Cà Kê Dê Ngỗng
VN Giống Y Chang: Nhà giàu Trung Quốc bị chê khoe mẽ và trọc phú
Sự “a dua” ấy được thể hiện qua câu chuyện dưới đây của một nhà buôn rượu ngọai cao cấp về một buổi tối đáng nhớ những cũng bị cho là “thảm họa” đối với những người sành rượu.
Buổi tối ấy một nhóm doanh nhân Trung Quốc hẹn gặp nhau để uống rượu. Mỗi người trong nhóm được yêu cầu mang theo loại rượu vang “xịn” nhất của mình. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi hàng loạt thương hiệu rượu nổi tiếng nhất thế giới được mang tới như: Chateau Lafite 1962, Chateau Latour 1970, những chai có mức giá lên tới 1.600 USD.
Khi bữa tiệc bắt đầu vị chủ nhà nói: “Nào các vị, mang rượu ra đây”, và các vị khách lần lượt đưa chai rượu của mình để những người còn lại ngắm nghía. Sau đó vị chủ nhà nói: “Các vị mở nút chai đi”; các vị khách làm theo. Kế đó chủ nhà đem ra một cái tô to và nói “Nào các vị, rót rượu vào đây”.
Những chai rượu vang với hương vị độc đáo nhất thế giới được pha lẫn với nhau để cho cả nhóm dùng muỗng lớn múc vào từng cốc. Câu chuyện này không chỉ đáng nhớ nhưng nó cũng nói lên phần nào cách giới nhà giàu Trung Quốc tiếp cận những thương hiệu xa xỉ.
Khi mà người Trung Quốc ngày càng ưa dùng hàng hiệu, các nhà sản xuất cũng có cơ hội để hiểu hơn về “khẩu vị” của các khách hàng ở nơi này. Khác với giới trung lưu hay nông dân đang khốn đốn vì lạm phát cao, những người giàu chẳng mấy quan tâm tới giá cả.
Trong thời gian qua, BMW, công ty sở hữu thương hiệu xe siêu sang Rolls-Royce đã kiếm bộn tiền khi doanh số tại Trung Quốc tăng tới 67% trong năm 2011. Nhưng đây cũng chỉ là một trong rất nhiều thương hiệu hàng xa xỉ đang kiếm lời lớn từ sự “hào phóng” của giới nhà giàu Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Barclays Capital, đất nước đông dân nhất thế giới hiện giờ tiêu thụ tới 12% hàng hóa xa xỉ toàn cầu và thị trường này còn tiếp tục tăng trưởng 20 – 30% mỗi năm. Như vậy có nghĩa là trong 5 năm tới đây sẽ là thị trường tiêu thụ 1/3 hàng hóa xa xỉ toàn thế giới. Điều này có lẽ cũng không có gì bất ngờ khi số lượng triệu phú tại Trung Quốc đã tăng từ khoảng 500.000 người năm 2010 lên 2,7 triệu người trong năm nay (theo tạp chí HuRun).
Donald Holdsworth, giám đốc của công ty tư vấn nhân sự MatchPower của Australia thì một trong những nguyên nhân chính lí giải cho tâm lý mê đồ hiệu đến vậy của giới nhà giàu Trung Quốc là do độ tuổi. “Tuổi trung bình của các triệu phú Trung Quốc là 39, trẻ hơn khoảng 15 năm so với các nước phát triển.
Sự giàu lên của họ diễn ra đồng thời với thời điểm Trung Quốc bắt đầu triển khai chính sách 1 con, hay còn gọi là năm của những Tiểu hoàng đế. Những đứa trẻ này từ lúc lớn lên luôn được cha mẹ chăm sóc tốt hết mức có thể”. Bởi vậy những “Tiểu hoàng đế” lớn lên trong điều kiện tốt, cùng lúc với sự đổi mới của kinh tế nước nhà.
“Nếu bạn lớn lên trong một xã hội phục tùng, nơi mọi người không được tự do bày tỏ suy nghĩ, thì một khi có cơ hội để thể hiện bản thân, bạn sẽ nắm lấy nó. Nó giống như việc một chai nước có ga được mở nắp”, Donald Holdsworth lí giải.
Và nhu cầu này nhanh chóng được các nhà sản xuất hàng xa xỉ thế giới nắm lấy. LVMH - Moet Hennessy Louis Vuitton, thương hiệu hàng xa xỉ lớn nhất thế giới giờ đã có 40% lợi nhuận đến từ Trung Quốc. Burberry hay hãng xe hạng sang của Đức Audi cũng có kết quả kinh doanh tốt không ngờ nhờ doanh số tại thị trường đông dân nhất thế giới. Gucci đến nay cũng đã có hơn 40 cửa hàng tại khắp các thành phố Trung Quốc.
Còn với nhà kinh doanh rượu ngoại Alun Griffiths ở trên, doanh số của công ty ông những năm qua vẫn tăng 15 – 20%. Hiện 25% doanh thu toàn cầu của công ty đến từ Hồng Kông trong khi 5 năm trước tỷ lệ này chỉ là 6%.
Người Trung Quốc nghe có vẻ là sành rượu vang khi luôn chỉ ưa thích những nhà sản xuất đến từ Bordeaux, Pháp. Không những vậy cũng chỉ có một vài hãng ở Bordeaux lọt vào mắt xanh của họ. Nhưng thực ra, ông Griffiths cho biết, khách hàng mua rượu đắt tiền không nhất thiết vì hương vị, như đã được minh họa ở câu chuyện kể trên, mà thương hiệu mới quan trọng.
“Với người Trung Quốc cái tên Chateau Lafite nghe có vẻ hợp tai trong khi các loại vang Bordeaux khác thì không. Điều này có thể thay đổi nhưng hiện tại họ vẫn chỉ chọn dựa vào nhãn hiệu”.
Trong khi đó theo ông Donald Holdsworth, giới nhà giàu Trung Quốc hiện tại cũng giống như giới nhà giàu ở Anh những năm 1980. Thời điểm đó những chiếc Rolls-Royce kềnh càng, hào nhoáng là lựa chọn ưa thích nhưng sau đó chúng đã phải nhường chỗ cho những chiếc Bentley bớt khoe mẽ hơn hoặc hiện tại là Audi và Mercedes.
“Điều này có lẽ cũng đang xảy ra tại Trung Quốc, giống như từng xảy ra ở Nhật Bản, nơi người ta vẫn thích các thương hiệu xa xỉ nhưng không quá khoe mẽ về sự giàu có của mình. Nhưng trước khi đến lúc ấy, thì hiện đây vẫn sẽ là thị trường của những người thích phô trương”, Holdsworth nhận định.
Và do đó, những câu chuyện như uống rượu vang bằng bát tô hoặc thậm chí pha lẫn với 7-Up hay Coca-Cola vẫn sẽ còn tiếp tục lan truyền mà không khiến ai phải ngạc nhiên. Nhưng như Alun Griffiths nói: “Với những người sành rượu, đó là một câu chuyện thật kinh hoàng, nhưng bạn buộc phải để người ta làm gì tùy ý với món hàng họ đã mua. Bởi dù sao cũng chẳng có quy tắc nào để trở nên giàu có”.
Thanh Tùng
Lược dịch theo BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VN Giống Y Chang: Nhà giàu Trung Quốc bị chê khoe mẽ và trọc phú
Sự “a dua” ấy được thể hiện qua câu chuyện dưới đây của một nhà buôn rượu ngọai cao cấp về một buổi tối đáng nhớ những cũng bị cho là “thảm họa” đối với những người sành rượu.
Buổi tối ấy một nhóm doanh nhân Trung Quốc hẹn gặp nhau để uống rượu. Mỗi người trong nhóm được yêu cầu mang theo loại rượu vang “xịn” nhất của mình. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi hàng loạt thương hiệu rượu nổi tiếng nhất thế giới được mang tới như: Chateau Lafite 1962, Chateau Latour 1970, những chai có mức giá lên tới 1.600 USD.
Khi bữa tiệc bắt đầu vị chủ nhà nói: “Nào các vị, mang rượu ra đây”, và các vị khách lần lượt đưa chai rượu của mình để những người còn lại ngắm nghía. Sau đó vị chủ nhà nói: “Các vị mở nút chai đi”; các vị khách làm theo. Kế đó chủ nhà đem ra một cái tô to và nói “Nào các vị, rót rượu vào đây”.
Những chai rượu vang với hương vị độc đáo nhất thế giới được pha lẫn với nhau để cho cả nhóm dùng muỗng lớn múc vào từng cốc. Câu chuyện này không chỉ đáng nhớ nhưng nó cũng nói lên phần nào cách giới nhà giàu Trung Quốc tiếp cận những thương hiệu xa xỉ.
Khi mà người Trung Quốc ngày càng ưa dùng hàng hiệu, các nhà sản xuất cũng có cơ hội để hiểu hơn về “khẩu vị” của các khách hàng ở nơi này. Khác với giới trung lưu hay nông dân đang khốn đốn vì lạm phát cao, những người giàu chẳng mấy quan tâm tới giá cả.
Trong thời gian qua, BMW, công ty sở hữu thương hiệu xe siêu sang Rolls-Royce đã kiếm bộn tiền khi doanh số tại Trung Quốc tăng tới 67% trong năm 2011. Nhưng đây cũng chỉ là một trong rất nhiều thương hiệu hàng xa xỉ đang kiếm lời lớn từ sự “hào phóng” của giới nhà giàu Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Barclays Capital, đất nước đông dân nhất thế giới hiện giờ tiêu thụ tới 12% hàng hóa xa xỉ toàn cầu và thị trường này còn tiếp tục tăng trưởng 20 – 30% mỗi năm. Như vậy có nghĩa là trong 5 năm tới đây sẽ là thị trường tiêu thụ 1/3 hàng hóa xa xỉ toàn thế giới. Điều này có lẽ cũng không có gì bất ngờ khi số lượng triệu phú tại Trung Quốc đã tăng từ khoảng 500.000 người năm 2010 lên 2,7 triệu người trong năm nay (theo tạp chí HuRun).
Donald Holdsworth, giám đốc của công ty tư vấn nhân sự MatchPower của Australia thì một trong những nguyên nhân chính lí giải cho tâm lý mê đồ hiệu đến vậy của giới nhà giàu Trung Quốc là do độ tuổi. “Tuổi trung bình của các triệu phú Trung Quốc là 39, trẻ hơn khoảng 15 năm so với các nước phát triển.
Sự giàu lên của họ diễn ra đồng thời với thời điểm Trung Quốc bắt đầu triển khai chính sách 1 con, hay còn gọi là năm của những Tiểu hoàng đế. Những đứa trẻ này từ lúc lớn lên luôn được cha mẹ chăm sóc tốt hết mức có thể”. Bởi vậy những “Tiểu hoàng đế” lớn lên trong điều kiện tốt, cùng lúc với sự đổi mới của kinh tế nước nhà.
“Nếu bạn lớn lên trong một xã hội phục tùng, nơi mọi người không được tự do bày tỏ suy nghĩ, thì một khi có cơ hội để thể hiện bản thân, bạn sẽ nắm lấy nó. Nó giống như việc một chai nước có ga được mở nắp”, Donald Holdsworth lí giải.
Và nhu cầu này nhanh chóng được các nhà sản xuất hàng xa xỉ thế giới nắm lấy. LVMH - Moet Hennessy Louis Vuitton, thương hiệu hàng xa xỉ lớn nhất thế giới giờ đã có 40% lợi nhuận đến từ Trung Quốc. Burberry hay hãng xe hạng sang của Đức Audi cũng có kết quả kinh doanh tốt không ngờ nhờ doanh số tại thị trường đông dân nhất thế giới. Gucci đến nay cũng đã có hơn 40 cửa hàng tại khắp các thành phố Trung Quốc.
Còn với nhà kinh doanh rượu ngoại Alun Griffiths ở trên, doanh số của công ty ông những năm qua vẫn tăng 15 – 20%. Hiện 25% doanh thu toàn cầu của công ty đến từ Hồng Kông trong khi 5 năm trước tỷ lệ này chỉ là 6%.
Người Trung Quốc nghe có vẻ là sành rượu vang khi luôn chỉ ưa thích những nhà sản xuất đến từ Bordeaux, Pháp. Không những vậy cũng chỉ có một vài hãng ở Bordeaux lọt vào mắt xanh của họ. Nhưng thực ra, ông Griffiths cho biết, khách hàng mua rượu đắt tiền không nhất thiết vì hương vị, như đã được minh họa ở câu chuyện kể trên, mà thương hiệu mới quan trọng.
“Với người Trung Quốc cái tên Chateau Lafite nghe có vẻ hợp tai trong khi các loại vang Bordeaux khác thì không. Điều này có thể thay đổi nhưng hiện tại họ vẫn chỉ chọn dựa vào nhãn hiệu”.
Trong khi đó theo ông Donald Holdsworth, giới nhà giàu Trung Quốc hiện tại cũng giống như giới nhà giàu ở Anh những năm 1980. Thời điểm đó những chiếc Rolls-Royce kềnh càng, hào nhoáng là lựa chọn ưa thích nhưng sau đó chúng đã phải nhường chỗ cho những chiếc Bentley bớt khoe mẽ hơn hoặc hiện tại là Audi và Mercedes.
“Điều này có lẽ cũng đang xảy ra tại Trung Quốc, giống như từng xảy ra ở Nhật Bản, nơi người ta vẫn thích các thương hiệu xa xỉ nhưng không quá khoe mẽ về sự giàu có của mình. Nhưng trước khi đến lúc ấy, thì hiện đây vẫn sẽ là thị trường của những người thích phô trương”, Holdsworth nhận định.
Và do đó, những câu chuyện như uống rượu vang bằng bát tô hoặc thậm chí pha lẫn với 7-Up hay Coca-Cola vẫn sẽ còn tiếp tục lan truyền mà không khiến ai phải ngạc nhiên. Nhưng như Alun Griffiths nói: “Với những người sành rượu, đó là một câu chuyện thật kinh hoàng, nhưng bạn buộc phải để người ta làm gì tùy ý với món hàng họ đã mua. Bởi dù sao cũng chẳng có quy tắc nào để trở nên giàu có”.
Thanh Tùng
Lược dịch theo BBC