Mỗi Ngày Một Chuyện
VỀ LÀNG CHAPA - CAO MỴ NHÂN
VỀ LÀNG CHAPA - CAO MỴ NHÂN
Mấy
hôm nay, thành Thiên Thần của ...tôi nóng quá, như tôi đã thông báo với ...anh
là nhiệt độ cứ giữ một khoảng từ 97 tới 100 độ F .
Anh
sẽ bảo: Biết rồi, năm nào mà trái đất quên được những giây phút nóng lên bất
tử, để những người như tôi đừng năng nổ quá, mà tự nổ tung, giống người thích
ôm bom tự sát.
Tôi
thì yêu đời hết sẩy, nên sẵn dịp nóng nung này, tôi mời quý vị, và nhất là anh
đi thăm ...quê tôi ( ? ) trong ít phút, cho mát mẻ một chút.
Chu
choa, có phải " các ông bà tề đâu mà thần thông chạy cấp kỳ vậy ?
Có
là quê tạm " Phước Lộc Thọ Westminster " nam Cali đi nữa, mấy phút
cũng chưa đủ rà máy xe khởi hành đó .
Huống
hồ quý vị sắp sửa lên tận lâm nguyên Sa Pa cao nhất nước, tức là từ đó có độ
cao hơn mặt biển Thái Bình tới 1600 m thì phải .
Và
biển Thái Bình, thì dù Vịnh Bắc Việt hay trùng khơi San Diego cũng trên một
bình diện, bởi chúng thông đáy từ lâu đời, cả ngàn triệu năm cơ đấy .
Thăm
quê tôi, Sa Pa, làm sao tôi có thể là người Mèo, mà bây giờ họ gọi H' Mông cho
có vẻ rừng rú bộ lạc.
Tức
là gọi như thế mới đỡ phải giới thiệu thêm về một sắc tộc ...huyền bí , với
hàng chục thứ gốc gác khác nhau.
Qua
các nghiên cứu tập nào tập nấy dày cả ngàn trang...với đầy đủ tên tuổi quý vị
trước tác, sưu tầm có danh tính sắc tộc đàng hoàng như ông Vãng Vàn Thoai, Lủng
Thiên, Tà Lình...
Thì
với tôi, Cao Mỵ Nhân không đủ xuất xứ, thâm niên sắc tộc, nhân dáng, trang phục
...không đủ độ thấm cho một câu chuyện tầm phơ...
Số
là ba tôi người Kinh 100% , học trường Bưởi, rồi Công Chánh Bắc Phần ra, ông có
18 năm cơm áo ở Chapa , kể từ 1930 tới sau thời chấm dứt chiến tranh thế giới
thứ 2 , gọi văn hoa là " đệ nhị thế chiến ( 1939 -1945 ), mới về suôi lại,
để chuẩn bị đi xây dựng các phi trường thủa sơ khai, sau 1948.
Do
đó chị em tôi rơi vào lũng bản trong thời hạn ba tôi lưu lạc hơn cả ngày tháng cô Kiều gian truân, ba
tôi lưu lạc kiểu " Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò " trong thơ cụ Tú
Xương cơ, vì ba tôi làm Chánh sở máy điện kiêm sở máy nước thời Tây ở Chapa.
Thế
thì trong các tờ giấy khai sinh của chúng tôi, được hộ tịch Chapa ghi là nơi
sinh Chapa... tức là sanh quán, không phải quê quán chính gốc, mà người ta tôn
trọng gọi là Chánh quán đâu.
Như
vậy, tôi chỉ có thể mời quý vị thân quen, và " anh thân kính " trở lại
một dòng suối nhỏ bên Cốc Lếu, trước khi vô hẳn Chapa, mà sau này họ gọi Sa Pa,
cũng do lý luận của người H' Mông, họ muốn diễn tả cái ý Sá Pa hay Sa Pá là
" bãi cát ".
Theo
quý nhà sưu tầm có chút gốc gác dân tộc, tìm ra cái dòng người xuất phát từ đâu
đến Sa Pa như sau :
1/
Từ Siberie Nga chạy dài xuống Trung Hoa xưa, nên có trạm gọi người Mông, chắc
là Mông Cổ quá .
2/
Từ lưu vực sông Hoàng Hà Trung quốc, họ là người Miêu , mà thế giới gọi là
Miao, cũng chạy một mạch xuống phương nam, qua các tỉnh Quý Châu, Vân Nam
...tràn qua biên giới Việt Hoa, mà bây giờ họ gọi Việt Trung, cắm tất cả những
cái dùi đi tìm đất sống ở mấy tỉnh Tây Bắc nước VN như Hà Giang, Lao Kay, và
Lai Châu .
Vì
thế có danh xưng là người Mèo cũng phải . Qua kính viễn vọng, anh lại đang mỉm
cười chế diễu tôi, rằng : chứ không phải con Mèo, còn gọi con Miêu cho xinh
xắn, và Mèo thì kêu Miao lạc cả giọng những đêm không trăng sao đó thôi .
Ôi
thì chắc thế rồi, có ai phản đối đâu.
Số
là báo Saigontimesusa " phỏng vấn " Cao Mỵ Nhân về Sa Pa, bởi đọc
tiểu sử Cao Mỵ Nhân ở Chapa xưa, và muốn biết tôi có hẳn là người Mèo, như mỗi
năm tôi trở lại Sa Pa một lần vào mùa xuân.
Tôi
về Chapa với cái túi thổ cẩm đựng toàn thơ tình chép lại những buổi Nhịp Tim
Thơ giao động ở bên này đại dương, xem thử anh chàng " a phủ " nào
đó, thỉnh thoảng hò Huế trong thơ Cao Mỵ Nhân mới là hi hữu .
Như
tôi từng thưa nhiều lần với quý vị rằng tôi vốn tôn thờ kỷ niệm dù lâu hay mau,
dù lớn hay nhỏ, tôi chỉ viết ra những gì tôi thấy trong thời điểm đó.
Thí
dụ, sợi chỉ giăng ngang cực Bắc VN mầu hồng, đó chính là cái biên giới hoa đào
mỗi năm ghi đậm một lần, tất nhiên vào mùa xuân đào nở tưng bừng, che kín những
cái mốc phân chia biên giới .
Hay
là ba tôi cho người chở cả nhà đi thăm một đồn điền gì đó bên phía Lai Châu, kế
cận Lao Kay về phía nước Lào, thì hồi đó, còn Tây thuộc, những cây lá mướt
xanh, đang có những nụ lấm tấm nơi các kẽ lá, họ nói với nhau đó là "cánh đồng thuốc phiện..."
Những
đệ tử của " a phủ Lao Kay " ngắt vội một lá vò nát cho vào miệng nhai
như ăn trầu. Tất cả những đệ tử nơi cánh đồng nha phiến đó đều có mầu da xanh
ngắt, mắt lờ đờ, nói năng lơ đãng. ..
Những
ông Tây bà đầm đi chơi rong rả ngày tháng, thử ăn cơm gạo nếp trong những ống
nứa đốt cháy sơ sài...có bà nôn thốc ra, thở hào hển, đổ hô cho trong cơm gạo
nếp, có mùi thuốc phiện.
Có
điều rất lạ, là bọn Tây trên miền núi đó lại không hút thuốc phiện, nhưng uống
rượu vang đỏ trong mấy cái thùng rượu, loại thùng nhỏ bằng cây, lớn hơn thùng
để gánh nước ở miền suôi, hình thuỗn...như uống nước ngọt.
Bây
giờ tôi nghĩ lại chẳng có gì hứng thú ngoài cảnh đẹp, nhất là nhìn lên núi biếc
Phang Si Păng, bất cứ giờ nào cũng có mây trắng, xám lợt hay tím lợt quấn quanh
sườn núi...
Cũng
có lúc mây bít luôn đỉnh núi ...
Hiện
nay, Sa Pa là điểm thu hút khách du lịch từ các nơi xa lạ về, kể cả quý vị Việt
tị nạn khắp chốn tha
hương cũng có mặt ...ở Sa Pa, thành phố sương mù của tôi.
Từ
Hà Nội lên Sa Pa, chỉ có ba trăm mấy chục cây số, e bằng Saigon đi Đà lạt ,
nhưng đường vào Chapa xưa mơ hồ, bàng bạc, còn ngày nay, có lẽ tại kỹ nghệ hoá,
thương mại hoá, nên họ đã đặt ra hàng trăm thứ không phải Sa Pa, cứ đổ tội cho
Sa Pa, thí dụ Chợ Tình, Núi Hẹn...vv
Họ
cũng chẳng cần người Mèo Chapa nay là H' Mông có thực sự biết những nơi kỳ lạ
và kỳ cục đó không ? Một số địa danh khác, thì vẫn giữ nguyên thủa xa xưa như
Cầu Mây, Cát Cát...
Ngày
xưa, khi tôi đã hết tuổi bé thơ, để chào Chapa trước khi về hẳn quê nội, mấy
chị em tôi, mà chị lớn nhất đã 15 tuổi, dẫn chị kế tôi và tôi, đi hái những quả
đào chưa chín lắm, ăn vội vàng nơi bìa rừng vì sợ ba tôi cho người đi tìm, tôi
nhất định không ăn, cứ khóc ré lên đòi về nhà ...
Thành
thử muốn tới một cánh rừng toàn hoa đào như ở Sa Pa thật cũ kỹ trong ký ức,
chẳng thể nào có được ...
Nên
chạnh nhớ quê xưa dù chẳng phải quê mình ...
Anh
bảo dẫu ở trong tình huống nào, quê ...thật hay quê tạm, cũng không phải quê
mình ...
Như
là mỗi nơi nào đó mình chỉ ở một thời gian không dài lắm, thì có kể là quê
không nhỉ ?
Ừ
thôi, quê nào cũng được, miễn là nơi đó cho mình niềm vui ...trọn vẹn, mình
không bị rơi vào cảm giác hụt hẫng, bơ vơ...thì đó là quê hương đấy.
Những
lời nói của anh, rất gần suy nghĩ của tôi...Nhưng anh chưa hề tới Chapa một
lần, thì làm sao hiểu được tâm hồn mình ...
Tâm
hồn chứa đầy những non cao, rừng thẳm, bạt ngàn sương khói phải không ? Trong
thơ Cao Mỵ Nhân có đủ rồi, cần chi tôi phải tới ...bởi tôi, là anh đấy, sẽ mang
thêm một ký ức mịt mù, không sao thoát khỏi huyễn hư ảo mộng...như tôi đây này.
Đúng
thế, lại thương, lại nhớ khôn nguôi ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VỀ LÀNG CHAPA - CAO MỴ NHÂN
VỀ LÀNG CHAPA - CAO MỴ NHÂN
Mấy
hôm nay, thành Thiên Thần của ...tôi nóng quá, như tôi đã thông báo với ...anh
là nhiệt độ cứ giữ một khoảng từ 97 tới 100 độ F .
Anh
sẽ bảo: Biết rồi, năm nào mà trái đất quên được những giây phút nóng lên bất
tử, để những người như tôi đừng năng nổ quá, mà tự nổ tung, giống người thích
ôm bom tự sát.
Tôi
thì yêu đời hết sẩy, nên sẵn dịp nóng nung này, tôi mời quý vị, và nhất là anh
đi thăm ...quê tôi ( ? ) trong ít phút, cho mát mẻ một chút.
Chu
choa, có phải " các ông bà tề đâu mà thần thông chạy cấp kỳ vậy ?
Có
là quê tạm " Phước Lộc Thọ Westminster " nam Cali đi nữa, mấy phút
cũng chưa đủ rà máy xe khởi hành đó .
Huống
hồ quý vị sắp sửa lên tận lâm nguyên Sa Pa cao nhất nước, tức là từ đó có độ
cao hơn mặt biển Thái Bình tới 1600 m thì phải .
Và
biển Thái Bình, thì dù Vịnh Bắc Việt hay trùng khơi San Diego cũng trên một
bình diện, bởi chúng thông đáy từ lâu đời, cả ngàn triệu năm cơ đấy .
Thăm
quê tôi, Sa Pa, làm sao tôi có thể là người Mèo, mà bây giờ họ gọi H' Mông cho
có vẻ rừng rú bộ lạc.
Tức
là gọi như thế mới đỡ phải giới thiệu thêm về một sắc tộc ...huyền bí , với
hàng chục thứ gốc gác khác nhau.
Qua
các nghiên cứu tập nào tập nấy dày cả ngàn trang...với đầy đủ tên tuổi quý vị
trước tác, sưu tầm có danh tính sắc tộc đàng hoàng như ông Vãng Vàn Thoai, Lủng
Thiên, Tà Lình...
Thì
với tôi, Cao Mỵ Nhân không đủ xuất xứ, thâm niên sắc tộc, nhân dáng, trang phục
...không đủ độ thấm cho một câu chuyện tầm phơ...
Số
là ba tôi người Kinh 100% , học trường Bưởi, rồi Công Chánh Bắc Phần ra, ông có
18 năm cơm áo ở Chapa , kể từ 1930 tới sau thời chấm dứt chiến tranh thế giới
thứ 2 , gọi văn hoa là " đệ nhị thế chiến ( 1939 -1945 ), mới về suôi lại,
để chuẩn bị đi xây dựng các phi trường thủa sơ khai, sau 1948.
Do
đó chị em tôi rơi vào lũng bản trong thời hạn ba tôi lưu lạc hơn cả ngày tháng cô Kiều gian truân, ba
tôi lưu lạc kiểu " Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò " trong thơ cụ Tú
Xương cơ, vì ba tôi làm Chánh sở máy điện kiêm sở máy nước thời Tây ở Chapa.
Thế
thì trong các tờ giấy khai sinh của chúng tôi, được hộ tịch Chapa ghi là nơi
sinh Chapa... tức là sanh quán, không phải quê quán chính gốc, mà người ta tôn
trọng gọi là Chánh quán đâu.
Như
vậy, tôi chỉ có thể mời quý vị thân quen, và " anh thân kính " trở lại
một dòng suối nhỏ bên Cốc Lếu, trước khi vô hẳn Chapa, mà sau này họ gọi Sa Pa,
cũng do lý luận của người H' Mông, họ muốn diễn tả cái ý Sá Pa hay Sa Pá là
" bãi cát ".
Theo
quý nhà sưu tầm có chút gốc gác dân tộc, tìm ra cái dòng người xuất phát từ đâu
đến Sa Pa như sau :
1/
Từ Siberie Nga chạy dài xuống Trung Hoa xưa, nên có trạm gọi người Mông, chắc
là Mông Cổ quá .
2/
Từ lưu vực sông Hoàng Hà Trung quốc, họ là người Miêu , mà thế giới gọi là
Miao, cũng chạy một mạch xuống phương nam, qua các tỉnh Quý Châu, Vân Nam
...tràn qua biên giới Việt Hoa, mà bây giờ họ gọi Việt Trung, cắm tất cả những
cái dùi đi tìm đất sống ở mấy tỉnh Tây Bắc nước VN như Hà Giang, Lao Kay, và
Lai Châu .
Vì
thế có danh xưng là người Mèo cũng phải . Qua kính viễn vọng, anh lại đang mỉm
cười chế diễu tôi, rằng : chứ không phải con Mèo, còn gọi con Miêu cho xinh
xắn, và Mèo thì kêu Miao lạc cả giọng những đêm không trăng sao đó thôi .
Ôi
thì chắc thế rồi, có ai phản đối đâu.
Số
là báo Saigontimesusa " phỏng vấn " Cao Mỵ Nhân về Sa Pa, bởi đọc
tiểu sử Cao Mỵ Nhân ở Chapa xưa, và muốn biết tôi có hẳn là người Mèo, như mỗi
năm tôi trở lại Sa Pa một lần vào mùa xuân.
Tôi
về Chapa với cái túi thổ cẩm đựng toàn thơ tình chép lại những buổi Nhịp Tim
Thơ giao động ở bên này đại dương, xem thử anh chàng " a phủ " nào
đó, thỉnh thoảng hò Huế trong thơ Cao Mỵ Nhân mới là hi hữu .
Như
tôi từng thưa nhiều lần với quý vị rằng tôi vốn tôn thờ kỷ niệm dù lâu hay mau,
dù lớn hay nhỏ, tôi chỉ viết ra những gì tôi thấy trong thời điểm đó.
Thí
dụ, sợi chỉ giăng ngang cực Bắc VN mầu hồng, đó chính là cái biên giới hoa đào
mỗi năm ghi đậm một lần, tất nhiên vào mùa xuân đào nở tưng bừng, che kín những
cái mốc phân chia biên giới .
Hay
là ba tôi cho người chở cả nhà đi thăm một đồn điền gì đó bên phía Lai Châu, kế
cận Lao Kay về phía nước Lào, thì hồi đó, còn Tây thuộc, những cây lá mướt
xanh, đang có những nụ lấm tấm nơi các kẽ lá, họ nói với nhau đó là "cánh đồng thuốc phiện..."
Những
đệ tử của " a phủ Lao Kay " ngắt vội một lá vò nát cho vào miệng nhai
như ăn trầu. Tất cả những đệ tử nơi cánh đồng nha phiến đó đều có mầu da xanh
ngắt, mắt lờ đờ, nói năng lơ đãng. ..
Những
ông Tây bà đầm đi chơi rong rả ngày tháng, thử ăn cơm gạo nếp trong những ống
nứa đốt cháy sơ sài...có bà nôn thốc ra, thở hào hển, đổ hô cho trong cơm gạo
nếp, có mùi thuốc phiện.
Có
điều rất lạ, là bọn Tây trên miền núi đó lại không hút thuốc phiện, nhưng uống
rượu vang đỏ trong mấy cái thùng rượu, loại thùng nhỏ bằng cây, lớn hơn thùng
để gánh nước ở miền suôi, hình thuỗn...như uống nước ngọt.
Bây
giờ tôi nghĩ lại chẳng có gì hứng thú ngoài cảnh đẹp, nhất là nhìn lên núi biếc
Phang Si Păng, bất cứ giờ nào cũng có mây trắng, xám lợt hay tím lợt quấn quanh
sườn núi...
Cũng
có lúc mây bít luôn đỉnh núi ...
Hiện
nay, Sa Pa là điểm thu hút khách du lịch từ các nơi xa lạ về, kể cả quý vị Việt
tị nạn khắp chốn tha
hương cũng có mặt ...ở Sa Pa, thành phố sương mù của tôi.
Từ
Hà Nội lên Sa Pa, chỉ có ba trăm mấy chục cây số, e bằng Saigon đi Đà lạt ,
nhưng đường vào Chapa xưa mơ hồ, bàng bạc, còn ngày nay, có lẽ tại kỹ nghệ hoá,
thương mại hoá, nên họ đã đặt ra hàng trăm thứ không phải Sa Pa, cứ đổ tội cho
Sa Pa, thí dụ Chợ Tình, Núi Hẹn...vv
Họ
cũng chẳng cần người Mèo Chapa nay là H' Mông có thực sự biết những nơi kỳ lạ
và kỳ cục đó không ? Một số địa danh khác, thì vẫn giữ nguyên thủa xa xưa như
Cầu Mây, Cát Cát...
Ngày
xưa, khi tôi đã hết tuổi bé thơ, để chào Chapa trước khi về hẳn quê nội, mấy
chị em tôi, mà chị lớn nhất đã 15 tuổi, dẫn chị kế tôi và tôi, đi hái những quả
đào chưa chín lắm, ăn vội vàng nơi bìa rừng vì sợ ba tôi cho người đi tìm, tôi
nhất định không ăn, cứ khóc ré lên đòi về nhà ...
Thành
thử muốn tới một cánh rừng toàn hoa đào như ở Sa Pa thật cũ kỹ trong ký ức,
chẳng thể nào có được ...
Nên
chạnh nhớ quê xưa dù chẳng phải quê mình ...
Anh
bảo dẫu ở trong tình huống nào, quê ...thật hay quê tạm, cũng không phải quê
mình ...
Như
là mỗi nơi nào đó mình chỉ ở một thời gian không dài lắm, thì có kể là quê
không nhỉ ?
Ừ
thôi, quê nào cũng được, miễn là nơi đó cho mình niềm vui ...trọn vẹn, mình
không bị rơi vào cảm giác hụt hẫng, bơ vơ...thì đó là quê hương đấy.
Những
lời nói của anh, rất gần suy nghĩ của tôi...Nhưng anh chưa hề tới Chapa một
lần, thì làm sao hiểu được tâm hồn mình ...
Tâm
hồn chứa đầy những non cao, rừng thẳm, bạt ngàn sương khói phải không ? Trong
thơ Cao Mỵ Nhân có đủ rồi, cần chi tôi phải tới ...bởi tôi, là anh đấy, sẽ mang
thêm một ký ức mịt mù, không sao thoát khỏi huyễn hư ảo mộng...như tôi đây này.
Đúng
thế, lại thương, lại nhớ khôn nguôi ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)