Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Vẫn chưa mở mắt! - Việt Nhân
(HNPĐ) Mấy
chữ ‘vẫn chưa mở mắt’ đề tựa câu chuyện, nó được gõ trong thiếng thở dài của mỗ
tôi! Đã lâu lắm rồi nhớ không lầm đã đôi lần dùng cái tựa này, dĩ nhiên cũng
đâu đó dùng cho những câu chuyện nói về những tay cuồng đảng cuồng bác (thằng
bần), vẫn còn ôm lấy cái ngu lâu dốt bền. Và cái thở dài của mỗ tôi hôm nay, là
cái buồn của một thằng lính cũ đang phải sống xa quê, lại gặp phải một điều không
vừa ý, cái không vừa ý đó nó dính đến những gì là mình, là bạn mình một thời,
cứ lâu lâu lại bị thiên hạ khơi gợi làm cái đau lại buốt!
Định bỏ mặc cho qua, tuần này không viết gì sất, phải nghe lời
ông thầy thuốc để con mắt được êm, chả là cả hai con mắt già vừa qua một cuộc
giải phẩu, thầy thuốc khuyên là phải cho chúng nghỉ ngơi đôi ba tuần, ông nói
câu đó với tất cả cái ý răn đe là phải dễ thương (be nice) với nó nếu không lại
ân hận. Nhưng những câu nói nghe mà phát bực, cũng vẫn giọng điệu của hơn năm
năm về trước đã gặp rồi trên trang ‘thảo luận.com’, và cũng là câu chuyện
‘nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa’, thế là cái laptop đã không tắt mà lại được kéo
xịch lại gần hơn, và bắt đầu gõ.
Trang VOA ngày 27/10/2017 đưa tin bà chị xăng pha nhớt Ted Osius
dẫn phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/10/2017 đã đến thắp hương tưởng nhớ các
người lính Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, nơi đã bị nhà nước
An Nam xã nghĩa đổi tên là Nghĩa trang
nhân dân Bình An, thuộc tỉnh Bình Dương. Ngoài Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự
Mỹ tại thành Hồ ra, tháp tùng chuyến đi còn có ông Nguyễn Đạc Thành và ông
Nguyễn Huy Khê, đại diện Sáng hội Việt Mỹ, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ
giúp trùng tu nghĩa trang.
Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự Mỹ tại thành Hồ, người cùng
chuyến đi viết trên Facebook 27/10/2017: Đại sứ Ted Osius và tôi đã
thắp hương tại Đài tưởng niệm các binh sĩ hy sinh tại Nghĩa trang Bình An và
thăm Căn cứ Không quân Biên Hoà trong tuần này. Thông qua cam kết chung nhằm
giải quyết quá khứ một cách cởi mở và trung thực cũng như nỗ lực chung trong
việc hoà giải. Hoa Kỳ và Việt Nam có thể hướng đến tương lai từ quá khứ, tăng
cường quan hệ giữa nhân dân hai nước và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho
tất cả mọi người…
Chỉ là một bản tin ngắn của VOA, nhưng đủ rõ cho người đọc biết
đây là nỗ lực chung trong việc hoà giải giữa Mỹ và An Nam cộng, và chuyến đi
căn cứ không quân Biên Hòa chắc chắn không nằm ngoài chuyện hóa chất khai hoang
dioxin mà vịt cộng vẫn níu vào đó đòi bồi thường. Chuyện chất hóa học không màu
này, được phía nhà nước xã nghĩa khai trước tòa rằng nó có màu da cam, đã là
cái mà mọi người vẫn cười nhạo cho cái trò ăn vạ của vịt cộng, và đã có người
nói chuyện đã năm mươi năm trước, dai hơn đỉa vịt cộng vẫn gỡ ghẻ cù nhầy kiếm
ăn.
Đó là cái nhỏ mà không nhỏ, hãy nhìn cho kỹ vào để thấy vịt cộng cần gì, và phải có
gì để hòa hợp hòa giải được với vịt cộng! Nhưng có cái lạ sao lại lôi chuyện Nghĩa Trang QĐ Biên
Hòa, cùng những người lính VNCH vào đây, chuyện Bà Tổng lãnh sự Mỹ tại thành Hồ
cùng Chị Đại sứ Hoa Kỳ thắp nhang cho các người lính cũ, nó mang ý gì, nghĩa gì
trong cái gọi là nổ lực chung trong hòa giải giữa đôi bên Mỹ-Vịt cộng? Chắc
chắn là trong đầu cả chị Osius và bà Tarnowka không một ai vỗ ngực (dám) đại
diện cho phe thứ ba (VNCH) trong việc này!
Riêng hai ông Nguyễn Đạc Thành và Nguyễn Huy Khê, Sáng hội Việt
Mỹ, chắc chắn lại càng là không dám nhân danh, vả cũng không ai cho, bản tin
ghi: Sáng hội Việt Mỹ một tổ chức phi chính phủ của Mỹ giúp trùng tu nghĩa
trang. Đây có thể là cách gọi mới của VAF, từng là tổ chức của Nguyễn Đạt
Thành, được dư luận cùng anh em lính cũ biết đến từ nhiều năm qua, và chuyện
trùng tu Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa cũng chính từ VAF cho biết, nhà nước An Nam
cộng chỉ chấp thuận cho cá nhân riêng lẻ thực hiện mà không là bất cứ một tổ
chức nào:
VOA ngày 09/02/2017 đưa tin: ‘Cho các cá nhân chứ chưa
cho phép các tổ chức hay hội đoàn trực tiếp ký hợp đồng trùng tu với Ban Quản
lý Nghĩa trang, hay với một công ty thực hiện trùng tu do nhà nước chỉ định…
Tuy nhiên cho đến nay đã gần hai năm, VAF vẫn chưa nhận được phản hồi chính
thức bằng văn bản của chính quyền Việt Nam…” Đó là cái dễ hiểu, như
một ý kiến đã ghi: Người sống, kẻ chết
đều trở thành một thứ con tin. Dã man! Người không có chính
nghĩa, thì lúc nào cũng bị ám ảnh sự trả thù, cho dù đó chỉ là những nấm mồ vô
tri vô giác!
Sự trông chờ nơi nhà nước xã nghĩa cấp phép cho một tổ chức nào
đó trùng tu, thấy ra ngây thơ quá sau khi nghe blogger Trương Minh Đức ở thành Hồ nói cùng VOA, là công an đã câu lưu
một số nhà vận động nhân quyền trong 2 giờ, chỉ vì họ đến thắp hương viếng mộ
các người lính miền Nam tại nghĩa trang Biên Hòa, nơi mà người đi viếng gặp
không ít khó khăn, đòi hỏi phải đăng ký, xuất trình giấy tờ và kê khai địa chỉ. Với
mỗ tôi, một thằng lính cũ có tám thằng bạn nằm nơi đây, đúng ba mươi năm trước,
ngày vừa ra tù lò mò đến đây cũng bị như vậy!
Cách đây hơn năm năm, kể lại câu chuyện lần đó mỗ tôi có viết
câu: Trên trái đất này, muốn đi thắp nhang cho người chết mà cũng phải
xin phép (đăng ký) thì chỉ có cái chế độ xã nghĩa khốn nạn mới nghĩ ra được mà
thôi. Việt Nhân tôi bị chửi và ném đá, lúc đó chưa nghe biết đến mấy
chữ dư luận viên nêm buồn cả tháng, nay nếu có bị nữa thì
không đến nổi như lần ấy (quen rồi) nhưng cái bực thì vẫn còn… Cái câu ngu lâu
dốt bền để gọi chúng thật không sai, trên VOA đám dư lợn viên vẫn loi nhoi như
giòi, chửi địt má địt mẹ luôn mồm không biết đúng sai.
Với lũ vịt cộng, miếng đất Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa là cái chúng
thèm, còn cái chúng nhùng nhằng chưa dám xẻ thịt chia nhau, cũng bởi gần hai
vạn nấm mộ người lính cũ miền Nam còn đó, tuy biết rằng súng ống trên tay, nhà
tù cửa rộng mở, với bản chất không phải là con người, nhưng chúng cũng phải e
dè dư luận đôi chút. Với thế giới chúng cũng phải giữ phần nào để còn xòe tay
xin ăn, còn với dân miền Nam chúng thừa biết, dân tình ngày càng chống đối chế
độ, nhất là cái khinh ra mặt bọn cướp ba-ke hai nút của người dân miền Nam đã
lộ rõ.
So sánh đôi bên, thì vịt cộng chỉ là thằng đầu đường xó chợ, nếu
có được gọi là điếm thì chỉ là thứ điếm nhà quê thuốc lào ba con tám, chứ Mỹ là
điếm, hạng điếm quốc tế, nay cái thế đối trọng cùng Tầu cộng, mà Mỹ có đôi phần
làm ngơ vấn đề nhân quyền. Nên đừng vì những trò láu cá đi dây thấy ngon cơm,
nghĩ rằng Mỹ (ngu) không biết mà lầm. Trong vấn đề Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, đại
sứ, tổng lãnh sự, là đại diện cho nước Mỹ đã đến đây thắp nhang, làm sao biết
được nén nhang trong tay Judas có phải là hối hận, nhưng điều rõ ràng lắm là họ
vẫn còn nhớ!
Đã nhớ những người đang nằm nơi đây, thì chắc họ nhớ việc họ
làm, và đó là của cả một nhà nước Mỹ chứ không chỉ cá nhân, không riêng lẻ như
một Đại Tướng Westmoreland xin lỗi người lính VNCH... Trong cảnh chiều tàn của
đời mình, thân xa quê cả một đại dương, những nén nhang của họ gợi mỗ tôi nhớ
chốn này, năm xưa mỗi thằng bạn được tin nó nằm xuống là cố tìm về bằng được
thăm chúng, những điếu thuốc được đốt bên vung đất vừa đắp được phủ cờ, mời nó,
mời cả những người bạn mới của nó nằm bên, những người con của đất nước Lạc
Việt.
Không dấu lòng là vẫn mang nặng một nỗi lo, ai biết được điều gì
sẽ xảy đến khi đất nước vẫn còn trong tay lũ Hán nô, chúng đã ngục tù người
sống, thì nấm mộ người chết biết sẽ có còn? Lúc nào cũng vỗ ngực huênh hoang là
anh hùng, là chính nghĩa mà lại sợ từ đàn bà, trẻ con và cả những người đã nằm
xuống, sợ cả những ngôi mộ im lìm trong nghĩa trang… Lạ, chưa có đám nào
hèn như lũ này.
Bài viết được gõ trong nỗi bực, bởi những lời của đám dư lợn
viên qua một bản tin ngắn của VOA, những kẻ không biết phải gọi là gì, thua cả
loài chó mở mắt chỉ sau ba ngày ra đời… Câu chuyện thưa đã dài, cái bực cũng đã
nguôi, mỗ tôi gõ cửa nhà ông Google xin nghe một bài hát của một thời đất nước
mình còn chiến tranh, ngày đó mơ sẽ có được:
Rồi ta sẽ cùng nhau về thăm
Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn
Bạn ta đó đang say ngủ yên
Xin cám ơn… Xin cám ơn… Người nằm xuống!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Vẫn chưa mở mắt! - Việt Nhân
(HNPĐ) Mấy
chữ ‘vẫn chưa mở mắt’ đề tựa câu chuyện, nó được gõ trong thiếng thở dài của mỗ
tôi! Đã lâu lắm rồi nhớ không lầm đã đôi lần dùng cái tựa này, dĩ nhiên cũng
đâu đó dùng cho những câu chuyện nói về những tay cuồng đảng cuồng bác (thằng
bần), vẫn còn ôm lấy cái ngu lâu dốt bền. Và cái thở dài của mỗ tôi hôm nay, là
cái buồn của một thằng lính cũ đang phải sống xa quê, lại gặp phải một điều không
vừa ý, cái không vừa ý đó nó dính đến những gì là mình, là bạn mình một thời,
cứ lâu lâu lại bị thiên hạ khơi gợi làm cái đau lại buốt!
Định bỏ mặc cho qua, tuần này không viết gì sất, phải nghe lời
ông thầy thuốc để con mắt được êm, chả là cả hai con mắt già vừa qua một cuộc
giải phẩu, thầy thuốc khuyên là phải cho chúng nghỉ ngơi đôi ba tuần, ông nói
câu đó với tất cả cái ý răn đe là phải dễ thương (be nice) với nó nếu không lại
ân hận. Nhưng những câu nói nghe mà phát bực, cũng vẫn giọng điệu của hơn năm
năm về trước đã gặp rồi trên trang ‘thảo luận.com’, và cũng là câu chuyện
‘nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa’, thế là cái laptop đã không tắt mà lại được kéo
xịch lại gần hơn, và bắt đầu gõ.
Trang VOA ngày 27/10/2017 đưa tin bà chị xăng pha nhớt Ted Osius
dẫn phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/10/2017 đã đến thắp hương tưởng nhớ các
người lính Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, nơi đã bị nhà nước
An Nam xã nghĩa đổi tên là Nghĩa trang
nhân dân Bình An, thuộc tỉnh Bình Dương. Ngoài Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự
Mỹ tại thành Hồ ra, tháp tùng chuyến đi còn có ông Nguyễn Đạc Thành và ông
Nguyễn Huy Khê, đại diện Sáng hội Việt Mỹ, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ
giúp trùng tu nghĩa trang.
Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự Mỹ tại thành Hồ, người cùng
chuyến đi viết trên Facebook 27/10/2017: Đại sứ Ted Osius và tôi đã
thắp hương tại Đài tưởng niệm các binh sĩ hy sinh tại Nghĩa trang Bình An và
thăm Căn cứ Không quân Biên Hoà trong tuần này. Thông qua cam kết chung nhằm
giải quyết quá khứ một cách cởi mở và trung thực cũng như nỗ lực chung trong
việc hoà giải. Hoa Kỳ và Việt Nam có thể hướng đến tương lai từ quá khứ, tăng
cường quan hệ giữa nhân dân hai nước và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho
tất cả mọi người…
Chỉ là một bản tin ngắn của VOA, nhưng đủ rõ cho người đọc biết
đây là nỗ lực chung trong việc hoà giải giữa Mỹ và An Nam cộng, và chuyến đi
căn cứ không quân Biên Hòa chắc chắn không nằm ngoài chuyện hóa chất khai hoang
dioxin mà vịt cộng vẫn níu vào đó đòi bồi thường. Chuyện chất hóa học không màu
này, được phía nhà nước xã nghĩa khai trước tòa rằng nó có màu da cam, đã là
cái mà mọi người vẫn cười nhạo cho cái trò ăn vạ của vịt cộng, và đã có người
nói chuyện đã năm mươi năm trước, dai hơn đỉa vịt cộng vẫn gỡ ghẻ cù nhầy kiếm
ăn.
Đó là cái nhỏ mà không nhỏ, hãy nhìn cho kỹ vào để thấy vịt cộng cần gì, và phải có
gì để hòa hợp hòa giải được với vịt cộng! Nhưng có cái lạ sao lại lôi chuyện Nghĩa Trang QĐ Biên
Hòa, cùng những người lính VNCH vào đây, chuyện Bà Tổng lãnh sự Mỹ tại thành Hồ
cùng Chị Đại sứ Hoa Kỳ thắp nhang cho các người lính cũ, nó mang ý gì, nghĩa gì
trong cái gọi là nổ lực chung trong hòa giải giữa đôi bên Mỹ-Vịt cộng? Chắc
chắn là trong đầu cả chị Osius và bà Tarnowka không một ai vỗ ngực (dám) đại
diện cho phe thứ ba (VNCH) trong việc này!
Riêng hai ông Nguyễn Đạc Thành và Nguyễn Huy Khê, Sáng hội Việt
Mỹ, chắc chắn lại càng là không dám nhân danh, vả cũng không ai cho, bản tin
ghi: Sáng hội Việt Mỹ một tổ chức phi chính phủ của Mỹ giúp trùng tu nghĩa
trang. Đây có thể là cách gọi mới của VAF, từng là tổ chức của Nguyễn Đạt
Thành, được dư luận cùng anh em lính cũ biết đến từ nhiều năm qua, và chuyện
trùng tu Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa cũng chính từ VAF cho biết, nhà nước An Nam
cộng chỉ chấp thuận cho cá nhân riêng lẻ thực hiện mà không là bất cứ một tổ
chức nào:
VOA ngày 09/02/2017 đưa tin: ‘Cho các cá nhân chứ chưa
cho phép các tổ chức hay hội đoàn trực tiếp ký hợp đồng trùng tu với Ban Quản
lý Nghĩa trang, hay với một công ty thực hiện trùng tu do nhà nước chỉ định…
Tuy nhiên cho đến nay đã gần hai năm, VAF vẫn chưa nhận được phản hồi chính
thức bằng văn bản của chính quyền Việt Nam…” Đó là cái dễ hiểu, như
một ý kiến đã ghi: Người sống, kẻ chết
đều trở thành một thứ con tin. Dã man! Người không có chính
nghĩa, thì lúc nào cũng bị ám ảnh sự trả thù, cho dù đó chỉ là những nấm mồ vô
tri vô giác!
Sự trông chờ nơi nhà nước xã nghĩa cấp phép cho một tổ chức nào
đó trùng tu, thấy ra ngây thơ quá sau khi nghe blogger Trương Minh Đức ở thành Hồ nói cùng VOA, là công an đã câu lưu
một số nhà vận động nhân quyền trong 2 giờ, chỉ vì họ đến thắp hương viếng mộ
các người lính miền Nam tại nghĩa trang Biên Hòa, nơi mà người đi viếng gặp
không ít khó khăn, đòi hỏi phải đăng ký, xuất trình giấy tờ và kê khai địa chỉ. Với
mỗ tôi, một thằng lính cũ có tám thằng bạn nằm nơi đây, đúng ba mươi năm trước,
ngày vừa ra tù lò mò đến đây cũng bị như vậy!
Cách đây hơn năm năm, kể lại câu chuyện lần đó mỗ tôi có viết
câu: Trên trái đất này, muốn đi thắp nhang cho người chết mà cũng phải
xin phép (đăng ký) thì chỉ có cái chế độ xã nghĩa khốn nạn mới nghĩ ra được mà
thôi. Việt Nhân tôi bị chửi và ném đá, lúc đó chưa nghe biết đến mấy
chữ dư luận viên nêm buồn cả tháng, nay nếu có bị nữa thì
không đến nổi như lần ấy (quen rồi) nhưng cái bực thì vẫn còn… Cái câu ngu lâu
dốt bền để gọi chúng thật không sai, trên VOA đám dư lợn viên vẫn loi nhoi như
giòi, chửi địt má địt mẹ luôn mồm không biết đúng sai.
Với lũ vịt cộng, miếng đất Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa là cái chúng
thèm, còn cái chúng nhùng nhằng chưa dám xẻ thịt chia nhau, cũng bởi gần hai
vạn nấm mộ người lính cũ miền Nam còn đó, tuy biết rằng súng ống trên tay, nhà
tù cửa rộng mở, với bản chất không phải là con người, nhưng chúng cũng phải e
dè dư luận đôi chút. Với thế giới chúng cũng phải giữ phần nào để còn xòe tay
xin ăn, còn với dân miền Nam chúng thừa biết, dân tình ngày càng chống đối chế
độ, nhất là cái khinh ra mặt bọn cướp ba-ke hai nút của người dân miền Nam đã
lộ rõ.
So sánh đôi bên, thì vịt cộng chỉ là thằng đầu đường xó chợ, nếu
có được gọi là điếm thì chỉ là thứ điếm nhà quê thuốc lào ba con tám, chứ Mỹ là
điếm, hạng điếm quốc tế, nay cái thế đối trọng cùng Tầu cộng, mà Mỹ có đôi phần
làm ngơ vấn đề nhân quyền. Nên đừng vì những trò láu cá đi dây thấy ngon cơm,
nghĩ rằng Mỹ (ngu) không biết mà lầm. Trong vấn đề Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, đại
sứ, tổng lãnh sự, là đại diện cho nước Mỹ đã đến đây thắp nhang, làm sao biết
được nén nhang trong tay Judas có phải là hối hận, nhưng điều rõ ràng lắm là họ
vẫn còn nhớ!
Đã nhớ những người đang nằm nơi đây, thì chắc họ nhớ việc họ
làm, và đó là của cả một nhà nước Mỹ chứ không chỉ cá nhân, không riêng lẻ như
một Đại Tướng Westmoreland xin lỗi người lính VNCH... Trong cảnh chiều tàn của
đời mình, thân xa quê cả một đại dương, những nén nhang của họ gợi mỗ tôi nhớ
chốn này, năm xưa mỗi thằng bạn được tin nó nằm xuống là cố tìm về bằng được
thăm chúng, những điếu thuốc được đốt bên vung đất vừa đắp được phủ cờ, mời nó,
mời cả những người bạn mới của nó nằm bên, những người con của đất nước Lạc
Việt.
Không dấu lòng là vẫn mang nặng một nỗi lo, ai biết được điều gì
sẽ xảy đến khi đất nước vẫn còn trong tay lũ Hán nô, chúng đã ngục tù người
sống, thì nấm mộ người chết biết sẽ có còn? Lúc nào cũng vỗ ngực huênh hoang là
anh hùng, là chính nghĩa mà lại sợ từ đàn bà, trẻ con và cả những người đã nằm
xuống, sợ cả những ngôi mộ im lìm trong nghĩa trang… Lạ, chưa có đám nào
hèn như lũ này.
Bài viết được gõ trong nỗi bực, bởi những lời của đám dư lợn
viên qua một bản tin ngắn của VOA, những kẻ không biết phải gọi là gì, thua cả
loài chó mở mắt chỉ sau ba ngày ra đời… Câu chuyện thưa đã dài, cái bực cũng đã
nguôi, mỗ tôi gõ cửa nhà ông Google xin nghe một bài hát của một thời đất nước
mình còn chiến tranh, ngày đó mơ sẽ có được:
Rồi ta sẽ cùng nhau về thăm
Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn
Bạn ta đó đang say ngủ yên
Xin cám ơn… Xin cám ơn… Người nằm xuống!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)