Di Sản Hồ Chí Minh

VN có thể mất Trường Sa ?

VN là một ngoại lệ. Nước này từ đầu thập niên 90 đã ngoan ngoãn nằm trong “quĩ đạo” của TQ. VN tuyên bố là không “liên minh” với nước nào. Điều này rất hợp ý Bắc Kinh.

Trương Nhân Tuấn

07-03-2015

H1VN có thể bị mất toàn bộ các đảo, các cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa cho Trung quốc, nếu vẫn còn giữ nguyên chính sách “ba không” như hiện nay.

Trên quan điểm địa chiến lược, TQ chỉ có thể trở thành “đại quốc” khi các nước chung quanh “yếu”. Nếu các nước này đã là các nước “giàu” thì cũng phải làm thế nào cho họ ít nhiều lệ thuộc vào TQ. Đã từ lâu TQ là động cơ cho phát triển của cả khu vực (và thế giới). GDP của TQ lên hàng thứ nhì và ngân sách quốc phòng cũng hàng thứ nhì trên thế giới (150 tỉ đô là số công bố. Số thật sự có thể lên gấp đôi). TQ đã là một “nước lớn”. Các nước “giàu” trong khối ASEAN, hay Đại Hàn, Nhật đã “tương thuộc” một cách sâu sắc về kinh tế với TQ.

VN là một ngoại lệ. Nước này từ đầu thập niên 90 đã ngoan ngoãn nằm trong “quĩ đạo” của TQ. VN tuyên bố là không “liên minh” với nước nào. Điều này rất hợp ý Bắc Kinh. TQ sẽ liên tục “giúp” mọi thứ để cho VN trở thành một nước “yếu” và nghèo đói kinh niên.

Một cái nhìn (địa chiến lược) khác, Mỹ lại không muốn thấy một “đại cường” TQ, đối trọng với Mỹ trong khu vực. Mỹ không thể tái dựng lại “chiến tranh lạnh” nhằm cô lập TQ mà chỉ có thể thiết lập một hàng rào các nước đồng minh để bao vây TQ. Các nước nằm trong “hàng rào” của Mỹ đều là các nước giàu (hay tương đối giàu hơn VN) và mạnh. VN có vị trí rất “đắc địa”, vì là thanh kiếm dưới yết hầu của TQ. Dĩ nhiên được Mỹ coi trọng.

VN có hai lựa chọn:

Một là không liên minh với ai hết (theo như ý nguyện của Bắc Kinh) như hiện nay. Kết quả là nghèo kinh niên, (lãnh thổ mất lần hồi) vì đó là mục đích chiến lược của TQ.

Hai là “liên minh” với Mỹ để trở thành một nước giàu và mạnh (ít ra như Đại Hàn). Vì một VN nghèo đói sẽ không ngăn cản được TQ mà còn là một gánh nặng cho Mỹ.

Và chỉ có liên minh với Mỹ VN mới có thể bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của quốc gia mình.

Một số yếu tố trình bày sau đây, cho thấy nếu VN không thay đổi, mất nước sẽ là một trình tự êm ái.

1/ Từ vụ kiện của Phi:

Ngày 23 tháng giêng năm 2013, Bộ Ngoại giao Phi trao công hàm cho Bắc Kinh, đồng thời thông báo trước dư luận trong ngoài nước, việc Phi đã nộp hồ sơ đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Quốc Tế về Biển 1982. Hồ sơ kiện của Phi gồm 4.000 trang tài liệu, được Tòa Trọng tài Thường trực (La Hague, Hòa Lan) thụ lý. Tháng 6-2014, Tòa thông báo cho Trung Quốc, nước này có 6 tháng để nộp bản phản biện, thời hạn chót là ngày 15-12-2014. Như đã biết, từ ngày 19 tháng 2 năm 2013, bộ Ngoại giao TQ đã tuyên bố từ chối tham gia vụ kiện, và dĩ nhiên, không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa. Một bản Tuyên bố ngày 7-12-2014 đã được phía TQ công bố. Theo đó lập luận của TQ về các lý do không tham gia vụ kiện được trình bày khá rõ rệt.

Những lập luận đáng ghi nhận của TQ là : 1/ Tòa không có thẩm quyền vì cốt lõi của vụ kiện liên quan đến “chủ quyền lãnh thổ” mà điều này không thuộc phạm trù của Công ước Quốc tế về Biển 1982. 2/ Vụ kiện liên quan đến vấn đề “phân chia ranh giới biển” mà điều này TQ đã bảo lưu năm 2006 (loại trừ mọi biện pháp trọng tài có mục đích phân chia ranh giới biển).

Thái độ của TQ, không tham gia vụ kiện và không nhìn nhận thẩm quyền của tòa, không cản trở được quá trình thụ lý của Tòa Thường Trực. Nếu không có gì trở ngại, nội vụ sẽ xử vào tháng 7 năm 2015.

Trong tiểu đoạn trước người viết có nói rằng sẽ có 40% xác suất Tòa tuyên bố “không có thẩm quyền”. Vì sao sẽ giải thích bên dưới. Điều này nếu xảy ra, vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ sớm được thành lập (theo bản đồ dưới đây). Dĩ nhiên, tất cả các đảo, cấu trúc địa lý trong vùng biển (được bao che bởi vùng ADIZ) phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc. TQ không thể lập vùng nhận diện phòng không nếu có một vùng lãnh thổ (nào đó) ở phía dưới còn thuộc về một nước khác.
Tức là, trước khi tuyên bố vùng nhận diện phòng không, công việc của TQ là “thâu hồi” các đảo, các cấu trúc địa lý bên dưới khu vực này. Phía thiệt hại nhiều nhất không phải Phi Luật Tân mà là VN. Toàn bộ lãnh thổ của VN trong Biển Đông sẽ bị mất.

<a href=”https://www.flickr.com/photos/22851651@N03/16562437918” title=”Hoang Sa – Truong Sa 1 by truongnhantuan, on Flickr”><img src=”https://farm9.staticflickr.com/…/16562437918_54799b9608_o.j…” width=”2278″ height=”3150″ alt=”Hoang Sa – Truong Sa 1″></a>

Hình trên: Vùng ADIZ của TQ, giả định của tác giả.

2/ Nội dung hồ sơ kiện của Phi.

Phi yêu cầu Tòa tuyên bố, gồm 10 điều :

1- Các quyền của TQ và Phi ở biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS. (Các quyền được xác định theo phần II đối với lãnh hải và vùng tiếp giáp, theo phần V đối với vùng ZEE và theo phần VI đối với thềm lục địa).

2- Yêu sách đường 9 đoạn của TQ là vô giá trị.

3- Các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven biển, thuộc đáy biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm trên thềm lục địa của quốc gia theo phần VI UNCLOS.

4- Các bãi Vành Khăn, Mc Kennan, Xu Bi và Gaven là các cấu tạo chìm khi thủy triều lên, không phải là đảo theo qui định của điều 121 UNCLOS, cũng không nằm trên thềm lục địa TQ, việc TQ chiếm đóng có trái phép hay không và việc xây dựng trên các bãi cạn này có trái phép hay không ?

5- Bãi Vành Khăn và McKennan thuộc thềm lục địa của Phi theo phần VI của UNCLOS.

6- Bãi Hoàng Ngam và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm, ngoài trừ vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Chúng chỉ là « đá » theo điều 121 khoản 3 của UNCLOS, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không quá 12 hải lý. TQ đã đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu tạo này.

7- TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma.

8- Phi có quyền về lãnh hải 12 hải lý, ZEE 200 hải lý và thềm lục địa, theo các phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ bản quần đảo của Phi.

9- TQ đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên này và cũng đã vi phạm pháp luật khi không cho Phi khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.

10- TQ đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Phi được xác định theo UNCLOS.

Các điểm, theo tôi, Tòa không có thẩm quyền để tuyên bố là :

Điểm 3 và điểm 4 : về tình trạng pháp lý các cấu tạo địa lý lúc chìm lúc nổi (mà TQ hiện chiếm đóng và xây dựng). Công ước Quốc tế về Biển 1982 không đề cập đến việc các cấu trúc địa lý này có thể chiếm hữu hay không ? Phán lệ (hay án lệ) của CIJ trong vụ kiện giữa Qatar và Bahreïn. Tòa nói về việc này như sau:

“luật pháp quốc tế im lặng về tình trạng pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi, các bãi này có thể xem như là một “lãnh thổ” hay không ? luật pháp hiện hành cũng không thể xác định là các bãi đó có thể xem như là một lãnh thổ tương đương với “đảo” hay không”.

Tuy nhiên, trong vụ tranh chấp giữa Tân Gia Ba và Mã Lai về chủ quyền của các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge qua phán lệ của Tòa án Quốc tế (CIJ) ngày 23-5-2008. Trường hợp tương tự, South Ledge là một đảo đá lúc chìm lúc nổi, chỉ thấy khi thủy triều thấp. Tòa có nhắc lại tình trạng mơ hồ về tình trạng pháp lý của các cấu trúc địa lý này trong vụ án Qatar và Bahreïn. Dầu vậy Tòa phán rằng South Ledge nằm ở vùng lãnh hải nước nào thì sẽ thuộc chủ quyền của nước đó.

Nếu phán quyết của Tòa CIJ ở trên trở thành một “phán lệ”, được áp dụng trong trường hợp các cấu trúc địa lý tương tự ở Trường Sa, thì chủ quyền các cấu trúc (lúc chìm lúc nổi) sẽ phụ thuộc vào các đảo chính. Tức là nước nào có chủ quyền ở đảo chính thì các cấu trúc phụ thuộc cũng sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó.

Ở điểm này Tòa sẽ không có thẩm quyền phán xét. Đơn giản vì nó liên quan đến vấn đề “chủ quyền lãnh thổ” mà điều này nằm ngoài thẩm quyền của UNCLOS.

Điểm 5, đá McKennan thuộc nhóm đảo Sinh Tồn, phụ thuộc vào đảo Sinh Tồn. Trong khu vực đảo này TQ đã chiếm hai bãi (đá) Gạc Ma và Tư Nghĩa. Đá Vành Khăn sẽ phụ thuộc vào đá (nổi thường trực) hay đảo nào kế cận trong vòng 12 hải lý. Phía TQ tuyên bố có chủ quyền các đảo TS, theo Tuyên Bố đơn phương năm 1958 về hải phận 12 hải lý.

Ở điểm này Tòa cũng không có thẩm quyền, vì thuộc vấn đề “chủ quyền lãnh thổ”.

Điểm 6 nói về hiệu lực của “đảo” hay “đá” theo điều 121 UCLOS. Ở đây tranh luận là về lý thuyết luật học nhưng rất dễ sa vào lãnh vực “phân chia ranh giới biển” mà điều này Tòa cũng không có thẩm quyền do bảo lưu của TQ năm 2006.

Tức là, khi tôi nói có xác suất 40% Tòa không có thẩm quyền là dựa trên các cơ sở dữ kiện này.

3/ VN cần có thái độ nào ?

Nghe báo chí loan tải, VN đã gởi hồ sơ lên Tòa, trong vụ kiện của Phi, không phải để tham gia vụ kiện mà nhằm bảo vệ (bảo lưu) quyền lợi của VN trong khu vực. Điều này tôi cũng đã cảnh báo từ sau khi Phi tuyên bố đi kiện. Lý do các chủ thể mà Phi đề cập tới hầu hết đều thuộc chủ quyền của VN.

Sự việc TQ ráo riết xây dựng trên các cấu trúc địa lý (chiếm được của VN), trong vòng một thời gian ngắn, đã biến các cấu trúc địa lý này thành những đảo nhân tạo. Như vậy chủ ý của TQ là phải hoàn tất việc xây dựng trước ngày Tòa tuyên bố (dự tính tháng 7 năm 2015).

TQ đã đặt thế giới trước một việc đã rồi.

Bước kế tiếp (có thể là hai bước song song) là TQ sẽ tuyên bố vùng “nhận diện phòng không” đồng thời tuyên bố phong tỏa vùng biển chung quanh các đảo Trường Sa. Vấn đề “tự do hàng hải” sẽ không ảnh hưởng vì TQ không có mục đích làm gián đoạn việc này. Các đảo (có người sinh sống) sẽ phải kéo cờ đầu hàng trong một thời gian ngắn vì thiếu nước và lương thực.

Bằng mọi cách TQ sẽ chiếm các đảo trong khu vực ADIZ mà họ đã vạch ra. Vì nếu còn một đảo nào đó thuộc chủ quyền nước khác, vùng ADIZ này sẽ không hiệu lực.

Việc xây dựng các đảo của TQ chắc chắn đã làm VN “chới với” nhưng lãnh đạo (và phần lớn học giả) VN vẫn dường như chưa nhìn thấy viễn ảnh nan giải phía trước. Lãnh đạo CSVN vẫn yên bình tổ chức hội nghị “sắp xếp nhân sự”, khẳng định “kinh tế thịc trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong khi học giả thì viết luận văn tuyên truyền chính sách “đu dây” với “lời nguyền địa lý”.

Có “lời nguyền địa lý” nào độc địa bằng địa lý nước Nhật ?

Về tình trạng văn hóa và địa lý, Nam Hàn có khác gì VN với TQ ?

Không có lời nguyền nào cả. Chỉ có vấn đề là khôn hay dại. Có chui đầu vào niền “kim cô” hay không mà thôi.

Giải pháp tốt nhất (để phá nước cờ thế của TQ) hiện nay của VN là liên minh với Mỹ và tức thời lập hồ sơ đi kiện TQ.

Vì tình thế mới phải có kế sách mới.

Vụ Phi đi kiện TQ không thuyết phục được Tòa. Bởi vì các đảo mà Phi hiện chiếm đóng phần lớn là trái phép. Chỉ có VN mới có tư cách (hơn Phi) để kiện TQ ở Trường Sa. Điều này tôi cũng đã cảnh báo từ hơn thập niên nay.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

VN có thể mất Trường Sa ?

VN là một ngoại lệ. Nước này từ đầu thập niên 90 đã ngoan ngoãn nằm trong “quĩ đạo” của TQ. VN tuyên bố là không “liên minh” với nước nào. Điều này rất hợp ý Bắc Kinh.

Trương Nhân Tuấn

07-03-2015

H1VN có thể bị mất toàn bộ các đảo, các cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa cho Trung quốc, nếu vẫn còn giữ nguyên chính sách “ba không” như hiện nay.

Trên quan điểm địa chiến lược, TQ chỉ có thể trở thành “đại quốc” khi các nước chung quanh “yếu”. Nếu các nước này đã là các nước “giàu” thì cũng phải làm thế nào cho họ ít nhiều lệ thuộc vào TQ. Đã từ lâu TQ là động cơ cho phát triển của cả khu vực (và thế giới). GDP của TQ lên hàng thứ nhì và ngân sách quốc phòng cũng hàng thứ nhì trên thế giới (150 tỉ đô là số công bố. Số thật sự có thể lên gấp đôi). TQ đã là một “nước lớn”. Các nước “giàu” trong khối ASEAN, hay Đại Hàn, Nhật đã “tương thuộc” một cách sâu sắc về kinh tế với TQ.

VN là một ngoại lệ. Nước này từ đầu thập niên 90 đã ngoan ngoãn nằm trong “quĩ đạo” của TQ. VN tuyên bố là không “liên minh” với nước nào. Điều này rất hợp ý Bắc Kinh. TQ sẽ liên tục “giúp” mọi thứ để cho VN trở thành một nước “yếu” và nghèo đói kinh niên.

Một cái nhìn (địa chiến lược) khác, Mỹ lại không muốn thấy một “đại cường” TQ, đối trọng với Mỹ trong khu vực. Mỹ không thể tái dựng lại “chiến tranh lạnh” nhằm cô lập TQ mà chỉ có thể thiết lập một hàng rào các nước đồng minh để bao vây TQ. Các nước nằm trong “hàng rào” của Mỹ đều là các nước giàu (hay tương đối giàu hơn VN) và mạnh. VN có vị trí rất “đắc địa”, vì là thanh kiếm dưới yết hầu của TQ. Dĩ nhiên được Mỹ coi trọng.

VN có hai lựa chọn:

Một là không liên minh với ai hết (theo như ý nguyện của Bắc Kinh) như hiện nay. Kết quả là nghèo kinh niên, (lãnh thổ mất lần hồi) vì đó là mục đích chiến lược của TQ.

Hai là “liên minh” với Mỹ để trở thành một nước giàu và mạnh (ít ra như Đại Hàn). Vì một VN nghèo đói sẽ không ngăn cản được TQ mà còn là một gánh nặng cho Mỹ.

Và chỉ có liên minh với Mỹ VN mới có thể bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của quốc gia mình.

Một số yếu tố trình bày sau đây, cho thấy nếu VN không thay đổi, mất nước sẽ là một trình tự êm ái.

1/ Từ vụ kiện của Phi:

Ngày 23 tháng giêng năm 2013, Bộ Ngoại giao Phi trao công hàm cho Bắc Kinh, đồng thời thông báo trước dư luận trong ngoài nước, việc Phi đã nộp hồ sơ đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Quốc Tế về Biển 1982. Hồ sơ kiện của Phi gồm 4.000 trang tài liệu, được Tòa Trọng tài Thường trực (La Hague, Hòa Lan) thụ lý. Tháng 6-2014, Tòa thông báo cho Trung Quốc, nước này có 6 tháng để nộp bản phản biện, thời hạn chót là ngày 15-12-2014. Như đã biết, từ ngày 19 tháng 2 năm 2013, bộ Ngoại giao TQ đã tuyên bố từ chối tham gia vụ kiện, và dĩ nhiên, không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa. Một bản Tuyên bố ngày 7-12-2014 đã được phía TQ công bố. Theo đó lập luận của TQ về các lý do không tham gia vụ kiện được trình bày khá rõ rệt.

Những lập luận đáng ghi nhận của TQ là : 1/ Tòa không có thẩm quyền vì cốt lõi của vụ kiện liên quan đến “chủ quyền lãnh thổ” mà điều này không thuộc phạm trù của Công ước Quốc tế về Biển 1982. 2/ Vụ kiện liên quan đến vấn đề “phân chia ranh giới biển” mà điều này TQ đã bảo lưu năm 2006 (loại trừ mọi biện pháp trọng tài có mục đích phân chia ranh giới biển).

Thái độ của TQ, không tham gia vụ kiện và không nhìn nhận thẩm quyền của tòa, không cản trở được quá trình thụ lý của Tòa Thường Trực. Nếu không có gì trở ngại, nội vụ sẽ xử vào tháng 7 năm 2015.

Trong tiểu đoạn trước người viết có nói rằng sẽ có 40% xác suất Tòa tuyên bố “không có thẩm quyền”. Vì sao sẽ giải thích bên dưới. Điều này nếu xảy ra, vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ sớm được thành lập (theo bản đồ dưới đây). Dĩ nhiên, tất cả các đảo, cấu trúc địa lý trong vùng biển (được bao che bởi vùng ADIZ) phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc. TQ không thể lập vùng nhận diện phòng không nếu có một vùng lãnh thổ (nào đó) ở phía dưới còn thuộc về một nước khác.
Tức là, trước khi tuyên bố vùng nhận diện phòng không, công việc của TQ là “thâu hồi” các đảo, các cấu trúc địa lý bên dưới khu vực này. Phía thiệt hại nhiều nhất không phải Phi Luật Tân mà là VN. Toàn bộ lãnh thổ của VN trong Biển Đông sẽ bị mất.

<a href=”https://www.flickr.com/photos/22851651@N03/16562437918” title=”Hoang Sa – Truong Sa 1 by truongnhantuan, on Flickr”><img src=”https://farm9.staticflickr.com/…/16562437918_54799b9608_o.j…” width=”2278″ height=”3150″ alt=”Hoang Sa – Truong Sa 1″></a>

Hình trên: Vùng ADIZ của TQ, giả định của tác giả.

2/ Nội dung hồ sơ kiện của Phi.

Phi yêu cầu Tòa tuyên bố, gồm 10 điều :

1- Các quyền của TQ và Phi ở biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS. (Các quyền được xác định theo phần II đối với lãnh hải và vùng tiếp giáp, theo phần V đối với vùng ZEE và theo phần VI đối với thềm lục địa).

2- Yêu sách đường 9 đoạn của TQ là vô giá trị.

3- Các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven biển, thuộc đáy biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm trên thềm lục địa của quốc gia theo phần VI UNCLOS.

4- Các bãi Vành Khăn, Mc Kennan, Xu Bi và Gaven là các cấu tạo chìm khi thủy triều lên, không phải là đảo theo qui định của điều 121 UNCLOS, cũng không nằm trên thềm lục địa TQ, việc TQ chiếm đóng có trái phép hay không và việc xây dựng trên các bãi cạn này có trái phép hay không ?

5- Bãi Vành Khăn và McKennan thuộc thềm lục địa của Phi theo phần VI của UNCLOS.

6- Bãi Hoàng Ngam và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm, ngoài trừ vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Chúng chỉ là « đá » theo điều 121 khoản 3 của UNCLOS, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không quá 12 hải lý. TQ đã đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu tạo này.

7- TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma.

8- Phi có quyền về lãnh hải 12 hải lý, ZEE 200 hải lý và thềm lục địa, theo các phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ bản quần đảo của Phi.

9- TQ đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên này và cũng đã vi phạm pháp luật khi không cho Phi khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.

10- TQ đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Phi được xác định theo UNCLOS.

Các điểm, theo tôi, Tòa không có thẩm quyền để tuyên bố là :

Điểm 3 và điểm 4 : về tình trạng pháp lý các cấu tạo địa lý lúc chìm lúc nổi (mà TQ hiện chiếm đóng và xây dựng). Công ước Quốc tế về Biển 1982 không đề cập đến việc các cấu trúc địa lý này có thể chiếm hữu hay không ? Phán lệ (hay án lệ) của CIJ trong vụ kiện giữa Qatar và Bahreïn. Tòa nói về việc này như sau:

“luật pháp quốc tế im lặng về tình trạng pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi, các bãi này có thể xem như là một “lãnh thổ” hay không ? luật pháp hiện hành cũng không thể xác định là các bãi đó có thể xem như là một lãnh thổ tương đương với “đảo” hay không”.

Tuy nhiên, trong vụ tranh chấp giữa Tân Gia Ba và Mã Lai về chủ quyền của các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge qua phán lệ của Tòa án Quốc tế (CIJ) ngày 23-5-2008. Trường hợp tương tự, South Ledge là một đảo đá lúc chìm lúc nổi, chỉ thấy khi thủy triều thấp. Tòa có nhắc lại tình trạng mơ hồ về tình trạng pháp lý của các cấu trúc địa lý này trong vụ án Qatar và Bahreïn. Dầu vậy Tòa phán rằng South Ledge nằm ở vùng lãnh hải nước nào thì sẽ thuộc chủ quyền của nước đó.

Nếu phán quyết của Tòa CIJ ở trên trở thành một “phán lệ”, được áp dụng trong trường hợp các cấu trúc địa lý tương tự ở Trường Sa, thì chủ quyền các cấu trúc (lúc chìm lúc nổi) sẽ phụ thuộc vào các đảo chính. Tức là nước nào có chủ quyền ở đảo chính thì các cấu trúc phụ thuộc cũng sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó.

Ở điểm này Tòa sẽ không có thẩm quyền phán xét. Đơn giản vì nó liên quan đến vấn đề “chủ quyền lãnh thổ” mà điều này nằm ngoài thẩm quyền của UNCLOS.

Điểm 5, đá McKennan thuộc nhóm đảo Sinh Tồn, phụ thuộc vào đảo Sinh Tồn. Trong khu vực đảo này TQ đã chiếm hai bãi (đá) Gạc Ma và Tư Nghĩa. Đá Vành Khăn sẽ phụ thuộc vào đá (nổi thường trực) hay đảo nào kế cận trong vòng 12 hải lý. Phía TQ tuyên bố có chủ quyền các đảo TS, theo Tuyên Bố đơn phương năm 1958 về hải phận 12 hải lý.

Ở điểm này Tòa cũng không có thẩm quyền, vì thuộc vấn đề “chủ quyền lãnh thổ”.

Điểm 6 nói về hiệu lực của “đảo” hay “đá” theo điều 121 UCLOS. Ở đây tranh luận là về lý thuyết luật học nhưng rất dễ sa vào lãnh vực “phân chia ranh giới biển” mà điều này Tòa cũng không có thẩm quyền do bảo lưu của TQ năm 2006.

Tức là, khi tôi nói có xác suất 40% Tòa không có thẩm quyền là dựa trên các cơ sở dữ kiện này.

3/ VN cần có thái độ nào ?

Nghe báo chí loan tải, VN đã gởi hồ sơ lên Tòa, trong vụ kiện của Phi, không phải để tham gia vụ kiện mà nhằm bảo vệ (bảo lưu) quyền lợi của VN trong khu vực. Điều này tôi cũng đã cảnh báo từ sau khi Phi tuyên bố đi kiện. Lý do các chủ thể mà Phi đề cập tới hầu hết đều thuộc chủ quyền của VN.

Sự việc TQ ráo riết xây dựng trên các cấu trúc địa lý (chiếm được của VN), trong vòng một thời gian ngắn, đã biến các cấu trúc địa lý này thành những đảo nhân tạo. Như vậy chủ ý của TQ là phải hoàn tất việc xây dựng trước ngày Tòa tuyên bố (dự tính tháng 7 năm 2015).

TQ đã đặt thế giới trước một việc đã rồi.

Bước kế tiếp (có thể là hai bước song song) là TQ sẽ tuyên bố vùng “nhận diện phòng không” đồng thời tuyên bố phong tỏa vùng biển chung quanh các đảo Trường Sa. Vấn đề “tự do hàng hải” sẽ không ảnh hưởng vì TQ không có mục đích làm gián đoạn việc này. Các đảo (có người sinh sống) sẽ phải kéo cờ đầu hàng trong một thời gian ngắn vì thiếu nước và lương thực.

Bằng mọi cách TQ sẽ chiếm các đảo trong khu vực ADIZ mà họ đã vạch ra. Vì nếu còn một đảo nào đó thuộc chủ quyền nước khác, vùng ADIZ này sẽ không hiệu lực.

Việc xây dựng các đảo của TQ chắc chắn đã làm VN “chới với” nhưng lãnh đạo (và phần lớn học giả) VN vẫn dường như chưa nhìn thấy viễn ảnh nan giải phía trước. Lãnh đạo CSVN vẫn yên bình tổ chức hội nghị “sắp xếp nhân sự”, khẳng định “kinh tế thịc trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong khi học giả thì viết luận văn tuyên truyền chính sách “đu dây” với “lời nguyền địa lý”.

Có “lời nguyền địa lý” nào độc địa bằng địa lý nước Nhật ?

Về tình trạng văn hóa và địa lý, Nam Hàn có khác gì VN với TQ ?

Không có lời nguyền nào cả. Chỉ có vấn đề là khôn hay dại. Có chui đầu vào niền “kim cô” hay không mà thôi.

Giải pháp tốt nhất (để phá nước cờ thế của TQ) hiện nay của VN là liên minh với Mỹ và tức thời lập hồ sơ đi kiện TQ.

Vì tình thế mới phải có kế sách mới.

Vụ Phi đi kiện TQ không thuyết phục được Tòa. Bởi vì các đảo mà Phi hiện chiếm đóng phần lớn là trái phép. Chỉ có VN mới có tư cách (hơn Phi) để kiện TQ ở Trường Sa. Điều này tôi cũng đã cảnh báo từ hơn thập niên nay.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm