Hình Ảnh & Sự Kiện
Vài bí mật về máy bay
Chịu được sét đánh, có một lỗ nhỏ ở cửa máy bay... là những bí mật khó tin về máy bay không nhiều người biết.
Máy bay được chống sét: Máy bay được thiết kế chống sét bởi nó thường xuyên bay trong điều kiện thời tiết có sét. Theo ước tính, mỗi máy bay bị sét đánh ít nhất 1 lần trong năm. Đây là một trong những bí mật khó tin về máy bay không phải ai cũng biết Ảnh: Ethan Miller/Getty Images.
Ngay từ những năm 1930, máy bay đã được thiết kế tính năng bảo vệ trước ảnh hưởng của việc bị sét đánh. Theo đó, máy bay được thiết kế bao đảm tia sét được tán xạ qua các điểm có thiết bị giống anten trên đầu cánh, khiến dòng điện chỉ chạy quanh. Ảnh: Khohoc.tv.
Vỏ máy bay được chế tạo bằng nhôm - dạng vật liệu dẫn điện tốt. Với thiết kế không khe hở trên đường dẫn điện, dòng điện sẽ chỉ chạy dọc qua lớp vỏ ngoài máy bay mà không ảnh hưởng bên trong. Nhờ vậy mà máy bay được giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất khi bị sét đánh.
Lốp máy bay hầu như không bao giờ nổ: Lốp máy bay được thiết kế chịu được tải trọng 38 tấn. Ngay cả khi chạy trên đường băng với tốc độ 274 km/h, lốp máy bay không bị nổ.
Lốp máy bay thông thường được bơm căng với áp suất 200 psi (một psi tương ứng với 6.895 pascal), gấp 6 lần áp suất ở lốp xe hơi để duy trì độ bền của lớp. Ảnh: Bizlive.vn.
Mỗi chiếc lốp máy bay có thể chạy trên mặt đất 500 lần trước khi cần thay hoa lốp (bề mặt ngoài tiếp xúc với mặt đường). Ảnh: Kyluc.vn.
Tắt đèn/chuyển sang ánh sáng mờ khi máy bay hạ cánh: Khi máy bay hạ cánh vào ban đêm, phi công thường chuyển sang ánh sáng mờ hoặc tắt đèn để phòng trường hợp hành khách cần phải sơ tán; không có nhiều hành khách biết được lý do vì sao lại làm như vậy. Theo các chuyên gia hàng không, hành động trên giúp mắt của hành khách được điều chỉnh quen với bóng tối và nhờ đó có thể nhìn bên ngoài tốt hơn. Ảnh: Shutterstock.
Cửa sổ máy bay luôn có lỗ nhỏ: Nếu chú ý kỹ, mọi người sẽ nhìn thấy cửa sổ máy bay luôn có lỗ nhỏ. Lỗ nhỏ trên cửa sổ máy bay giúp duy trì áp suất không khí ở mức an toàn bên trong cabin, đồng thời thoát hơi nước khiến cửa sổ không bị mờ đi. Ảnh: KhoaHoc.tv.
Cửa sổ máy bay được thiết kế gồm 3 tấm kính riêng biệt (bên ngoài, ở giữa, bên trong). Lỗ nhỏ xíu ở tấm kính giữa còn được gọi là "lỗ thở", giúp cân bằng áp suất không khí trong khoang hành khách và khoảng trống nhỏ, nằm giữa tấm kính ở giữa và tấm kính bên ngoài.
Điều này có nghĩa, tấm kính lớp ngoài cùng chịu hết áp lực, trong khi tấm kính giữa đóng vai trò dự phòng an toàn. Mặc dù không chịu lực nhưng tấm kính ở trong cùng có vai trò bảo vệ tấm kính giữa và tấm kính ngoài cùng khỏi những hư hại có thể gây ra bởi hành khách.
Theo Kiến Thức
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Vài bí mật về máy bay
Chịu được sét đánh, có một lỗ nhỏ ở cửa máy bay... là những bí mật khó tin về máy bay không nhiều người biết.
Máy bay được chống sét: Máy bay được thiết kế chống sét bởi nó thường xuyên bay trong điều kiện thời tiết có sét. Theo ước tính, mỗi máy bay bị sét đánh ít nhất 1 lần trong năm. Đây là một trong những bí mật khó tin về máy bay không phải ai cũng biết Ảnh: Ethan Miller/Getty Images.
Ngay từ những năm 1930, máy bay đã được thiết kế tính năng bảo vệ trước ảnh hưởng của việc bị sét đánh. Theo đó, máy bay được thiết kế bao đảm tia sét được tán xạ qua các điểm có thiết bị giống anten trên đầu cánh, khiến dòng điện chỉ chạy quanh. Ảnh: Khohoc.tv.
Vỏ máy bay được chế tạo bằng nhôm - dạng vật liệu dẫn điện tốt. Với thiết kế không khe hở trên đường dẫn điện, dòng điện sẽ chỉ chạy dọc qua lớp vỏ ngoài máy bay mà không ảnh hưởng bên trong. Nhờ vậy mà máy bay được giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất khi bị sét đánh.
Lốp máy bay hầu như không bao giờ nổ: Lốp máy bay được thiết kế chịu được tải trọng 38 tấn. Ngay cả khi chạy trên đường băng với tốc độ 274 km/h, lốp máy bay không bị nổ.
Lốp máy bay thông thường được bơm căng với áp suất 200 psi (một psi tương ứng với 6.895 pascal), gấp 6 lần áp suất ở lốp xe hơi để duy trì độ bền của lớp. Ảnh: Bizlive.vn.
Mỗi chiếc lốp máy bay có thể chạy trên mặt đất 500 lần trước khi cần thay hoa lốp (bề mặt ngoài tiếp xúc với mặt đường). Ảnh: Kyluc.vn.
Tắt đèn/chuyển sang ánh sáng mờ khi máy bay hạ cánh: Khi máy bay hạ cánh vào ban đêm, phi công thường chuyển sang ánh sáng mờ hoặc tắt đèn để phòng trường hợp hành khách cần phải sơ tán; không có nhiều hành khách biết được lý do vì sao lại làm như vậy. Theo các chuyên gia hàng không, hành động trên giúp mắt của hành khách được điều chỉnh quen với bóng tối và nhờ đó có thể nhìn bên ngoài tốt hơn. Ảnh: Shutterstock.
Cửa sổ máy bay luôn có lỗ nhỏ: Nếu chú ý kỹ, mọi người sẽ nhìn thấy cửa sổ máy bay luôn có lỗ nhỏ. Lỗ nhỏ trên cửa sổ máy bay giúp duy trì áp suất không khí ở mức an toàn bên trong cabin, đồng thời thoát hơi nước khiến cửa sổ không bị mờ đi. Ảnh: KhoaHoc.tv.
Cửa sổ máy bay được thiết kế gồm 3 tấm kính riêng biệt (bên ngoài, ở giữa, bên trong). Lỗ nhỏ xíu ở tấm kính giữa còn được gọi là "lỗ thở", giúp cân bằng áp suất không khí trong khoang hành khách và khoảng trống nhỏ, nằm giữa tấm kính ở giữa và tấm kính bên ngoài.
Điều này có nghĩa, tấm kính lớp ngoài cùng chịu hết áp lực, trong khi tấm kính giữa đóng vai trò dự phòng an toàn. Mặc dù không chịu lực nhưng tấm kính ở trong cùng có vai trò bảo vệ tấm kính giữa và tấm kính ngoài cùng khỏi những hư hại có thể gây ra bởi hành khách.
Theo Kiến Thức
Hoang Pham chuyen