Văn Học & Nghệ Thuật
Vài suy nghĩ về thơ cách tân.
Cách tân, hai từ đó là sự tất yếu của quy luật phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Đó là sự thay cũ bằng sự mới khác.
Sau bước đệm của thơ mới thì lại thêm một lần nữa phá luật lệ chặt chẽ của thơ xưa, thơ cách tân là hướng tìm thêm cách nói mới trong thơ, tức là mong muốn làm giàu thêm ngôn ngữ thơ.
Thực ra, ngay cả các nhà thơ một thời luôn cũ, cũng từng cách tân, ví như Nguyễn Đình Thi, nhưng nếu như trí nhớ không lầm, theo ông Tien Dang vì những lí do thuộc về chính trị của cách mạng mà từ Tố Hữu rời bỏ sự cách tân, đến Nguyễn Đình Thi ít nhiều có dấu vết, song cũng không dám thực sự thay đổi vượt qua chặng đường Thơ mới.
Đặc tính nổi trội của thơ cách tân và, có giá trị nhất của nó, là sự phá vỡ trong hệ thống thi ảnh, phá tan cái sự thật thông thường, sự suy ngẫm logich thông thường trong sắp xếp thi ảnh mà dựng nên tinh thần ( thần thái), diện mạo mới của thi ca. Hầu như trong thơ cách tân hoàn toàn vắng bóng những câu chuyện logich, như thơ mới dạng ở Núi Đôi. Hoặc sự trật tự đến như ngập tràn lãn mạn ở Tiếng thu. Với nhu cầu mới về nhận thức và tư duy, sự thay đổi này mang lại một giá trị khác, chặt bỏ hẳn cho đứt lìa với Thơ Mới ở thơ; đấy là sự tràn ngập "mở" ở sức gợi và sự gợi. Nó cho phép độc giả tự đời sống kinh nghiệm của mình, tầng nấc văn hóa chiêm nghiệm của mình suy tưởng. Chính điều này thơ cách tân tạo thêm những văn bản diễn nghĩa đa tầng của mỗi bài thơ. Có thể gọi là Liên văn bản được chăng?
Về kĩ thuật (kĩ năng) mỗi nhà thơ cách tân, ngoài sự quan trọng cốt tử mà tôi nói trên, tùy theo nhận thức riêng về ngôn ngữ mà có cách biểu đạt khác nhau. Ở Lê Đạt, ông hay chơi lối để các từ bên nhau mà khi ở mỗi cách đọc khác nhau mang một thêm một ý nghĩa khác, mới. Ví dụ như đọc hai hoặc ba từ liền mạch hay đứt quãng không những cho thêm dư ba của âm nhạc mà còn tạo ra ý lý khác biệt. Ở Nguyễn Quang Thiều là lối chơi các thi ảnh chật chội đứng bên nhau trong từng câu để hiện ra một tầng ý lí mới.
Tôi
cho rằng thơ trong 40 năm vừa qua, hai nhà thơ , đại diện cho hai thế
hệ thành công nhất trong thơ cách tân là Lê Đạt ( Bóng Chữ) và Nguyễn
Quang Thiều ( Sự mất ngủ của lửa, 1992). Nói như vậy là tính đến sự ảnh
hưởng của họ với các nhà thơ khác, sự nổi trội đặc biệt của họ rất rõ
ràng về thi pháp hình thành như một cá tính (dấu vết cá nhân) của trường
phái. Nhiều nhà thơ khác như Hoang Hung
là rất điển hình, ông viết thơ cách tân rất sớm, nhưng sự lay động tới
tận tâm can công chúng ở thơ ông, tạo nên một dư ba chưa khi nào dứt
trong tâm hồn của người đọc VN, lại rơi vào những bài thơ ít cách tân.
Họ đều là những lớp người cách mạng vĩ đại.
Thực sự là những nhà thơ cho sinh nở những đứa con đầm đìa hơi thở đương thời và máu của chính họ vắt kiệt cho thơ, họ vẫn tuân theo những quy luật muôn đời của thi ca là phải tạo ra những văn bản lấp lánh cái đẹp, đẹp ở sự kì diệu khi chưng cất ngôn từ, kiệm chữ và dù suy tưởng bao nhiêu chăng nữa ở mỗi bài thơ độc giả tinh ý vẫn nhận ra một tư tưởng nào đó lóe sáng một cách thống nhất.
Bàn ra tán vào (0)
Vài suy nghĩ về thơ cách tân.
Cách tân, hai từ đó là sự tất yếu của quy luật phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Đó là sự thay cũ bằng sự mới khác.
Sau bước đệm của thơ mới thì lại thêm một lần nữa phá luật lệ chặt chẽ của thơ xưa, thơ cách tân là hướng tìm thêm cách nói mới trong thơ, tức là mong muốn làm giàu thêm ngôn ngữ thơ.
Thực ra, ngay cả các nhà thơ một thời luôn cũ, cũng từng cách tân, ví như Nguyễn Đình Thi, nhưng nếu như trí nhớ không lầm, theo ông Tien Dang vì những lí do thuộc về chính trị của cách mạng mà từ Tố Hữu rời bỏ sự cách tân, đến Nguyễn Đình Thi ít nhiều có dấu vết, song cũng không dám thực sự thay đổi vượt qua chặng đường Thơ mới.
Đặc tính nổi trội của thơ cách tân và, có giá trị nhất của nó, là sự phá vỡ trong hệ thống thi ảnh, phá tan cái sự thật thông thường, sự suy ngẫm logich thông thường trong sắp xếp thi ảnh mà dựng nên tinh thần ( thần thái), diện mạo mới của thi ca. Hầu như trong thơ cách tân hoàn toàn vắng bóng những câu chuyện logich, như thơ mới dạng ở Núi Đôi. Hoặc sự trật tự đến như ngập tràn lãn mạn ở Tiếng thu. Với nhu cầu mới về nhận thức và tư duy, sự thay đổi này mang lại một giá trị khác, chặt bỏ hẳn cho đứt lìa với Thơ Mới ở thơ; đấy là sự tràn ngập "mở" ở sức gợi và sự gợi. Nó cho phép độc giả tự đời sống kinh nghiệm của mình, tầng nấc văn hóa chiêm nghiệm của mình suy tưởng. Chính điều này thơ cách tân tạo thêm những văn bản diễn nghĩa đa tầng của mỗi bài thơ. Có thể gọi là Liên văn bản được chăng?
Về kĩ thuật (kĩ năng) mỗi nhà thơ cách tân, ngoài sự quan trọng cốt tử mà tôi nói trên, tùy theo nhận thức riêng về ngôn ngữ mà có cách biểu đạt khác nhau. Ở Lê Đạt, ông hay chơi lối để các từ bên nhau mà khi ở mỗi cách đọc khác nhau mang một thêm một ý nghĩa khác, mới. Ví dụ như đọc hai hoặc ba từ liền mạch hay đứt quãng không những cho thêm dư ba của âm nhạc mà còn tạo ra ý lý khác biệt. Ở Nguyễn Quang Thiều là lối chơi các thi ảnh chật chội đứng bên nhau trong từng câu để hiện ra một tầng ý lí mới.
Tôi
cho rằng thơ trong 40 năm vừa qua, hai nhà thơ , đại diện cho hai thế
hệ thành công nhất trong thơ cách tân là Lê Đạt ( Bóng Chữ) và Nguyễn
Quang Thiều ( Sự mất ngủ của lửa, 1992). Nói như vậy là tính đến sự ảnh
hưởng của họ với các nhà thơ khác, sự nổi trội đặc biệt của họ rất rõ
ràng về thi pháp hình thành như một cá tính (dấu vết cá nhân) của trường
phái. Nhiều nhà thơ khác như Hoang Hung
là rất điển hình, ông viết thơ cách tân rất sớm, nhưng sự lay động tới
tận tâm can công chúng ở thơ ông, tạo nên một dư ba chưa khi nào dứt
trong tâm hồn của người đọc VN, lại rơi vào những bài thơ ít cách tân.
Họ đều là những lớp người cách mạng vĩ đại.
Thực sự là những nhà thơ cho sinh nở những đứa con đầm đìa hơi thở đương thời và máu của chính họ vắt kiệt cho thơ, họ vẫn tuân theo những quy luật muôn đời của thi ca là phải tạo ra những văn bản lấp lánh cái đẹp, đẹp ở sự kì diệu khi chưng cất ngôn từ, kiệm chữ và dù suy tưởng bao nhiêu chăng nữa ở mỗi bài thơ độc giả tinh ý vẫn nhận ra một tư tưởng nào đó lóe sáng một cách thống nhất.