Truyện Ngắn & Phóng Sự

Vài kỷ niệm về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh & Tướng Lê Nguyên Vỹ - Triệu Vũ

Khoảng trung tuần tháng 12-1974, từ phía Ðông Bắc căn cứ Lai Khê, tin dữ đưa về: Việt Cộng tấn công một số chi khu của tỉnh Phước Long như Ðôn Luân


http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_TQ/HA/nhtLeNguyenVy_240x315T2.png

Khoảng trung tuần tháng 12-1974, từ phía Ðông Bắc căn cứ Lai Khê, tin dữ đưa về: Việt Cộng tấn công một số chi khu của tỉnh Phước Long như Ðôn Luân, Ðức Phong và đang uy hiếp tỉnh lỵ. Mọi liên lạc tiếp viện, yểm trợ không thể dùng đường bộ, chỉ hoàn toàn trông vào không lực VNCH. Trong khi phi trường Biên Hòa, phi trường Phước Long, và BTL/SÐ5 bị pháo liên tục thì Sư đoàn 7 của địch, có tăng và pháo yểm trợ mỗi ngày một siết chặt vòng vây quanh Phước Long. Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn III đã không vận tăng cường đến Phước Long lực lượng Biệt Cách Dù, một tiểu đoàn bộ binh và 3 đại đội trinh sát. Ngoài ra rất nhiều phi tuần đánh bom quanh tỉnh lỵ. Nhưng vì đánh giặc theo kiểu “con nhà nghèo”, bắn một viên đạn, thả một trái bom đều phải tính thành tiền, vả lại làm gì còn B52 trải bom thảm theo yêu cầu nữa, lại không còn một lực lượng Tổng Trừ Bị nào tăng phái cho Quân Ðoàn, vì thế Phước Long chỉ cầm cự được thêm ít lâu và thất thủ vào ngày 6-1-1974. Ðây là tỉnh lỵ đầu tiên của VNCH bị địch lấn chiếm trong chiến dịch “tầm ăn dâu” hay là “giành dân lấn đất”.

Không biết do áp lực nào, Tổng Thống Thiệu đưa Tướng Dư Quốc Ðống về thay Tướng Thuần. Hình như Tướng Ðống cũng lập kế hoạch giải tỏa và cần tăng viện một sư đoàn, nhưng không được đáp ứng vì không đủ quân, nên có ý xin từ chức. Rồi vài tháng sau, Tướng Nguyễn Văn Toàn thay Tướng Ðống. Tướng Thuần, Ðống hoặc Toàn làm tư lệnh, Phước Long vẫn nằm trong tay Việt Cộng và hình như Phủ Tổng Thống hay Bộ Tổng Tham Mưu đã quay mặt với lý do nơi đây không phải là vị trí chiến lược quan trọng. Chỉ trong vòng 3 tháng mà hai lần thay Tư Lệnh quân đoàn bảo vệ Saigon. Rồi lại một tin không vui từ Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn III truyền đi: Tướng Hiếu đã tử nạn!!! Nghe tin này, người ta thực hoang mang và xúc động.

Trong khi đó, sau khi chiếm được Phước Long, Việt Cộng tảng lờ những chống đối, lên án, tại Ủy ban kiểm soát đình chiến, tại Ban liên hợp quân sự v.v... cứ khăng khăng “chỉ đánh trả lại những vi phạm Hiệp định Paris” của VNCH. Quan trọng hơn hết, Hoa Kỳ không có phản ứng, hoặc phản ứng lấy lệ. Dĩ nhiên, đối với Hoa Kỳ, chiến tranh VN đã là dĩ vãng. Kể từ năm 1967, họ đã từng bước lập kế hoạch, nào là thư từ qua lại, nào là đi đêm, hoạt động con thoi, nào là qua trung gian các cường quốc rồi chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, rồi leo thang, rồi ném bom Hà Nội v.v... Cuối cùng, gần 6 năm sau, đúng nửa đêm ngày 27 rạng 28-1-1973 giờ quốc tế, có một bản văn được ký kết tại Hội nghị Paris với tên gọi “Hiệp Ðịnh về Chấm Dứt Chiến Tranh và Tái Lập Hòa Bình tại Việt Nam” theo nhu cầu và quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ. Hơn 60,000 lính tác chiến Mỹ còn lại đã triệt thoái. Hầu hết tù binh Mỹ được phóng thích, kể cả Ðại tá Không quân John McCain - đương kim ứng cử viên Tổng thống Mỹ - sau hơn 5 năm đủ mùi vị đầy đọa, hạ nhục tại Hỏa Lò Hà Nội. Dù chẳng phải không tiên liệu được tham tâm nhất thống miền Nam của Lê Duẩn và Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, nhưng TT Nixon và Ngoại trưởng Kissinger không có một lựa chọn nào khác, đành vui hưởng cái gọi là “hòa bình trong danh dự” [peace with honor] từ Mùa Xuân 1973. (Không biết đây có phải là Mỹ đã “thua” và phải “tháo chạy” như có người đã nhận xét?)

Tại Bộ Tư Lệnh SÐ5BB, đầu năm 1975, Ðại Tá Từ Vấn giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng thay Ðại Tá Chinh xin thuyên chuyển về trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang. Ðại Tá Nguyễn Mạnh Tường, theo trên cho biết, có liên hệ đến vụ đảo chánh 11-11-1960, nên không được chấp thuận chức vụ Tham Mưu Trưởng. Tướng Vỹ chỉ định Ông làm Phụ Tá Hành Quân.

Nhìn chung Quân đội VNCH giai đoạn này, đã ở thế thủ. Viện trợ quân sự bị cắt giảm nhiều, không đủ lực mở những cuộc hành quân quy mô, có tăng, có pháo và phi cơ yểm trợ đầy đủ như trước. Tướng Vỹ cho biết, trong tình hình xấu nhất, Ông có thể cầm cự 6 tháng không cần tiếp tế.

Nhưng Hà Nội bắt đầu phát động chiến dịch Xuân-Hè 1975, với hy vọng làm ăn ở miền Tây nguyên. Ba sư đoàn Bắc quân, được tăng pháo và đặc công yểm trợ, tấn công và chiếm được thị xã Ban Mê Thuột, nơi đặt Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB vào thượng tuần tháng 3-1975. Tư lệnh Quân đoàn II và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị bất ngờ. Giữa lúc các lực lượng cơ hữu của QÐ II đang lo tái chiếm Ban Mê Thuột, TT Thiệu triệu tập một phiên họp mật với Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên và Trung Tướng Ðặng Văn Quang tại hành lang Dinh Ðộc Lập, tiết lộ đã quyết định triệt thoái khỏi Pleiku và Vùng I chiến thuật, rút về lập tuyến phòng thủ Phan Rang-Ban Mê Thuột. Lý do chính là phái đoàn Nghị sĩ mới từ Mỹ về cho biết viện trợ tài khóa 1975-1976 lại bị cắt giảm. TT Thiệu đành phải thực hiện chiến lược “đầu bé, đít to” - cắt nhỏ dần lãnh thổ kiểm soát, cốt sao giữ được Vùng III và Vùng IV. Quyết định này được thông báo cho Tướng Trưởng ngày 12-3-1975: Hoàn trả Nhảy Dù về Sài Gòn; nếu cần, triệt thoái Huế, về giữ Ðà Nẵng. Hai ngày sau, TT Thiệu cùng các Tướng Khiêm, Viên và Quang bay ra Cam Ranh, họp mật với Tướng Phạm Văn Phú, và cho lệnh triệt thoái Kontum-Pleiku. Tướng Phú đề nghị cho hành quân cấp Quân Ðoàn dài theo Quốc lộ 7-B - từ ngã ba Thuần Mẫn trên lộ 14, xuống Cheo Reo (Phú Bổn), Củng Sơn, rồi Tuy Hòa. Vì lý do “bảo mật”, ngay ngày 16-3, toàn bộ lực lượng QÐ II bắt đầu rút khỏi Pleiku. Các lực lượng Cảnh sát, Ðịa Phương Quân và Nghĩa quân đều bị bỏ lại. Ngay trong đêm 16-3, hỗn loạn đã bùng nổ ở Pleiku, khi Sư Ðoàn 6 Không Quân di tản gia đình và thân nhân. Hàng chục ngàn dân chúng Pleiku thu góp tài sản đổ về đường 7-B. Văn Tiến Dũng, dù bất ngờ, cũng sai quân đuổi theo truy kích. Ðoàn di tản bị kẹt đọng lại ở Cheo Reo, và rồi Củng Sơn. Quốc lộ 7-B trở thành địa ngục trần gian cho những quân nhân QÐ II di tản. Toàn bộ xe tăng, thiết giáp và pháo bị lọt vào tay CSBV. Chưa đầy 5,000 người di tản tìm được về Tuy Hòa. Tư lệnh lực lượng bảo vệ, Chuẩn Tướng Tất, bị bắt sống. Trực thăng cứu thoát được Chuẩn Tướng Cẩm, Tư lệnh phó QÐ II, về Tuy Hòa, nhưng sau này vẫn lọt vào tay CS.

Lý do TT Thiệu ra lệnh triệt thoái, tới nay vẫn còn là dấu hỏi lớn, vì đã mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của miền Nam Việt Nam. Người ta nghĩ rằng trước khi trở thành Tổng Thống, Ông đã là một Trung Tướng, đã là Bộ Trưởng Quốc Phòng, vậy thì đằng sau quyết định đó, có ẩn ý gì...? Chỉ chắc một điều là quyết định này không do Mỹ chỉ thị để có thể “tháo chạy”. Ðại tướng Khiêm và Trung tướng Quang đã khiến các nhân viên Mỹ cực kỳ bực dọc vì không thông báo cho Mỹ biết việc này, khiến các nhân viên Mỹ ở vùng II và Vùng I thất điên bát đảo.

Hạ tuần tháng 3-1975, sau khi cuộc triệt thoái cao nguyên trở thành thảm bại, TT Thiệu cho lệnh Tướng Trưởng bỏ ngỏ các tỉnh Quân khu I, rút về tử thủ Ðà Nẵng. Nhưng ngày 29-3, Ðà Nẵng bị bỏ ngỏ. Các tỉnh duyên hải miền Trung cũng lần lượt sụp đổ như lâu đài trên bãi cát. Ngay đến Phan Rang, quê hương của TT Thiệu, cũng di tản từ ngày 2-4-1975.

Lữ Ðoàn 3 Dù đang trên tàu về Sài Gòn, được lệnh đổ bộ xuống Nha Trang, rồi từ đây kéo lên Khánh Dương, chốt chặn mức tiến của SÐ 10 CSBV. Một Lữ đoàn Dù khác, cùng tàn quân SÐ 2 BB và SÐ 6 KQ, được điều ra Phan Rang lập Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Ðoàn III. Nhưng chốt phòng thủ chiến lược này bị cánh quân miền Ðông của Lê Trọng Tấn, với quân số hơn 1 quân đoàn, diệt gọn trong hai ngày 16/17-4-1975.

Ngày 18-4-1975, Long Khánh bỏ ngỏ. Tướng Toàn phải di tản Không quân xuống Cần Thơ. Mặc dù hai Sư Ðoàn 25 BB và 5 BB còn trấn giữ phía Tây Bắc và Bắc Sài Gòn, tình thế đã tuyệt vọng. Bắc quân lên tới hơn 3 quân đoàn, với tăng, pháo hợp đồng.

Tối 21-4-1975, TT Thiệu bàn giao cho Phó TT Trần Văn Hương, để “trở lại chiến đấu bên các chiến hữu”. Nhưng bốn ngày sau, hai ông Thiệu, Khiêm bí mật rời Sài Gòn bằng phi cơ Mỹ. TT Hương cũng chỉ ở Dinh Ðộc Lập được một tuần lễ, rồi ủy quyền cho Quốc Hội. Chiều ngày Thứ Hai, 28-4-1975, Ðại Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống - với hy vọng đạt một giải pháp màu hồng với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Ðiều Tướng Minh và nhiều chuyên gia ngoại quốc không biết là vai trò MTDT/GPMN đã hầu như chấm dứt. Lê Duẩn - người không ngừng cổ võ “cách mạng là tấn công” - cho lệnh phải giải quyết càng sớm càng tốt, nếu có thể trước năm 1976 như dự định.

Tướng Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu không chọn đường tử thủ. Sáng ngày 29-4-1975, Thủ Tướng Mẫu chính thức yêu cầu người Mỹ rút khỏi VN, đóng cửa văn phòng tùy viên quân sự (DAO) - một bước ngoại giao có tính toán giúp Mỹ rảnh tay ra đi.

Cũng ngày 29-4-1975 này, Tướng Toàn và Bộ Tư Lệnh QÐ III từ Biên Hòa di chuyển về Gò Vấp, 5km Bắc Thủ đô Sài Gòn. Riêng Sư Ðoàn 5, lực lượng vẫn bảo toàn nguyên vẹn. Theo Tướng Vỹ, có thể địch tránh không muốn đụng SÐ5, nên chúng pháo cầm chân và tiến quân về Sàigòn theo hai hướng Ðông và Tây của Lai Khê, đồng thời đặt các nút chặn phía Nam của Lai Khê, Bình Dương. Sư Ðoàn 5 cũng được lệnh chuẩn bị di chuyển về phía Nam để tái phối trí. Sáng 30 tháng 4-1975, sau buổi họp Tham Mưu thường lệ chừng một tiếng đồng hồ, người ta bàng hoàng nghe tin TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ông còn nhân danh Tổng Tư Lệnh Quân Ðội ra lệnh cho quân nhân các cấp buông súng, chờ bàn giao! Ðúng là sét đánh ngang tai!

Tướng Vỹ lúc đó ưu tư nhiều, vẻ mặt trầm lặng, khác với bản tánh thường ngày. Ông tâm sự với một số sĩ quan tham mưu thu hẹp bên cạnh, với nét mặt bình thản khác thường: “Lệnh trên đã ban ra, phải thi hành. Hơn nữa, con em người ta giao cho mình, không lẽ đem nướng vào giờ thứ 25 sao? Ðối với các anh em thì tùy ý quyết định”. Xong Ông đi về phía trailer [phòng lưu động của quân đội] dùng làm phòng ngủ riêng cho Tư Lệnh.

Ít phút sau, hai tiếng nổ khô khan vọng ra. Mọi người hốt hoảng chạy tới. Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng ngắn của Ông để tự sát. Vết đạn xuyên từ phía dưới cằm lên đầu. Các Sĩ Quan hiện diện kính cẩn nghiêng mình, không cầm được nước mắt. Lúc ấy là 12 giờ rưỡi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Trong khi mọi người vội vã đưa thi hài Tướng Vỹ an táng tạm trong vòng đai căn cứ thì phía ngoài hàng rào, Việt Cộng dùng loa phóng thanh, âm lượng thật lớn kêu gọi mọi người bên trong đầu hàng. Khoảng 3 giờ chiều, Bộ Tham Mưu và các đơn vị mới tự động rời khỏi căn cứ, không có súng nổ. Nhưng mới qua khỏi quận lỵ Bến Cát, bị địch chận lại, tịch thu tất cả vũ khí, quân trang dụng. Hạ sĩ quan trở xuống cho tự túc về địa phương, sĩ quan giữ lại, phân theo cấp bậc để đưa đi tù. Trang quân sử về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh chấm dứt ở thời điểm này.

* * *

Từ lâu, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, rồi sau những năm tháng bị Việt Cộng giam cầm, hành hạ, tôi đã có ý định ghi lại vài kỷ niệm về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh và Tướng Lê Nguyên Vỹ. Ðã gần 33 năm trôi qua, tôi chưa thực hiện được ý nguyện này. Khi còn ở trong nước cũng như kể từ khi định cư tại Mỹ mười mấy năm trước, biết bao nhiêu câu hỏi của bằng hữu, của đồng đội, của người thân xoáy sâu mãi trong tâm trí tôi. Ai cũng yêu cầu tôi nói đôi điều về Tướng Vỹ. Tôi biết ở đâu đó, rải rác một vài dòng trên báo chí, hay vài phút trong một chương trình phát thanh tiếng Việt, không đủ thỏa mãn người đọc, người nghe. Lại nữa, tôi là một sĩ quan của Sư Ðoàn 5BB, suốt 10 năm rưỡi trong quân ngũ, 2 năm dành cho quân trường và một đơn vị ngoài SÐ, 8 năm rưỡi còn lại dành cho Sư Ðoàn 5 và tôi đã khoác quân phục mang phù hiệu SÐ5 tới ngày cuối cùng. Ai mà không hãnh diện khi có dịp nhắc đến đơn vị của mình, lại còn hãnh diện hơn nữa khi nhắc đến cấp chỉ huy đơn vị đã anh dũng, can đảm tuẫn tiết, quyết không chấp nhận đầu hàng địch. Ngày nào chưa ghi được đôi dòng, dù là không đầy đủ lắm về Tướng Lê Nguyên Vỹ, tôi còn rất áy náy, như gánh nặng chưa trút xuống được và thấy mình mắc một món nợ chưa kịp trả. Món nợ ấy là niềm hãnh diện mà Tướng Vỹ đem lại cho SÐ5 BB nói riêng và Quân lực VNCH nói chung. Tướng Vỹ là người lính chiến đấu ngoài mặt trận với đầy đủ cái Oai cái Dũng của nhà Tướng. Tôi cũng muốn nhắc nhở một sự thực mà người ta muốn chối bỏ là Miền Nam có nhiều dũng tướng, thành mất, Tướng phải chết theo thành, như Tướng Lê Nguyên Vỹ đã làm.

30 tháng 4-1975, ngày tang lớn. Những bàng hoàng, xúc động sau 33 năm, nay đã lắng dịu phần nào. Cuộc sống nơi xứ người và tuổi 70 khiến tâm trí tôi bình thản hơn. Ðôi dòng đơn sơ trên là những sự thực về Tướng Vỹ mà tôi biết, dĩ nhiên chưa phải là tất cả. Dẫu sao, đây là những dòng tâm thành, thay nén nhang dâng lên tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Lê Nguyên Vỹ nhân ngày giỗ thứ 33 của người.

Triệu Vũ

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vài kỷ niệm về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh & Tướng Lê Nguyên Vỹ - Triệu Vũ

Khoảng trung tuần tháng 12-1974, từ phía Ðông Bắc căn cứ Lai Khê, tin dữ đưa về: Việt Cộng tấn công một số chi khu của tỉnh Phước Long như Ðôn Luân


http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_TQ/HA/nhtLeNguyenVy_240x315T2.png

Khoảng trung tuần tháng 12-1974, từ phía Ðông Bắc căn cứ Lai Khê, tin dữ đưa về: Việt Cộng tấn công một số chi khu của tỉnh Phước Long như Ðôn Luân, Ðức Phong và đang uy hiếp tỉnh lỵ. Mọi liên lạc tiếp viện, yểm trợ không thể dùng đường bộ, chỉ hoàn toàn trông vào không lực VNCH. Trong khi phi trường Biên Hòa, phi trường Phước Long, và BTL/SÐ5 bị pháo liên tục thì Sư đoàn 7 của địch, có tăng và pháo yểm trợ mỗi ngày một siết chặt vòng vây quanh Phước Long. Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn III đã không vận tăng cường đến Phước Long lực lượng Biệt Cách Dù, một tiểu đoàn bộ binh và 3 đại đội trinh sát. Ngoài ra rất nhiều phi tuần đánh bom quanh tỉnh lỵ. Nhưng vì đánh giặc theo kiểu “con nhà nghèo”, bắn một viên đạn, thả một trái bom đều phải tính thành tiền, vả lại làm gì còn B52 trải bom thảm theo yêu cầu nữa, lại không còn một lực lượng Tổng Trừ Bị nào tăng phái cho Quân Ðoàn, vì thế Phước Long chỉ cầm cự được thêm ít lâu và thất thủ vào ngày 6-1-1974. Ðây là tỉnh lỵ đầu tiên của VNCH bị địch lấn chiếm trong chiến dịch “tầm ăn dâu” hay là “giành dân lấn đất”.

Không biết do áp lực nào, Tổng Thống Thiệu đưa Tướng Dư Quốc Ðống về thay Tướng Thuần. Hình như Tướng Ðống cũng lập kế hoạch giải tỏa và cần tăng viện một sư đoàn, nhưng không được đáp ứng vì không đủ quân, nên có ý xin từ chức. Rồi vài tháng sau, Tướng Nguyễn Văn Toàn thay Tướng Ðống. Tướng Thuần, Ðống hoặc Toàn làm tư lệnh, Phước Long vẫn nằm trong tay Việt Cộng và hình như Phủ Tổng Thống hay Bộ Tổng Tham Mưu đã quay mặt với lý do nơi đây không phải là vị trí chiến lược quan trọng. Chỉ trong vòng 3 tháng mà hai lần thay Tư Lệnh quân đoàn bảo vệ Saigon. Rồi lại một tin không vui từ Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn III truyền đi: Tướng Hiếu đã tử nạn!!! Nghe tin này, người ta thực hoang mang và xúc động.

Trong khi đó, sau khi chiếm được Phước Long, Việt Cộng tảng lờ những chống đối, lên án, tại Ủy ban kiểm soát đình chiến, tại Ban liên hợp quân sự v.v... cứ khăng khăng “chỉ đánh trả lại những vi phạm Hiệp định Paris” của VNCH. Quan trọng hơn hết, Hoa Kỳ không có phản ứng, hoặc phản ứng lấy lệ. Dĩ nhiên, đối với Hoa Kỳ, chiến tranh VN đã là dĩ vãng. Kể từ năm 1967, họ đã từng bước lập kế hoạch, nào là thư từ qua lại, nào là đi đêm, hoạt động con thoi, nào là qua trung gian các cường quốc rồi chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, rồi leo thang, rồi ném bom Hà Nội v.v... Cuối cùng, gần 6 năm sau, đúng nửa đêm ngày 27 rạng 28-1-1973 giờ quốc tế, có một bản văn được ký kết tại Hội nghị Paris với tên gọi “Hiệp Ðịnh về Chấm Dứt Chiến Tranh và Tái Lập Hòa Bình tại Việt Nam” theo nhu cầu và quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ. Hơn 60,000 lính tác chiến Mỹ còn lại đã triệt thoái. Hầu hết tù binh Mỹ được phóng thích, kể cả Ðại tá Không quân John McCain - đương kim ứng cử viên Tổng thống Mỹ - sau hơn 5 năm đủ mùi vị đầy đọa, hạ nhục tại Hỏa Lò Hà Nội. Dù chẳng phải không tiên liệu được tham tâm nhất thống miền Nam của Lê Duẩn và Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, nhưng TT Nixon và Ngoại trưởng Kissinger không có một lựa chọn nào khác, đành vui hưởng cái gọi là “hòa bình trong danh dự” [peace with honor] từ Mùa Xuân 1973. (Không biết đây có phải là Mỹ đã “thua” và phải “tháo chạy” như có người đã nhận xét?)

Tại Bộ Tư Lệnh SÐ5BB, đầu năm 1975, Ðại Tá Từ Vấn giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng thay Ðại Tá Chinh xin thuyên chuyển về trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang. Ðại Tá Nguyễn Mạnh Tường, theo trên cho biết, có liên hệ đến vụ đảo chánh 11-11-1960, nên không được chấp thuận chức vụ Tham Mưu Trưởng. Tướng Vỹ chỉ định Ông làm Phụ Tá Hành Quân.

Nhìn chung Quân đội VNCH giai đoạn này, đã ở thế thủ. Viện trợ quân sự bị cắt giảm nhiều, không đủ lực mở những cuộc hành quân quy mô, có tăng, có pháo và phi cơ yểm trợ đầy đủ như trước. Tướng Vỹ cho biết, trong tình hình xấu nhất, Ông có thể cầm cự 6 tháng không cần tiếp tế.

Nhưng Hà Nội bắt đầu phát động chiến dịch Xuân-Hè 1975, với hy vọng làm ăn ở miền Tây nguyên. Ba sư đoàn Bắc quân, được tăng pháo và đặc công yểm trợ, tấn công và chiếm được thị xã Ban Mê Thuột, nơi đặt Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB vào thượng tuần tháng 3-1975. Tư lệnh Quân đoàn II và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị bất ngờ. Giữa lúc các lực lượng cơ hữu của QÐ II đang lo tái chiếm Ban Mê Thuột, TT Thiệu triệu tập một phiên họp mật với Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên và Trung Tướng Ðặng Văn Quang tại hành lang Dinh Ðộc Lập, tiết lộ đã quyết định triệt thoái khỏi Pleiku và Vùng I chiến thuật, rút về lập tuyến phòng thủ Phan Rang-Ban Mê Thuột. Lý do chính là phái đoàn Nghị sĩ mới từ Mỹ về cho biết viện trợ tài khóa 1975-1976 lại bị cắt giảm. TT Thiệu đành phải thực hiện chiến lược “đầu bé, đít to” - cắt nhỏ dần lãnh thổ kiểm soát, cốt sao giữ được Vùng III và Vùng IV. Quyết định này được thông báo cho Tướng Trưởng ngày 12-3-1975: Hoàn trả Nhảy Dù về Sài Gòn; nếu cần, triệt thoái Huế, về giữ Ðà Nẵng. Hai ngày sau, TT Thiệu cùng các Tướng Khiêm, Viên và Quang bay ra Cam Ranh, họp mật với Tướng Phạm Văn Phú, và cho lệnh triệt thoái Kontum-Pleiku. Tướng Phú đề nghị cho hành quân cấp Quân Ðoàn dài theo Quốc lộ 7-B - từ ngã ba Thuần Mẫn trên lộ 14, xuống Cheo Reo (Phú Bổn), Củng Sơn, rồi Tuy Hòa. Vì lý do “bảo mật”, ngay ngày 16-3, toàn bộ lực lượng QÐ II bắt đầu rút khỏi Pleiku. Các lực lượng Cảnh sát, Ðịa Phương Quân và Nghĩa quân đều bị bỏ lại. Ngay trong đêm 16-3, hỗn loạn đã bùng nổ ở Pleiku, khi Sư Ðoàn 6 Không Quân di tản gia đình và thân nhân. Hàng chục ngàn dân chúng Pleiku thu góp tài sản đổ về đường 7-B. Văn Tiến Dũng, dù bất ngờ, cũng sai quân đuổi theo truy kích. Ðoàn di tản bị kẹt đọng lại ở Cheo Reo, và rồi Củng Sơn. Quốc lộ 7-B trở thành địa ngục trần gian cho những quân nhân QÐ II di tản. Toàn bộ xe tăng, thiết giáp và pháo bị lọt vào tay CSBV. Chưa đầy 5,000 người di tản tìm được về Tuy Hòa. Tư lệnh lực lượng bảo vệ, Chuẩn Tướng Tất, bị bắt sống. Trực thăng cứu thoát được Chuẩn Tướng Cẩm, Tư lệnh phó QÐ II, về Tuy Hòa, nhưng sau này vẫn lọt vào tay CS.

Lý do TT Thiệu ra lệnh triệt thoái, tới nay vẫn còn là dấu hỏi lớn, vì đã mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của miền Nam Việt Nam. Người ta nghĩ rằng trước khi trở thành Tổng Thống, Ông đã là một Trung Tướng, đã là Bộ Trưởng Quốc Phòng, vậy thì đằng sau quyết định đó, có ẩn ý gì...? Chỉ chắc một điều là quyết định này không do Mỹ chỉ thị để có thể “tháo chạy”. Ðại tướng Khiêm và Trung tướng Quang đã khiến các nhân viên Mỹ cực kỳ bực dọc vì không thông báo cho Mỹ biết việc này, khiến các nhân viên Mỹ ở vùng II và Vùng I thất điên bát đảo.

Hạ tuần tháng 3-1975, sau khi cuộc triệt thoái cao nguyên trở thành thảm bại, TT Thiệu cho lệnh Tướng Trưởng bỏ ngỏ các tỉnh Quân khu I, rút về tử thủ Ðà Nẵng. Nhưng ngày 29-3, Ðà Nẵng bị bỏ ngỏ. Các tỉnh duyên hải miền Trung cũng lần lượt sụp đổ như lâu đài trên bãi cát. Ngay đến Phan Rang, quê hương của TT Thiệu, cũng di tản từ ngày 2-4-1975.

Lữ Ðoàn 3 Dù đang trên tàu về Sài Gòn, được lệnh đổ bộ xuống Nha Trang, rồi từ đây kéo lên Khánh Dương, chốt chặn mức tiến của SÐ 10 CSBV. Một Lữ đoàn Dù khác, cùng tàn quân SÐ 2 BB và SÐ 6 KQ, được điều ra Phan Rang lập Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Ðoàn III. Nhưng chốt phòng thủ chiến lược này bị cánh quân miền Ðông của Lê Trọng Tấn, với quân số hơn 1 quân đoàn, diệt gọn trong hai ngày 16/17-4-1975.

Ngày 18-4-1975, Long Khánh bỏ ngỏ. Tướng Toàn phải di tản Không quân xuống Cần Thơ. Mặc dù hai Sư Ðoàn 25 BB và 5 BB còn trấn giữ phía Tây Bắc và Bắc Sài Gòn, tình thế đã tuyệt vọng. Bắc quân lên tới hơn 3 quân đoàn, với tăng, pháo hợp đồng.

Tối 21-4-1975, TT Thiệu bàn giao cho Phó TT Trần Văn Hương, để “trở lại chiến đấu bên các chiến hữu”. Nhưng bốn ngày sau, hai ông Thiệu, Khiêm bí mật rời Sài Gòn bằng phi cơ Mỹ. TT Hương cũng chỉ ở Dinh Ðộc Lập được một tuần lễ, rồi ủy quyền cho Quốc Hội. Chiều ngày Thứ Hai, 28-4-1975, Ðại Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống - với hy vọng đạt một giải pháp màu hồng với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Ðiều Tướng Minh và nhiều chuyên gia ngoại quốc không biết là vai trò MTDT/GPMN đã hầu như chấm dứt. Lê Duẩn - người không ngừng cổ võ “cách mạng là tấn công” - cho lệnh phải giải quyết càng sớm càng tốt, nếu có thể trước năm 1976 như dự định.

Tướng Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu không chọn đường tử thủ. Sáng ngày 29-4-1975, Thủ Tướng Mẫu chính thức yêu cầu người Mỹ rút khỏi VN, đóng cửa văn phòng tùy viên quân sự (DAO) - một bước ngoại giao có tính toán giúp Mỹ rảnh tay ra đi.

Cũng ngày 29-4-1975 này, Tướng Toàn và Bộ Tư Lệnh QÐ III từ Biên Hòa di chuyển về Gò Vấp, 5km Bắc Thủ đô Sài Gòn. Riêng Sư Ðoàn 5, lực lượng vẫn bảo toàn nguyên vẹn. Theo Tướng Vỹ, có thể địch tránh không muốn đụng SÐ5, nên chúng pháo cầm chân và tiến quân về Sàigòn theo hai hướng Ðông và Tây của Lai Khê, đồng thời đặt các nút chặn phía Nam của Lai Khê, Bình Dương. Sư Ðoàn 5 cũng được lệnh chuẩn bị di chuyển về phía Nam để tái phối trí. Sáng 30 tháng 4-1975, sau buổi họp Tham Mưu thường lệ chừng một tiếng đồng hồ, người ta bàng hoàng nghe tin TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ông còn nhân danh Tổng Tư Lệnh Quân Ðội ra lệnh cho quân nhân các cấp buông súng, chờ bàn giao! Ðúng là sét đánh ngang tai!

Tướng Vỹ lúc đó ưu tư nhiều, vẻ mặt trầm lặng, khác với bản tánh thường ngày. Ông tâm sự với một số sĩ quan tham mưu thu hẹp bên cạnh, với nét mặt bình thản khác thường: “Lệnh trên đã ban ra, phải thi hành. Hơn nữa, con em người ta giao cho mình, không lẽ đem nướng vào giờ thứ 25 sao? Ðối với các anh em thì tùy ý quyết định”. Xong Ông đi về phía trailer [phòng lưu động của quân đội] dùng làm phòng ngủ riêng cho Tư Lệnh.

Ít phút sau, hai tiếng nổ khô khan vọng ra. Mọi người hốt hoảng chạy tới. Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng ngắn của Ông để tự sát. Vết đạn xuyên từ phía dưới cằm lên đầu. Các Sĩ Quan hiện diện kính cẩn nghiêng mình, không cầm được nước mắt. Lúc ấy là 12 giờ rưỡi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Trong khi mọi người vội vã đưa thi hài Tướng Vỹ an táng tạm trong vòng đai căn cứ thì phía ngoài hàng rào, Việt Cộng dùng loa phóng thanh, âm lượng thật lớn kêu gọi mọi người bên trong đầu hàng. Khoảng 3 giờ chiều, Bộ Tham Mưu và các đơn vị mới tự động rời khỏi căn cứ, không có súng nổ. Nhưng mới qua khỏi quận lỵ Bến Cát, bị địch chận lại, tịch thu tất cả vũ khí, quân trang dụng. Hạ sĩ quan trở xuống cho tự túc về địa phương, sĩ quan giữ lại, phân theo cấp bậc để đưa đi tù. Trang quân sử về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh chấm dứt ở thời điểm này.

* * *

Từ lâu, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, rồi sau những năm tháng bị Việt Cộng giam cầm, hành hạ, tôi đã có ý định ghi lại vài kỷ niệm về Sư Ðoàn 5 Bộ Binh và Tướng Lê Nguyên Vỹ. Ðã gần 33 năm trôi qua, tôi chưa thực hiện được ý nguyện này. Khi còn ở trong nước cũng như kể từ khi định cư tại Mỹ mười mấy năm trước, biết bao nhiêu câu hỏi của bằng hữu, của đồng đội, của người thân xoáy sâu mãi trong tâm trí tôi. Ai cũng yêu cầu tôi nói đôi điều về Tướng Vỹ. Tôi biết ở đâu đó, rải rác một vài dòng trên báo chí, hay vài phút trong một chương trình phát thanh tiếng Việt, không đủ thỏa mãn người đọc, người nghe. Lại nữa, tôi là một sĩ quan của Sư Ðoàn 5BB, suốt 10 năm rưỡi trong quân ngũ, 2 năm dành cho quân trường và một đơn vị ngoài SÐ, 8 năm rưỡi còn lại dành cho Sư Ðoàn 5 và tôi đã khoác quân phục mang phù hiệu SÐ5 tới ngày cuối cùng. Ai mà không hãnh diện khi có dịp nhắc đến đơn vị của mình, lại còn hãnh diện hơn nữa khi nhắc đến cấp chỉ huy đơn vị đã anh dũng, can đảm tuẫn tiết, quyết không chấp nhận đầu hàng địch. Ngày nào chưa ghi được đôi dòng, dù là không đầy đủ lắm về Tướng Lê Nguyên Vỹ, tôi còn rất áy náy, như gánh nặng chưa trút xuống được và thấy mình mắc một món nợ chưa kịp trả. Món nợ ấy là niềm hãnh diện mà Tướng Vỹ đem lại cho SÐ5 BB nói riêng và Quân lực VNCH nói chung. Tướng Vỹ là người lính chiến đấu ngoài mặt trận với đầy đủ cái Oai cái Dũng của nhà Tướng. Tôi cũng muốn nhắc nhở một sự thực mà người ta muốn chối bỏ là Miền Nam có nhiều dũng tướng, thành mất, Tướng phải chết theo thành, như Tướng Lê Nguyên Vỹ đã làm.

30 tháng 4-1975, ngày tang lớn. Những bàng hoàng, xúc động sau 33 năm, nay đã lắng dịu phần nào. Cuộc sống nơi xứ người và tuổi 70 khiến tâm trí tôi bình thản hơn. Ðôi dòng đơn sơ trên là những sự thực về Tướng Vỹ mà tôi biết, dĩ nhiên chưa phải là tất cả. Dẫu sao, đây là những dòng tâm thành, thay nén nhang dâng lên tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Lê Nguyên Vỹ nhân ngày giỗ thứ 33 của người.

Triệu Vũ

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm