Tham Khảo
VỤ PHÁ HỦY KHO ĐẠN LONG BÌNH 30 THÁNG 4 NĂM 1976
Những gì kể ra ở đây, hôm nay, chỉ có mục đích giải thích phần nào về các hoạt động tình báo cuả Mỹ sau lưng VC thời hậu chiến, giúp làm sáng tỏ thêm những hiểu biết loáng thoáng cuả một sô người chưa am tường
Hôm nay, bất đắc dĩ phải lên tiếng kể ra sơ sài vài chuyện, nhưng trong lòng lại đau đớn khôn nguôi vì chạnh nhớ những anh hùng vô danh đã âm thầm nằm xuống, riêng mình vẫn còn đây trong cay đắng vì đại cuộc vẫn chưa thành.
Gần 9 giờ sáng hôm đó, ngày 30 tháng 4 năm 1976, chúng tôi ngồi uống cà phê ở bốn bàn khác nhau như người xa lạ trong một quán nhỏ bên ngoài ga Hố Nai. Bỗng một tiếng nổ lớn từ phiá xa vang lên làm mọi người trong quán nhốn nháo. Ngay sau đó hàng loạt tiếng nổ chát chuá kèm theo. Chúng tôi cũng giả bộ chạy ra ngoài lẫn lộn với đám đông đang hoảng hốt, mọi người đưa tay chỉ về hướng một cột khói đen bốc cao trong khi tiếng nổ vẫn không ngớt vang động. Dọc theo đường lộ, xe cộ đều ngừng lại, tiếng người la hét khắp nơi và bóng người chạy tìm chỗ nấp ở những nơi mà họ tin rắng có thể an toàn. Có ai đó hớn hở la lên: "Tới rồi ! Tới rồi ! Phe ta về rồi" ! Xa xa, một đoàn người đông đúc đang bị VC tập trung đi diễu hành "mừng ngày 30 tháng 4" cũng bỏ chạy tán loạn. Các tấm băng rôn khẩu hiệu, cờ đỏ vv bị vứt nằm chỏng chơ dọc theo con đường, vài cái nón cối nằm lăn lóc bên vỉa hè trong lúc tiếng nổ vẫn ầm ầm từ xa vọng đến
http://viteuu.blogspot.com/
vhp chuyển
LTS: Tôi nhớ
việc này rất rõ, tiếng nổ của KHO ĐẠN dội về SAIGON và lòng người dân đều mong muốn quân ta trở về...
Đây là nhân chứng thuật lại, mời quý độc giả thưởng lãm.
Thưa anh.
Những
gì kể ra ở đây, hôm nay, chỉ có mục đích giải thích phần nào về các
hoạt động tình báo cuả Mỹ
sau lưng VC thời hậu chiến, giúp làm sáng tỏ thêm những hiểu biết loáng
thoáng cuả một sô người chưa am tường lãnh vực này, họ không tin rằng
sau 1975 tình báo Mỹ còn ngang dọc ở Việt Nam. Những gì nói ra không
phải tự đề cao cá nhân, vì nó chẳng mang lại lợi ích gì, và tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về các chuyện được ghi ra đây. Người đọc tin hay
không đối với tôi chẳng quan trọng, vì tất cả các diễn tìến trong đời
mình xảy ra như thế nào rồi cũng sẽ được kể lại đầy đủ hơn trên giấy
trắng mực đen.
Thay
vì trả lời vào hai câu hỏi cuả anh, tôi cố gắng kể lại thật tóm tắt về
sự kiện các tổ chức phục quốc, tàn binh v.v từng hoạt động ở miền Nam từ
sau năm 1975 đến đầu năm 1982 mà nhiều người thường nghe đồn, không
biết thực hư ra sao. Trước khi đi vô các chi tiết, tôi sẽ trình bày khái
quát về toàn cảnh xã hội miền Nam trong 7 năm kể trên. Điều này rất cần
thiết đối với những ai lúc đó đang ở trong tù cộng sản, đến nay vẫn còn
nhiều người chưa biết rõ lúc họ đi tù thì người dân bên ngoài sống ra
sao và xã hội miền Nam có những chuyển biến gì. Người nghe kể sau khi
hình dung được toàn cảnh xã hội vào lúc đó, thì các câu chuyện về sự
kiện phục quốc, tàn quân v.v sẽ dễ hiểu và dễ chấp nhận hơn vì nếu không
được hướng
dẫn trước, người nghe sẽ không thể tưởng tượng nổi làm sao các hoạt
động chống phá cộng sản vẫn tồn tại lúc VC có mặt khắp nơi.
Sau
khi VC chiếm miến Nam năm đầu, có một chi tiết ít ai để ý là sự xáo
trộn về cư trú trong xã hội, tầm mức cuả nó rất lớn và rất quan trọng mà
VC không thể kiểm soát hết được. Những người chạy tản cư trước kia nay
lũ lượt tìm về quê, nhưng cũng có nhiều người không trở về vì sợ VC ở
địa phương trả thù, số này chấp nhận sống lang bạt và giấu kín quá khứ
cuả mình. Bên cạnh đó còn có nhiều gia đình tứ tán khắp nơi, lúc về tới
nhà thì căn nhà đã bị VC chiếm đoạt vv (lúc đó chưa có vụ "kinh tế
mới").
Các
năm 1975, 76, 77, 78 ở miền Nam có cả hàng triệu người sống bơ vơ không
nhà không cưả, ngủ đầy các công viên, bến xe, ga xe lửa vv. Bọn VC lâu
lâu nửa đêm tổ chức chận đường bố ráp bắt người và thanh lọc lý lịch ở
các nơi vừa kể, nhưng con số người sống phiêu bạt mỗi ngày thêm nhiều.
Trong số đông những người này thì phần lớn là giới cựu quân nhân, lớp hạ
sĩ quan, sĩ quan, binh sĩ trước kia phục vụ các đơn vị xa quê quán gốc
cuả mình, hoậc các đơn vị di tản từ Quân Khu I, Quân Khu II vào
Sài Gòn, nay họ không thể về quê vì không có tiền hoặc phương tiện, và
giấy tờ đi lại là cả chuyện khó khăn trước con mắt cú vọ cuả VC. Vì thế
họ chấp nhận cuộc sống lang thang để tồn tại trước, mọi việc sẽ tính sau
và phần nhiều vẫn còn nuôi hy vọng sự trở lại cuả Mỹ hay các đơn vị bí
mật nào đó cuả QLVNCH qua đủ thứ tin đồn đang tràn lan ngoài xã hội.
Sau
tháng 4/ 1975, chỉ trong vòng 5 tháng VC đã phục hồi tuyến đường xe
lửa, bắt đầu tái hoạt động từ tháng 9 trên đoạn đường từ ga Sài Gòn đến
ga Gia Rây thì quay trở lại ( xã Gia Rây, quận Xuân Lộc, Đông- Bắc thị
xã Long Khánh khoảng 13 Km). Mục đích VC hối hả phục hồi tuyến đường
này vì Sài Gòn dang khan hiếm lương thực trầm trọng, nhất là than và củi
cho việc nấu nướng (cũng trong lúc này bến xe Petrus Ký ở Ngã Bảy vẫn
còn duy trì, bến xe Nguyễn Hoàng gần đó cũng còn, mãi tới năm 1978 VC
mói dời ra chân cầu Bình Triệu, riêng ga xe lửa Sài Gòn thì cuối năm
1976 chúng đưa ra Bình Triệu được hơn một năm thì dời về Hoà Hưng tới
ngày nay, riêng đoạn đường từ Gia Rây tới Mương Mán thì hoạt động vào
đầu năm 1977).
Trở
lại với số cựu quân nhân nay đang sống phiêu bạt khắp Sài gòn và vùng
phụ cận như Biên Hoà, Bình Thạnh, Gò Vấp vv, họ thuộc đủ các quân binh
chủng, và quan trọng nhất là ai cũng mang trong lòng mối uất hận trước
bọn cán bộ VC và sẵn sàng ra tay ám hại nếu có cơ hội, nếu được móc nối
để đi vào rừng hoạt động họ sẽ mau mắn đi ngay. Số cựu quân nhân vưà kể
chính là nguồn nhân lực cho các tổ chức chống cộng tuyển người và đưa đi
các nơi. Ga Sài Gòn lúc đó mỗi ngày có hai chuyến tàu đi Gia Rây và
ngược lại, chuyến 5 giờ sáng và chuyến 12 giờ trưa. Tàu đi qua các ga:
Hoà Hưng (ga lớn); Phú Nhuận; Gò Vấp; Bình Lợi; Bình Triệu; Chợ Đồn; Thủ
Đức; Dĩ An (ga lớn); Hố Nai; Biên Hoà; Sóng Thần; Trảng Bom; Dầu Giây;
Bàu Cá; Long Khánh; Bảo
Chánh; Gia Rây (ga lớn); Trảng Táo; Gia Huynh; Suối Kiết; Sông Dinh;
Sông Phan; Suối Vận; Mương Mán (ga lớn). Lưu ý rằng lúc đó đoạn đường
sắt từ Bảo Chánh tới Mương Mán hai bên vẫn còn rừng già dày đặc, rất
thuận lợi cho việc nhảy xuống, nhảy lên tàu bất cứ chỗ nào để tẩu thoát
nếu gặp nguy hiểm, dĩ nhiên phải có người tháo ống thắng giữa các toa
tàu để yểm trợ.
Sau
biến cố tháng 4 năm 1975, ở những vùng nông thôn hẻo lánh, gần núi
rừng, đồn điền cao su vv vẫn còn vài đơn vị cấp trung đội, đại đội tiếp
tục chiến đấu
với VC vì vài nguyên nhân như sau: thất lạc đơn vị gốc cao hơn, không
tin VC hoàn toàn chiếm hết miền Nam, không ra đầu hàng bởi không thể
chấp nhận sống với cộng sản. Lực lượng này VC gọi là "tàn quân".
Lực
lượng thứ hai là do các tổ chức phục quốc thành lập và trang bị, số này
không nhiều và bị VC truy diệt gắt gao, VC gọi họ là các "tổ chức phản
động".
Lực
lượng thứ ba là các nhóm biệt vụ
ngoại tuyến do Mỹ đã chuẩn bị kế hoạch từ trước năm 1975, VC tìm không
ra lực lượng này vì sự tổ chức rất chặt chẽ cuả nó. Lực lượng vưà kể
thuộc hai cơ quan khác nhau là CIA và DIA (Cục Tình Báo Trung Ương (dân
sự) và Cục Tình Báo Quốc Phòng (quân sự). Nhân viên người Việt cuả biệt
vụ ngoại tuyến có mặt khắp miền Nam Việt Nam và nhóm này không thể biết
các nhóm khác đang hoạt động ở đâu, trừ khi được chỉ thị liên lạc vì nhu
cầu cấp thiết.
Tôi,
Đỗ Tấn Thọ (VN) tự Charlie Brown Phương (Mỹ), còn được biết là Đỗ Như
Quyên (BĐQ) hay Trịnh Hồng Phương (TNXP) là người hoạt động biệt
vụ ngoại tuyến cho một tổ chức không trực thuộc cả CIA hay DIA. Từ cuối
năm 1975 tới 1981, chúng tôi đã bắt đầu tuyển người cho các hoạt động
cuả mình ở phiá Nam. Tại Huế; Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang; Phan Thiết
thì mỗi nơi có từ một đến hai người làm trưởng trạm, và họ đã được Mỹ
tuyển mộ tứ trước 1975, gài lại hoạt động tới hôm nay. Riêng tôi tuy có
trách nhiệm về hai toán Alpha (từ Phan Thiết trở ra) và Bravo (tử Long
Khánh trở vô), nhưng phải tự mình tìm người hoạt động từ Gia Rây đến Sài
Gòn; từ Bến Sỏi, Dầu Tiếng- Tây Ninh qua Đồng Xoài; Bù Na và Bù Đăng -
Phước Long. Nhân sự mà tôi tìm để tham gia vào công việc hầu hết là
các cựu Biệt Động Quân, vào những năm đầu sau 1975 anh em thường tập
trung quanh vùng Ngã
Bảy, nơi có tượng đài BĐQ hoặc khu vực ga Sài Gòn. Sau vài lần để ý,
gợi chuyện nhằm thăm dò lập trường tôi sẽ đợi lúc thích hợp nhất để nói
thật với người đó về ý định cuả mình. Giai đoạn này anh em rất khổ, ăn
bửa đói bửa no và ngủ bên các lề đường dơ bẩn. Nay được biết có công
việc cho mình để đối đầu với cộng sản, hầu hết những người được hỏi đều
chấp nhận dấn thân mà chẳng cần nghĩ tới một tương lai đầy bất trắc. Tôi
sẽ đưa họ lên xe lửa đi Gia Rây, tại đây anh em sẽ được phân tán gởi đi
làm công nhật ở các rẫy, hoặc gởi đi theo các nhóm thợ rừng để phụ
việc. Số anh em được tuyển còn được đưa lên Tây Ninh, đưa vào làm thợ
rừng (hợp đồng) cho lâm trường Dầu Tiếng, đưa qua Đồng Xoài đi
theo những toán cạo mủ cao su...lậu vv, nói chung giúp anh em làm gì
cũng được, miễn sao có thu nhập hằng ngày và thoát ra khỏi cái thành phố
đang mỗi lúc tràn ngập dép râu và nớn cối khắp các nẻo đường.
Cũng
nên biết rằng từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1976, việc tìm vài nhân viên
nồng cốt ban đầu thì do đích thân tôi đảm trách, sau đó công việc này
được giao cho những anh em bà con bên vợ cuả tôi làm và họ đều là các
quân nhân BĐQ thuộc các liên đoàn khác nhau. Hầu như những ai khi nghe
nói tới các toán "phục quốc", "tàn quân" (mọi người tưởng chúng tôi như
thế) thì cứ nghĩ rằng
chúng tôi chắc quanh năm suốt tháng ở trong rừng sâu, lâu lâu mới mò ra
phá VC chuyện gì đó rồi rút lẹ vô rừng. Thật ra chúng tôi vẫn sống ở
ngoài công khai, ngay giữa xóm làng hay ngay cả tại Sài Gòn, lúc cần bàn
soạn một việc gì chúng tôi giao ước một điểm họp mặt ở trong rừng, mỗi
người cứ thế vác rựa trên vai đi riêng lẻ tới điểm hẹn. Thuở đó xe lưả
từ Sài Gòn đi Gia Rây thường đông nghẹt người. Kẻ đi buôn bán nông phẩm
như khoai, bắp, đậu xanh, đậu nành, trái cây v.v, người đi mua than,
củi, dầu rái v.v và kẻ nghèo hơn thì chỉ với một cái cưa, hoặc một cái
rựa đi lên Gia Rây tìm mót củi khô bó lại đem về Sài Gòn. Chính nhờ
những đoàn tàu xô bồ hỗn độn như vậy mà anh em chúng tôi mới dễ trà trộn
vào nhằm di chuyển đến
các nơi mà mình muốn. Bởi thế mới có vụ làm nổ kho đạn ở Long Bình đúng
vào ngày 30 tháng 4 năm 1976, vụ giải thoát tù nhân ở trại K-3 Gia Rây
năm 1977, (do trung tá Bảy Thích làm trưởng trại, sau đổi là Z- 30A), vụ
ám sát đại uý Tư Bông (phó trại K-3) năm 1978 ở Suối Nhỏ Gia Rây, vụ
làm lật cả một đoàn tàu chở súng đạn tại Trảng Táo năm 1978, vụ xâm nhập
vào toà nhà Cơ Yếu Trung Ương T-78 (dinh thự cuả chú Hoả bị tịch thu)
nằm ngay góc đường Lý Thái Tổ - Hùng Vương năm 1980 để tìm dấu vết cuả
tù binh Mỹ, vụ tổ chức ám sát Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng tại
Dương Minh Châu, Lòng Hồ - Dầu Tiếng năm 1981, vụ xâm nhập vô nhà tù PA-
24 năm 1982 (đường Trần Hưng Đạo) cũng để truy tầm thông tin về tù binh
Mỹ mất tích, vụ trà
trộn vào "Thanh Niên Xung Phong" ở Đắc Nông 1985 và móc nối với trung
tá Nguyễn Văn Phát (Hai Phát), huyện đội trưởng Đồng Xoài để thu thập
chứng cớ về hài cốt tù binh Mỹ đang bị VC ém nhẹm, vụ tập trung trẻ em
Việt lai Mỹ về Sài gòn trong hai năm 1988- 1989 vv và vv.
Tất
cả những việc nêu trên chỉ là đơn cử vài công tác nổi bật và thành công
nhất mà anh em BĐQ chúng tôi đã thực hiện ngay trong lòng địch, lúc mà
hầu hết các cấp sĩ quan đã vào tù cộng sản. Và tất cả đều là những nỗ
lực thầm lặng, anh em đã hiến thân vì đại cuộc mà chẳng cần bằng cấp hay
cấp bậc gì cả, và cũng chẳng cần phải nêu tên, xưng họ nhằm loè loẹt
với người
đời.Hôm nay, bất đắc dĩ phải lên tiếng kể ra sơ sài vài chuyện, nhưng trong lòng lại đau đớn khôn nguôi vì chạnh nhớ những anh hùng vô danh đã âm thầm nằm xuống, riêng mình vẫn còn đây trong cay đắng vì đại cuộc vẫn chưa thành.
Anh
hỏi tôi có biết hay không hai người bạn đã bị VC thủ tiêu vì tham gia
"phục quốc" trong giai đoạn đó. Tôi không thể biết hết được danh tính
những anh hùng như vậy đâu anh ơi ! Lúc đó có khá nhiều nhóm hoạt động,
anh em hy sinh trong âm thầm cũng nhiều lắm, mộ phần nay cũng không
biết bị vùi lấp nơi đâu. Mai sau quê hương không còn cộng sản, xin hậu
thế cho các anh được thờ tự như những anh hùng thời hậu chiến với hương
khói nghìn thu.
Chúc anh nhiều sức khoẻ.
BĐQ Đỗ Như Quyên.
VỤ PHÁ HỦY KHO ĐẠN Ở LONG BÌNH NGÀY 30.4.1976
Một
ngày giữa tháng 4 năm 1976, chuyến tàu sớm Sài Gòn-Gia Rây vẫn đến trễ
như thường lệ (nhà tôi ở cách ga hơn 100 m), người bám hai bên tàu hoặc
ngồi trên nóc toa vẫn đông nghẹt như từng chuyến tàu mỗi ngày (hệt như
các đoàn tàu ở Ấn Độ; Pakistan mà chúng ta thấy hôm nay). Tiếng la hét,
kêu réo bắt đầu náo động khi con tàu ngừng hẳn, từng giỏ cần xé bánh mì,
những thùng dầu lửa, các chồng nhật báo mới in ở
Sài Gòn, những bao cá khô, mắm, muốì vv được người trên tàu hối hả đạp
xuống nằm lăn lóc dài theo sân ga đầy bụi đỏ. Trong khoảnh khắc, các bao
than to tướng, những đống củi niền (củi bó), các lóng cây bằng lăng,
căm xe, những bao bố đựng đủ loại nông phẩm vv được nhiều toán thanh
niên lưc lưỡng hì hục ném lên tàu. Tất cả "hàng hoá" lên và xuống diễn
ra thật nhanh vì tàu sẽ quay đầu về Sài Gòn 30 phút sau đó. Trên sân ga
chỉ còn lại những toán người cả nam lẫn nữ đủ lưá tuổi, vai vác cưa, tay
cấm rựa đứng tụ tập, hoặc đi tới, đi lui với vẻ mặt bồn chồn lo lắng.
Họ là những người dân ở Sài Gòn, nay thời thế đảo lộn, từ chỗ có nhà, có
cái ăn, có nơi để học nhưng đã bị mất tất cả và thiếu thốn đủ thứ, kể
cả
thứ tầm thường nhất như khoai mì khô (xắt lát), bắp hạt khô hoặc than
và củi vv. Những thanh niên, thiếu nữ ấy chắc không ít trong số họ có
cha, có mẹ, có chị có anh đang bị khổ sai trong ngục tù cộng sản, nay dù
chưa từng biết cưa cây, chặt củi cũng mua dao sắm rựa tìm đưòng lên Gia
Rây, đi vào rừng tìm gom những nhánh củi khô đem về cho gia đình tại
Sài Gòn. Hoặc có toán tìm đường vô các nương rẫy để nhặt mót đậu phụng,
đậu nành, khoai lang vv mà chủ rẫy chê xấu bỏ lại. Mỗi lần gặp các toán
đứng ngập ngừng như thế trên sân ga, tôi biết ngay họ mới tới Gia Rây
lần đầu nên lo sợ vì không biết đi hướng nào để tìm những thứ mình cần.
Tôi thường chỉ họ đi đến rừng cây Giá Tỵ gần đó, hoặc chỉ lối vào các
rẫy, cánh rừng
chồi nào gần Gia Rây hơn là vô rừng già dễ bị lạc, và luôn luôn lắng
nghe tiếng còi tàu để biết hướng trở lại ga Gia Rây.
Bỗng
nhiên có một người đi ngang đụng nhẹ vào tôi, quay lại nhìn thì tôi
thấy anh M, trưởng toán Hố Nai, dang vác rựa đi về hướng rừng Giá Tỵ gần
Gia Lào. Nửa tiếng sau chúng tôi gặp nhau bên một bờ suối nhỏ, anh cho
biết những tin tức như sau: Đám bộ đội ở trong căn cứ Long Bình nay đang
lén lút móc nối với dân để bán kẽm gai, cọc sắt chữ V, ống cống, bao
cát vv. Bản thân anh đã vô mua vài lần và khám phá ra một khu vực chưá
đạn, nơi này không ai canh gác,
rất dễ làm một "chưởng" rung rinh trời đất. Anh M yêu cầu tôi đi Hố
Nai, vào đó đích thân quan sát địa thế rồi có quyết định "tung chưởng"
hay không vào dịp 30 tháng 4 này, và tôi đã nhận lời. Anh M gốc Bắc di
cư, trước kia là một hạ sĩ quan thuộc Liên Đoàn 3 BĐQ, nay đã trên 60
tuổi và đang sống ở Hố Nai.
Sau
khi VC cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, các nhu cầu thường nhật cuả xã
hội như gạo, xăng, than, củi, thuốc tây v.v trở nên khan hiếm và đắt đỏ
vô cùng. Ở đây tôi chỉ kể sơ vài thứ vì các đồ dùng này có liên đới đến
câu chuyện hôm nay. Con số người dân
miền Nam sau 1975 trở thành "nông dân bất đắc dĩ" đã gia tăng rất nhiều
và đột ngột, vì thế nông cụ cũng không có đủ để cung ứng cho nhu cầu
nông nghiệp toàn miền. Cọc sắt hình chữ V dài khoảng 2 thước thường dùng
làm trụ hàng rào kẽm gai, nay dân ta có sáng kiến đem ra đập dẹp, cưa
ngắn từng đọan 30 phân ( ba tấc), xẻ hai đường rãnh uốn cong lại là có
một cái cuốc trong tay. Dây kẽm gai thì chặt ra làm cây đinh (tiếng lóng
gọi là đinh đểu vì nó quá mềm). Ống cống cong hình chữ C cuả Mỹ ngày
trước, ngoài công dụng làm cống còn được làm nóc hầm tại các đơn vị quân
sự, nay được dân chúng đem ra xẻ dọc thành từng thanh nhỏ, uốn cong,
hàn lại thì thành niền xe đạp, bao cát nhà binh thì xé sợi để đan dây
đan võng, những ống nước
bằng sắt nay cũng đưọc tận dụng để làm sườn xe đạp vv (không kể các thứ
nguy hiểm hơn như cưa đáy viên đạn 105 ly, thợ tiện Chợ Lớn sẽ làm ra
"líp" xe đạp, cạy bom bi lấy những viên bi thép cho "đùm" giữa và cổ xe
đạp vv, bi mìn Claymore bằng chì không dùng được).
Lớp
bộ đội VC sau khi chiếm miền Nam đã bị hớp hồn vì sự thưà mưá cuả cải,
vật chất mà ở miền Bắc dù có nằm mơ cũng không thể thấy được, nhưng đa
số bộ đội thì lại nghèo kinh niên. Nay thấy tiền nằm rỉ sét, bỏ hoang
tràn lan mà họ thì lại muốn có "cái đài, cái đồng, cái đạp" (radio, đồng
hồ, xe đạp) vv để đem về quê khoe mẻ nên từ binh sĩ tới sĩ quan tranh
nhau vơ vét, lén lút bán cho dân đặng có tiền mua sắm. Vì thế tôi mới có
dịp đi Hố Nai một chuyến.
Khoảng
8 giờ tối ngày 22/4/1976, tôi nhảy tàu xuống ga Hố Nai trên chuyến tàu
đêm Gia Rây- Sài Gòn, anh M được dặn trước nên đứng đón tại sân ga. Thấy
tôi anh im lặng quay lưng bước đi, tôi lặng lẽ đi theo anh một khoảng
cách trong bóng tối. Sau hơn nửa giờ bước đi quanh co giữa các xóm nhà,
chúng tôi bắt đầu băng qua những khu đất trồng rau, những vườn cây im
lìm rồi tới một chỗ trống trải hoàn toàn,
chẳng có nhà cũng chẳng có vườn và dưới chân toàn cỏ dại. Xa xa có
tiếng người í ới gọi nhau, vài ánh đèn pin chập chờn lúc ẩn lúc hiện.
Tôi hỏi nhỏ anh M: "Chừng nào mới tới lớp hàng rào"? Anh M thều thào trả
lời: "Làm gì còn hàng rào. Chúng nó xơi cả dzồi ! Mình đã vào bên
trong, bây giờ đang tìm tụi nó".
"Đứa
nào đấy"! Có tiếng người hỏi không lớn lắm cùng ánh đèn pin loé lên.
"Mờ sờ. Có bờ không" (Mua sắt. Có bán không) ? Anh M đáp lại và đứng yên
chờ đợi. Gã bộ đội đến gần đưa đèn pin lên soi nhìn chúng tôi: "Chúng
mày chỉ có hai thằng thôi à ! Thế
đếch nào khênh được nhiều"! . Anh M hỏi lại: "Vậy anh có gì nào ! Có
nặng bằng xe tăng không" ?. "Bố khỉ. Đi theo tao" ! Chúng tôi lầm lũi đi
theo gã bộ đội chừng 20 phút sau khi lên xuống vài ngọn đồi nhỏ, vài
căn nhà "sam"
mà nóc "tôn" và vách đã bị tháo mất, chỉ còn lại khung sắt đứng trơ trọi chờ tới lúc được tháo để bộ đội "phanh thây".
"Đây
này. Có 20 cọc đấy ! Tao tính chúng mày 2 đồng một cái. Giá bèo đấy nhá
vì chúng mày phải tự tháo gỡ dây gai ra. Bây giờ
mười giờ rồi, bốn giờ tao trở lại lấy tiền". Sau khi anh chàng bộ đội
bỏ đi, tôi ngạc nhiên hỏi anh M: "Sao nó dám để tụi mình ở đây. Không
thằng nào coi ngó à ! Còn cái "k" (kho đạn) nằm ở đâu"? Anh M vừa móc
trong lưng ra hai cái đèn pin vưà thì thầm bên tai tôi: "Nó còn vài mối
nữa gần đâu đây, chắc lo đi dàn xếp giá cả". Nói xong anh kéo tay tôi đi
theo một đường mòn chạy lên một con dốc (trong căn cứ Long Bình có rất
nhiều gò, đồi thấp nhỏ). Trên đỉnh dốc, tôi thực sự kinh ngạc vì nhìn
xuống chung quanh thấy thấp thoáng ánh đèn pin ẩn hiện nhiều nơi. Té ra
cũng còn có nhiều người khác vào đây mua đồ cuả ...đế quốc Mỹ do VC bán
lén. Anh M vung ánh đèn pin chỉ về một hướng: "Xuống con dốc này sẽ gặp
một đường đất lớn. Ngay chỗ
đó có xác chiếc xe bị cháy. Anh đi theo tay phải chừng 200 thước sẽ gặp
mấy ụ đất cao, đó là cái "k". Bây giờ tôi trở lại tháo sắt. Khi quay về
chỗ xe cháy nhớ rẽ trái theo đường mòn về đây. Hẹn gặp lại".
Theo
chỉ dẫn cuả anh M, tôi tìm đến được nơi cần tìm. Ở đó có ít nhất trên
10 ụ đất cao, rộng hình chữ U, chiều dài mỗi ụ khoảng 30 thước. Chung
quanh các ụ đất là từng mớ dây kẽm gai nằm xen trong cỏ, dấu vết còn lại
sau khi các cọc sắt đã đi ra .. ngoài chợ. Tôi bò lại trước một ụ, nằm
bẹp sát đất che đầu đèn pin rọi vào bên trong. Qua ánh đèn
lờ mờ tôi nhìn thấy các kiện thùng gỗ nằm chồng lên nhau rất ngay ngắn,
trên cùng là những tấm bạt nhựa phủ trùm để che mưa. Nhìn kỹ một lúc
tôi mới nhận ra đây là loại thùng gỗ đựng đạn 105 ly, ngày xưa chúng tôi
hay lấy nó chưá đất làm hầm hố. Bò tới một ụ khác quan sát tiếp thì
thấy vẫn cùng một loại. Qua ụ thứ ba thì thấy các kiện đạn 155 ly trần
trụi nằm chồng lên cao và đưọc che đậy rất sơ sài.
Khoảng
2 giờ sáng, tôi trở lại chỗ anh M thì anh đã tháo được 15 cọc sắt và
đang ăn vội một nắm xôi mang theo trong mình. Thấy tôi lấm lem cả người,
anh
ấy vụt cười phun cả xôi ra: "Chà ..chà, coi bộ ngắm cảnh .. đời hơi kỹ
đấy! Thôi, ăn xôi đi"!
Gần
4 giờ sáng, chúng tôi xếp chia số cọc sắt làm hai bó, mỗi bó mười cây
(một cọc sắt chữ V nặng khoảng 4 kg). Anh M vác một bó đi trước, tay cầm
đèn pin rọi đường, tôi vác một bó theo sau và thắc mắc hỏi anh: "Mình
không đưa tiền cho nó sao"?. "Không đưa sao được. Tụi nó đứng chờ ở phiá
trước đó"! Hơn một giờ đi quanh co lên đồi xuống dốc, giữa một thảm cỏ
với cây dại như trâm, sim, móc, duối, dang vv mọc lưa thưa và không bụi
cây, lùm cỏ nào cao quá đầu
người, trừ những cột điện bị dây leo bò lên phủ kín. Thỉnh thoảng chúng
tôi dừng chân nghỉ năm ba phút lại vác đi tiếp ra Quốc Lộ 1 hướng Tây
Bắc. Lúc vừa nhìn thấy xa xa bóng dài màu tím thẩm cuả những mái nhà,
nóc chuông nhà thờ mờ nhạt chập chờn trong màn sương sớm, cũng là lúc
tôi nhìn thấy bên phải, bên trái, sau lưng và trước mặt mình thấp thoáng
nhiều bóng người cũng đang vác sắt chữ V, có người còn gánh tòn ten hai
đầu với 6 cuộn kẽm gai bung (concertina), hoặc hai người khiêng ở giữa 2
ống cống cong loại 1 thước đường kính. Tất cả chúng tôi cùng tiến về
một hướng, Hố Nai.
Bắt
đầu có tiếng người lao xao nhiều nơi ở phiá trước, anh M dẫn tôi đi
tách ngang một hướng khác cho lúc tới bên ngoài một trại nuôi bò thật
lớn. Tại đây đã có bốn bộ đội đứng chờ mà trong đó chỉ một người mang
súng AK 47, ba người kia tay cầm những khúc tre khô dài hơn sải tay (quả
là dạn dày kinh nghiệm). Đây, đó vài ba tốp người cũng dân "cưa
hàng"vừa đến.
Đứng
gần đám bộ đội là một nhóm thanh niên, thiếu nữ thân quen của những kẻ
đi mua đồ sắt (nói chung). Họ mang tiền ra đây chờ thấy người, thấy sắt
thì mới trao
tiến (dân Hố Nai mà). Lỡ đưa tiền trước lúc nửa đêm, chúng trở mặt thì
sao? Có mà ngu mới tin VC! Sau khi hai bên kỳ kèo qua lại nào là sắt
cong, thiếc mẻ, kẽm mòn v.v, gã bộ đội đêm qua bớt chúng tôi 5 đồng !
"Tiền trao ... "sắt" múc", hai bên vui vẻ đề huề, hẹn đêm nay, tối mai
rối rít. Ba tay bộ đội mặt non choẹt hí hửng đi theo chúng tôi ra "phố",
sau khi gom lại ba cây gậy tre đưa hết cho gã mang súng với lời hưá sẽ
mua món này, cái nọ cho hắn. Anh M đi đầu bước chậm lại dần sau lưng
toán người phiá trước, giờ này trời Đông đã sáng hồng. Tới một con suối
lớn, trong lúc tôi rưả mặt anh M nói với người thanh niên đi theo anh từ
khi nãy, người này vóc dáng bằng tôi: "Chú cho anh ấy mượn tạm áo quần,
lấm lem hết rồi". Cậu thanh niên vui
vẻ thay đổi quần áo với tôi rồi vác một bó sắt đi trước qua suối. Anh M
giúi vào tay tôi vài tờ giấy bạc và thì thầm dặn dò: "nhảy mãi tân gô,
gu ru" (ngày mai ta gặp, Gia Rây).
Phố
thị Hố Nai dọc hai bên QL 1 đang khởi sự cho một ngày sống trong náo
nhiệt. Người hối hả gánh gồng, kẻ lăng xăng khuân vác, tiếng máy xe lam,
xe ba gác (máy) kêu vang inh ỏi. Tôi lầm lũi bước tìm đến một quán ăn
bên ngoài sân ga. Một bát phở "đại liên", một ly cà phê "cối" làm tôi
tỉnh như sáo, một kế hoạch sơ khởi hiện ra trong đầu. Tiếng còi tàu văng
vẳng bên tai, tôi rời quán, nhìn quanh
rồi rảo bước tới một đám đông đang đứng chờ mua tấm vé mà mình chưa
từng mua mỗi khi đi tàu lưả cuả VC.
Ngày
24 tháng 4 năm 1976. Anh M xuống ga Gia Rây theo chuyến tàu sáng. Vẫn
thế, anh lưng đeo túi vải, tay cầm rựa như nhiều người khác lui tới trên
đoạn đường này, đường vô cánh rừng Bàu Sen cách Gia Rây 3 km về hướng
Bắc. Anh đi sau tôi khoảng gần 100 thước, chúng tôi đi mãi cho tới lúc
cả hai hoà nhập vào lá xanh muôn thuở cuả rừng già. Một cuộc họp giữa
rừng diễn ra với sự có mặt cuả năm người, hai người ở Gia Rây, một tại
Ngã Ba Ông Đồn và một ở Xuân Đà - Căn Cứ 2 gần đó. Bốn người ngồi bàn
luận dưới gốc một cây hơi cao và rậm
rạp, một người ngồi trên cành vừa đủ tầm quan sát chung quanh, vừa lắng
nghe diễn tiến buổi họp vừa để ý sự lay động cành lá hoặc các tiếng
động đáng ngờ quanh khu vực.
Chúng
tôi có chung thắc mắc vì nhớ lại một công tác cách đó không lâu: "Sau
giao thưà rạng sáng ngày mùng 1 Tết năm 1976, lợi dụng lúc tiếng pháo
cuả dân, tiếng súng cuả VC bắn suốt đêm, chúng tôi đã xâm nhập và đốt
cháy một đám cỏ rộng bao quanh khu doanh trại hậu cứ Tiểu Đoàn 5 Thuỷ
Quân Lục Chiến tại Suối Lồ Ồ (gần Nghĩa Trang Quân Đội, thuộc xã Bình
An, quận Dĩ An tỉnh Bình Dương).
Kết quả làm nổ tung kho đạn ở đây, mãi tới chiều mùng 1 Tết mới im
tiếng". Thắc mắc được nêu ra là tại sao sau vụ nổ đó VC không tăng cường
canh gác cẩn mật những nơi tồn trữ đạn dược, chẳng hạn như kho đạn ở
Long Bình. Đây có phải là một cái bẫy không? Các ý kiến lần lượt đưa ra
để mọi người cùng phân tích lý do đó, sau cùng chúng tôi đi đến nhận
định rằng: (1) VC không bao giờ dám đem một kho đạn như thế ra làm bẫy,
vì nó gần Sài Gòn và ngay ngày mai, 25 tháng 4 năm 1976 chúng sẽ tổ chức
"tổng tuyển cử" (bịp) toàn quốc để "thống nhất" hai miền Nam- Bắc (sau
cuộc họp "hội nghị hiệp thương thống nhất hai miền", kéo dài từ ngày 15
đến 21. 11. 1975 ở Dinh Độc Lập, <ngày 2.7. 1976, VC đổi tên nước ra
CHXHCNVN tới hôm nay>);
(2) Kho đạn mà chúng tôi biết vừa rồi thuộc loại nhỏ hơn nhiều so với
các kho ở Cát Lái, ở Thành Tuy Hạ vv. Biết đâu chúng đã giao kho đạn này
cho đơn vị VC chiếm đóng trong khu vực làm hoả lực cơ hữu. Nếu lo sợ
chúng đã gom về Cát Lái hay một nơi nào khác từ lâu rồi. Có thể đây là
kho đạn dự trữ cuả Bộ Chỉ Huy BĐQ/ Quân Khu III, vì khu vực đó gần các
hậu cứ cuả những tiểu đoàn BĐQ trực thuộc quân khu này; (3) Sau vụ nổ ở
kho đạn cuả TĐ 5 TQLC, có thể VC sau khi điều tra đã kết luận do cỏ bị
cháy vì sự bất cẩn trong đêm giao thưà. (4) Kho đạn vửa kể nằm cách xa
vùng Hố Nai chừng hơn 6 km, thường dân sẽ tránh được thương vong lúc vụ
nổ xảy ra.
Sau
rốt, chúng tôi quyết định "hốt ổ", và ngày gây chấn động là sáng 30
tháng 4. Việc bây giờ là tìm và gom thuốc nổ, ngòi nổ, một cái đồng hồ
để chỉnh giờ. Ngoài ra, còn phải chỉ định người rành rẽ về thuốc nổ đi
theo anh M tới mục tiêu đêm 29 tháng 4 năm 1976. Chúng tôi chỉ còn gần
một tuần để chuẩn bị các việc đó. Vấn đề mua đồng hồ để chỉnh giờ cho
khối thuốc nổ thì tôi sẽ lo liệu. Riêng việc tìm thuốc nổ, ngòi nổ vv sẽ
giao cho S ở Ngã Ba Ông Đồn vì nhà anh ở gần mỏ đá Núi Le cạnh QL 1.
Anh M nhận trách nhiệm tìm người đưa khối thuốc nổ vào kho đạn.
Xã Gia Rây trước
năm 1975 có năm ấp là Trung Lương; Trung Nghĩa; Trung Tín; Lập Thành;
Bình Long (năm 1980 mới lập thêm ấp Gia Lào, tên cổ ghi trong Đại Nam
Nhất Thống Chí đọc là Da Lao). Sau cuộc "bầu" thống nhất Bắc- Nam cuả
VC xã Gia Rây bị đổi tên thành Xuân Trường, ấp Trung Lương bị sáp nhập
với ấp Trung Nghĩa. Hai ấp Trung Nghĩa và Trung Tín thì nằm ngay khu vực
thị trấn xã và nhà ga. Rẽ tay trái theo Tỉnh Lộ 15 thì đi ngang ấp Bình
Long, nơi tái định cư cuả đồng bào nạn nhân chiến cuộc ở Bình Long - An
Lộc năm 1972, tỉnh lộ này chạy mãi tới sông La Ngà; Võ Xu; Võ Đắt. Từ
xã rẽ tay phải đi đúng bốn cây số thì gặp Ngã Ba Ông Đồn tức ấp Lập
Thành nằm bên QL 1. Cuối dốc Ông Đồn về bên tay phải
dọc theo QL 1 là Căn Cứ 1, tức xã Xuân Hiệp, còn có tên khác là giáo xứ
Lều Xanh- Suối Cát, nơi tái định cư cuả đồng bào Việt kiều đạo công
giáo ở Cam Bốt đưa về đây năm 1971. Đi theo Ql 1 ở hướng này sẽ tơí Ngã
Ba Tân Phong và thị xã Long Khánh. Cuối dốc Ông Đồn bên tay trái theo QL
1 hai cây số là mỏ đá Núi Le, nơi giáp giới xã Xuân Tâm (tên cũ là Xuân
Đà) tức Căn Cứ 2 với hai giáo xứ Đồng Tâm (Quảng Tín; Quảng Ngãi) và
Hiệp Lực (Quảng Trị; Thưà Thiên), vùng đất mới cuả nạn nhân chiến cuộc ở
bốn tỉnh nêu trên về đây lập nghiệp vào giữa năm 1972. Hai giáo xứ Đồng
Tâm- Hiệp Lực cũng là nơi có con sông Rây chảy qua, đầu nguồn xuất phát
từ núi Mây Tàu, Bình Tuy. Xã Gia Rây có hai mỏ đá, một ở chân núi Chưá
Chan ngay tại thị
trấn ( núi cao 837 m, đồng bào Châu Ro gọi là Gung Char, "Núi Lớn") có
từ thời Pháp, nơi đây đá được khai thác để cung cấp cho đường xe lửa từ
Long Khánh đến Mương Mán, sau năm 1975 không còn hoạt động. Mỏ đá Núi Le
cách Ngã Ba Ông Đồn 2 km là nơi cung cấp đá để tu bổ QL 1 cho đoạn
đường từ Long Khánh đến Bình Tuy. Người thợ chẻ đá ở Núi Le làm việc rất
cực nhọc, thường xuyên sống trong thiếu thốn do chính sách khắc nghiệt
cuả VC. Chúng giao khoán trung bình 10 thước dây cháy chậm + một ngòi nổ
(kíp nổ) + bốn ống thuốc nổ thì phải có 5 thước khối đá nhiều cỡ, từ 1
phân, 2 phân, 5 phân cho tới 5 phân, 7 phân vv. Vì thế dân chẻ đá ở đây
phải tính toán làm sao để cắt dây, gài thuốc thật chính xác (nhưng rất
nguy hiểm) cho vừa có đủ số
đá VC ấn định, nhưng cũng vưà dư được dây cháy chậm, dư kíp nổ, dư ống
thuốc nổ (dài 30 phân) để bán lén ra ngoài cho dân đánh cá trong sông La
Ngà và sông Rây hầu kiếm thêm chút tiền mua gạo. Vì thế, chúng tôi tìm
gom các thứ để phá kho đạn ở Long Bình không khó lắm (mỏ đá núi Bà Đen ở
Tây Ninh cũng được chúng tôi móc nối mua các thứ cần dùng để gài mìn
dọc theo Tỉnh Lộ 13 từ Suối Đá đi Lòng Hồ Dầu Tiếng, qua lâm trường (mật
khu) Dương Minh Châu tới Minh Thanh; Núi Cậu; Tống Lê Chân; Tân Khai
bên tỉnh Bình Long).
Sau cuộc họp tại rừng Bàu Sen, chúng tôi tỏa ra cắt rừng đi về
nhà mà trong lòng cuả mỗi người ai cũng hớn hở chẳng lo âu.
Ngày
hôm sau tôi nhảy tàu Gia Rây- Sài Gòn vào chuyến buổi chiều, trên vai
là một ba lô nhăn nhúm bạc màu, gói ghém một bộ áo quần và vài bịch nông
phẩm khô cuả Long Khánh. Trong túi là phiếu đi bầu màu đỏ, có tên họ
cuả mình, có con dấu cuả xã, cuả ban bầu cử in lên đó hàng chữ "đã đi
bầu", sau khi cả buổi sáng đứng sắp hàng trước uỷ ban xã chờ bỏ phiếu
"bầu" cái "quốc hội thống nhất" bịp bợm cuả VC. Về tới Sài Gòn, đêm đó
tôi ngồi chờ sáng cạnh một bàn cà phê bán trên vỉa hè trước
rạp Long Vân, gần bùng binh Ngã Bảy (Sài Gòn vào thời điẻm này bắt đầu
có nhiều nơi bày bán cà phê, nước trà thâu đêm suốt sáng trên vỉa hè,
bàn ghế thấp lè tè, nhẹ hều và khách cũng ngồi thức cả đêm. Các loại
"quán" cà phê kiểu đó mỗi khi bất ngờ nghe tiếng la lớn:
..."CHÈO..O..O".. thì mạnh ai nấy chạy, bàn và ghế nhờ nhỏ và nhẹ nên
biến mất khỏi lề đường chỉ trong khoảnh khắc. Đám công an đi rồi thì tất
cả lại như cũ).
Người
ngồi nói chuyện với tôi qua đêm tại đây là chị H, vợ Chuẩn úy Thinh ở
TĐ 36 BĐQ, sau ngày 30. 4 chị không có tin tức gì về
anh nữa. Nhà chị H ở khu Hoà Hưng, mỗi đêm chị để hai con nhỏ ở nhà với
bà ngoại rồi rủ vài người bạn gái ra Ngã Bảy làm cái nghề gọi là "gọt
bã đậu" (gạt bộ đội). Nghề này nhắm vào mấy trự bộ đội thích gái miền
Nam, là các chàng được đi phép về Bắc nên ra bến xe Petrus Ký mua vé xe.
Sau lúc giao hành lý cho lơ xe chất lên mui, họ phải chờ tới sáng thì
xe mới rời bến nên hay đi lòng vòng quanh khu Ngã Bảy để rồi gặp những
cô gái "lỡ đường", "bơ vơ" như chị H chẳng hạn. Sau khi nghe những lời
than thở não lòng cuả mấy nàng, trung bình cứ mười bộ đội thì ít nhất
cũng có một tên cắn câu, chịu giúp ít tiền nhưng với điều kiện là "phải
có qua có lại". Vậy là chàng "bã đậu" được dắt tới một gốc cây nào đó
trong bóng tối
để "có qua có lại". Đúng lúc đó bỗng xuất hiện vài ba thanh niên mặt
mày bặm trợn, họ nhào tới quật chàng xuống nện một trận tối tăm mày mặt,
lột hết áo quần, lấy sạch tiền, ném lại giấy tờ rồi tất cả chạy biến
vào bóng tối. Chàng "bã đậu" lúc hoàn hồn lại thì chỉ còn cái quần đùi,
hắn hớt hơ hớt hãi nhưng không dám kêu la mà lủi thủi cắm đầu chạy tìm
về chỗ xe ca mình có vé, leo lên ghế rồi mới bắt đầu ngồi vò đầu bứt tóc
và chửi om xòm! Chị H thường đi cặp với một cô tên Loan cũng ở khu Hoà
Hưng. Loan là bồ cuả Lộc Lì, một tay anh chị có máu mặt gốc BĐQ ở Cống
Bà Xếp, là người đêm đêm cùng "lâu la" đứng chờ "gọt" sạch "bã đậu" nào
muốn "có qua có lại" do hai cô này "câu" được (Lộc Lì có những hỗn danh
khác như Lộc Liều, Lộc Lưả, thường chạy chiếc "lam bét ta" cũ mèm phun
khói đen mù mịt, máy nổ đinh tai nhức óc khắp khu Hoà Hưng. Năm 1986,
Lộc Lì gặp lại tôi ở Ngã Ba Cây Chanh gần Bù Đăng, nơi hoạt động cuả
"Liên Đội Thanh Niên Xung Phong quận Ba", anh ta bị "cá" hốt đưa lên đây
giao cho TNXP, tôi xin Liên Đội Trưỏng là Phạm Ngọc Liên (bí thư quận
đoàn quận Ba) đưa Lộc Lì về đội cưa xẻ).
Mỗi
lần có chuyện phải ghé Ngã Bảy, tôi thường mang theo vài ký đậu xanh,
khoai mì khô, bắp hột, đường tán vv để làm quà cho chị H. Đêm nay vừa
nói chuyện được không lâu chị
đã khều tôi nói nhỏ: "Có ba "tàu bay" chờ cất cánh mấy đêm rồi" (có ba
"tân binh" muốn gia nhập). Tôi cảm ơn và nhờ chị giúp giữ họ sống tạm
lây lất quanh khu vực tuợng đài BĐQ, một tuần sau tôi sẽ trở lại. Sáng
đó tôi nhảy xe buýt đi "ngân hàng" (nơi nhận tiền hoạt động), mà "ngân
hàng" là một chiếc xe đẩy bán hủ tiếu lưu động trên đường Tùng Thiện
Vương, quận 8 Sài Gòn. Phải có tiền mới mua được cái đồng hồ lên dây
ngoài chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, trả cho anh em chẻ đá ở mỏ đá Núi Le để
có đủ ngòi nổ và sáu cốt mìn màu đỏ.
Đêm
29 rạng ngày 30.4. 1976, chúng tôi gồm
bốn người xuất phát từ bốn địa diểm khác nhau rồi cùng gặp mặt bên
ngoài một trại nuôi bò ở Hố Nai (là nơi đã kể ở đoạn trước). Chúng tôi
chia làm hai nhóm đi cách xa nhau, vừa đủ tầm nhìn trong bóng đêm để
toán sau thấy toán trước mà VC không biết chúng tôi có "cái đuôi" bám
sau lưng. Anh M và tôi đi trước với bao đồ nghề gồm kềm cắt, vài nắm
xôi, bình nước uống, một cái đòn tre dài, một bao bố rách để bao tay vì
theo giao hẹn cuả gã bộ đội đêm nay hắn chỉ bán dây kẽm gai mà thôi. Hai
người lén đi theo sau là BĐQ N ở Thủ Đức và BĐQ T ở Bình Chánh, sáu cốt
(ống) mìn và "phụ tùng" kèm theo được hai anh cột chặt nằm hàng ngang
ngay sau lưng, bên ngoài mặc áo rộng thùng thình. Hai chúng tôi đi đầu
đưọc một lúc thì gặp gã bộ đội
quen đứng đón với cái đèn pin, lúc đó khoảng 9 giờ tối. Vưà thấy mặt
hắn đã la lớn: "Khẩn trương lên ! Chúng mày vào trễ thế. Bọn chúng nó
đến trước "ăn" cả rồi. Chả còn bao nhiêu đâu" ! Gã bộ đội vưà càu nhàu
vưà dắt chúng tôi đến vài ba nơi để chỉ từng đống bùi nhùi dây kẽm gai
nằm dập vùi trong cỏ, hai người phiá sau vẫn lặng lẽ bám sát chúng tôi.
Gã bộ đội tay cầm cây gậy tre đập đập vào đống kẽm gai vưà nói rõ: "Mấy
đống này hơi rối rắm, chịu khó mà gỡ nhé. Tao tính một đồng một cân
thôi". Anh M hỏi lại: "Thế sớm mai anh vác theo cân gặp ở chuồng bò à"?
Hắn cắt ngang: "Cân kéo chó gì. Tao nhìn biết ngay bao nhiêu cân vì đêm
nào chả bán"! Hắn nói tiếp: "Này ! Mai chúng mày phải ra sớm hơn. Bảy
giờ sáng chúng tao phải
lên ô tô đi Sài Gòn để "diễu binh" đấy"! Nói xong hắn xách đèn pin chạy
biến vào bóng tối.
Anh
M cẩn thận rảo bước một vòng rộng chung quanh để chắc chắn không có ai ở
gần. Khoảng 20 phút sau thì hai BĐQ N và T mới thận trọng tiến tới gặp
chúng tôi. Anh M bảo tôi ngồi tại chỗ vưà gỡ kẽm gai vưà quan sát động
tĩnh, nếu gã bộ đội quay lại hỏi thì nói lớn tiếng hơn bình thường, cứ
nói anh ấy đi gỡ kẽm gai ở đống khác. Tôi ngồi đó một mình trong đêm
vắng, vài con đom đóm lập loè nhảy múa bên những lùm cây. Với cái đèn
pin đạp dưới chân, tôi ngồi cặm cụi cầm chặt cáí kềm để tháo, gỡ những
chỗ rối, cố hạn chế cắt ngắn vì
sợi kẽm càng dài còn có giá. Thỉnh thoảng tôi đứng lên nhìn chung quanh
rồi lại ngồi xuống với công việc, trong ngực tôi quả tim đập dồn dập
liên hồi vì trong đầu cứ lo lắng nghĩ tới ba đồng đội đang loay hoay với
bó thuốc nổ bên trong một kho đạn. Đây là lần hồi hộp và sợ hãi nhiều
nhất mà tôi từng trải qua, sợ hơn cả các lần nằm dưới mưa đạn cuả VC ở
Hạ Lào và Quảng Trị.
Sau
đây là diễn tiến do anh M kể lại từ lúc ba người vác "đồ nghề" đi tới
mục tiêu là cái "k": Lúc đến được các bãi chưá đạn, anh M và N thì nằm
ngoài con đường đất chờ
đợi (gần chiếc xe cháy), riêng anh T thì nằm dài xuống sát bên ngoài bờ
đất cuả ụ chưá đạn để nối các cốt mìn, kíp nổ, hộp kích hoả và đồng hồ
liền vào nhau (hộp kích hoả do anh T tự "chế" từ một đồng hồ điện tử đeo
tay). Sau đó anh nằm ngửa ôm bó mìn rướn người nhích dần vô bên sâu
trong ụ chưá đạn 155 ly. Khoảng 10 phút sau anh bò ra rồi cả ba cùng hối
hả chạy trối chết về chỗ tôi ngồi.
Bốn
người chúng tôi ngay lập tức cùng xúm vô tháo, cắt vv rồi quấn lại được
một vòng dây kẽm gai nặng hơn 60 kg. Anh M thúc giục hai anh N và T mau
chạy theo đường cũ
về hướng Hố Nai, dọc đường nếu xui xẻo gặp bộ đội chặn đường thì cứ nói
đi "mờ sờ" (mua sắt) nhưng bị lạc. Hai anh vội vàng đứng lên, tay cầm
hai ống sắt dài làm vũ khí rồi biến mất trong bóng tối.
Bốn
giờ sáng, tôi và anh M hai người khiêng khoanh kẽm gai tà tà đi về
hướng cũ. Khoanh kẽm gai cứ đong đưa qua lại theo nhịp bước chân làm
chúng tôi chẳng dám đi mau. Cả hai chúng tôi đều ướt đẵm mồ hôi, bàn tay
thì rướm máu và đau rát vì bị cắt ngang cắt dọc. Đi phiá sau nhìn cái
lưng đẵm ướt cuả anh M làm tôi cảm thấy thương mến, kính phục anh hơn
lúc nào
hết. Không biết anh đang nghĩ gì, còn tôi thì cứ nghĩ đến đoạn đường
dài mà mình và đồng đội sẽ tiếp tục chiến đấu khi cộng sản vẫn còn trên
quê hương Việt Nam.
Gần 9 giờ sáng hôm đó, ngày 30 tháng 4 năm 1976, chúng tôi ngồi uống cà phê ở bốn bàn khác nhau như người xa lạ trong một quán nhỏ bên ngoài ga Hố Nai. Bỗng một tiếng nổ lớn từ phiá xa vang lên làm mọi người trong quán nhốn nháo. Ngay sau đó hàng loạt tiếng nổ chát chuá kèm theo. Chúng tôi cũng giả bộ chạy ra ngoài lẫn lộn với đám đông đang hoảng hốt, mọi người đưa tay chỉ về hướng một cột khói đen bốc cao trong khi tiếng nổ vẫn không ngớt vang động. Dọc theo đường lộ, xe cộ đều ngừng lại, tiếng người la hét khắp nơi và bóng người chạy tìm chỗ nấp ở những nơi mà họ tin rắng có thể an toàn. Có ai đó hớn hở la lên: "Tới rồi ! Tới rồi ! Phe ta về rồi" ! Xa xa, một đoàn người đông đúc đang bị VC tập trung đi diễu hành "mừng ngày 30 tháng 4" cũng bỏ chạy tán loạn. Các tấm băng rôn khẩu hiệu, cờ đỏ vv bị vứt nằm chỏng chơ dọc theo con đường, vài cái nón cối nằm lăn lóc bên vỉa hè trong lúc tiếng nổ vẫn ầm ầm từ xa vọng đến
http://viteuu.blogspot.com/
vhp chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VỤ PHÁ HỦY KHO ĐẠN LONG BÌNH 30 THÁNG 4 NĂM 1976
Những gì kể ra ở đây, hôm nay, chỉ có mục đích giải thích phần nào về các hoạt động tình báo cuả Mỹ sau lưng VC thời hậu chiến, giúp làm sáng tỏ thêm những hiểu biết loáng thoáng cuả một sô người chưa am tường
LTS: Tôi nhớ
việc này rất rõ, tiếng nổ của KHO ĐẠN dội về SAIGON và lòng người dân đều mong muốn quân ta trở về...
Đây là nhân chứng thuật lại, mời quý độc giả thưởng lãm.
Thưa anh.
Những
gì kể ra ở đây, hôm nay, chỉ có mục đích giải thích phần nào về các
hoạt động tình báo cuả Mỹ
sau lưng VC thời hậu chiến, giúp làm sáng tỏ thêm những hiểu biết loáng
thoáng cuả một sô người chưa am tường lãnh vực này, họ không tin rằng
sau 1975 tình báo Mỹ còn ngang dọc ở Việt Nam. Những gì nói ra không
phải tự đề cao cá nhân, vì nó chẳng mang lại lợi ích gì, và tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về các chuyện được ghi ra đây. Người đọc tin hay
không đối với tôi chẳng quan trọng, vì tất cả các diễn tìến trong đời
mình xảy ra như thế nào rồi cũng sẽ được kể lại đầy đủ hơn trên giấy
trắng mực đen.
Thay
vì trả lời vào hai câu hỏi cuả anh, tôi cố gắng kể lại thật tóm tắt về
sự kiện các tổ chức phục quốc, tàn binh v.v từng hoạt động ở miền Nam từ
sau năm 1975 đến đầu năm 1982 mà nhiều người thường nghe đồn, không
biết thực hư ra sao. Trước khi đi vô các chi tiết, tôi sẽ trình bày khái
quát về toàn cảnh xã hội miền Nam trong 7 năm kể trên. Điều này rất cần
thiết đối với những ai lúc đó đang ở trong tù cộng sản, đến nay vẫn còn
nhiều người chưa biết rõ lúc họ đi tù thì người dân bên ngoài sống ra
sao và xã hội miền Nam có những chuyển biến gì. Người nghe kể sau khi
hình dung được toàn cảnh xã hội vào lúc đó, thì các câu chuyện về sự
kiện phục quốc, tàn quân v.v sẽ dễ hiểu và dễ chấp nhận hơn vì nếu không
được hướng
dẫn trước, người nghe sẽ không thể tưởng tượng nổi làm sao các hoạt
động chống phá cộng sản vẫn tồn tại lúc VC có mặt khắp nơi.
Sau
khi VC chiếm miến Nam năm đầu, có một chi tiết ít ai để ý là sự xáo
trộn về cư trú trong xã hội, tầm mức cuả nó rất lớn và rất quan trọng mà
VC không thể kiểm soát hết được. Những người chạy tản cư trước kia nay
lũ lượt tìm về quê, nhưng cũng có nhiều người không trở về vì sợ VC ở
địa phương trả thù, số này chấp nhận sống lang bạt và giấu kín quá khứ
cuả mình. Bên cạnh đó còn có nhiều gia đình tứ tán khắp nơi, lúc về tới
nhà thì căn nhà đã bị VC chiếm đoạt vv (lúc đó chưa có vụ "kinh tế
mới").
Các
năm 1975, 76, 77, 78 ở miền Nam có cả hàng triệu người sống bơ vơ không
nhà không cưả, ngủ đầy các công viên, bến xe, ga xe lửa vv. Bọn VC lâu
lâu nửa đêm tổ chức chận đường bố ráp bắt người và thanh lọc lý lịch ở
các nơi vừa kể, nhưng con số người sống phiêu bạt mỗi ngày thêm nhiều.
Trong số đông những người này thì phần lớn là giới cựu quân nhân, lớp hạ
sĩ quan, sĩ quan, binh sĩ trước kia phục vụ các đơn vị xa quê quán gốc
cuả mình, hoậc các đơn vị di tản từ Quân Khu I, Quân Khu II vào
Sài Gòn, nay họ không thể về quê vì không có tiền hoặc phương tiện, và
giấy tờ đi lại là cả chuyện khó khăn trước con mắt cú vọ cuả VC. Vì thế
họ chấp nhận cuộc sống lang thang để tồn tại trước, mọi việc sẽ tính sau
và phần nhiều vẫn còn nuôi hy vọng sự trở lại cuả Mỹ hay các đơn vị bí
mật nào đó cuả QLVNCH qua đủ thứ tin đồn đang tràn lan ngoài xã hội.
Sau
tháng 4/ 1975, chỉ trong vòng 5 tháng VC đã phục hồi tuyến đường xe
lửa, bắt đầu tái hoạt động từ tháng 9 trên đoạn đường từ ga Sài Gòn đến
ga Gia Rây thì quay trở lại ( xã Gia Rây, quận Xuân Lộc, Đông- Bắc thị
xã Long Khánh khoảng 13 Km). Mục đích VC hối hả phục hồi tuyến đường
này vì Sài Gòn dang khan hiếm lương thực trầm trọng, nhất là than và củi
cho việc nấu nướng (cũng trong lúc này bến xe Petrus Ký ở Ngã Bảy vẫn
còn duy trì, bến xe Nguyễn Hoàng gần đó cũng còn, mãi tới năm 1978 VC
mói dời ra chân cầu Bình Triệu, riêng ga xe lửa Sài Gòn thì cuối năm
1976 chúng đưa ra Bình Triệu được hơn một năm thì dời về Hoà Hưng tới
ngày nay, riêng đoạn đường từ Gia Rây tới Mương Mán thì hoạt động vào
đầu năm 1977).
Trở
lại với số cựu quân nhân nay đang sống phiêu bạt khắp Sài gòn và vùng
phụ cận như Biên Hoà, Bình Thạnh, Gò Vấp vv, họ thuộc đủ các quân binh
chủng, và quan trọng nhất là ai cũng mang trong lòng mối uất hận trước
bọn cán bộ VC và sẵn sàng ra tay ám hại nếu có cơ hội, nếu được móc nối
để đi vào rừng hoạt động họ sẽ mau mắn đi ngay. Số cựu quân nhân vưà kể
chính là nguồn nhân lực cho các tổ chức chống cộng tuyển người và đưa đi
các nơi. Ga Sài Gòn lúc đó mỗi ngày có hai chuyến tàu đi Gia Rây và
ngược lại, chuyến 5 giờ sáng và chuyến 12 giờ trưa. Tàu đi qua các ga:
Hoà Hưng (ga lớn); Phú Nhuận; Gò Vấp; Bình Lợi; Bình Triệu; Chợ Đồn; Thủ
Đức; Dĩ An (ga lớn); Hố Nai; Biên Hoà; Sóng Thần; Trảng Bom; Dầu Giây;
Bàu Cá; Long Khánh; Bảo
Chánh; Gia Rây (ga lớn); Trảng Táo; Gia Huynh; Suối Kiết; Sông Dinh;
Sông Phan; Suối Vận; Mương Mán (ga lớn). Lưu ý rằng lúc đó đoạn đường
sắt từ Bảo Chánh tới Mương Mán hai bên vẫn còn rừng già dày đặc, rất
thuận lợi cho việc nhảy xuống, nhảy lên tàu bất cứ chỗ nào để tẩu thoát
nếu gặp nguy hiểm, dĩ nhiên phải có người tháo ống thắng giữa các toa
tàu để yểm trợ.
Sau
biến cố tháng 4 năm 1975, ở những vùng nông thôn hẻo lánh, gần núi
rừng, đồn điền cao su vv vẫn còn vài đơn vị cấp trung đội, đại đội tiếp
tục chiến đấu
với VC vì vài nguyên nhân như sau: thất lạc đơn vị gốc cao hơn, không
tin VC hoàn toàn chiếm hết miền Nam, không ra đầu hàng bởi không thể
chấp nhận sống với cộng sản. Lực lượng này VC gọi là "tàn quân".
Lực
lượng thứ hai là do các tổ chức phục quốc thành lập và trang bị, số này
không nhiều và bị VC truy diệt gắt gao, VC gọi họ là các "tổ chức phản
động".
Lực
lượng thứ ba là các nhóm biệt vụ
ngoại tuyến do Mỹ đã chuẩn bị kế hoạch từ trước năm 1975, VC tìm không
ra lực lượng này vì sự tổ chức rất chặt chẽ cuả nó. Lực lượng vưà kể
thuộc hai cơ quan khác nhau là CIA và DIA (Cục Tình Báo Trung Ương (dân
sự) và Cục Tình Báo Quốc Phòng (quân sự). Nhân viên người Việt cuả biệt
vụ ngoại tuyến có mặt khắp miền Nam Việt Nam và nhóm này không thể biết
các nhóm khác đang hoạt động ở đâu, trừ khi được chỉ thị liên lạc vì nhu
cầu cấp thiết.
Tôi,
Đỗ Tấn Thọ (VN) tự Charlie Brown Phương (Mỹ), còn được biết là Đỗ Như
Quyên (BĐQ) hay Trịnh Hồng Phương (TNXP) là người hoạt động biệt
vụ ngoại tuyến cho một tổ chức không trực thuộc cả CIA hay DIA. Từ cuối
năm 1975 tới 1981, chúng tôi đã bắt đầu tuyển người cho các hoạt động
cuả mình ở phiá Nam. Tại Huế; Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang; Phan Thiết
thì mỗi nơi có từ một đến hai người làm trưởng trạm, và họ đã được Mỹ
tuyển mộ tứ trước 1975, gài lại hoạt động tới hôm nay. Riêng tôi tuy có
trách nhiệm về hai toán Alpha (từ Phan Thiết trở ra) và Bravo (tử Long
Khánh trở vô), nhưng phải tự mình tìm người hoạt động từ Gia Rây đến Sài
Gòn; từ Bến Sỏi, Dầu Tiếng- Tây Ninh qua Đồng Xoài; Bù Na và Bù Đăng -
Phước Long. Nhân sự mà tôi tìm để tham gia vào công việc hầu hết là
các cựu Biệt Động Quân, vào những năm đầu sau 1975 anh em thường tập
trung quanh vùng Ngã
Bảy, nơi có tượng đài BĐQ hoặc khu vực ga Sài Gòn. Sau vài lần để ý,
gợi chuyện nhằm thăm dò lập trường tôi sẽ đợi lúc thích hợp nhất để nói
thật với người đó về ý định cuả mình. Giai đoạn này anh em rất khổ, ăn
bửa đói bửa no và ngủ bên các lề đường dơ bẩn. Nay được biết có công
việc cho mình để đối đầu với cộng sản, hầu hết những người được hỏi đều
chấp nhận dấn thân mà chẳng cần nghĩ tới một tương lai đầy bất trắc. Tôi
sẽ đưa họ lên xe lửa đi Gia Rây, tại đây anh em sẽ được phân tán gởi đi
làm công nhật ở các rẫy, hoặc gởi đi theo các nhóm thợ rừng để phụ
việc. Số anh em được tuyển còn được đưa lên Tây Ninh, đưa vào làm thợ
rừng (hợp đồng) cho lâm trường Dầu Tiếng, đưa qua Đồng Xoài đi
theo những toán cạo mủ cao su...lậu vv, nói chung giúp anh em làm gì
cũng được, miễn sao có thu nhập hằng ngày và thoát ra khỏi cái thành phố
đang mỗi lúc tràn ngập dép râu và nớn cối khắp các nẻo đường.
Cũng
nên biết rằng từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1976, việc tìm vài nhân viên
nồng cốt ban đầu thì do đích thân tôi đảm trách, sau đó công việc này
được giao cho những anh em bà con bên vợ cuả tôi làm và họ đều là các
quân nhân BĐQ thuộc các liên đoàn khác nhau. Hầu như những ai khi nghe
nói tới các toán "phục quốc", "tàn quân" (mọi người tưởng chúng tôi như
thế) thì cứ nghĩ rằng
chúng tôi chắc quanh năm suốt tháng ở trong rừng sâu, lâu lâu mới mò ra
phá VC chuyện gì đó rồi rút lẹ vô rừng. Thật ra chúng tôi vẫn sống ở
ngoài công khai, ngay giữa xóm làng hay ngay cả tại Sài Gòn, lúc cần bàn
soạn một việc gì chúng tôi giao ước một điểm họp mặt ở trong rừng, mỗi
người cứ thế vác rựa trên vai đi riêng lẻ tới điểm hẹn. Thuở đó xe lưả
từ Sài Gòn đi Gia Rây thường đông nghẹt người. Kẻ đi buôn bán nông phẩm
như khoai, bắp, đậu xanh, đậu nành, trái cây v.v, người đi mua than,
củi, dầu rái v.v và kẻ nghèo hơn thì chỉ với một cái cưa, hoặc một cái
rựa đi lên Gia Rây tìm mót củi khô bó lại đem về Sài Gòn. Chính nhờ
những đoàn tàu xô bồ hỗn độn như vậy mà anh em chúng tôi mới dễ trà trộn
vào nhằm di chuyển đến
các nơi mà mình muốn. Bởi thế mới có vụ làm nổ kho đạn ở Long Bình đúng
vào ngày 30 tháng 4 năm 1976, vụ giải thoát tù nhân ở trại K-3 Gia Rây
năm 1977, (do trung tá Bảy Thích làm trưởng trại, sau đổi là Z- 30A), vụ
ám sát đại uý Tư Bông (phó trại K-3) năm 1978 ở Suối Nhỏ Gia Rây, vụ
làm lật cả một đoàn tàu chở súng đạn tại Trảng Táo năm 1978, vụ xâm nhập
vào toà nhà Cơ Yếu Trung Ương T-78 (dinh thự cuả chú Hoả bị tịch thu)
nằm ngay góc đường Lý Thái Tổ - Hùng Vương năm 1980 để tìm dấu vết cuả
tù binh Mỹ, vụ tổ chức ám sát Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng tại
Dương Minh Châu, Lòng Hồ - Dầu Tiếng năm 1981, vụ xâm nhập vô nhà tù PA-
24 năm 1982 (đường Trần Hưng Đạo) cũng để truy tầm thông tin về tù binh
Mỹ mất tích, vụ trà
trộn vào "Thanh Niên Xung Phong" ở Đắc Nông 1985 và móc nối với trung
tá Nguyễn Văn Phát (Hai Phát), huyện đội trưởng Đồng Xoài để thu thập
chứng cớ về hài cốt tù binh Mỹ đang bị VC ém nhẹm, vụ tập trung trẻ em
Việt lai Mỹ về Sài gòn trong hai năm 1988- 1989 vv và vv.
Tất
cả những việc nêu trên chỉ là đơn cử vài công tác nổi bật và thành công
nhất mà anh em BĐQ chúng tôi đã thực hiện ngay trong lòng địch, lúc mà
hầu hết các cấp sĩ quan đã vào tù cộng sản. Và tất cả đều là những nỗ
lực thầm lặng, anh em đã hiến thân vì đại cuộc mà chẳng cần bằng cấp hay
cấp bậc gì cả, và cũng chẳng cần phải nêu tên, xưng họ nhằm loè loẹt
với người
đời.Hôm nay, bất đắc dĩ phải lên tiếng kể ra sơ sài vài chuyện, nhưng trong lòng lại đau đớn khôn nguôi vì chạnh nhớ những anh hùng vô danh đã âm thầm nằm xuống, riêng mình vẫn còn đây trong cay đắng vì đại cuộc vẫn chưa thành.
Anh
hỏi tôi có biết hay không hai người bạn đã bị VC thủ tiêu vì tham gia
"phục quốc" trong giai đoạn đó. Tôi không thể biết hết được danh tính
những anh hùng như vậy đâu anh ơi ! Lúc đó có khá nhiều nhóm hoạt động,
anh em hy sinh trong âm thầm cũng nhiều lắm, mộ phần nay cũng không
biết bị vùi lấp nơi đâu. Mai sau quê hương không còn cộng sản, xin hậu
thế cho các anh được thờ tự như những anh hùng thời hậu chiến với hương
khói nghìn thu.
Chúc anh nhiều sức khoẻ.
BĐQ Đỗ Như Quyên.
VỤ PHÁ HỦY KHO ĐẠN Ở LONG BÌNH NGÀY 30.4.1976
Một
ngày giữa tháng 4 năm 1976, chuyến tàu sớm Sài Gòn-Gia Rây vẫn đến trễ
như thường lệ (nhà tôi ở cách ga hơn 100 m), người bám hai bên tàu hoặc
ngồi trên nóc toa vẫn đông nghẹt như từng chuyến tàu mỗi ngày (hệt như
các đoàn tàu ở Ấn Độ; Pakistan mà chúng ta thấy hôm nay). Tiếng la hét,
kêu réo bắt đầu náo động khi con tàu ngừng hẳn, từng giỏ cần xé bánh mì,
những thùng dầu lửa, các chồng nhật báo mới in ở
Sài Gòn, những bao cá khô, mắm, muốì vv được người trên tàu hối hả đạp
xuống nằm lăn lóc dài theo sân ga đầy bụi đỏ. Trong khoảnh khắc, các bao
than to tướng, những đống củi niền (củi bó), các lóng cây bằng lăng,
căm xe, những bao bố đựng đủ loại nông phẩm vv được nhiều toán thanh
niên lưc lưỡng hì hục ném lên tàu. Tất cả "hàng hoá" lên và xuống diễn
ra thật nhanh vì tàu sẽ quay đầu về Sài Gòn 30 phút sau đó. Trên sân ga
chỉ còn lại những toán người cả nam lẫn nữ đủ lưá tuổi, vai vác cưa, tay
cấm rựa đứng tụ tập, hoặc đi tới, đi lui với vẻ mặt bồn chồn lo lắng.
Họ là những người dân ở Sài Gòn, nay thời thế đảo lộn, từ chỗ có nhà, có
cái ăn, có nơi để học nhưng đã bị mất tất cả và thiếu thốn đủ thứ, kể
cả
thứ tầm thường nhất như khoai mì khô (xắt lát), bắp hạt khô hoặc than
và củi vv. Những thanh niên, thiếu nữ ấy chắc không ít trong số họ có
cha, có mẹ, có chị có anh đang bị khổ sai trong ngục tù cộng sản, nay dù
chưa từng biết cưa cây, chặt củi cũng mua dao sắm rựa tìm đưòng lên Gia
Rây, đi vào rừng tìm gom những nhánh củi khô đem về cho gia đình tại
Sài Gòn. Hoặc có toán tìm đường vô các nương rẫy để nhặt mót đậu phụng,
đậu nành, khoai lang vv mà chủ rẫy chê xấu bỏ lại. Mỗi lần gặp các toán
đứng ngập ngừng như thế trên sân ga, tôi biết ngay họ mới tới Gia Rây
lần đầu nên lo sợ vì không biết đi hướng nào để tìm những thứ mình cần.
Tôi thường chỉ họ đi đến rừng cây Giá Tỵ gần đó, hoặc chỉ lối vào các
rẫy, cánh rừng
chồi nào gần Gia Rây hơn là vô rừng già dễ bị lạc, và luôn luôn lắng
nghe tiếng còi tàu để biết hướng trở lại ga Gia Rây.
Bỗng
nhiên có một người đi ngang đụng nhẹ vào tôi, quay lại nhìn thì tôi
thấy anh M, trưởng toán Hố Nai, dang vác rựa đi về hướng rừng Giá Tỵ gần
Gia Lào. Nửa tiếng sau chúng tôi gặp nhau bên một bờ suối nhỏ, anh cho
biết những tin tức như sau: Đám bộ đội ở trong căn cứ Long Bình nay đang
lén lút móc nối với dân để bán kẽm gai, cọc sắt chữ V, ống cống, bao
cát vv. Bản thân anh đã vô mua vài lần và khám phá ra một khu vực chưá
đạn, nơi này không ai canh gác,
rất dễ làm một "chưởng" rung rinh trời đất. Anh M yêu cầu tôi đi Hố
Nai, vào đó đích thân quan sát địa thế rồi có quyết định "tung chưởng"
hay không vào dịp 30 tháng 4 này, và tôi đã nhận lời. Anh M gốc Bắc di
cư, trước kia là một hạ sĩ quan thuộc Liên Đoàn 3 BĐQ, nay đã trên 60
tuổi và đang sống ở Hố Nai.
Sau
khi VC cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, các nhu cầu thường nhật cuả xã
hội như gạo, xăng, than, củi, thuốc tây v.v trở nên khan hiếm và đắt đỏ
vô cùng. Ở đây tôi chỉ kể sơ vài thứ vì các đồ dùng này có liên đới đến
câu chuyện hôm nay. Con số người dân
miền Nam sau 1975 trở thành "nông dân bất đắc dĩ" đã gia tăng rất nhiều
và đột ngột, vì thế nông cụ cũng không có đủ để cung ứng cho nhu cầu
nông nghiệp toàn miền. Cọc sắt hình chữ V dài khoảng 2 thước thường dùng
làm trụ hàng rào kẽm gai, nay dân ta có sáng kiến đem ra đập dẹp, cưa
ngắn từng đọan 30 phân ( ba tấc), xẻ hai đường rãnh uốn cong lại là có
một cái cuốc trong tay. Dây kẽm gai thì chặt ra làm cây đinh (tiếng lóng
gọi là đinh đểu vì nó quá mềm). Ống cống cong hình chữ C cuả Mỹ ngày
trước, ngoài công dụng làm cống còn được làm nóc hầm tại các đơn vị quân
sự, nay được dân chúng đem ra xẻ dọc thành từng thanh nhỏ, uốn cong,
hàn lại thì thành niền xe đạp, bao cát nhà binh thì xé sợi để đan dây
đan võng, những ống nước
bằng sắt nay cũng đưọc tận dụng để làm sườn xe đạp vv (không kể các thứ
nguy hiểm hơn như cưa đáy viên đạn 105 ly, thợ tiện Chợ Lớn sẽ làm ra
"líp" xe đạp, cạy bom bi lấy những viên bi thép cho "đùm" giữa và cổ xe
đạp vv, bi mìn Claymore bằng chì không dùng được).
Lớp
bộ đội VC sau khi chiếm miền Nam đã bị hớp hồn vì sự thưà mưá cuả cải,
vật chất mà ở miền Bắc dù có nằm mơ cũng không thể thấy được, nhưng đa
số bộ đội thì lại nghèo kinh niên. Nay thấy tiền nằm rỉ sét, bỏ hoang
tràn lan mà họ thì lại muốn có "cái đài, cái đồng, cái đạp" (radio, đồng
hồ, xe đạp) vv để đem về quê khoe mẻ nên từ binh sĩ tới sĩ quan tranh
nhau vơ vét, lén lút bán cho dân đặng có tiền mua sắm. Vì thế tôi mới có
dịp đi Hố Nai một chuyến.
Khoảng
8 giờ tối ngày 22/4/1976, tôi nhảy tàu xuống ga Hố Nai trên chuyến tàu
đêm Gia Rây- Sài Gòn, anh M được dặn trước nên đứng đón tại sân ga. Thấy
tôi anh im lặng quay lưng bước đi, tôi lặng lẽ đi theo anh một khoảng
cách trong bóng tối. Sau hơn nửa giờ bước đi quanh co giữa các xóm nhà,
chúng tôi bắt đầu băng qua những khu đất trồng rau, những vườn cây im
lìm rồi tới một chỗ trống trải hoàn toàn,
chẳng có nhà cũng chẳng có vườn và dưới chân toàn cỏ dại. Xa xa có
tiếng người í ới gọi nhau, vài ánh đèn pin chập chờn lúc ẩn lúc hiện.
Tôi hỏi nhỏ anh M: "Chừng nào mới tới lớp hàng rào"? Anh M thều thào trả
lời: "Làm gì còn hàng rào. Chúng nó xơi cả dzồi ! Mình đã vào bên
trong, bây giờ đang tìm tụi nó".
"Đứa
nào đấy"! Có tiếng người hỏi không lớn lắm cùng ánh đèn pin loé lên.
"Mờ sờ. Có bờ không" (Mua sắt. Có bán không) ? Anh M đáp lại và đứng yên
chờ đợi. Gã bộ đội đến gần đưa đèn pin lên soi nhìn chúng tôi: "Chúng
mày chỉ có hai thằng thôi à ! Thế
đếch nào khênh được nhiều"! . Anh M hỏi lại: "Vậy anh có gì nào ! Có
nặng bằng xe tăng không" ?. "Bố khỉ. Đi theo tao" ! Chúng tôi lầm lũi đi
theo gã bộ đội chừng 20 phút sau khi lên xuống vài ngọn đồi nhỏ, vài
căn nhà "sam"
mà nóc "tôn" và vách đã bị tháo mất, chỉ còn lại khung sắt đứng trơ trọi chờ tới lúc được tháo để bộ đội "phanh thây".
"Đây
này. Có 20 cọc đấy ! Tao tính chúng mày 2 đồng một cái. Giá bèo đấy nhá
vì chúng mày phải tự tháo gỡ dây gai ra. Bây giờ
mười giờ rồi, bốn giờ tao trở lại lấy tiền". Sau khi anh chàng bộ đội
bỏ đi, tôi ngạc nhiên hỏi anh M: "Sao nó dám để tụi mình ở đây. Không
thằng nào coi ngó à ! Còn cái "k" (kho đạn) nằm ở đâu"? Anh M vừa móc
trong lưng ra hai cái đèn pin vưà thì thầm bên tai tôi: "Nó còn vài mối
nữa gần đâu đây, chắc lo đi dàn xếp giá cả". Nói xong anh kéo tay tôi đi
theo một đường mòn chạy lên một con dốc (trong căn cứ Long Bình có rất
nhiều gò, đồi thấp nhỏ). Trên đỉnh dốc, tôi thực sự kinh ngạc vì nhìn
xuống chung quanh thấy thấp thoáng ánh đèn pin ẩn hiện nhiều nơi. Té ra
cũng còn có nhiều người khác vào đây mua đồ cuả ...đế quốc Mỹ do VC bán
lén. Anh M vung ánh đèn pin chỉ về một hướng: "Xuống con dốc này sẽ gặp
một đường đất lớn. Ngay chỗ
đó có xác chiếc xe bị cháy. Anh đi theo tay phải chừng 200 thước sẽ gặp
mấy ụ đất cao, đó là cái "k". Bây giờ tôi trở lại tháo sắt. Khi quay về
chỗ xe cháy nhớ rẽ trái theo đường mòn về đây. Hẹn gặp lại".
Theo
chỉ dẫn cuả anh M, tôi tìm đến được nơi cần tìm. Ở đó có ít nhất trên
10 ụ đất cao, rộng hình chữ U, chiều dài mỗi ụ khoảng 30 thước. Chung
quanh các ụ đất là từng mớ dây kẽm gai nằm xen trong cỏ, dấu vết còn lại
sau khi các cọc sắt đã đi ra .. ngoài chợ. Tôi bò lại trước một ụ, nằm
bẹp sát đất che đầu đèn pin rọi vào bên trong. Qua ánh đèn
lờ mờ tôi nhìn thấy các kiện thùng gỗ nằm chồng lên nhau rất ngay ngắn,
trên cùng là những tấm bạt nhựa phủ trùm để che mưa. Nhìn kỹ một lúc
tôi mới nhận ra đây là loại thùng gỗ đựng đạn 105 ly, ngày xưa chúng tôi
hay lấy nó chưá đất làm hầm hố. Bò tới một ụ khác quan sát tiếp thì
thấy vẫn cùng một loại. Qua ụ thứ ba thì thấy các kiện đạn 155 ly trần
trụi nằm chồng lên cao và đưọc che đậy rất sơ sài.
Khoảng
2 giờ sáng, tôi trở lại chỗ anh M thì anh đã tháo được 15 cọc sắt và
đang ăn vội một nắm xôi mang theo trong mình. Thấy tôi lấm lem cả người,
anh
ấy vụt cười phun cả xôi ra: "Chà ..chà, coi bộ ngắm cảnh .. đời hơi kỹ
đấy! Thôi, ăn xôi đi"!
Gần
4 giờ sáng, chúng tôi xếp chia số cọc sắt làm hai bó, mỗi bó mười cây
(một cọc sắt chữ V nặng khoảng 4 kg). Anh M vác một bó đi trước, tay cầm
đèn pin rọi đường, tôi vác một bó theo sau và thắc mắc hỏi anh: "Mình
không đưa tiền cho nó sao"?. "Không đưa sao được. Tụi nó đứng chờ ở phiá
trước đó"! Hơn một giờ đi quanh co lên đồi xuống dốc, giữa một thảm cỏ
với cây dại như trâm, sim, móc, duối, dang vv mọc lưa thưa và không bụi
cây, lùm cỏ nào cao quá đầu
người, trừ những cột điện bị dây leo bò lên phủ kín. Thỉnh thoảng chúng
tôi dừng chân nghỉ năm ba phút lại vác đi tiếp ra Quốc Lộ 1 hướng Tây
Bắc. Lúc vừa nhìn thấy xa xa bóng dài màu tím thẩm cuả những mái nhà,
nóc chuông nhà thờ mờ nhạt chập chờn trong màn sương sớm, cũng là lúc
tôi nhìn thấy bên phải, bên trái, sau lưng và trước mặt mình thấp thoáng
nhiều bóng người cũng đang vác sắt chữ V, có người còn gánh tòn ten hai
đầu với 6 cuộn kẽm gai bung (concertina), hoặc hai người khiêng ở giữa 2
ống cống cong loại 1 thước đường kính. Tất cả chúng tôi cùng tiến về
một hướng, Hố Nai.
Bắt
đầu có tiếng người lao xao nhiều nơi ở phiá trước, anh M dẫn tôi đi
tách ngang một hướng khác cho lúc tới bên ngoài một trại nuôi bò thật
lớn. Tại đây đã có bốn bộ đội đứng chờ mà trong đó chỉ một người mang
súng AK 47, ba người kia tay cầm những khúc tre khô dài hơn sải tay (quả
là dạn dày kinh nghiệm). Đây, đó vài ba tốp người cũng dân "cưa
hàng"vừa đến.
Đứng
gần đám bộ đội là một nhóm thanh niên, thiếu nữ thân quen của những kẻ
đi mua đồ sắt (nói chung). Họ mang tiền ra đây chờ thấy người, thấy sắt
thì mới trao
tiến (dân Hố Nai mà). Lỡ đưa tiền trước lúc nửa đêm, chúng trở mặt thì
sao? Có mà ngu mới tin VC! Sau khi hai bên kỳ kèo qua lại nào là sắt
cong, thiếc mẻ, kẽm mòn v.v, gã bộ đội đêm qua bớt chúng tôi 5 đồng !
"Tiền trao ... "sắt" múc", hai bên vui vẻ đề huề, hẹn đêm nay, tối mai
rối rít. Ba tay bộ đội mặt non choẹt hí hửng đi theo chúng tôi ra "phố",
sau khi gom lại ba cây gậy tre đưa hết cho gã mang súng với lời hưá sẽ
mua món này, cái nọ cho hắn. Anh M đi đầu bước chậm lại dần sau lưng
toán người phiá trước, giờ này trời Đông đã sáng hồng. Tới một con suối
lớn, trong lúc tôi rưả mặt anh M nói với người thanh niên đi theo anh từ
khi nãy, người này vóc dáng bằng tôi: "Chú cho anh ấy mượn tạm áo quần,
lấm lem hết rồi". Cậu thanh niên vui
vẻ thay đổi quần áo với tôi rồi vác một bó sắt đi trước qua suối. Anh M
giúi vào tay tôi vài tờ giấy bạc và thì thầm dặn dò: "nhảy mãi tân gô,
gu ru" (ngày mai ta gặp, Gia Rây).
Phố
thị Hố Nai dọc hai bên QL 1 đang khởi sự cho một ngày sống trong náo
nhiệt. Người hối hả gánh gồng, kẻ lăng xăng khuân vác, tiếng máy xe lam,
xe ba gác (máy) kêu vang inh ỏi. Tôi lầm lũi bước tìm đến một quán ăn
bên ngoài sân ga. Một bát phở "đại liên", một ly cà phê "cối" làm tôi
tỉnh như sáo, một kế hoạch sơ khởi hiện ra trong đầu. Tiếng còi tàu văng
vẳng bên tai, tôi rời quán, nhìn quanh
rồi rảo bước tới một đám đông đang đứng chờ mua tấm vé mà mình chưa
từng mua mỗi khi đi tàu lưả cuả VC.
Ngày
24 tháng 4 năm 1976. Anh M xuống ga Gia Rây theo chuyến tàu sáng. Vẫn
thế, anh lưng đeo túi vải, tay cầm rựa như nhiều người khác lui tới trên
đoạn đường này, đường vô cánh rừng Bàu Sen cách Gia Rây 3 km về hướng
Bắc. Anh đi sau tôi khoảng gần 100 thước, chúng tôi đi mãi cho tới lúc
cả hai hoà nhập vào lá xanh muôn thuở cuả rừng già. Một cuộc họp giữa
rừng diễn ra với sự có mặt cuả năm người, hai người ở Gia Rây, một tại
Ngã Ba Ông Đồn và một ở Xuân Đà - Căn Cứ 2 gần đó. Bốn người ngồi bàn
luận dưới gốc một cây hơi cao và rậm
rạp, một người ngồi trên cành vừa đủ tầm quan sát chung quanh, vừa lắng
nghe diễn tiến buổi họp vừa để ý sự lay động cành lá hoặc các tiếng
động đáng ngờ quanh khu vực.
Chúng
tôi có chung thắc mắc vì nhớ lại một công tác cách đó không lâu: "Sau
giao thưà rạng sáng ngày mùng 1 Tết năm 1976, lợi dụng lúc tiếng pháo
cuả dân, tiếng súng cuả VC bắn suốt đêm, chúng tôi đã xâm nhập và đốt
cháy một đám cỏ rộng bao quanh khu doanh trại hậu cứ Tiểu Đoàn 5 Thuỷ
Quân Lục Chiến tại Suối Lồ Ồ (gần Nghĩa Trang Quân Đội, thuộc xã Bình
An, quận Dĩ An tỉnh Bình Dương).
Kết quả làm nổ tung kho đạn ở đây, mãi tới chiều mùng 1 Tết mới im
tiếng". Thắc mắc được nêu ra là tại sao sau vụ nổ đó VC không tăng cường
canh gác cẩn mật những nơi tồn trữ đạn dược, chẳng hạn như kho đạn ở
Long Bình. Đây có phải là một cái bẫy không? Các ý kiến lần lượt đưa ra
để mọi người cùng phân tích lý do đó, sau cùng chúng tôi đi đến nhận
định rằng: (1) VC không bao giờ dám đem một kho đạn như thế ra làm bẫy,
vì nó gần Sài Gòn và ngay ngày mai, 25 tháng 4 năm 1976 chúng sẽ tổ chức
"tổng tuyển cử" (bịp) toàn quốc để "thống nhất" hai miền Nam- Bắc (sau
cuộc họp "hội nghị hiệp thương thống nhất hai miền", kéo dài từ ngày 15
đến 21. 11. 1975 ở Dinh Độc Lập, <ngày 2.7. 1976, VC đổi tên nước ra
CHXHCNVN tới hôm nay>);
(2) Kho đạn mà chúng tôi biết vừa rồi thuộc loại nhỏ hơn nhiều so với
các kho ở Cát Lái, ở Thành Tuy Hạ vv. Biết đâu chúng đã giao kho đạn này
cho đơn vị VC chiếm đóng trong khu vực làm hoả lực cơ hữu. Nếu lo sợ
chúng đã gom về Cát Lái hay một nơi nào khác từ lâu rồi. Có thể đây là
kho đạn dự trữ cuả Bộ Chỉ Huy BĐQ/ Quân Khu III, vì khu vực đó gần các
hậu cứ cuả những tiểu đoàn BĐQ trực thuộc quân khu này; (3) Sau vụ nổ ở
kho đạn cuả TĐ 5 TQLC, có thể VC sau khi điều tra đã kết luận do cỏ bị
cháy vì sự bất cẩn trong đêm giao thưà. (4) Kho đạn vửa kể nằm cách xa
vùng Hố Nai chừng hơn 6 km, thường dân sẽ tránh được thương vong lúc vụ
nổ xảy ra.
Sau
rốt, chúng tôi quyết định "hốt ổ", và ngày gây chấn động là sáng 30
tháng 4. Việc bây giờ là tìm và gom thuốc nổ, ngòi nổ, một cái đồng hồ
để chỉnh giờ. Ngoài ra, còn phải chỉ định người rành rẽ về thuốc nổ đi
theo anh M tới mục tiêu đêm 29 tháng 4 năm 1976. Chúng tôi chỉ còn gần
một tuần để chuẩn bị các việc đó. Vấn đề mua đồng hồ để chỉnh giờ cho
khối thuốc nổ thì tôi sẽ lo liệu. Riêng việc tìm thuốc nổ, ngòi nổ vv sẽ
giao cho S ở Ngã Ba Ông Đồn vì nhà anh ở gần mỏ đá Núi Le cạnh QL 1.
Anh M nhận trách nhiệm tìm người đưa khối thuốc nổ vào kho đạn.
Xã Gia Rây trước
năm 1975 có năm ấp là Trung Lương; Trung Nghĩa; Trung Tín; Lập Thành;
Bình Long (năm 1980 mới lập thêm ấp Gia Lào, tên cổ ghi trong Đại Nam
Nhất Thống Chí đọc là Da Lao). Sau cuộc "bầu" thống nhất Bắc- Nam cuả
VC xã Gia Rây bị đổi tên thành Xuân Trường, ấp Trung Lương bị sáp nhập
với ấp Trung Nghĩa. Hai ấp Trung Nghĩa và Trung Tín thì nằm ngay khu vực
thị trấn xã và nhà ga. Rẽ tay trái theo Tỉnh Lộ 15 thì đi ngang ấp Bình
Long, nơi tái định cư cuả đồng bào nạn nhân chiến cuộc ở Bình Long - An
Lộc năm 1972, tỉnh lộ này chạy mãi tới sông La Ngà; Võ Xu; Võ Đắt. Từ
xã rẽ tay phải đi đúng bốn cây số thì gặp Ngã Ba Ông Đồn tức ấp Lập
Thành nằm bên QL 1. Cuối dốc Ông Đồn về bên tay phải
dọc theo QL 1 là Căn Cứ 1, tức xã Xuân Hiệp, còn có tên khác là giáo xứ
Lều Xanh- Suối Cát, nơi tái định cư cuả đồng bào Việt kiều đạo công
giáo ở Cam Bốt đưa về đây năm 1971. Đi theo Ql 1 ở hướng này sẽ tơí Ngã
Ba Tân Phong và thị xã Long Khánh. Cuối dốc Ông Đồn bên tay trái theo QL
1 hai cây số là mỏ đá Núi Le, nơi giáp giới xã Xuân Tâm (tên cũ là Xuân
Đà) tức Căn Cứ 2 với hai giáo xứ Đồng Tâm (Quảng Tín; Quảng Ngãi) và
Hiệp Lực (Quảng Trị; Thưà Thiên), vùng đất mới cuả nạn nhân chiến cuộc ở
bốn tỉnh nêu trên về đây lập nghiệp vào giữa năm 1972. Hai giáo xứ Đồng
Tâm- Hiệp Lực cũng là nơi có con sông Rây chảy qua, đầu nguồn xuất phát
từ núi Mây Tàu, Bình Tuy. Xã Gia Rây có hai mỏ đá, một ở chân núi Chưá
Chan ngay tại thị
trấn ( núi cao 837 m, đồng bào Châu Ro gọi là Gung Char, "Núi Lớn") có
từ thời Pháp, nơi đây đá được khai thác để cung cấp cho đường xe lửa từ
Long Khánh đến Mương Mán, sau năm 1975 không còn hoạt động. Mỏ đá Núi Le
cách Ngã Ba Ông Đồn 2 km là nơi cung cấp đá để tu bổ QL 1 cho đoạn
đường từ Long Khánh đến Bình Tuy. Người thợ chẻ đá ở Núi Le làm việc rất
cực nhọc, thường xuyên sống trong thiếu thốn do chính sách khắc nghiệt
cuả VC. Chúng giao khoán trung bình 10 thước dây cháy chậm + một ngòi nổ
(kíp nổ) + bốn ống thuốc nổ thì phải có 5 thước khối đá nhiều cỡ, từ 1
phân, 2 phân, 5 phân cho tới 5 phân, 7 phân vv. Vì thế dân chẻ đá ở đây
phải tính toán làm sao để cắt dây, gài thuốc thật chính xác (nhưng rất
nguy hiểm) cho vừa có đủ số
đá VC ấn định, nhưng cũng vưà dư được dây cháy chậm, dư kíp nổ, dư ống
thuốc nổ (dài 30 phân) để bán lén ra ngoài cho dân đánh cá trong sông La
Ngà và sông Rây hầu kiếm thêm chút tiền mua gạo. Vì thế, chúng tôi tìm
gom các thứ để phá kho đạn ở Long Bình không khó lắm (mỏ đá núi Bà Đen ở
Tây Ninh cũng được chúng tôi móc nối mua các thứ cần dùng để gài mìn
dọc theo Tỉnh Lộ 13 từ Suối Đá đi Lòng Hồ Dầu Tiếng, qua lâm trường (mật
khu) Dương Minh Châu tới Minh Thanh; Núi Cậu; Tống Lê Chân; Tân Khai
bên tỉnh Bình Long).
Sau cuộc họp tại rừng Bàu Sen, chúng tôi tỏa ra cắt rừng đi về
nhà mà trong lòng cuả mỗi người ai cũng hớn hở chẳng lo âu.
Ngày
hôm sau tôi nhảy tàu Gia Rây- Sài Gòn vào chuyến buổi chiều, trên vai
là một ba lô nhăn nhúm bạc màu, gói ghém một bộ áo quần và vài bịch nông
phẩm khô cuả Long Khánh. Trong túi là phiếu đi bầu màu đỏ, có tên họ
cuả mình, có con dấu cuả xã, cuả ban bầu cử in lên đó hàng chữ "đã đi
bầu", sau khi cả buổi sáng đứng sắp hàng trước uỷ ban xã chờ bỏ phiếu
"bầu" cái "quốc hội thống nhất" bịp bợm cuả VC. Về tới Sài Gòn, đêm đó
tôi ngồi chờ sáng cạnh một bàn cà phê bán trên vỉa hè trước
rạp Long Vân, gần bùng binh Ngã Bảy (Sài Gòn vào thời điẻm này bắt đầu
có nhiều nơi bày bán cà phê, nước trà thâu đêm suốt sáng trên vỉa hè,
bàn ghế thấp lè tè, nhẹ hều và khách cũng ngồi thức cả đêm. Các loại
"quán" cà phê kiểu đó mỗi khi bất ngờ nghe tiếng la lớn:
..."CHÈO..O..O".. thì mạnh ai nấy chạy, bàn và ghế nhờ nhỏ và nhẹ nên
biến mất khỏi lề đường chỉ trong khoảnh khắc. Đám công an đi rồi thì tất
cả lại như cũ).
Người
ngồi nói chuyện với tôi qua đêm tại đây là chị H, vợ Chuẩn úy Thinh ở
TĐ 36 BĐQ, sau ngày 30. 4 chị không có tin tức gì về
anh nữa. Nhà chị H ở khu Hoà Hưng, mỗi đêm chị để hai con nhỏ ở nhà với
bà ngoại rồi rủ vài người bạn gái ra Ngã Bảy làm cái nghề gọi là "gọt
bã đậu" (gạt bộ đội). Nghề này nhắm vào mấy trự bộ đội thích gái miền
Nam, là các chàng được đi phép về Bắc nên ra bến xe Petrus Ký mua vé xe.
Sau lúc giao hành lý cho lơ xe chất lên mui, họ phải chờ tới sáng thì
xe mới rời bến nên hay đi lòng vòng quanh khu Ngã Bảy để rồi gặp những
cô gái "lỡ đường", "bơ vơ" như chị H chẳng hạn. Sau khi nghe những lời
than thở não lòng cuả mấy nàng, trung bình cứ mười bộ đội thì ít nhất
cũng có một tên cắn câu, chịu giúp ít tiền nhưng với điều kiện là "phải
có qua có lại". Vậy là chàng "bã đậu" được dắt tới một gốc cây nào đó
trong bóng tối
để "có qua có lại". Đúng lúc đó bỗng xuất hiện vài ba thanh niên mặt
mày bặm trợn, họ nhào tới quật chàng xuống nện một trận tối tăm mày mặt,
lột hết áo quần, lấy sạch tiền, ném lại giấy tờ rồi tất cả chạy biến
vào bóng tối. Chàng "bã đậu" lúc hoàn hồn lại thì chỉ còn cái quần đùi,
hắn hớt hơ hớt hãi nhưng không dám kêu la mà lủi thủi cắm đầu chạy tìm
về chỗ xe ca mình có vé, leo lên ghế rồi mới bắt đầu ngồi vò đầu bứt tóc
và chửi om xòm! Chị H thường đi cặp với một cô tên Loan cũng ở khu Hoà
Hưng. Loan là bồ cuả Lộc Lì, một tay anh chị có máu mặt gốc BĐQ ở Cống
Bà Xếp, là người đêm đêm cùng "lâu la" đứng chờ "gọt" sạch "bã đậu" nào
muốn "có qua có lại" do hai cô này "câu" được (Lộc Lì có những hỗn danh
khác như Lộc Liều, Lộc Lưả, thường chạy chiếc "lam bét ta" cũ mèm phun
khói đen mù mịt, máy nổ đinh tai nhức óc khắp khu Hoà Hưng. Năm 1986,
Lộc Lì gặp lại tôi ở Ngã Ba Cây Chanh gần Bù Đăng, nơi hoạt động cuả
"Liên Đội Thanh Niên Xung Phong quận Ba", anh ta bị "cá" hốt đưa lên đây
giao cho TNXP, tôi xin Liên Đội Trưỏng là Phạm Ngọc Liên (bí thư quận
đoàn quận Ba) đưa Lộc Lì về đội cưa xẻ).
Mỗi
lần có chuyện phải ghé Ngã Bảy, tôi thường mang theo vài ký đậu xanh,
khoai mì khô, bắp hột, đường tán vv để làm quà cho chị H. Đêm nay vừa
nói chuyện được không lâu chị
đã khều tôi nói nhỏ: "Có ba "tàu bay" chờ cất cánh mấy đêm rồi" (có ba
"tân binh" muốn gia nhập). Tôi cảm ơn và nhờ chị giúp giữ họ sống tạm
lây lất quanh khu vực tuợng đài BĐQ, một tuần sau tôi sẽ trở lại. Sáng
đó tôi nhảy xe buýt đi "ngân hàng" (nơi nhận tiền hoạt động), mà "ngân
hàng" là một chiếc xe đẩy bán hủ tiếu lưu động trên đường Tùng Thiện
Vương, quận 8 Sài Gòn. Phải có tiền mới mua được cái đồng hồ lên dây
ngoài chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, trả cho anh em chẻ đá ở mỏ đá Núi Le để
có đủ ngòi nổ và sáu cốt mìn màu đỏ.
Đêm
29 rạng ngày 30.4. 1976, chúng tôi gồm
bốn người xuất phát từ bốn địa diểm khác nhau rồi cùng gặp mặt bên
ngoài một trại nuôi bò ở Hố Nai (là nơi đã kể ở đoạn trước). Chúng tôi
chia làm hai nhóm đi cách xa nhau, vừa đủ tầm nhìn trong bóng đêm để
toán sau thấy toán trước mà VC không biết chúng tôi có "cái đuôi" bám
sau lưng. Anh M và tôi đi trước với bao đồ nghề gồm kềm cắt, vài nắm
xôi, bình nước uống, một cái đòn tre dài, một bao bố rách để bao tay vì
theo giao hẹn cuả gã bộ đội đêm nay hắn chỉ bán dây kẽm gai mà thôi. Hai
người lén đi theo sau là BĐQ N ở Thủ Đức và BĐQ T ở Bình Chánh, sáu cốt
(ống) mìn và "phụ tùng" kèm theo được hai anh cột chặt nằm hàng ngang
ngay sau lưng, bên ngoài mặc áo rộng thùng thình. Hai chúng tôi đi đầu
đưọc một lúc thì gặp gã bộ đội
quen đứng đón với cái đèn pin, lúc đó khoảng 9 giờ tối. Vưà thấy mặt
hắn đã la lớn: "Khẩn trương lên ! Chúng mày vào trễ thế. Bọn chúng nó
đến trước "ăn" cả rồi. Chả còn bao nhiêu đâu" ! Gã bộ đội vưà càu nhàu
vưà dắt chúng tôi đến vài ba nơi để chỉ từng đống bùi nhùi dây kẽm gai
nằm dập vùi trong cỏ, hai người phiá sau vẫn lặng lẽ bám sát chúng tôi.
Gã bộ đội tay cầm cây gậy tre đập đập vào đống kẽm gai vưà nói rõ: "Mấy
đống này hơi rối rắm, chịu khó mà gỡ nhé. Tao tính một đồng một cân
thôi". Anh M hỏi lại: "Thế sớm mai anh vác theo cân gặp ở chuồng bò à"?
Hắn cắt ngang: "Cân kéo chó gì. Tao nhìn biết ngay bao nhiêu cân vì đêm
nào chả bán"! Hắn nói tiếp: "Này ! Mai chúng mày phải ra sớm hơn. Bảy
giờ sáng chúng tao phải
lên ô tô đi Sài Gòn để "diễu binh" đấy"! Nói xong hắn xách đèn pin chạy
biến vào bóng tối.
Anh
M cẩn thận rảo bước một vòng rộng chung quanh để chắc chắn không có ai ở
gần. Khoảng 20 phút sau thì hai BĐQ N và T mới thận trọng tiến tới gặp
chúng tôi. Anh M bảo tôi ngồi tại chỗ vưà gỡ kẽm gai vưà quan sát động
tĩnh, nếu gã bộ đội quay lại hỏi thì nói lớn tiếng hơn bình thường, cứ
nói anh ấy đi gỡ kẽm gai ở đống khác. Tôi ngồi đó một mình trong đêm
vắng, vài con đom đóm lập loè nhảy múa bên những lùm cây. Với cái đèn
pin đạp dưới chân, tôi ngồi cặm cụi cầm chặt cáí kềm để tháo, gỡ những
chỗ rối, cố hạn chế cắt ngắn vì
sợi kẽm càng dài còn có giá. Thỉnh thoảng tôi đứng lên nhìn chung quanh
rồi lại ngồi xuống với công việc, trong ngực tôi quả tim đập dồn dập
liên hồi vì trong đầu cứ lo lắng nghĩ tới ba đồng đội đang loay hoay với
bó thuốc nổ bên trong một kho đạn. Đây là lần hồi hộp và sợ hãi nhiều
nhất mà tôi từng trải qua, sợ hơn cả các lần nằm dưới mưa đạn cuả VC ở
Hạ Lào và Quảng Trị.
Sau
đây là diễn tiến do anh M kể lại từ lúc ba người vác "đồ nghề" đi tới
mục tiêu là cái "k": Lúc đến được các bãi chưá đạn, anh M và N thì nằm
ngoài con đường đất chờ
đợi (gần chiếc xe cháy), riêng anh T thì nằm dài xuống sát bên ngoài bờ
đất cuả ụ chưá đạn để nối các cốt mìn, kíp nổ, hộp kích hoả và đồng hồ
liền vào nhau (hộp kích hoả do anh T tự "chế" từ một đồng hồ điện tử đeo
tay). Sau đó anh nằm ngửa ôm bó mìn rướn người nhích dần vô bên sâu
trong ụ chưá đạn 155 ly. Khoảng 10 phút sau anh bò ra rồi cả ba cùng hối
hả chạy trối chết về chỗ tôi ngồi.
Bốn
người chúng tôi ngay lập tức cùng xúm vô tháo, cắt vv rồi quấn lại được
một vòng dây kẽm gai nặng hơn 60 kg. Anh M thúc giục hai anh N và T mau
chạy theo đường cũ
về hướng Hố Nai, dọc đường nếu xui xẻo gặp bộ đội chặn đường thì cứ nói
đi "mờ sờ" (mua sắt) nhưng bị lạc. Hai anh vội vàng đứng lên, tay cầm
hai ống sắt dài làm vũ khí rồi biến mất trong bóng tối.
Bốn
giờ sáng, tôi và anh M hai người khiêng khoanh kẽm gai tà tà đi về
hướng cũ. Khoanh kẽm gai cứ đong đưa qua lại theo nhịp bước chân làm
chúng tôi chẳng dám đi mau. Cả hai chúng tôi đều ướt đẵm mồ hôi, bàn tay
thì rướm máu và đau rát vì bị cắt ngang cắt dọc. Đi phiá sau nhìn cái
lưng đẵm ướt cuả anh M làm tôi cảm thấy thương mến, kính phục anh hơn
lúc nào
hết. Không biết anh đang nghĩ gì, còn tôi thì cứ nghĩ đến đoạn đường
dài mà mình và đồng đội sẽ tiếp tục chiến đấu khi cộng sản vẫn còn trên
quê hương Việt Nam.
Gần 9 giờ sáng hôm đó, ngày 30 tháng 4 năm 1976, chúng tôi ngồi uống cà phê ở bốn bàn khác nhau như người xa lạ trong một quán nhỏ bên ngoài ga Hố Nai. Bỗng một tiếng nổ lớn từ phiá xa vang lên làm mọi người trong quán nhốn nháo. Ngay sau đó hàng loạt tiếng nổ chát chuá kèm theo. Chúng tôi cũng giả bộ chạy ra ngoài lẫn lộn với đám đông đang hoảng hốt, mọi người đưa tay chỉ về hướng một cột khói đen bốc cao trong khi tiếng nổ vẫn không ngớt vang động. Dọc theo đường lộ, xe cộ đều ngừng lại, tiếng người la hét khắp nơi và bóng người chạy tìm chỗ nấp ở những nơi mà họ tin rắng có thể an toàn. Có ai đó hớn hở la lên: "Tới rồi ! Tới rồi ! Phe ta về rồi" ! Xa xa, một đoàn người đông đúc đang bị VC tập trung đi diễu hành "mừng ngày 30 tháng 4" cũng bỏ chạy tán loạn. Các tấm băng rôn khẩu hiệu, cờ đỏ vv bị vứt nằm chỏng chơ dọc theo con đường, vài cái nón cối nằm lăn lóc bên vỉa hè trong lúc tiếng nổ vẫn ầm ầm từ xa vọng đến
http://viteuu.blogspot.com/
vhp chuyển