Di Sản Hồ Chí Minh
Vài suy nghĩ khi dàn khoan nhổ cọc
Chuyện xảy ra từ đầu tháng 5 trở thành một đề tài thời sự mang tính toàn cầu, gây sự chú ý không hẳn chỉ là các nước có quan hệ hữu quan, mà còn được bàn tán, phân tích, đăng tải rộng rãi trên mạng truyền thông quốc tế.
Chưa thấy có cuộc đối đầu nào hai bên đối kháng lại
biểu dương lực lượng bằng xử dụng…súng nước. Chuyện này chỉ thấy ở các lực lượng
chữa cháy và đám trẻ con chúng tôi hay chơi trò chơi này đặc biệt vào các mùa hè
khi trốn chạy tìm nhau.
Ấy vậy mà hình ảnh những vòi rồng tuôn chảy với áp xuất
cực mạnh đã được Trung quốc, quốc gia bá quyền đang độc quyền vẫy vùng ở Biển Đông
xối xả bắn vào các tàu thuyền của Việt nam khi nước chủ nhà chủ động can thiệp để
ngăn chặn và chấm dứt việc chiếm đóng trái phép của nước anh em đã ngang nhiên
mang một dàn khoan thăm dò dầu khí khổng lồ mà giá thành gần tỷ đô la vào trụ
ngay tọa độ thuộc lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt nam gần Hòang Sa.
Chuyện xảy ra từ đầu tháng 5 trở thành một đề tài thời
sự mang tính toàn cầu, gây sự chú ý không hẳn chỉ là các nước có quan hệ hữu
quan, mà còn được bàn tán, phân tích, đăng tải rộng rãi trên mạng truyền thông
quốc tế. Nhìn chung dư luận của cộng đồng mạng và cư dân các nuớc ven Thái Bình
Dương, trong đó đặc biệt là Hoa Kỳ một nước tuyên bố có lợi ích trên Biển Đông đã
có những phản ứng nhanh nhậy, dứt khoát lên án thái độ khiêu khích ngang ngược
của Trung quốc, mạnh mẽ đến độ nhiều người cho Mỹ là ‘kẻ cầm đèn đi trước ô-tô’
và trùng hợp với giải World Cup ở Brazil, Mỹ đã ở trong thế ‘việt vị’ khi chính
nước chủ nhà là VN dù có lên tiếng hô hoán bà con đồng tình hậu thuẫn nhưng vẫn
xác định quan điểm và cách nhìn trước
sau như một, cho đây chỉ là mâu thuẫn nội bộ anh em và có cách giải quyết song
phương (theo lời của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tại diễn đàn Shangri-La)
vì vậy không nhất thiết phải có những hành động nóng vội dễ đưa đến sự đối đầu
quân sự mà cả hai bên đều không muốn.
Nói gì thì nói, kẻ viết bài này sống tại Cali chưa
thấy bao giờ các báo địa phương và tờ Los Angeles Times có tầm vóc quốc tế lại
có nhiều bài báo và đưa tin liên tục về các chi tiết và động thái của các bên
không hẳn chỉ là đề tài tranh chấp Biển Đông mà cụ thể là Dàn khoan HD 981 hiên
ngang cắm cọc ngay vào yết hầu lãnh hải của một nước nhỏ xưa nay vốn khẳng định
Hoàng Sa và Trường Sa là đất của mình.
Hình ảnh hai con tàu một lớn một nhỏ, cách nhau chưa
đầy 100 mét, tàu lớn tất nhiên của bá quyền, tàu nhỏ của phía ta, ở giữa là một
vòng cung bằng…nước xả ra từ con tàu lớn nhằm xua đuổi con tàu nhỏ đang cố tình
tiếp cận dàn khoan, trông cứ như một trò cút bắt được các báo Mỹ dùng làm
‘logo’ cho các bài viết và bình luận về cuộc tranh chấp. Cứ theo những gì được
tường thuật kể cả lọai tin (khó tin) như bên chủ dàn khoan tố cáo tàu của họ bị
đâm rách, chọc thủng 171 lần (sau tăng lên hơn 1000 lần!) và bị người nhái của
Việt nam xâm nhập phá họại dàn khoan. Nhưng dư luận vốn khách quan và Trung quốc
phần nào thất thế về mặt truyền thông khi Bộ ngoại giao VN lần này có chủ động
tích cực mở các cuộc họp báo thông tin kịp thời cho giới báo chí tránh lối ‘cực
lực phản đối’ xuông như nhiều năm trước của mấy ông bà phát ngôn viên.
Đáng chú ý là lần này trong khi phía cầm quyền Hà nội
chưa có những bước đi cụ thể kiên quyết đối phó với tình huống, nhưng về phía
nhân dân đã bùng lên một cao trào thực sự phẫn nộ về việc Trung quốc ngang nhiên
xâm phạm qui ước và ứng xử quốc tế dẫn đến nhiều cuộc biểu tình từ bắc chí nam
mà hiện tượng Bình Dương và Vũng Áng khiến các lực lượng an ninh chưa hẳn làm
ngơ nhưng đã phải ra tay kềm chế để tình
hình không phức tạp thêm.
Trong nước thì như thế, ngoài nước cũng không vừa, chả ai phải cho tiền thuê mướn, các cuộc biểu tình tự phát đủ cả cờ vàng cờ đỏ của người gốc Việt trước các sứ quán lãnh sự TQ từ Washington D.C. đến Berlin, từ Tokyo đến Sydney đòi bá quyền rút dàn khoan và cút khỏi Biển Đông làm các lực lượng giữ an ninh các nước sở tại phải quan tâm.
Trong nước thì như thế, ngoài nước cũng không vừa, chả ai phải cho tiền thuê mướn, các cuộc biểu tình tự phát đủ cả cờ vàng cờ đỏ của người gốc Việt trước các sứ quán lãnh sự TQ từ Washington D.C. đến Berlin, từ Tokyo đến Sydney đòi bá quyền rút dàn khoan và cút khỏi Biển Đông làm các lực lượng giữ an ninh các nước sở tại phải quan tâm.
Trung quốc vốn nhạy cảm hình như đã ‘nắn gân’ được sự
việc, dù không xuống nước và rút dàn khoan nhưng đã có những động thái dùng đòn
ngọại giao để giảm căng thẳng và hóa giải một sách lược không để Mỹ lợi dụng tiếp
cận Việt nam và trở thành đồng minh của Chú Sam.
Chuyện đồng minh thì vẫn còn xa nhưng sự ngỏ lời của
ngoại trưởng Kerry khi đích thân mời ông Phạm Bình Minh thăm Mỹ trong những ngày
đầu dầu sôi lửa bỏng là chuyện cần được quan tâm. Rồi mới đây khi cựu tổng thống
Clinton thăm Hà nội, chủ tịch nước Trương tấn Sang đã đánh tiếng yêu cầu Mỹ dỡ
bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt nam, một yêu cầu mà nhiều lần khi đi tham
dự Hội đồng LHQ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay phàn nàn, người muốn mua kẻ không
chịu bán, một nghịch lý khi Mỹ là nước buôn bán vũ khí hàng đầu thế giới, nghe
nói đằng sau vấn đề do tình hình nhân quyền chưa được cải thiện ở Việt nam.
Nay thì dàn khoan đã nhổ cọc, nhưng cọc nhổ đi rồi đất
(biển) chưa chịu bỏ không vì mấy ông Tàu rất nhiều chiêu, nói cho ngay ‘dàn
khoan’ mới chỉ là bước đi dọ dẫm, cái quan trọng là ‘đàng sau vụ dàn khoan’ mới
là điều cần phải cảnh giác.
Người ta tiên đoán sau sự việc nổi bật trong năm khi
cao trào tranh chấp chuyển sang giai đoạn thực dụng đi vào ‘khai thác’, mọi
chuyện sẽ thay đổi như gió đổi chiều đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt nam sẽ phải
có quyết sách trước mắt và lâu dài để tạo thế quân bình và chủ động ứng xử trên
Biển Đông để tránh bị động trong tư thế
‘đỡ đòn’ hoặc cứ chuyện đã rồi mới lên tiếng hô hoán.
Rút ra từ bài học dàn khoan nhiều đề xuất xây dựng
chí tình, đặc biệt trong số những ai còn quan tâm đến đại cuộc mà không còn
nghi ngờ gì nữa khi giới truyền thông trên cộng đồng mạng, các nhà tranh đấu nhân
quyền, các trí thức, thanh niên, nhà văn nhà báo, các cựu binh của cả hai bên,
các đồng bào hải ngoại và dư luận truyền thông quốc tế đã đóng góp nhiều cho sự
‘chùn tay, xuống thang’ của phía bá quyền.
Đại loại trong các đề xuất chưa hẳn là mới mà vẫn lập lại yêu cầu các người
có trách nhiệm cầm quyền không nên mơ hồ ảo tưởng về liên minh ‘bốn tốt, 16 chữ
vàng’, ngay cả trông cậy vào Nga người đồng minh Liên xô cũ (Putin không hề lên
tiếng vụ dàn khoan), cần phải lấy nhân dân làm hậu thuẫn, tranh thủ bạn bè xa gần
trước mắt là khối ASEAN và tìm ‘đồng minh’ trong một trục xoay mới nhưng cùng mục
tiêu đấu tranh vì quyền lợi ở Biển Đông, cụ thể như liên minh Nhật-Úc-Philippines
và tất nhiên sự tiếp cận tranh thủ kẻ thù cũ là Hoa Kỳ mà Clinton mới hé lộ trong dịp 20 năm bình thường hóa
quan hệ giữa hai nước là chưa có quan hệ ngoại giao nào mà cả hai đảng Dân chủ
và Cộng hòa Mỹ đều đồng thuận là muốn ‘làm bạn’ với Việt nam sau quá khứ đau thương
vì chiến tranh.
Đỗ Xuân Tê
Đỗ Xuân Tê
Tác giả gửi Quê Choa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Vài suy nghĩ khi dàn khoan nhổ cọc
Chuyện xảy ra từ đầu tháng 5 trở thành một đề tài thời sự mang tính toàn cầu, gây sự chú ý không hẳn chỉ là các nước có quan hệ hữu quan, mà còn được bàn tán, phân tích, đăng tải rộng rãi trên mạng truyền thông quốc tế.
Chưa thấy có cuộc đối đầu nào hai bên đối kháng lại
biểu dương lực lượng bằng xử dụng…súng nước. Chuyện này chỉ thấy ở các lực lượng
chữa cháy và đám trẻ con chúng tôi hay chơi trò chơi này đặc biệt vào các mùa hè
khi trốn chạy tìm nhau.
Ấy vậy mà hình ảnh những vòi rồng tuôn chảy với áp xuất
cực mạnh đã được Trung quốc, quốc gia bá quyền đang độc quyền vẫy vùng ở Biển Đông
xối xả bắn vào các tàu thuyền của Việt nam khi nước chủ nhà chủ động can thiệp để
ngăn chặn và chấm dứt việc chiếm đóng trái phép của nước anh em đã ngang nhiên
mang một dàn khoan thăm dò dầu khí khổng lồ mà giá thành gần tỷ đô la vào trụ
ngay tọa độ thuộc lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt nam gần Hòang Sa.
Chuyện xảy ra từ đầu tháng 5 trở thành một đề tài thời
sự mang tính toàn cầu, gây sự chú ý không hẳn chỉ là các nước có quan hệ hữu
quan, mà còn được bàn tán, phân tích, đăng tải rộng rãi trên mạng truyền thông
quốc tế. Nhìn chung dư luận của cộng đồng mạng và cư dân các nuớc ven Thái Bình
Dương, trong đó đặc biệt là Hoa Kỳ một nước tuyên bố có lợi ích trên Biển Đông đã
có những phản ứng nhanh nhậy, dứt khoát lên án thái độ khiêu khích ngang ngược
của Trung quốc, mạnh mẽ đến độ nhiều người cho Mỹ là ‘kẻ cầm đèn đi trước ô-tô’
và trùng hợp với giải World Cup ở Brazil, Mỹ đã ở trong thế ‘việt vị’ khi chính
nước chủ nhà là VN dù có lên tiếng hô hoán bà con đồng tình hậu thuẫn nhưng vẫn
xác định quan điểm và cách nhìn trước
sau như một, cho đây chỉ là mâu thuẫn nội bộ anh em và có cách giải quyết song
phương (theo lời của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tại diễn đàn Shangri-La)
vì vậy không nhất thiết phải có những hành động nóng vội dễ đưa đến sự đối đầu
quân sự mà cả hai bên đều không muốn.
Nói gì thì nói, kẻ viết bài này sống tại Cali chưa
thấy bao giờ các báo địa phương và tờ Los Angeles Times có tầm vóc quốc tế lại
có nhiều bài báo và đưa tin liên tục về các chi tiết và động thái của các bên
không hẳn chỉ là đề tài tranh chấp Biển Đông mà cụ thể là Dàn khoan HD 981 hiên
ngang cắm cọc ngay vào yết hầu lãnh hải của một nước nhỏ xưa nay vốn khẳng định
Hoàng Sa và Trường Sa là đất của mình.
Hình ảnh hai con tàu một lớn một nhỏ, cách nhau chưa
đầy 100 mét, tàu lớn tất nhiên của bá quyền, tàu nhỏ của phía ta, ở giữa là một
vòng cung bằng…nước xả ra từ con tàu lớn nhằm xua đuổi con tàu nhỏ đang cố tình
tiếp cận dàn khoan, trông cứ như một trò cút bắt được các báo Mỹ dùng làm
‘logo’ cho các bài viết và bình luận về cuộc tranh chấp. Cứ theo những gì được
tường thuật kể cả lọai tin (khó tin) như bên chủ dàn khoan tố cáo tàu của họ bị
đâm rách, chọc thủng 171 lần (sau tăng lên hơn 1000 lần!) và bị người nhái của
Việt nam xâm nhập phá họại dàn khoan. Nhưng dư luận vốn khách quan và Trung quốc
phần nào thất thế về mặt truyền thông khi Bộ ngoại giao VN lần này có chủ động
tích cực mở các cuộc họp báo thông tin kịp thời cho giới báo chí tránh lối ‘cực
lực phản đối’ xuông như nhiều năm trước của mấy ông bà phát ngôn viên.
Đáng chú ý là lần này trong khi phía cầm quyền Hà nội
chưa có những bước đi cụ thể kiên quyết đối phó với tình huống, nhưng về phía
nhân dân đã bùng lên một cao trào thực sự phẫn nộ về việc Trung quốc ngang nhiên
xâm phạm qui ước và ứng xử quốc tế dẫn đến nhiều cuộc biểu tình từ bắc chí nam
mà hiện tượng Bình Dương và Vũng Áng khiến các lực lượng an ninh chưa hẳn làm
ngơ nhưng đã phải ra tay kềm chế để tình
hình không phức tạp thêm.
Trong nước thì như thế, ngoài nước cũng không vừa, chả ai phải cho tiền thuê mướn, các cuộc biểu tình tự phát đủ cả cờ vàng cờ đỏ của người gốc Việt trước các sứ quán lãnh sự TQ từ Washington D.C. đến Berlin, từ Tokyo đến Sydney đòi bá quyền rút dàn khoan và cút khỏi Biển Đông làm các lực lượng giữ an ninh các nước sở tại phải quan tâm.
Trong nước thì như thế, ngoài nước cũng không vừa, chả ai phải cho tiền thuê mướn, các cuộc biểu tình tự phát đủ cả cờ vàng cờ đỏ của người gốc Việt trước các sứ quán lãnh sự TQ từ Washington D.C. đến Berlin, từ Tokyo đến Sydney đòi bá quyền rút dàn khoan và cút khỏi Biển Đông làm các lực lượng giữ an ninh các nước sở tại phải quan tâm.
Trung quốc vốn nhạy cảm hình như đã ‘nắn gân’ được sự
việc, dù không xuống nước và rút dàn khoan nhưng đã có những động thái dùng đòn
ngọại giao để giảm căng thẳng và hóa giải một sách lược không để Mỹ lợi dụng tiếp
cận Việt nam và trở thành đồng minh của Chú Sam.
Chuyện đồng minh thì vẫn còn xa nhưng sự ngỏ lời của
ngoại trưởng Kerry khi đích thân mời ông Phạm Bình Minh thăm Mỹ trong những ngày
đầu dầu sôi lửa bỏng là chuyện cần được quan tâm. Rồi mới đây khi cựu tổng thống
Clinton thăm Hà nội, chủ tịch nước Trương tấn Sang đã đánh tiếng yêu cầu Mỹ dỡ
bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt nam, một yêu cầu mà nhiều lần khi đi tham
dự Hội đồng LHQ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay phàn nàn, người muốn mua kẻ không
chịu bán, một nghịch lý khi Mỹ là nước buôn bán vũ khí hàng đầu thế giới, nghe
nói đằng sau vấn đề do tình hình nhân quyền chưa được cải thiện ở Việt nam.
Nay thì dàn khoan đã nhổ cọc, nhưng cọc nhổ đi rồi đất
(biển) chưa chịu bỏ không vì mấy ông Tàu rất nhiều chiêu, nói cho ngay ‘dàn
khoan’ mới chỉ là bước đi dọ dẫm, cái quan trọng là ‘đàng sau vụ dàn khoan’ mới
là điều cần phải cảnh giác.
Người ta tiên đoán sau sự việc nổi bật trong năm khi
cao trào tranh chấp chuyển sang giai đoạn thực dụng đi vào ‘khai thác’, mọi
chuyện sẽ thay đổi như gió đổi chiều đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt nam sẽ phải
có quyết sách trước mắt và lâu dài để tạo thế quân bình và chủ động ứng xử trên
Biển Đông để tránh bị động trong tư thế
‘đỡ đòn’ hoặc cứ chuyện đã rồi mới lên tiếng hô hoán.
Rút ra từ bài học dàn khoan nhiều đề xuất xây dựng
chí tình, đặc biệt trong số những ai còn quan tâm đến đại cuộc mà không còn
nghi ngờ gì nữa khi giới truyền thông trên cộng đồng mạng, các nhà tranh đấu nhân
quyền, các trí thức, thanh niên, nhà văn nhà báo, các cựu binh của cả hai bên,
các đồng bào hải ngoại và dư luận truyền thông quốc tế đã đóng góp nhiều cho sự
‘chùn tay, xuống thang’ của phía bá quyền.
Đại loại trong các đề xuất chưa hẳn là mới mà vẫn lập lại yêu cầu các người
có trách nhiệm cầm quyền không nên mơ hồ ảo tưởng về liên minh ‘bốn tốt, 16 chữ
vàng’, ngay cả trông cậy vào Nga người đồng minh Liên xô cũ (Putin không hề lên
tiếng vụ dàn khoan), cần phải lấy nhân dân làm hậu thuẫn, tranh thủ bạn bè xa gần
trước mắt là khối ASEAN và tìm ‘đồng minh’ trong một trục xoay mới nhưng cùng mục
tiêu đấu tranh vì quyền lợi ở Biển Đông, cụ thể như liên minh Nhật-Úc-Philippines
và tất nhiên sự tiếp cận tranh thủ kẻ thù cũ là Hoa Kỳ mà Clinton mới hé lộ trong dịp 20 năm bình thường hóa
quan hệ giữa hai nước là chưa có quan hệ ngoại giao nào mà cả hai đảng Dân chủ
và Cộng hòa Mỹ đều đồng thuận là muốn ‘làm bạn’ với Việt nam sau quá khứ đau thương
vì chiến tranh.
Đỗ Xuân Tê
Đỗ Xuân Tê
Tác giả gửi Quê Choa