Mỗi Ngày Một Chuyện
VỊ THẾ CHÂU ÂU TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU HOA - MỸ, The End of “Chimerica” By Mark Leonard
Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực.
Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.
Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực.
Nhưng giờ đây, chính quyền Trump đã cấm các công ty Mỹ bán các linh kiện quan trọng cho Huawei và gây áp lực buộc các đồng minh phải làm điều tương tự, qua đó dường như dẫn tới sự đảo ngược toàn cầu hóa. Nếu Huawei và các công ty lớn khác của Trung Quốc muốn tồn tại, chuỗi cung ứng của họ phải chấm dứt sự phụ thuộc vào Mỹ.
Hơn nữa, việc chính quyền Trump cảnh báo về các hoạt động gián điệp tiềm tàng của Trung Quốc đã khiến nhiều trường đại học Mỹ cắt đứt quan hệ với các công ty và tổ chức giáo dục Trung Quốc. Các công ty khởi nghiệp ở Mỹ đang từ chối, hoặc bị chặn không được nhận các khoản đầu tư của Trung Quốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Huawei báo cáo rằng doanh số điện thoại thông minh ở nước ngoài của họ đã giảm 40%. Công ty này dự kiến sẽ mất 30 tỷ đô la doanh thu trong hai năm tới.
Đằng sau cuộc xung đột Trung-Mỹ là hai lãnh đạo đầy tham vọng cạnh tranh nhau để giành thế thượng phong: Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ai cũng theo đuổi mục tiêu hồi sinh quốc gia và thay đổi căn bản vị thế đất nước họ trên trường quốc tế.
Trump tin rằng Hoa Kỳ đang bị suy thoái tương đối vì được hưởng lợi ít hơn so với các nước khác từ trật tự toàn cầu hiện tại. Tin rằng khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, Mỹ nhất định sẽ trở nên yếu hơn, ông đã phát động một chiến dịch “hủy diệt sáng tạo”, làm suy yếu các thể chế như Tổ chức Thương mại Thế giới và NATO, và rút khỏi các thỏa thuận thương mại như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ý tưởng ở đây là buộc các quốc gia riêng lẻ phải đàm phán song phương với Mỹ trong khi Mỹ vẫn có thể đặt ra các điều khoản thỏa thuận.
Về phần mình, ông Tập đã tái định hình triệt để hệ thống chính trị Trung Quốc và đặt dấu ấn cá nhân lên chính sách kinh tế và đối ngoại. Thông qua chính sách “Made in China 2025”, ông hy vọng sẽ đưa Trung Quốc từ nền kinh tế sản xuất công nghệ thấp tiến lên dẫn đầu toàn cầu trong các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI). Kế hoạch của ông đòi hỏi phải tiếp thu công nghệ và bí quyết của phương Tây, rồi sau đó đẩy các công ty phương Tây ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Cuộc cách mạng công nghệ ông Tập hình dung sẽ biến Trung Quốc thành một “chế độ độc tài dữ liệu lớn”. Quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được đảm bảo bởi một “nhà nước giám sát thế kỷ 21”, hiện đang được thử nghiệm ở tỉnh Tân Cương, nơi ít nhất một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại tập trung. Bên ngoài Trung Quốc, ông Tập hy vọng sẽ sử dụng một nghìn tỷ đô la đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia – thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – để thiết lập một phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trải dài khắp lục địa Á – Âu, Châu Phi và Vành đai Thái Bình Dương.
Nhưng trong khi Trump và Tập phá vỡ hiện trạng trong nước, các mục tiêu địa chiến lược của họ chỉ đơn thuần đẩy nhanh những gì đã diễn ra từ trước. Về mặt kinh tế, cán cân quyền lực toàn cầu từ lâu đã nghiêng dần từ Washington sang Bắc Kinh, khiến cho sự cạnh tranh trở nên không thể tránh khỏi. Điều khác biệt là quan hệ Mỹ-Trung không còn là một dàn xếp bổ sung lẫn nhau giữa một nền kinh tế phát triển và một nền kinh tế đang phát triển nữa. Giờ đây, khi Trung Quốc và Mỹ ngày càng ganh đua vì một mục đích, logic cạnh tranh một mất một còn đã hình thành – mô hình “Chimerica” không còn phù hợp nữa.
Sự thay đổi này đã tạo nên một cú sốc đối với châu Âu, nơi đang lo lắng về việc trở thành nạn nhân trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ. Một cuộc thăm dò gần đây của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu cho thấy hầu hết người châu Âu – bao gồm 74% người Đức, 70% người Thụy Điển và 64% người Pháp – muốn giữ vị thế trung lập.
Kết quả này chắc chắn sẽ phù hợp với mong muốn của Trung Quốc. Hồi năm 2003, khi Mỹ xâm chiếm Iraq, Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm ảnh hưởng ngoại giao tại châu Âu. Lý do mà học giả nổi tiếng Trung Quốc Yan Xuetong (Diêm Học Thông) nói với tôi là “khi chúng tôi gây chiến với Hoa Kỳ, chúng tôi hy vọng châu Âu ít nhất sẽ giữ thái độ trung lập”. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông Tập và Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang (Lý Khắc Cường) thường xuyên tham dự Diễn đàn Kinh tế Davos và Hội nghị An ninh Munich, kêu gọi ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Rõ ràng, Trung Quốc hy vọng sẽ chia rẽ châu Âu với một nước Mỹ dưới thời chính quyền “nước Mỹ trên hết” của Trump.
Nhưng trung lập không thực sự là một lựa chọn cho châu Âu. Khi Mỹ và Trung Quốc tách rời nhau, cả hai đều sẽ yêu cầu châu Âu chọn một bên. Hơn nữa, người châu Âu đã bắt đầu chú ý đến mối đe dọa đối với các công ty của họ gây nên bởi mô hình kinh tế tư bản nhà nước và thị trường đóng của Trung Quốc. Một báo cáo gần đây của Ủy ban châu Âu đề gọi Trung Quốc là một “đối thủ hệ thống” và đề xuất một cơ chế mới nhằm sàng lọc đầu tư của Trung Quốc.
Vấn đề là trong khi quan hệ của Châu Âu với Trung Quốc đang dần nguội lạnh đi, thì quan hệ của họ với Mỹ cũng vậy. Người châu Âu muốn sống trong một thế giới đa phương, nơi các quyết định được đưa ra dựa trên các quy tắc, và các liên minh truyền thống được tuân thủ. Nhưng Trump và Tập muốn một cái gì đó hoàn toàn khác.
May mắn thay, dù các cử tri châu Âu vẫn thụ động, nhưng EU và các chính phủ chủ chốt đã suy nghĩ nhiều hơn về chủ quyền của châu Âu. Có một nhận thức ngày càng gia tăng rằng nếu châu Âu không có năng lực riêng về AI và các công nghệ khác, các giá trị của châu Âu sẽ không còn quan trọng nữa.
Vì vậy, câu hỏi là làm thế nào để bảo vệ được chủ quyền của châu Âu trước các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ, các khoản đầu tư của Trung Quốc và các nguồn áp lực bên ngoài khác. Câu trả lời là không rõ ràng. Nhưng nếu châu Âu thành công, nó có thể trở thành một thế lực bình đẳng trong một thế giới ba cực, thay vì chỉ là một con tốt trong trò chơi do Trump và Tập định hình.
Mark Leonard
Phan Nguyên dịch
Mark Leonard là Giám đốc của Hội đồng Đối ngoại châu Âu. (Theo Project Syndicate)
The End of “Chimerica”
By Mark Leonard
Project Syndicate,
June 25-2019.
By threatening the survival of the Chinese tech giant Huawei, the Trump administration has put an end to speculation about a possible rupture between the United States and China. A full-scale decoupling between the world's two largest economies is now underway, and a new age of zero-sum competition is beginning.
BERLIN – The escalating rivalry between China and the United States is ushering in a bipolar world. While the past few decades have been defined mostly by cooperation among the world’s leading powers, the next few will be marked by zero-sum competition. Already, globalization and the deepening of ties between countries is giving way to what has euphemistically been called “decoupling.” Countries and regions are sorting themselves into smaller economic and geopolitical units under the guise of “taking back control.”
All of these trends are on display in the fight over the Chinese technology giant Huawei, a multinational company that purchases components from the US, Europe, Brazil, and elsewhere, sells its products in 170 countries, and is leading the expansion of 5G networks in many parts of the world. Until recently, Western businesses welcomed Huawei’s low-cost, high-quality products; its presence kept US and European tech firms on their toes.
But now, the Trump administration’s ban on sales of key components to Huawei by US firms, and its pressure on US allies to do the same, seems to have triggered a full-scale reversal of globalization. If Huawei and other Chinese “champions” are to survive, they must end their supply-chain dependency on the US.
Moreover, the Trump administration’s warnings about potential Chinese espionage have prompted many American universities to break ties with Chinese companies and educational institutions. US start-ups are refusing, or being blocked from accepting, Chinese investment. Not surprisingly, Huawei reports that its overseas smartphone sales have fallen by 40%. It now expects to lose $30 billion in revenue over the next two years.
Behind the Sino-American conflict are two aspiring strongmen competing for primacy: US President Donald Trump and Chinese President Xi Jinping. Each has pursued an agenda of national rejuvenation and fundamentally changed his country’s standing in the world.
Trump believes that the US is suffering relative decline because it benefits less than others from the current global order. Convinced that as China grows stronger, the US necessarily becomes weaker, he has launched a campaign of “creative destruction,” undermining institutions such as the World Trade Organization and NATO, and scrapping trade deals like the Trans-Pacific Partnership (TPP). The idea is to force individual countries into bilateral renegotiations with the US while it is still in a position to set the terms.
For his part, Xi has radically recast the Chinese political system and put his stamp on economic and foreign policy. Through his Made in China 2025 policy, he hopes to elevate China from a low-tech manufacturing economy to a global leader in cutting-edge technologies such as artificial intelligence (AI). His plan seems to involve acquiring Western technology and knowhow, and then driving Western companies out of the Chinese market.
The technological revolution Xi envisions would consummate China’s transformation into a Big-Data dictatorship. The Communist Party of China’s power will be secured by a twenty-first-century surveillance state, currently being tested in Xinjiang Province, where at least one million Chinese Uighur Muslims are being held in concentration camps. And, beyond China’s borders, Xi hopes to use $1 trillion in transnational infrastructure investment – his signature Belt and Road Initiative (BRI) – to establish a sphere of Chinese influence stretching across Eurasia, Africa, and the Pacific Rim.
But while Trump and Xi have disrupted the domestic status quo in their respective countries, their geostrategic agendas have merely accelerated developments that were already underway. Economically, the global balance of power has long been shifting from Washington to Beijing, making competition inevitable. What has changed is that the US-China relationship is no longer a complementary arrangement between developed and developing economies. Now that China and the US are increasingly vying for the same prize, a zero-sum logic of competition has set in – “Chimerica” is no more.
This change has come as a shock to Europeans, who now must worry about becoming roadkill in a Sino-American game of chicken. Recent polling by the European Council on Foreign Relations suggests that most Europeans – including 74% of Germans, 70% of Swedes, and 64% of French – would prefer to remain neutral.
These findings will certainly suit the Chinese. Back in 2003, when the US invaded Iraq, China started looking for diplomatic inroads into Europe. The reason, the influential Chinese academic Yan Xuetong told me, was that, “When we go to war with the USA, we hope Europe will at least stay neutral.” It is thus little wonder that Xi and Chinese Premier Li Keqiang have been making the rounds in Davos and at the Munich Security Conference, pressing for multilateralism. The hope, clearly, is to drive a wedge between Europe and a US governed by Trump’s “America First” administration.
But neutrality is not really an option for Europeans. As the US and China decouple, both sides will ask Europe to pick a side. Moreover, Europeans have begun to take note of the threat posed to their own companies by China’s state-capitalist economic model and closed market. A recent European Commission paper refers to China as a “systemic rival” and proposes a new mechanism for screening Chinese investment.
The problem is that while Europe’s relations with China are cooling, so, too, have its ties to the US. Europeans want to live in a multilateral world where decisions are guided by rules, and traditional alliances are observed. Trump and Xi want something else entirely.
Fortunately, although European voters have remained passive, the EU and key European governments have been thinking more about European sovereignty. There is a growing realization that if Europe does not have its own competencies in AI and other technologies, European values will scarcely matter.
The question, then, is how to protect European sovereignty in the face of US secondary sanctions, Chinese investments, and other external sources of coercion. The answer isn’t obvious. But if Europe succeeds, it could become a coequal power in a tripolar world, rather than merely a pawn in a game played by Trump and Xi.
The End of “Chimerica”
By Mark Leonard
Phan Nguyên dịch
Project Syndicate,
June 25-2019.
Th Le chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VỊ THẾ CHÂU ÂU TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU HOA - MỸ, The End of “Chimerica” By Mark Leonard
Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực.
Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.
Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực.
Nhưng giờ đây, chính quyền Trump đã cấm các công ty Mỹ bán các linh kiện quan trọng cho Huawei và gây áp lực buộc các đồng minh phải làm điều tương tự, qua đó dường như dẫn tới sự đảo ngược toàn cầu hóa. Nếu Huawei và các công ty lớn khác của Trung Quốc muốn tồn tại, chuỗi cung ứng của họ phải chấm dứt sự phụ thuộc vào Mỹ.
Hơn nữa, việc chính quyền Trump cảnh báo về các hoạt động gián điệp tiềm tàng của Trung Quốc đã khiến nhiều trường đại học Mỹ cắt đứt quan hệ với các công ty và tổ chức giáo dục Trung Quốc. Các công ty khởi nghiệp ở Mỹ đang từ chối, hoặc bị chặn không được nhận các khoản đầu tư của Trung Quốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Huawei báo cáo rằng doanh số điện thoại thông minh ở nước ngoài của họ đã giảm 40%. Công ty này dự kiến sẽ mất 30 tỷ đô la doanh thu trong hai năm tới.
Đằng sau cuộc xung đột Trung-Mỹ là hai lãnh đạo đầy tham vọng cạnh tranh nhau để giành thế thượng phong: Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ai cũng theo đuổi mục tiêu hồi sinh quốc gia và thay đổi căn bản vị thế đất nước họ trên trường quốc tế.
Trump tin rằng Hoa Kỳ đang bị suy thoái tương đối vì được hưởng lợi ít hơn so với các nước khác từ trật tự toàn cầu hiện tại. Tin rằng khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, Mỹ nhất định sẽ trở nên yếu hơn, ông đã phát động một chiến dịch “hủy diệt sáng tạo”, làm suy yếu các thể chế như Tổ chức Thương mại Thế giới và NATO, và rút khỏi các thỏa thuận thương mại như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ý tưởng ở đây là buộc các quốc gia riêng lẻ phải đàm phán song phương với Mỹ trong khi Mỹ vẫn có thể đặt ra các điều khoản thỏa thuận.
Về phần mình, ông Tập đã tái định hình triệt để hệ thống chính trị Trung Quốc và đặt dấu ấn cá nhân lên chính sách kinh tế và đối ngoại. Thông qua chính sách “Made in China 2025”, ông hy vọng sẽ đưa Trung Quốc từ nền kinh tế sản xuất công nghệ thấp tiến lên dẫn đầu toàn cầu trong các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI). Kế hoạch của ông đòi hỏi phải tiếp thu công nghệ và bí quyết của phương Tây, rồi sau đó đẩy các công ty phương Tây ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Cuộc cách mạng công nghệ ông Tập hình dung sẽ biến Trung Quốc thành một “chế độ độc tài dữ liệu lớn”. Quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được đảm bảo bởi một “nhà nước giám sát thế kỷ 21”, hiện đang được thử nghiệm ở tỉnh Tân Cương, nơi ít nhất một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại tập trung. Bên ngoài Trung Quốc, ông Tập hy vọng sẽ sử dụng một nghìn tỷ đô la đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia – thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – để thiết lập một phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trải dài khắp lục địa Á – Âu, Châu Phi và Vành đai Thái Bình Dương.
Nhưng trong khi Trump và Tập phá vỡ hiện trạng trong nước, các mục tiêu địa chiến lược của họ chỉ đơn thuần đẩy nhanh những gì đã diễn ra từ trước. Về mặt kinh tế, cán cân quyền lực toàn cầu từ lâu đã nghiêng dần từ Washington sang Bắc Kinh, khiến cho sự cạnh tranh trở nên không thể tránh khỏi. Điều khác biệt là quan hệ Mỹ-Trung không còn là một dàn xếp bổ sung lẫn nhau giữa một nền kinh tế phát triển và một nền kinh tế đang phát triển nữa. Giờ đây, khi Trung Quốc và Mỹ ngày càng ganh đua vì một mục đích, logic cạnh tranh một mất một còn đã hình thành – mô hình “Chimerica” không còn phù hợp nữa.
Sự thay đổi này đã tạo nên một cú sốc đối với châu Âu, nơi đang lo lắng về việc trở thành nạn nhân trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ. Một cuộc thăm dò gần đây của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu cho thấy hầu hết người châu Âu – bao gồm 74% người Đức, 70% người Thụy Điển và 64% người Pháp – muốn giữ vị thế trung lập.
Kết quả này chắc chắn sẽ phù hợp với mong muốn của Trung Quốc. Hồi năm 2003, khi Mỹ xâm chiếm Iraq, Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm ảnh hưởng ngoại giao tại châu Âu. Lý do mà học giả nổi tiếng Trung Quốc Yan Xuetong (Diêm Học Thông) nói với tôi là “khi chúng tôi gây chiến với Hoa Kỳ, chúng tôi hy vọng châu Âu ít nhất sẽ giữ thái độ trung lập”. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông Tập và Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang (Lý Khắc Cường) thường xuyên tham dự Diễn đàn Kinh tế Davos và Hội nghị An ninh Munich, kêu gọi ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Rõ ràng, Trung Quốc hy vọng sẽ chia rẽ châu Âu với một nước Mỹ dưới thời chính quyền “nước Mỹ trên hết” của Trump.
Nhưng trung lập không thực sự là một lựa chọn cho châu Âu. Khi Mỹ và Trung Quốc tách rời nhau, cả hai đều sẽ yêu cầu châu Âu chọn một bên. Hơn nữa, người châu Âu đã bắt đầu chú ý đến mối đe dọa đối với các công ty của họ gây nên bởi mô hình kinh tế tư bản nhà nước và thị trường đóng của Trung Quốc. Một báo cáo gần đây của Ủy ban châu Âu đề gọi Trung Quốc là một “đối thủ hệ thống” và đề xuất một cơ chế mới nhằm sàng lọc đầu tư của Trung Quốc.
Vấn đề là trong khi quan hệ của Châu Âu với Trung Quốc đang dần nguội lạnh đi, thì quan hệ của họ với Mỹ cũng vậy. Người châu Âu muốn sống trong một thế giới đa phương, nơi các quyết định được đưa ra dựa trên các quy tắc, và các liên minh truyền thống được tuân thủ. Nhưng Trump và Tập muốn một cái gì đó hoàn toàn khác.
May mắn thay, dù các cử tri châu Âu vẫn thụ động, nhưng EU và các chính phủ chủ chốt đã suy nghĩ nhiều hơn về chủ quyền của châu Âu. Có một nhận thức ngày càng gia tăng rằng nếu châu Âu không có năng lực riêng về AI và các công nghệ khác, các giá trị của châu Âu sẽ không còn quan trọng nữa.
Vì vậy, câu hỏi là làm thế nào để bảo vệ được chủ quyền của châu Âu trước các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ, các khoản đầu tư của Trung Quốc và các nguồn áp lực bên ngoài khác. Câu trả lời là không rõ ràng. Nhưng nếu châu Âu thành công, nó có thể trở thành một thế lực bình đẳng trong một thế giới ba cực, thay vì chỉ là một con tốt trong trò chơi do Trump và Tập định hình.
Mark Leonard
Phan Nguyên dịch
Mark Leonard là Giám đốc của Hội đồng Đối ngoại châu Âu. (Theo Project Syndicate)
The End of “Chimerica”
By Mark Leonard
Project Syndicate,
June 25-2019.
By threatening the survival of the Chinese tech giant Huawei, the Trump administration has put an end to speculation about a possible rupture between the United States and China. A full-scale decoupling between the world's two largest economies is now underway, and a new age of zero-sum competition is beginning.
BERLIN – The escalating rivalry between China and the United States is ushering in a bipolar world. While the past few decades have been defined mostly by cooperation among the world’s leading powers, the next few will be marked by zero-sum competition. Already, globalization and the deepening of ties between countries is giving way to what has euphemistically been called “decoupling.” Countries and regions are sorting themselves into smaller economic and geopolitical units under the guise of “taking back control.”
All of these trends are on display in the fight over the Chinese technology giant Huawei, a multinational company that purchases components from the US, Europe, Brazil, and elsewhere, sells its products in 170 countries, and is leading the expansion of 5G networks in many parts of the world. Until recently, Western businesses welcomed Huawei’s low-cost, high-quality products; its presence kept US and European tech firms on their toes.
But now, the Trump administration’s ban on sales of key components to Huawei by US firms, and its pressure on US allies to do the same, seems to have triggered a full-scale reversal of globalization. If Huawei and other Chinese “champions” are to survive, they must end their supply-chain dependency on the US.
Moreover, the Trump administration’s warnings about potential Chinese espionage have prompted many American universities to break ties with Chinese companies and educational institutions. US start-ups are refusing, or being blocked from accepting, Chinese investment. Not surprisingly, Huawei reports that its overseas smartphone sales have fallen by 40%. It now expects to lose $30 billion in revenue over the next two years.
Behind the Sino-American conflict are two aspiring strongmen competing for primacy: US President Donald Trump and Chinese President Xi Jinping. Each has pursued an agenda of national rejuvenation and fundamentally changed his country’s standing in the world.
Trump believes that the US is suffering relative decline because it benefits less than others from the current global order. Convinced that as China grows stronger, the US necessarily becomes weaker, he has launched a campaign of “creative destruction,” undermining institutions such as the World Trade Organization and NATO, and scrapping trade deals like the Trans-Pacific Partnership (TPP). The idea is to force individual countries into bilateral renegotiations with the US while it is still in a position to set the terms.
For his part, Xi has radically recast the Chinese political system and put his stamp on economic and foreign policy. Through his Made in China 2025 policy, he hopes to elevate China from a low-tech manufacturing economy to a global leader in cutting-edge technologies such as artificial intelligence (AI). His plan seems to involve acquiring Western technology and knowhow, and then driving Western companies out of the Chinese market.
The technological revolution Xi envisions would consummate China’s transformation into a Big-Data dictatorship. The Communist Party of China’s power will be secured by a twenty-first-century surveillance state, currently being tested in Xinjiang Province, where at least one million Chinese Uighur Muslims are being held in concentration camps. And, beyond China’s borders, Xi hopes to use $1 trillion in transnational infrastructure investment – his signature Belt and Road Initiative (BRI) – to establish a sphere of Chinese influence stretching across Eurasia, Africa, and the Pacific Rim.
But while Trump and Xi have disrupted the domestic status quo in their respective countries, their geostrategic agendas have merely accelerated developments that were already underway. Economically, the global balance of power has long been shifting from Washington to Beijing, making competition inevitable. What has changed is that the US-China relationship is no longer a complementary arrangement between developed and developing economies. Now that China and the US are increasingly vying for the same prize, a zero-sum logic of competition has set in – “Chimerica” is no more.
This change has come as a shock to Europeans, who now must worry about becoming roadkill in a Sino-American game of chicken. Recent polling by the European Council on Foreign Relations suggests that most Europeans – including 74% of Germans, 70% of Swedes, and 64% of French – would prefer to remain neutral.
These findings will certainly suit the Chinese. Back in 2003, when the US invaded Iraq, China started looking for diplomatic inroads into Europe. The reason, the influential Chinese academic Yan Xuetong told me, was that, “When we go to war with the USA, we hope Europe will at least stay neutral.” It is thus little wonder that Xi and Chinese Premier Li Keqiang have been making the rounds in Davos and at the Munich Security Conference, pressing for multilateralism. The hope, clearly, is to drive a wedge between Europe and a US governed by Trump’s “America First” administration.
But neutrality is not really an option for Europeans. As the US and China decouple, both sides will ask Europe to pick a side. Moreover, Europeans have begun to take note of the threat posed to their own companies by China’s state-capitalist economic model and closed market. A recent European Commission paper refers to China as a “systemic rival” and proposes a new mechanism for screening Chinese investment.
The problem is that while Europe’s relations with China are cooling, so, too, have its ties to the US. Europeans want to live in a multilateral world where decisions are guided by rules, and traditional alliances are observed. Trump and Xi want something else entirely.
Fortunately, although European voters have remained passive, the EU and key European governments have been thinking more about European sovereignty. There is a growing realization that if Europe does not have its own competencies in AI and other technologies, European values will scarcely matter.
The question, then, is how to protect European sovereignty in the face of US secondary sanctions, Chinese investments, and other external sources of coercion. The answer isn’t obvious. But if Europe succeeds, it could become a coequal power in a tripolar world, rather than merely a pawn in a game played by Trump and Xi.
The End of “Chimerica”
By Mark Leonard
Phan Nguyên dịch
Project Syndicate,
June 25-2019.
Th Le chuyen