mà mực
nước biển hiện nay chỉ mới dâng vài cm (dự toán đến năm 2020 nước biển
tăng 10 đến 15cm).
Khi nước biển dâng 15 cm, biển gậm nhắm bao nhiêu đất mỗi năm ?
Nhiều người chủ trương "sống với lũ", nước mặn thì nuôi cua nuôi tôm.
Vấn đề là, có ai giải bài toán năm mười năm nữa, dân có còn "trụ" được
hay không ? Tôm cua thì khỏi nói.
Và ngay bây giờ, có ai làm bài toán, bao nhiêu hộ nông dân có thể sông
nhờ tôm cua, do vị trí "đắc địa" ? Tức là khu đất có tràm có đước, có
mương dẫn thủy, thoát thủy. Bao nhiêu hộ dân "chết lên chết xuống" vì
nuôi tôm không xong, mà trồng lúa cũng không xong ?
Đó là bài toán hôm nay.
Bài toán ngày mai là còn bao nhiêu lâu thì mực nước biển dâng lên 50cm ?
Mực nước biển dâng cao tùy thuộc vào mức tăng nhiệt độ địa cầu (do sự
dãn nở của nước biển và băng tan). COP21 vừa hội họp xong tại Paris, với
kết quả các nước cam kết sẽ giữ cho nhiệt độ không tăng quá 2°C.
Các nước có giữ được "cam kết" hay không là một chuyện, nhưng khi nhiệt
độ trung bình địa cầu tăng 2 độ, con số có thể vượt mức ngưỡng (bất khả
đảo ngược), toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập dưới nước biển.
Ngập 50 cm trong 20 năm ? 30 năm?
Tất cả chỉ là vấn đề là thời gian.
2/ Còn nói về "hạn hán".
Mọi người thường bàn tán về chiến tranh Syrie, với Nga, Thổ và các cánh
phiến quân cũng như Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhưng điều mà mọi người (có
lẽ) ít biết, nguyên nhân cuộc chiến cũng (một phần) đến từ bất ổn do di
dân, do tranh chấp nguồn nước.
Một nghiên cứu của Đại học Santa Barbara (California) chứng minh rằng
cuộc hạn hán 2007-2010 ở khu vực Bắc Phi, đã làm mùa màng thất bát, là
nguyên nhân đưa đến cuộc di cư vĩ đại làm đảo ngược địa chính trị khu
vực Trung Đông. Các nhóm phiến quân như Boko Haram, IS... nhờ những hỗn
loạn này trở thành tổ chức lớn mạnh. Nhóm IS kiểm soát các nguồn nước
làm cho các cuộc di dân tăng thêm cường độ. Châu Âu trở nên bất ổn vì di
dân và khủng bố. Nga can thiệp vào nội bộ Syrie, nhưng cuối cùng tuyên
bố rút vì thấy không kham. Bởi vì Thổ cũng lăm le nhảy vào vòng chiến.
Nga không rút kịp thì Syrie trở thành Afghanistan để Nga sa lầy lần hai.
Hạn hán ở ĐBSCL kỳ này đặc biệt nghiêm trọng. Vì ngoài hạn hán còn bị
nạn nhiễm mặn. Chỉ mới vài tháng mà nguồn nước ngọt trở nên hiếm hoi.
Trong lúc sông Cửu Long thì bị cạn dòng, vừa do hạn hán vừa do các đập
chứa nước ở thượng nguồn. Nước biển ngược sông đưa nước mặn vào sâu, có
nơi đến 65 km.
Những người dân nghèo, chỉ vài ngày tới, sẽ không còn khả năng mua nước
ngọt để uống, huống chi các việc "nuôi con gì, trồng cây gì". Đọc báo,
thấy những nhà "bán nước" lại "hốt bạc".
Điều này cho thấy, ĐBSCL vẫn còn ở trong tình trạng "bán khai" như các
dân tộc nghèo đói ở Phi Châu kinh niên bị hạn hán. Bao nhiêu năm "trị
vì", quyền lực không chia sẻ, hệ thống nước ngọt của dân ĐBSCL vẫn là
những "lu nước mưa" để kế hiên nhà.
Hạn hán có nguy cơ kéo dài. Từ giờ cho đến mùa mưa tới, sớm lắm thì cũng
hai, ba tháng nữa. Trong hai ba tháng này người dân lấy nước đâu uống ?
Nhưng kinh nghiệm các nước Trung Phi, ngay các vùng nổi tiếng có mưa
nhiều, các hồ ở đây cũng cạn. Vì hạn hán kéo dài, từ 2007 đến nay, chỉ
số mưa ngày càng thấp. Những tranh chấp bùng nổ, (như ở Tchad), mà
nguyên nhân là các nguồn nước ngọt.
Hạn hán ở ĐBSCH (và toàn thể VN) có thể chấm dứt vào mùa mưa tới, nhưng cũng có thể kéo dài vài năm.
Đâu là giải pháp ?
Nước đến chân thì không còn giải pháp mà phải "sống với lũ".
Bây giờ hạn hán, tôm không xong mà lúa cũng không xong.
Dân các nước Trung Phi, Bắc Phi, Trung Đông... những nơi bị hạn hán,
ngoài cách bỏ xứ mà đi, bằng không gia nhập các băng đảng phiến loạn,
hay nhà nước IS... để có được miếng ăn, miếng uống.
Dân VN, nếu hạn hán kéo dài tới tháng 6, chắc chắn các tỉnh lớn sẽ tràn
ngập ăn xin, những người tị nạn nghèo ở ĐBSCL vì lý do thời tiết.
Nếu hạn hán lâu dài, chắc chắn nguyên cả khu vực trở nên bất ổn. Nguyên
nhân chiến tranh khởi nguồn từ các việc tranh chấp các nguồn nước ngọt.
Trong khi đó, nếu lãnh đạo có tầm nhìn, như Đài Loan hay Đại Hàn, hiện
nay dân số sống về nông nghiệp chiếm một tỉ số rất nhỏ, đóng góp không
tới 3% GDP. Họ đã thành công sự nghiệp "công nghiệp hóa" từ thập niên
70, 80. Thế hệ đầu tiên xây dựng đất nước ở đây, trên 70% là nông dân.
Thế hệ thứ hai, con cháu của họ, đã trở thành những người có học. Thế hệ
thứ ba, thứ tư... là các chuyên gia, nhà tài phiệt, chủ xí nghiệp, khoa
học gia... ta thấy hiện nay.
Đảng CSVN chủ trương miền nam như một thuộc địa. Dân chúng ở đây là
thuộc dân. Mấy mươi năm qua, đã ba thế hệ, cha mẹ nông dân thì con cháu
cũng nông dân. Bằng không là làm dâu, làm osin, làm phu khuân vác cho
nước ngoài. Đảng CSVN chỉ có một chủ trương: bóc lột.
Người dân miền nam hiện nay được trang bị cái gì ? Ngay cả nước ngọt mà hạ tầng cũng không được đầu tư. Toàn dân đều dốt nát.
Một số trí thức, thực ra chỉ là công cụ, giúp cho đảng CSVN chỉ cách
người dân trông câu gì nuôi con gì, chớ không nhằm phát triển đất nước.
Lũ tới thì sống với lũ. Hạn hán tới thì bỏ xứ mà đi, trả đất đó lại cho
đảng và nhà nước (và trí thức nuôi con gì trồng cây gì), chớ sống được
cái nỗi gì ?
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)