Kinh Đời

Vài ngày ở Atlanta

Atlanta là cái tên mà ai đọc tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió đều nhớ. Là thủ phủ của tiểu bang Georgia, cách Washington DC khoảng vài giờ bay, dân số khoảng gần nửa triệu người,
Một góc ở trung tâm Atlanta. Ảnh: HM

Một góc ở trung tâm Atlanta. Ảnh: HM

Atlanta là cái tên mà ai đọc tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió đều nhớ. Là thủ phủ của tiểu bang Georgia, cách Washington DC khoảng vài giờ bay, dân số khoảng gần nửa triệu người, nếu tính cả vùng lân cận lên tới 5,3 triệu.

Năm 1860 dân số khoảng gần 10 ngàn người. Trong nội chiến, Atlanta bị phá tới hai lần và bị đốt cháy gần như toàn bộ.

 

Sau 4 tháng bị bao vây, tướng miền Nam là John Bell Hood đã quyết định rút lui và ra lệnh cho lính tráng đốt phá toàn bộ các tòa nhà chính phủ.

Khi tiến vào thành phố ngày 7-9-1864, tướng phương Bắc là William Tecumseh Sherman ra lệnh cho dân chúng sơ tán. Để chuần bị tấn công Savannah, quân miền Bắc đã đốt bằng địa Atlanta, chỉ để lại vài nhà thờ và bệnh viện.

Từ tro tàn và đổ nát, sau hơn một thế kỷ, Atlanta trở thành một thành phố nhộn nhịp nhất miền Nam. Gọi New York là thủ đô thế giới, Washington DC là thủ đô Mỹ, thì Atlanta là thủ đô của phương Nam nước Mỹ.

Trong thế chiến 2, Atlanta và cả tiểu bang Georgia là nơi sản xuất vũ khí, đạn dược và nhiều nhu yếu phẩm cho đồng minh, nơi có cơ sở quân sự hùng hậu. Ngày nay, B2 tàng hình bay đi yểm trợ cho Afganistan hay Trung Đông đều xuất phát từ Georgia.

Đi từ Macon trên cao tốc 75 đã nhìn thấy Midtown hiện lên hoành tráng với các building chọc trời như Chicago, New York hay Los Angles. Tòa nhà Bank of America Plaza cao 312 m, đứng thứ 61 trên thế giới và thứ 9 ở Hoa Kỳ có thể nhìn thấy từ rất xa.

Đây cũng là nút giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không nối liền Nam Bắc.  Sân bay quốc tế Hartsfield–Jackson Atlanta nhộn nhịp nhất thế giới kể từ 1998, hàng năm chuyên chở  trên 90 triệu hành khách, tương đương với 250 ngàn mỗi ngày, và khoảng gần một triệu chuyến bay/năm.

Atlanta giầu có đứng thứ 15 trên thế giới, và thứ 6 tại Mỹ, với GDP khoảng 270 tỷ đô la/năm, hơn cả Việt Nam.

Thủ phủ Georgia nằm trên cao nguyên, rừng thông bao quanh, khí hậu dễ chịu, không quá lạnh như phương Bắc, không quá nóng như phương Nam.

Trung tâm có công viên Olympic 1996, cạnh đó là Coca Cola nổi tiếng, CNN headquarter.

Chợ của người Việt. Ảnh: HM

Chợ của người Việt. Ảnh: HM

Georgia có khoảng 45 ngàn người Việt, riêng Atlanta – Sandy có khoảng 35 ngàn.

Dân gốc Việt có cả một khu chợ Hong Kong Center nhộn nhịp chả khác gì Orange County hay Eden của Virginia. Thú vị, chợ Việt đứng tên Tầu. Từ người bán hàng, người mua hàng, mấy anh kiểm tra bill mua sắm, đều nói tiếng Việt.

Cửa hàng ăn Nam Phương đông nghịt đúng vào dịp Noel. Xếp hàng cả nửa tiếng mới được ăn, nhưng thưởng thức rồi mới thấy xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra.

Ngày 15-12-1939, Atlanta chiếu bộ phim “Cuốn theo chiều gió” tại rạp Loew Grand. Diễn viên phụ da đen béo nhưng vô cùng đáng yêu là Hattie McDaniel, trong vai nanny, được giải Oscar nhưng không được vào nhà hát bởi mầu da của cô. Nô lệ và phân biệt chủng tộc thời đó thật kinh khủng.

Bới thế, đi xa chút có ngôi nhà của Martin Luther King, nơi ông cất tiếng chào đời và làm nên dấu ấn lịch sử nhân loại về đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

Tới Atlanta đương nhiên phải tìm đến nơi nữ sỹ Margaret Mitchell viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Gone with the Wind. Ngôi nhà nằm ở số 990 phố Peachtree toàn cao ốc Midtown nên bị lọt thỏm, nơi hai vợ chồng bà sống từ 1925 đến 1932.

Dù bị cháy vài lần do vô ý và cả cố ý, biệt thự Margaret Mitchell hiện rất đẹp và sang trọng, trong bán sách, nhiều đồ vật liên quan đến cuốn phim cùng tên. Thấy cả ảnh nàng Scarlett xinh đẹp bằng đúng người thật. Thử ôm eo nàng thấy sướng thật dù chỉ là…bìa carton.

Cuốn Gone with the Wind bìa cứng giá tới 30$, bìa mềm 20$, mình cầm lên đặt xuống mấy lần, rồi quyết không mua vì…tiếc tiền.

Vé vào cửa mấy chục đô la nên cả bọn cử Thanh Chung và Tổng Cua vào xem đại diện, rồi ra kể lại. Nhưng giờ hướng dẫn phải đợi nửa tiếng, thế là cả bọn tắc lưỡi, thôi, không cần.

Ngôi nhà của Margaret Mitchel

Ngôi nhà của Margaret Mitchell

Tuy đã đã mất nhưng bà vẫn sinh tiền cho nước Mỹ. Mới hay giá trị văn hóa tồn tại vĩnh hằng.

Ra khỏi ngoại ô Atlanta đi về phía quận Clayton xem bảo tàng Tara, vùng rộng lớn được Margaret đưa vào tiểu thuyết. Hôm đó là ngày nghỉ nên cả bọn chỉ đứng chụp ảnh làm kỷ niệm cho vui, chứng tỏ mình đã đặt chân đến miền đất hoang dã nổi tiếng này.

Ngày nay Tara đã khác xưa, đẹp và duyên dáng hơn nhiều so với lúc Mitchell viết Gone with the wind, đi vào lòng người bao thế hệ.

Vài ngày thăm Atlanta mình mới hiểu thêm nội chiến nước Mỹ, sức mạnh Mỹ thông qua di sản ML King và Margaret Mitchell, từ Coca Cola đến CNN, tòa nhà chọc trời hay sân bay khổng lồ.

Một vùng bình nguyên rộng lớn Georgia nổi tiếng với bông trắng trời mây trong tiểu thuyết nay đã thành thủ đô của phương Nam, người dân hiền hòa, không còn bóng dáng của phân biệt chủng tộc, nạn nô lệ và khói lửa chiến tranh.

Bông trắng Atlanta. Ảnh: Internet.

Bông trắng Atlanta. Ảnh: Internet.

Ở Virginia, lái xe đi chợ Nam Hàn do cao tốc 66 bị tắc nên mình hay chọn đường Lee Highway chạy suốt bắc nam của Arlington. Nếu đi ngược về phía Alexandria thấy đường Jefferson Davis nối tiếp.

Đây là tên hai vị tướng nổi tiếng của miền Nam: Robert Lee và Jefferson Davis. Virginia là một trong những bang ủng hộ chế độ nô lệ cùng với North, South Carolina, Florida, Georgia… nên chọn Lee và Davis đặt cho đường phố dù họ là những người hùng bại trận.

Miền Nam xưa kia rất giầu có, trồng bông bạt ngàn là nguồn thu nhập lớn xuất khẩu sang châu Âu. Việc dùng nô lệ trong sản xuất nông nghiệp là vô cùng cần thiết, nhất là trồng và thu hoạch bông. Chuyện bảo vệ chế độ nô lệ không khó hiểu.

Ở tầu điện ngầm Washington DC có vài ga mang tên Farragut (North và West) ngay gần chỗ tôi đi làm.

David Farragut là một trong những danh tướng miền Bắc, cùng với Abraham Lincoln, Edwin M.Stanton,  Ulysses S. Grant làm nên cuộc thống nhất nước Mỹ, xóa bỏ nô lệ.

Nếu lên phương bắc, vào các bang Massachusetts, New York, Pennsylvania, and New Jersey thì tôi tin mấy tướng như Grant, Mead hay Stanton sẽ là biểu tượng anh hùng.

Ở gần Atlanta có một quả núi (stone mountain) khổng lồ cao 251 met so với xung quanh, chu vi đáy khoảng 8km, toàn là đá hoa cương lớn nhất thế giới.

Người ta không khai thác đá hoa cương mà biến nơi đây thành một công viên, có thang máy treo lên đỉnh, ngắm thỏa thích Atlanta và vùng lân cận. Dù toàn đá hoa cương thế mà trên đỉnh núi có những cây thông mọc lên như đã có từ hàng trăm năm nay.

Dưới chân núi là khu du lịch, bán đồ lưu niệm. Ngày Noel đông nghẹt người dù vé vào tới 26$/người.

Khi đi thang máy lên đỉnh sẽ thấy ảnh ba vị tướng thất trận của miền Nam là Stonewall Jackson, Robert E. Lee, và Jefferson Davis, được khắc trên vách đá rộng hơn gấp 2 lần sân bóng đá, khoảng 12.000 m2.

Thang máy lên Stone Mountain. Ảnh: HM

Thang máy lên Stone Mountain. Ảnh: HM

Nước Mỹ thật đa dạng. Người thắng, người thua đều được lịch sử ghi nhận, không phân biệt đối xử. Sách giáo khoa lịch sử trong trường ở miền Bắc khen tướng miền Bắc, ở miền Nam ca ngợi tướng miền Nam, và có khác biệt là vì thế.

Thử tưởng tượng chính quyền Sài Gòn tiến hành Bắc tiến thành công, liệu có lấy đường phố nào ở Hà Nội đặt tên cho tướng Giáp.

Và không ai có thể nghĩ xe tăng tiến vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 mà có phố Sài Gòn được đổi thành Nguyễn Cao Kỳ hay Dương Văn Minh.

Việt Nam khác Mỹ là vì thế.

Cuộc nội chiến Mỹ kéo dài 4 năm từ 1861 đến 1865 do các bang miền Bắc (Union) mà Tổng thống Lincoln đứng đầu không chấp nhận chế độ nô lệ, trong khi miền Nam cố níu kéo để thể hiện sức mạnh của người da trắng.

Sau 4 năm chiến trận đẫm máu, miền Bắc với 2,1 triệu quân, gấp đôi miền Nam với hơn 1 triệu. Cả hai miền mất tới hơn 200 ngàn lính. Cuối cùng miền Bắc đã thắng miền Nam.

Sự hằn thù vẫn còn tiếp diễn sau khi miền Nam thua trận, một kẻ ủng hộ miền Nam đã ám sát tổng thống Lincoln trong rạp hát.

Nhưng với năm tháng, vết thương lòng nay đã lành. Không còn chuyện phân biệt Bắc – Nam. Ai có tài đều được ngưỡng mộ. Nhiều tổng thống Mỹ được bầu từ miền đất nóng bỏng này. Gia đình George Bush, Jimmy Carter là những ví dụ tiêu biểu. MLK được dựng tượng ở National Mall cho dù ông từng là kẻ thù của người da trắng.

Người Việt mình học được gì từ cách ứng xử sau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn của nước Mỹ cách đây gần hai thế kỷ.

Bỗng nhớ  “Cuốn theo chiều gió” mãi sau 1975 người Bắc mới được đọc. Cô bạn làm ở Viện KHVN thời đó (1978) khá thân. Có lẽ nàng tự thấy cũng hơi giống Scarlett nên cho mượn.

Đọc vài ngày và nàng hỏi, anh thích nhân vật nào. Mình vốn hiền hòa nên mê  Melanie Hamilton yếu đuối và tốt bụng. Cô bạn nói ngay, anh không thể yêu được em.

Scarlet trong nhà của Margaret Mitchell. Ảnh: HM

Scarlet trong nhà của Margaret Mitchell. Ảnh: HM

Hôm ấy, hai người cãi nhau gì đó. Nàng đùng đùng bỏ về. Tôi ở phòng trên lầu 4 không xuống tiễn như mọi khi.

Mấy ngày sau mới biết, cái xe đạp để ở bờ rào bị trộm nẫng mất. Nàng không thèm khóc lóc hay lên nhờ tôi đưa về, cứ thế lê trên đôi guốc gỗ mấy km từ khu Thành Công về phố Lý Nam Đế.

Bây giờ thì nàng đã là một bà già 60, chắc chẳng nhớ lời xưa và cái xe “Cuốn theo chiều gió”. Thăm Atlanta tôi nhận ra nàng đã đúng, tình yêu cần cả sự mạnh mẽ và dứt khoát.

Đoạn kết của cuốn tiểu thuyết kể lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett Butler và nhận ra nàng yêu người đàn ông này. Y luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc.

Nàng tìm đến Rhett và thổ lộ “Em yêu anh” nhưng khi đó đã quá muộn. Rhett thản nhiên đáp lại: “Đó là nỗi bất hạnh của em”. Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai.

 

Nàng quyết định trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính cách mạnh mẽ của người phương Nam như cây thông mọc trên đỉnh núi hoa cương, Scarlett tin rằng có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục, một tính cách rất Mỹ.

Nhớ hình ảnh trong phim, nàng Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng lầm bầm nói câu quen thuộc “Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới”.

Hy vọng, bạn đọc xong entry này cũng thế “After all, tomorrow is another day!” nếu biết sống một ngày mới theo đúng nghĩa.

 

 

Bài và ảnh: HM. Atlanta 27-12-2012

Atlanta Midtown. Ảnh: HM

Atlanta Midtown. Ảnh: HM

Bank of America Plaza. Ảnh: HM

Bank of America Plaza. Ảnh: HM

Đại bản doanh CNN. Ảnh: HM

Đại bản doanh CNN. Ảnh: HM

CNN Center. Ảnh: HM

CNN Center. Ảnh: HM

CNN. Xe phóng viên chiến trường. Ảnh: HM

CNN. Xe phóng viên chiến trường. Ảnh: HM

Trong CNN Center. Ảnh: HM

Trong CNN Center. Ảnh: HM

Công viên Stone Mountain. Ảnh: HM

Công viên Stone Mountain. Ảnh: HM

Tướng bại trận được khắc trên núi đá hoa cương. Ảnh: HM

Tướng bại trận được khắc trên núi đá hoa cương. Ảnh: HM

Sức mạnh của người phương Nam. Ảnh: HM

Sức sống phương Nam. Ảnh: HM

Trên đỉnh núi Stone Mountain. Ảnh: HM

Trên đỉnh núi Stone Mountain. Ảnh: HM

Dưới chân núi về đêm Noel. Ảnh: HM

Dưới chân núi về đêm Noel. Ảnh: HM

Phố bán đồ lưu niệm ở chân núi. Ảnh: HM

Phố bán đồ lưu niệm ở chân Stone Mountain. Ảnh: HM

Chợ Hongkong của người Việt. Ảnh: HM

Chợ Hongkong của người Việt. Ảnh: HM

Mưu sinh người Việt ở Atlanta. Ảnh: HM

Mưu sinh người Việt ở Atlanta. Ảnh: HM

Clayton city. Ảnh: HM

Clayton city. Ảnh: HM

Đại lộ Tara ở Clayton. Ảnh: HM

Đại lộ Tara ở Clayton. Ảnh: HM

Tara ngày nay. Ảnh: HM

Tara ngày nay. Ảnh: HM

Một góc phố Clayton. Ảnh: HM

Một góc phố Clayton. Ảnh: HM

Nơi đưa đón khách đi thăm Tara. Ảnh: HM

Nơi đưa đón khách đi thăm Tara. Ảnh: HM

Gone with the Wind trong nhà của Mitchell. Ảnh: HM

Gone with the Wind trong nhà của Mitchell. Ảnh: HM

Henk gặp lại nàng Scarlet. Ảnh: HM

Hẹn gặp lại nàng Scarlet. Ảnh: HM

http://hieuminh.org/2013/01/05/tham-atlanta-thu-do-mien-nam-cua-nuoc-my/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vài ngày ở Atlanta

Atlanta là cái tên mà ai đọc tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió đều nhớ. Là thủ phủ của tiểu bang Georgia, cách Washington DC khoảng vài giờ bay, dân số khoảng gần nửa triệu người,
Một góc ở trung tâm Atlanta. Ảnh: HM

Một góc ở trung tâm Atlanta. Ảnh: HM

Atlanta là cái tên mà ai đọc tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió đều nhớ. Là thủ phủ của tiểu bang Georgia, cách Washington DC khoảng vài giờ bay, dân số khoảng gần nửa triệu người, nếu tính cả vùng lân cận lên tới 5,3 triệu.

Năm 1860 dân số khoảng gần 10 ngàn người. Trong nội chiến, Atlanta bị phá tới hai lần và bị đốt cháy gần như toàn bộ.

 

Sau 4 tháng bị bao vây, tướng miền Nam là John Bell Hood đã quyết định rút lui và ra lệnh cho lính tráng đốt phá toàn bộ các tòa nhà chính phủ.

Khi tiến vào thành phố ngày 7-9-1864, tướng phương Bắc là William Tecumseh Sherman ra lệnh cho dân chúng sơ tán. Để chuần bị tấn công Savannah, quân miền Bắc đã đốt bằng địa Atlanta, chỉ để lại vài nhà thờ và bệnh viện.

Từ tro tàn và đổ nát, sau hơn một thế kỷ, Atlanta trở thành một thành phố nhộn nhịp nhất miền Nam. Gọi New York là thủ đô thế giới, Washington DC là thủ đô Mỹ, thì Atlanta là thủ đô của phương Nam nước Mỹ.

Trong thế chiến 2, Atlanta và cả tiểu bang Georgia là nơi sản xuất vũ khí, đạn dược và nhiều nhu yếu phẩm cho đồng minh, nơi có cơ sở quân sự hùng hậu. Ngày nay, B2 tàng hình bay đi yểm trợ cho Afganistan hay Trung Đông đều xuất phát từ Georgia.

Đi từ Macon trên cao tốc 75 đã nhìn thấy Midtown hiện lên hoành tráng với các building chọc trời như Chicago, New York hay Los Angles. Tòa nhà Bank of America Plaza cao 312 m, đứng thứ 61 trên thế giới và thứ 9 ở Hoa Kỳ có thể nhìn thấy từ rất xa.

Đây cũng là nút giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không nối liền Nam Bắc.  Sân bay quốc tế Hartsfield–Jackson Atlanta nhộn nhịp nhất thế giới kể từ 1998, hàng năm chuyên chở  trên 90 triệu hành khách, tương đương với 250 ngàn mỗi ngày, và khoảng gần một triệu chuyến bay/năm.

Atlanta giầu có đứng thứ 15 trên thế giới, và thứ 6 tại Mỹ, với GDP khoảng 270 tỷ đô la/năm, hơn cả Việt Nam.

Thủ phủ Georgia nằm trên cao nguyên, rừng thông bao quanh, khí hậu dễ chịu, không quá lạnh như phương Bắc, không quá nóng như phương Nam.

Trung tâm có công viên Olympic 1996, cạnh đó là Coca Cola nổi tiếng, CNN headquarter.

Chợ của người Việt. Ảnh: HM

Chợ của người Việt. Ảnh: HM

Georgia có khoảng 45 ngàn người Việt, riêng Atlanta – Sandy có khoảng 35 ngàn.

Dân gốc Việt có cả một khu chợ Hong Kong Center nhộn nhịp chả khác gì Orange County hay Eden của Virginia. Thú vị, chợ Việt đứng tên Tầu. Từ người bán hàng, người mua hàng, mấy anh kiểm tra bill mua sắm, đều nói tiếng Việt.

Cửa hàng ăn Nam Phương đông nghịt đúng vào dịp Noel. Xếp hàng cả nửa tiếng mới được ăn, nhưng thưởng thức rồi mới thấy xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra.

Ngày 15-12-1939, Atlanta chiếu bộ phim “Cuốn theo chiều gió” tại rạp Loew Grand. Diễn viên phụ da đen béo nhưng vô cùng đáng yêu là Hattie McDaniel, trong vai nanny, được giải Oscar nhưng không được vào nhà hát bởi mầu da của cô. Nô lệ và phân biệt chủng tộc thời đó thật kinh khủng.

Bới thế, đi xa chút có ngôi nhà của Martin Luther King, nơi ông cất tiếng chào đời và làm nên dấu ấn lịch sử nhân loại về đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

Tới Atlanta đương nhiên phải tìm đến nơi nữ sỹ Margaret Mitchell viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Gone with the Wind. Ngôi nhà nằm ở số 990 phố Peachtree toàn cao ốc Midtown nên bị lọt thỏm, nơi hai vợ chồng bà sống từ 1925 đến 1932.

Dù bị cháy vài lần do vô ý và cả cố ý, biệt thự Margaret Mitchell hiện rất đẹp và sang trọng, trong bán sách, nhiều đồ vật liên quan đến cuốn phim cùng tên. Thấy cả ảnh nàng Scarlett xinh đẹp bằng đúng người thật. Thử ôm eo nàng thấy sướng thật dù chỉ là…bìa carton.

Cuốn Gone with the Wind bìa cứng giá tới 30$, bìa mềm 20$, mình cầm lên đặt xuống mấy lần, rồi quyết không mua vì…tiếc tiền.

Vé vào cửa mấy chục đô la nên cả bọn cử Thanh Chung và Tổng Cua vào xem đại diện, rồi ra kể lại. Nhưng giờ hướng dẫn phải đợi nửa tiếng, thế là cả bọn tắc lưỡi, thôi, không cần.

Ngôi nhà của Margaret Mitchel

Ngôi nhà của Margaret Mitchell

Tuy đã đã mất nhưng bà vẫn sinh tiền cho nước Mỹ. Mới hay giá trị văn hóa tồn tại vĩnh hằng.

Ra khỏi ngoại ô Atlanta đi về phía quận Clayton xem bảo tàng Tara, vùng rộng lớn được Margaret đưa vào tiểu thuyết. Hôm đó là ngày nghỉ nên cả bọn chỉ đứng chụp ảnh làm kỷ niệm cho vui, chứng tỏ mình đã đặt chân đến miền đất hoang dã nổi tiếng này.

Ngày nay Tara đã khác xưa, đẹp và duyên dáng hơn nhiều so với lúc Mitchell viết Gone with the wind, đi vào lòng người bao thế hệ.

Vài ngày thăm Atlanta mình mới hiểu thêm nội chiến nước Mỹ, sức mạnh Mỹ thông qua di sản ML King và Margaret Mitchell, từ Coca Cola đến CNN, tòa nhà chọc trời hay sân bay khổng lồ.

Một vùng bình nguyên rộng lớn Georgia nổi tiếng với bông trắng trời mây trong tiểu thuyết nay đã thành thủ đô của phương Nam, người dân hiền hòa, không còn bóng dáng của phân biệt chủng tộc, nạn nô lệ và khói lửa chiến tranh.

Bông trắng Atlanta. Ảnh: Internet.

Bông trắng Atlanta. Ảnh: Internet.

Ở Virginia, lái xe đi chợ Nam Hàn do cao tốc 66 bị tắc nên mình hay chọn đường Lee Highway chạy suốt bắc nam của Arlington. Nếu đi ngược về phía Alexandria thấy đường Jefferson Davis nối tiếp.

Đây là tên hai vị tướng nổi tiếng của miền Nam: Robert Lee và Jefferson Davis. Virginia là một trong những bang ủng hộ chế độ nô lệ cùng với North, South Carolina, Florida, Georgia… nên chọn Lee và Davis đặt cho đường phố dù họ là những người hùng bại trận.

Miền Nam xưa kia rất giầu có, trồng bông bạt ngàn là nguồn thu nhập lớn xuất khẩu sang châu Âu. Việc dùng nô lệ trong sản xuất nông nghiệp là vô cùng cần thiết, nhất là trồng và thu hoạch bông. Chuyện bảo vệ chế độ nô lệ không khó hiểu.

Ở tầu điện ngầm Washington DC có vài ga mang tên Farragut (North và West) ngay gần chỗ tôi đi làm.

David Farragut là một trong những danh tướng miền Bắc, cùng với Abraham Lincoln, Edwin M.Stanton,  Ulysses S. Grant làm nên cuộc thống nhất nước Mỹ, xóa bỏ nô lệ.

Nếu lên phương bắc, vào các bang Massachusetts, New York, Pennsylvania, and New Jersey thì tôi tin mấy tướng như Grant, Mead hay Stanton sẽ là biểu tượng anh hùng.

Ở gần Atlanta có một quả núi (stone mountain) khổng lồ cao 251 met so với xung quanh, chu vi đáy khoảng 8km, toàn là đá hoa cương lớn nhất thế giới.

Người ta không khai thác đá hoa cương mà biến nơi đây thành một công viên, có thang máy treo lên đỉnh, ngắm thỏa thích Atlanta và vùng lân cận. Dù toàn đá hoa cương thế mà trên đỉnh núi có những cây thông mọc lên như đã có từ hàng trăm năm nay.

Dưới chân núi là khu du lịch, bán đồ lưu niệm. Ngày Noel đông nghẹt người dù vé vào tới 26$/người.

Khi đi thang máy lên đỉnh sẽ thấy ảnh ba vị tướng thất trận của miền Nam là Stonewall Jackson, Robert E. Lee, và Jefferson Davis, được khắc trên vách đá rộng hơn gấp 2 lần sân bóng đá, khoảng 12.000 m2.

Thang máy lên Stone Mountain. Ảnh: HM

Thang máy lên Stone Mountain. Ảnh: HM

Nước Mỹ thật đa dạng. Người thắng, người thua đều được lịch sử ghi nhận, không phân biệt đối xử. Sách giáo khoa lịch sử trong trường ở miền Bắc khen tướng miền Bắc, ở miền Nam ca ngợi tướng miền Nam, và có khác biệt là vì thế.

Thử tưởng tượng chính quyền Sài Gòn tiến hành Bắc tiến thành công, liệu có lấy đường phố nào ở Hà Nội đặt tên cho tướng Giáp.

Và không ai có thể nghĩ xe tăng tiến vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 mà có phố Sài Gòn được đổi thành Nguyễn Cao Kỳ hay Dương Văn Minh.

Việt Nam khác Mỹ là vì thế.

Cuộc nội chiến Mỹ kéo dài 4 năm từ 1861 đến 1865 do các bang miền Bắc (Union) mà Tổng thống Lincoln đứng đầu không chấp nhận chế độ nô lệ, trong khi miền Nam cố níu kéo để thể hiện sức mạnh của người da trắng.

Sau 4 năm chiến trận đẫm máu, miền Bắc với 2,1 triệu quân, gấp đôi miền Nam với hơn 1 triệu. Cả hai miền mất tới hơn 200 ngàn lính. Cuối cùng miền Bắc đã thắng miền Nam.

Sự hằn thù vẫn còn tiếp diễn sau khi miền Nam thua trận, một kẻ ủng hộ miền Nam đã ám sát tổng thống Lincoln trong rạp hát.

Nhưng với năm tháng, vết thương lòng nay đã lành. Không còn chuyện phân biệt Bắc – Nam. Ai có tài đều được ngưỡng mộ. Nhiều tổng thống Mỹ được bầu từ miền đất nóng bỏng này. Gia đình George Bush, Jimmy Carter là những ví dụ tiêu biểu. MLK được dựng tượng ở National Mall cho dù ông từng là kẻ thù của người da trắng.

Người Việt mình học được gì từ cách ứng xử sau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn của nước Mỹ cách đây gần hai thế kỷ.

Bỗng nhớ  “Cuốn theo chiều gió” mãi sau 1975 người Bắc mới được đọc. Cô bạn làm ở Viện KHVN thời đó (1978) khá thân. Có lẽ nàng tự thấy cũng hơi giống Scarlett nên cho mượn.

Đọc vài ngày và nàng hỏi, anh thích nhân vật nào. Mình vốn hiền hòa nên mê  Melanie Hamilton yếu đuối và tốt bụng. Cô bạn nói ngay, anh không thể yêu được em.

Scarlet trong nhà của Margaret Mitchell. Ảnh: HM

Scarlet trong nhà của Margaret Mitchell. Ảnh: HM

Hôm ấy, hai người cãi nhau gì đó. Nàng đùng đùng bỏ về. Tôi ở phòng trên lầu 4 không xuống tiễn như mọi khi.

Mấy ngày sau mới biết, cái xe đạp để ở bờ rào bị trộm nẫng mất. Nàng không thèm khóc lóc hay lên nhờ tôi đưa về, cứ thế lê trên đôi guốc gỗ mấy km từ khu Thành Công về phố Lý Nam Đế.

Bây giờ thì nàng đã là một bà già 60, chắc chẳng nhớ lời xưa và cái xe “Cuốn theo chiều gió”. Thăm Atlanta tôi nhận ra nàng đã đúng, tình yêu cần cả sự mạnh mẽ và dứt khoát.

Đoạn kết của cuốn tiểu thuyết kể lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett Butler và nhận ra nàng yêu người đàn ông này. Y luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc.

Nàng tìm đến Rhett và thổ lộ “Em yêu anh” nhưng khi đó đã quá muộn. Rhett thản nhiên đáp lại: “Đó là nỗi bất hạnh của em”. Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai.

 

Nàng quyết định trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính cách mạnh mẽ của người phương Nam như cây thông mọc trên đỉnh núi hoa cương, Scarlett tin rằng có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục, một tính cách rất Mỹ.

Nhớ hình ảnh trong phim, nàng Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng lầm bầm nói câu quen thuộc “Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới”.

Hy vọng, bạn đọc xong entry này cũng thế “After all, tomorrow is another day!” nếu biết sống một ngày mới theo đúng nghĩa.

 

 

Bài và ảnh: HM. Atlanta 27-12-2012

Atlanta Midtown. Ảnh: HM

Atlanta Midtown. Ảnh: HM

Bank of America Plaza. Ảnh: HM

Bank of America Plaza. Ảnh: HM

Đại bản doanh CNN. Ảnh: HM

Đại bản doanh CNN. Ảnh: HM

CNN Center. Ảnh: HM

CNN Center. Ảnh: HM

CNN. Xe phóng viên chiến trường. Ảnh: HM

CNN. Xe phóng viên chiến trường. Ảnh: HM

Trong CNN Center. Ảnh: HM

Trong CNN Center. Ảnh: HM

Công viên Stone Mountain. Ảnh: HM

Công viên Stone Mountain. Ảnh: HM

Tướng bại trận được khắc trên núi đá hoa cương. Ảnh: HM

Tướng bại trận được khắc trên núi đá hoa cương. Ảnh: HM

Sức mạnh của người phương Nam. Ảnh: HM

Sức sống phương Nam. Ảnh: HM

Trên đỉnh núi Stone Mountain. Ảnh: HM

Trên đỉnh núi Stone Mountain. Ảnh: HM

Dưới chân núi về đêm Noel. Ảnh: HM

Dưới chân núi về đêm Noel. Ảnh: HM

Phố bán đồ lưu niệm ở chân núi. Ảnh: HM

Phố bán đồ lưu niệm ở chân Stone Mountain. Ảnh: HM

Chợ Hongkong của người Việt. Ảnh: HM

Chợ Hongkong của người Việt. Ảnh: HM

Mưu sinh người Việt ở Atlanta. Ảnh: HM

Mưu sinh người Việt ở Atlanta. Ảnh: HM

Clayton city. Ảnh: HM

Clayton city. Ảnh: HM

Đại lộ Tara ở Clayton. Ảnh: HM

Đại lộ Tara ở Clayton. Ảnh: HM

Tara ngày nay. Ảnh: HM

Tara ngày nay. Ảnh: HM

Một góc phố Clayton. Ảnh: HM

Một góc phố Clayton. Ảnh: HM

Nơi đưa đón khách đi thăm Tara. Ảnh: HM

Nơi đưa đón khách đi thăm Tara. Ảnh: HM

Gone with the Wind trong nhà của Mitchell. Ảnh: HM

Gone with the Wind trong nhà của Mitchell. Ảnh: HM

Henk gặp lại nàng Scarlet. Ảnh: HM

Hẹn gặp lại nàng Scarlet. Ảnh: HM

http://hieuminh.org/2013/01/05/tham-atlanta-thu-do-mien-nam-cua-nuoc-my/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm