Di Sản Hồ Chí Minh

Văn học và chính trị - Nguyễn Hưng Quốc

Trước hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần khẳng định tiếp:

Simone Orendain

Mấy năm gần đây, trên blog của tôi trên đài VOA, cũng như mấy tháng gần đây, trên facebook, tôi hay viết về chính trị. Một số bạn bè hỏi: Tại sao?

Trước hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần khẳng định tiếp: Tôi viết với tư cách một trí thức muốn dùng kiến thức và khả năng nhận thức để mổ xẻ những ung nhọt của đất nước; tôi viết với tư cách một nạn nhân và một chứng nhân để ghi lại những kinh nghiệm và cảm nghiệm của mình; tôi viết để giải tỏa những u uẩn và u uất trong lòng; tôi viết để, may ra, gặp được những người đồng cảm và đồng điệu để những bận tâm đau đáu của mình không thành lẻ loi. Liên quan đến đất nước, nhất là một đất nước lớn có cả gần một trăm triệu dân, nghịch lý và phi lý nhất là cảm giác lẻ loi.

Ngoài những lý do vừa kể, có thể còn nhiều lý do khác nữa. Nhưng thôi, chuyện đó cũng chả có gì quan trọng. Điều khiến tôi loay hoay nghĩ ngợi nhiều hơn, thời gian gần đây, là mối quan hệ giữa văn học và chính trị.

Dĩ nhiên, đó là một đề tài cũ mèm. Cách đây hơn 2500 năm, ở Hy Lạp, Plato đã đặt ra vấn đề ấy khi đề nghị choàng lên cổ các nhà thơ một vòng hoa nguyệt quế rồi đuổi họ ra khỏi nước Cộng hòa Lý tưởng với lý do họ chỉ làm mọi người nhìn hiện thực một cách lệch lạc. Aristotle không đồng ý với thầy khi ông nhấn mạnh thơ ca có chức năng thanh tẩy cảm xúc và phản ánh hiện thực một cách sâu sắc và chính xác hơn cả lịch sử. Ở Trung Quốc, cũng thời gian ấy, Khổng Tử cho thơ có tác dụng giúp con người quan sát tinh tế, biết cảm xúc, biết đoàn kết, biết giận, biết oán, biết phẫn khích… nghĩa là, nói cách khác, có chức năng giáo dục và phục vụ chính trị tốt. Sau đó, suốt cả thời Trung đại, ở Tây phương, chủ nghĩa cổ điển chủ trương dùng văn học để giáo hóa con người; ở Trung Hoa và Việt Nam, người ta chủ trương văn chương là dùng để tải đạo mà cốt lõi của cái gọi là đạo ấy không có gì ngoài đạo trung và đạo hiếu, mà nói đến trung là nói đến chính trị, thậm chí, chữ hiếu trong quan niệm của Nho giáo cũng đẫm đầy màu sắc chính trị: có “tề gia” giỏi mới có thể “trị quốc” được.

Nhưng có lẽ không có lúc nào người ta lại bàn về quan hệ giữa văn học và chính trị nhiều như thời hiện đại. Có lẽ lý do chính gắn liền với sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Từ đầu thập niên 1930, ở Liên Xô, người ta đưa ra lý thuyết văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa với mấy nội dung chính: Một, văn học phản ánh hiện thực; hai, cách phản ánh hiện thực của văn học lệ thuộc vào lập trường giai cấp của tác giả; ba, khi phản ánh hiện thực như vậy, văn học tác động mạnh mẽ lên cách suy nghĩ và cách cảm xúc của quần chúng; bốn, với tác động như vậy, văn học có quan hệ chặt chẽ và không thể chối cãi được, với chính trị; năm, trong công cuộc vận động cách mạng, đảng Cộng sản nhất thiết phải nắm cho được công cụ văn học; sáu, để nắm văn học, các nhà tuyên huấn Cộng sản đưa ra khái niệm tính đảng: văn học phải tuân theo chỉ thị của đảng và phải phục vụ đảng, v.v…

Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với những quan điểm một chiều và nông cạn như vậy chỉ phát triển ở các quốc gia Cộng sản tại Đông Âu và, khi du nhập vào Trung Quốc, bị Mao-hóa, trở thành giáo điều hơn nữa. Con đường du nhập của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam xuất phát từ hai nguồn: Một, qua các nhà văn Cộng sản của Pháp khi họ sang Liên Xô tham dự đại hội nhà văn vào năm 1934. Hai, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, sách báo từ Pháp không được nhập cảng vào Việt Nam được nữa, người ta quay sang Trung Quốc, và từ Trung Quốc, người ta học được quan điểm của Mao Trạch Đông, đặc biệt trong bài nói chuyện tại Diên An vào năm 1942.

Mặc dù không bị chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thuyết phục, nhưng giới cầm bút ở Tây phương vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nó, do đó, mối quan hệ giữa văn học và chính trị trở thành một đề tài được nhiều người quan tâm phân tích. Có điều, dù bàn sâu đến mấy, vấn đề ấy vẫn không ngớt day dứt trong tâm trí của mọi người. Mỗi câu trả lời, may lắm, chỉ chính phục được một thế hệ. Đến thế hệ tiếp theo sau, với những mâu thuẫn mới và hoàn cảnh mới, người ta lại đặt ra câu hỏi ấy và lại loay hoay suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời.

Ở Việt Nam cũng vậy. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã từng thao thức với vấn đề ấy khi nhìn lại nền văn học về chiến tranh của Việt Nam, tuy nhiều về số lượng, nhưng lúc nào cũng còi cọc về chất lượng. Mấy năm sau, ông và Hoàng Ngọc Hiến lại đặt ra vấn đề ấy lần nữa; cuối cùng, thời đổi mới, ông lại đặt ra vấn đề ấy trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, trong đó, ông cho cái gọi là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thực chất chỉ là một nền văn học minh hoạ cho các chính sách hà khắc của chế độ, nền văn học của những người hèn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đến độ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút của mình, hoặc nếu không, cũng lạng lách, viết một câu trung (thực) lại kèm theo một câu nịnh.

Với giới cầm bút ở hải ngoại, nhiều người cũng hay trăn trở về quan hệ giữa văn học và chính trị. Lý do cũng dễ hiểu. Phần lớn giới cầm bút Việt Nam ở hải ngoại là những người tị nạn chính trị. Họ trốn khỏi Việt Nam cũng vì chính trị. Bản sắc của họ, với tư cách người tị nạn, cũng gắn liền với chính trị, chủ yếu chính trị của các nạn nhân vừa thua trận vừa bị đày đoạ trong các trại cải tạo. Trong suốt hơn một thập niên đầu, từ năm 1975 đến 1990, lúc chế độ Cộng sản sụp đổ ở Nga và Đông Âu, mảng văn học phản kháng, với những đề tài mất nước và cải tạo, nở rộ. Lúc ấy, người ta cho việc tố cáo tội ác của Cộng sản là việc đương nhiên và mặc nhiên. Không ai thấy có vấn đề gì cả.

Tuy nhiên, sau đó, khi cơn phẫn nộ và đau xót nguội dần, cảm hứng văn học trở thành đa dạng hơn, nhiều người quay lại với vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị. Không có cuộc tranh luận nào thật lớn nhưng những bàn cãi nho nhỏ quanh bàn nhậu hoặc trên một số diễn đàn thì có. Nhưng, cũng giống như mọi lần, trong lịch sử, không có một kết luận nào chung nhất để kết thúc các cuộc tranh luận ấy cả.

Theo tôi, nói đến quan hệ giữa văn học và chính trị, trước hết, cần phân biệt hai phạm trù: tác giả và tác phẩm. Hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Một tác giả tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính trị không nhất thiết phải viết nhiều về chính trị. Trong văn học Việt Nam, có thể lấy trường hợp Nhất Linh làm ví dụ. Từ đầu thập niên 1940 trở đi, ông hoạt động chính trị rất sôi nổi, nhưng các tác phẩm ông viết lại rất ít màu sắc chính trị. Ngược lại, một người không gian gia chính trị có thể viết rất nhiều về chính trị. Như Võ Phiến, chẳng hạn. Bởi vậy, để tìm hiểu quan hệ giữa văn học và chính trị, có lẽ chúng ta chỉ tập trung vào tác phẩm hơn là tác giả.

Giới hạn trong phạm vi tác phẩm, tính chất chính trị có thể được nhìn từ ba khía cạnh khác nhau: trong tác phẩm (in the text), với tác phẩm (with the text) và qua tác phẩm (through the text).

Thứ nhất, bên trong tác phẩm, chủ yếu ở đề tài và nội dung tác phẩm. Ở phương diện này, không có gì mâu thuẫn giữa văn học và chính trị cả. Viết về chính trị cũng giống như viết về một cuộc tình, một cuộc đời, một số phận hay một kinh nghiệm nào đó. Nó có thể hay hoặc dở. Nhưng cái hay hoặc cái dở ở đây gắn liền với tài năng của tác giả hơn là bản thân đề tài.

Thư hai, tính chính trị thể hiện với tác phẩm, tức gắn liền với ý đồ của tác giả, nhằm tuyên truyền cho một lý tưởng chính trị nào đó mà tác giả tin tưởng hoặc phục vụ. Đây là điều các chế độ độc tài thường đòi hỏi ở người cầm bút. Nói cách khác, đó là thứ văn học có tính chất luận đề, nói theo ngôn ngữ của nhóm Tự lực văn đoàn trong thập niên 1930 hoặc văn học minh hoạ, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Minh Châu. Việc nhìn chính trị như một động cơ trong sáng tác này thường chỉ dẫn đến sự thất bại cho cả tác giả lẫn cho tác phẩm. Cuối thập niên 1950, ở Sài Gòn, trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh nhìn nhận tiểu thuyết luận đề mà ông là cổ suý và là một tác giả tiêu biểu nhất là một thất bại. Đọc lại, ông chỉ thấy đơn giản và nhạt nhẽo. Từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, ở Việt Nam, cả Nguyễn Minh Châu lẫn Hoàng Kiến đều phê phán việc sử dụng văn học để phục vụ cho chính trị qua những tác phẩm minh hoạ như thế.

Thứ ba, tính chính trị thể hiện qua tác phẩm (through the text) tức ở những tác động của nó trong độc giả. Ở đây, chúng ta sẽ có hai trường hợp chính: Một, có khi tác giả viết với một động cơ chính trị rõ rệt nhưng ý nghĩa của nó, ở người đọc, lại có tính chất thuần thẩm mỹ; hai, ngược lại, có khi tác giả không có động cơ chính trị gì cả nhưng khi tác phẩm ra đời, nó lại có tác động chính trị mạnh mẽ lên người đọc, một cách tức thời hoặc nhiều thế hệ sau đó. Ví dụ, Truyện Kiều ra đời từ cuối thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỳ 19, nhưng đến đầu thế kỷ 20 lại được nhìn như một tác phẩm đầy màu sắc chính trị: với Phạm Quỳnh, nó là nền tảng để xây dụng nền quốc văn và quốc học trong quá trình hiện đại hoá Việt Nam; với Ngô Đức Kế, nó lại là một tác phẩm cổ vũ cho sự thoát ly, quay lưng lại công cuộc đấu tranh giành độc lập. Tất cả những ý nghĩa và tác động này đều nằm ngoài ý đồ của chính tác giả.

Nói một cách tóm tắt, quan hệ giữa văn học và chính trị là một vấn đề phức tạp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Chỉ trừ việc sử dụng văn học như một công cụ chính trị, tất cả những khía cạnh khác đều bình thường, không hay và cũng không dở. Với tư cách một đề tài, chính trị cũng bình đẳng với các loại đề tài khác, hay hay dở nằm trong tầm nhìn và tài năng của tác giả. Còn ý nghĩa (significance) của tác phẩm đối với nhận thức chính trị của độc giả trong một thời điểm nào đó thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của tác giả.
VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Văn học và chính trị - Nguyễn Hưng Quốc

Trước hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần khẳng định tiếp:

Simone Orendain

Mấy năm gần đây, trên blog của tôi trên đài VOA, cũng như mấy tháng gần đây, trên facebook, tôi hay viết về chính trị. Một số bạn bè hỏi: Tại sao?

Trước hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần khẳng định tiếp: Tôi viết với tư cách một trí thức muốn dùng kiến thức và khả năng nhận thức để mổ xẻ những ung nhọt của đất nước; tôi viết với tư cách một nạn nhân và một chứng nhân để ghi lại những kinh nghiệm và cảm nghiệm của mình; tôi viết để giải tỏa những u uẩn và u uất trong lòng; tôi viết để, may ra, gặp được những người đồng cảm và đồng điệu để những bận tâm đau đáu của mình không thành lẻ loi. Liên quan đến đất nước, nhất là một đất nước lớn có cả gần một trăm triệu dân, nghịch lý và phi lý nhất là cảm giác lẻ loi.

Ngoài những lý do vừa kể, có thể còn nhiều lý do khác nữa. Nhưng thôi, chuyện đó cũng chả có gì quan trọng. Điều khiến tôi loay hoay nghĩ ngợi nhiều hơn, thời gian gần đây, là mối quan hệ giữa văn học và chính trị.

Dĩ nhiên, đó là một đề tài cũ mèm. Cách đây hơn 2500 năm, ở Hy Lạp, Plato đã đặt ra vấn đề ấy khi đề nghị choàng lên cổ các nhà thơ một vòng hoa nguyệt quế rồi đuổi họ ra khỏi nước Cộng hòa Lý tưởng với lý do họ chỉ làm mọi người nhìn hiện thực một cách lệch lạc. Aristotle không đồng ý với thầy khi ông nhấn mạnh thơ ca có chức năng thanh tẩy cảm xúc và phản ánh hiện thực một cách sâu sắc và chính xác hơn cả lịch sử. Ở Trung Quốc, cũng thời gian ấy, Khổng Tử cho thơ có tác dụng giúp con người quan sát tinh tế, biết cảm xúc, biết đoàn kết, biết giận, biết oán, biết phẫn khích… nghĩa là, nói cách khác, có chức năng giáo dục và phục vụ chính trị tốt. Sau đó, suốt cả thời Trung đại, ở Tây phương, chủ nghĩa cổ điển chủ trương dùng văn học để giáo hóa con người; ở Trung Hoa và Việt Nam, người ta chủ trương văn chương là dùng để tải đạo mà cốt lõi của cái gọi là đạo ấy không có gì ngoài đạo trung và đạo hiếu, mà nói đến trung là nói đến chính trị, thậm chí, chữ hiếu trong quan niệm của Nho giáo cũng đẫm đầy màu sắc chính trị: có “tề gia” giỏi mới có thể “trị quốc” được.

Nhưng có lẽ không có lúc nào người ta lại bàn về quan hệ giữa văn học và chính trị nhiều như thời hiện đại. Có lẽ lý do chính gắn liền với sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Từ đầu thập niên 1930, ở Liên Xô, người ta đưa ra lý thuyết văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa với mấy nội dung chính: Một, văn học phản ánh hiện thực; hai, cách phản ánh hiện thực của văn học lệ thuộc vào lập trường giai cấp của tác giả; ba, khi phản ánh hiện thực như vậy, văn học tác động mạnh mẽ lên cách suy nghĩ và cách cảm xúc của quần chúng; bốn, với tác động như vậy, văn học có quan hệ chặt chẽ và không thể chối cãi được, với chính trị; năm, trong công cuộc vận động cách mạng, đảng Cộng sản nhất thiết phải nắm cho được công cụ văn học; sáu, để nắm văn học, các nhà tuyên huấn Cộng sản đưa ra khái niệm tính đảng: văn học phải tuân theo chỉ thị của đảng và phải phục vụ đảng, v.v…

Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với những quan điểm một chiều và nông cạn như vậy chỉ phát triển ở các quốc gia Cộng sản tại Đông Âu và, khi du nhập vào Trung Quốc, bị Mao-hóa, trở thành giáo điều hơn nữa. Con đường du nhập của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam xuất phát từ hai nguồn: Một, qua các nhà văn Cộng sản của Pháp khi họ sang Liên Xô tham dự đại hội nhà văn vào năm 1934. Hai, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, sách báo từ Pháp không được nhập cảng vào Việt Nam được nữa, người ta quay sang Trung Quốc, và từ Trung Quốc, người ta học được quan điểm của Mao Trạch Đông, đặc biệt trong bài nói chuyện tại Diên An vào năm 1942.

Mặc dù không bị chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thuyết phục, nhưng giới cầm bút ở Tây phương vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nó, do đó, mối quan hệ giữa văn học và chính trị trở thành một đề tài được nhiều người quan tâm phân tích. Có điều, dù bàn sâu đến mấy, vấn đề ấy vẫn không ngớt day dứt trong tâm trí của mọi người. Mỗi câu trả lời, may lắm, chỉ chính phục được một thế hệ. Đến thế hệ tiếp theo sau, với những mâu thuẫn mới và hoàn cảnh mới, người ta lại đặt ra câu hỏi ấy và lại loay hoay suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời.

Ở Việt Nam cũng vậy. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã từng thao thức với vấn đề ấy khi nhìn lại nền văn học về chiến tranh của Việt Nam, tuy nhiều về số lượng, nhưng lúc nào cũng còi cọc về chất lượng. Mấy năm sau, ông và Hoàng Ngọc Hiến lại đặt ra vấn đề ấy lần nữa; cuối cùng, thời đổi mới, ông lại đặt ra vấn đề ấy trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, trong đó, ông cho cái gọi là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thực chất chỉ là một nền văn học minh hoạ cho các chính sách hà khắc của chế độ, nền văn học của những người hèn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đến độ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút của mình, hoặc nếu không, cũng lạng lách, viết một câu trung (thực) lại kèm theo một câu nịnh.

Với giới cầm bút ở hải ngoại, nhiều người cũng hay trăn trở về quan hệ giữa văn học và chính trị. Lý do cũng dễ hiểu. Phần lớn giới cầm bút Việt Nam ở hải ngoại là những người tị nạn chính trị. Họ trốn khỏi Việt Nam cũng vì chính trị. Bản sắc của họ, với tư cách người tị nạn, cũng gắn liền với chính trị, chủ yếu chính trị của các nạn nhân vừa thua trận vừa bị đày đoạ trong các trại cải tạo. Trong suốt hơn một thập niên đầu, từ năm 1975 đến 1990, lúc chế độ Cộng sản sụp đổ ở Nga và Đông Âu, mảng văn học phản kháng, với những đề tài mất nước và cải tạo, nở rộ. Lúc ấy, người ta cho việc tố cáo tội ác của Cộng sản là việc đương nhiên và mặc nhiên. Không ai thấy có vấn đề gì cả.

Tuy nhiên, sau đó, khi cơn phẫn nộ và đau xót nguội dần, cảm hứng văn học trở thành đa dạng hơn, nhiều người quay lại với vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị. Không có cuộc tranh luận nào thật lớn nhưng những bàn cãi nho nhỏ quanh bàn nhậu hoặc trên một số diễn đàn thì có. Nhưng, cũng giống như mọi lần, trong lịch sử, không có một kết luận nào chung nhất để kết thúc các cuộc tranh luận ấy cả.

Theo tôi, nói đến quan hệ giữa văn học và chính trị, trước hết, cần phân biệt hai phạm trù: tác giả và tác phẩm. Hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Một tác giả tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính trị không nhất thiết phải viết nhiều về chính trị. Trong văn học Việt Nam, có thể lấy trường hợp Nhất Linh làm ví dụ. Từ đầu thập niên 1940 trở đi, ông hoạt động chính trị rất sôi nổi, nhưng các tác phẩm ông viết lại rất ít màu sắc chính trị. Ngược lại, một người không gian gia chính trị có thể viết rất nhiều về chính trị. Như Võ Phiến, chẳng hạn. Bởi vậy, để tìm hiểu quan hệ giữa văn học và chính trị, có lẽ chúng ta chỉ tập trung vào tác phẩm hơn là tác giả.

Giới hạn trong phạm vi tác phẩm, tính chất chính trị có thể được nhìn từ ba khía cạnh khác nhau: trong tác phẩm (in the text), với tác phẩm (with the text) và qua tác phẩm (through the text).

Thứ nhất, bên trong tác phẩm, chủ yếu ở đề tài và nội dung tác phẩm. Ở phương diện này, không có gì mâu thuẫn giữa văn học và chính trị cả. Viết về chính trị cũng giống như viết về một cuộc tình, một cuộc đời, một số phận hay một kinh nghiệm nào đó. Nó có thể hay hoặc dở. Nhưng cái hay hoặc cái dở ở đây gắn liền với tài năng của tác giả hơn là bản thân đề tài.

Thư hai, tính chính trị thể hiện với tác phẩm, tức gắn liền với ý đồ của tác giả, nhằm tuyên truyền cho một lý tưởng chính trị nào đó mà tác giả tin tưởng hoặc phục vụ. Đây là điều các chế độ độc tài thường đòi hỏi ở người cầm bút. Nói cách khác, đó là thứ văn học có tính chất luận đề, nói theo ngôn ngữ của nhóm Tự lực văn đoàn trong thập niên 1930 hoặc văn học minh hoạ, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Minh Châu. Việc nhìn chính trị như một động cơ trong sáng tác này thường chỉ dẫn đến sự thất bại cho cả tác giả lẫn cho tác phẩm. Cuối thập niên 1950, ở Sài Gòn, trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh nhìn nhận tiểu thuyết luận đề mà ông là cổ suý và là một tác giả tiêu biểu nhất là một thất bại. Đọc lại, ông chỉ thấy đơn giản và nhạt nhẽo. Từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, ở Việt Nam, cả Nguyễn Minh Châu lẫn Hoàng Kiến đều phê phán việc sử dụng văn học để phục vụ cho chính trị qua những tác phẩm minh hoạ như thế.

Thứ ba, tính chính trị thể hiện qua tác phẩm (through the text) tức ở những tác động của nó trong độc giả. Ở đây, chúng ta sẽ có hai trường hợp chính: Một, có khi tác giả viết với một động cơ chính trị rõ rệt nhưng ý nghĩa của nó, ở người đọc, lại có tính chất thuần thẩm mỹ; hai, ngược lại, có khi tác giả không có động cơ chính trị gì cả nhưng khi tác phẩm ra đời, nó lại có tác động chính trị mạnh mẽ lên người đọc, một cách tức thời hoặc nhiều thế hệ sau đó. Ví dụ, Truyện Kiều ra đời từ cuối thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỳ 19, nhưng đến đầu thế kỷ 20 lại được nhìn như một tác phẩm đầy màu sắc chính trị: với Phạm Quỳnh, nó là nền tảng để xây dụng nền quốc văn và quốc học trong quá trình hiện đại hoá Việt Nam; với Ngô Đức Kế, nó lại là một tác phẩm cổ vũ cho sự thoát ly, quay lưng lại công cuộc đấu tranh giành độc lập. Tất cả những ý nghĩa và tác động này đều nằm ngoài ý đồ của chính tác giả.

Nói một cách tóm tắt, quan hệ giữa văn học và chính trị là một vấn đề phức tạp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Chỉ trừ việc sử dụng văn học như một công cụ chính trị, tất cả những khía cạnh khác đều bình thường, không hay và cũng không dở. Với tư cách một đề tài, chính trị cũng bình đẳng với các loại đề tài khác, hay hay dở nằm trong tầm nhìn và tài năng của tác giả. Còn ý nghĩa (significance) của tác phẩm đối với nhận thức chính trị của độc giả trong một thời điểm nào đó thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của tác giả.
VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm