Nhân Vật
Về Duy Quang, và những điều đã mất
Như một dòng sông nhỏ, người đã về với hư không. Nghe trong cuộc đời, đi ở dường như là lẽ thường không tránh khỏi. Ấy vậy tin dữ về ca sĩ Duy Quang cũng đã làm nên nhưng khoảng thảng thốt lặng im trong đời người, với không ít người.
Đó là một buổi sáng 20 tháng 12, ở Việt Nam.
Trong một bữa mừng sinh nhật cuối cùng vào đầu tháng 11, ca sĩ Duy Quang xuất hiện với hình ảnh đã ít nhiều mỏi mệt. Nét mặt ông gầy đi, lạ thay, lại giống như những hình ảnh được thấy ở thời niên thiếu, khi ông bắt đầu bước vào âm nhạc từ những bài thiếu niên ca của Trầm Tử Thiêng, cho đến nhũng bài hát nằm lòng của giới trẻ Saigon, từ Bố già Phạm Duy như Em hiền như masoeur, Thà như giọt mưa...
Giọng hát của Duy Quang có thể ví như một vị ngọt hiếm thấy của dòng nhạc trẻ Saigon, đặc biệt nổi bật với các tác phẩm của Phạm Duy. Từ nhũng bài tình ca dễ thương như Cô Bắc kỳ nho nhỏ, cho đến những trường ca chất ngất Con đường Cái Quan, Bầy chim bỏ xứ... Thậm chí đến những bài hát đầy chất thiền như Nắng chiều rực rỡ, Người tình già trên đầu non… Duy Quang vẫn tải đến người nghe với sự đơn giản và gần gũi, đủ để thấm sâu trong sự cảm mến của khán giả.
Giọng hát Duy Quang, nói một cách nào đó, thì đã góp sức nối liền người Việt trong những cách trở địa lý và khác biệt chính kiến trong suốt nhiều năm dài, đặc biệt là các bản ghi âm sau tháng 4-1975. Cùng với nhiều ca sĩ hải ngoại khác đã lên đường tìm một cuộc sống khác hơn ở nhiều quốc gia, tiếng hát của họ dù phát qua đài radio rọt rẹt hay từ các bản cassette chép vội chuyền tay trong những ngày đầu đất Việt thống nhất đầy thì thầm và cấm đoán, cũng đã mang lại một cái gì đó của Saigon, của những gì đã mất, hoặc khó có thể nào tưởng tượng sẽ gần lại với nhau trong giây phút.
Trong một buổi học về chính trị vào tháng 6-1999, năm mà tất cả nghệ sĩ Saigon là đích nhắm của ban tư tưởng văn hóa, bắt buộc phải đi thi xét tư cách tư cách và tư tưởng mới được phát thẻ cho phép hành nghề văn nghệ, ông Phạm Minh Tuấn, nhạc sĩ, cũng là giám đốc của Sở Văn Hóa Thông Tin lúc bấy giờ tuyên bố tại hội trường rạp Hưng Đạo, ở 136 Trần Hưng Đạo, quận 1, rằng có 4 nhạc sĩ bị “tuyên tử hình vắng mặt tại Việt Nam” là Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Việt Dzũng và Nguyệt Ánh. Không biết án tử hình đó là theo ý thích của ông Tuấn hay chính thức của nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng quả là khó khăn vô cùng, nếu như cuộc đời văn nghệ của bạn lỡ có dính líu đến tên những người đó.
Ca sĩ Duy Quang thì lại là người hát rất nhiều những bài hát của Phạm Duy, và được rất nhiều người yêu thích, kể cả những người miền Nam, lẫn những người Việt mới được biết thêm về một nền văn hóa của miền Nam, sau biến cố tháng 4-1975. Và dù có cấm thế nào, các nhạc phẩm của người đó, cùng tiếng hát Duy Quang vẫn vang lên nho nhỏ ở mỗi gia đình, vẫn được khe khẽ hát theo ở mọi nẻo đường.
Thật mỉa mai là năm 2005, nhạc sĩ Phạm Duy cùng cả gia đình trở lại Việt Nam, một số bài hát lại được hát vang công khai trên các tiệm CD. Sự kiện đó cũng không êm ả gì trong “ruột” của xã hội. Năm đó, trong những buổi học cuối cùng trước khi tốt nghiệp đại học, tôi nhìn thấy ông Đào Thái, bí thư Đảng Ủy Nhạc Viện TP, dù trong giờ dạy nhạc nhưng cũng không kìm nổi sự tức giận khi dành hẳn hơn nửa giờ để đay nghiến chuyện Phạm Duy về nước rằng “đánh bọn chúng và đế quốc Mỹ chạy đi, nhưng giờ lại trãi thảm đó rước chúng về”.
À, ra vậy, Saigon, tiếng hát, những kỷ niệm và những điều tưởng như giản đơn, lại vẫn là cái gai trong mắt của không ít người.
Năm 2012, nếu để ý quan sát, người ta nhìn thấy sức khoẻ và sự truyền cảm của giọng hát Duy Quang phai nhè nhẹ theo những bản ghi âm cuối đời, căn bệnh đã âm thầm cướp đi sức sống của ông, âm thầm cướp đi một điểm tựa của người hâm mộ. Từ hơn một năm nay, Duy Quang hát rất ít, và cuối cùng thì ngừng mãi mãi. Như một định mệnh luôn an bài, con chim khi thôi không thể hót nữa, thì nó sẽ chọn cách ra đi để không sống thừa trong duyên nghiệp.
Vài người bạn thân của ca sĩ Duy Quang nói rằng họ đã có cảm giác bất an từ đó, chuyến tàu đưa ai đó đi xa chưa rõ đến, nhưng tiếng còi và ánh đèn vàng sân ga của tiễn đưa đã chớm thấy.
Và rồi cái tin ca sĩ Duy Quang qua đời lan truyền ở bàn biên tập các trang báo, trong buổi sáng hôm đó. Không ít các biên tập viên các báo Saigon bối rối vì không biết phải “xử lý” cái tin này như thế nào. Có một nguồn tin lan đi, nói rằng lệnh trên nói chỉ được phép báo tin mất chứ đừng cho viết bình luận thương tiếc gì cả. Và lệnh đó được phổ quát ngay từ miệng của nhiều tay biên tập kiêm gác cửa rằng “thôi, Duy Quang thì có gì đâu mà viết”. Trong một buổi chiều, có it nhất 5 tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam đã nhận được bài viết hoặc được đề nghị viết, đã sử dụng ngôn ngữ này để né tránh việc viết sâu hơn về Duy Quang.
Thật ra, sự ra đi của ca sĩ Duy Quang không chỉ là nỗi buồn của người hâm mộ, mà còn là một chỉ dấu thời gian, báo rằng nhũng gì đẹp nhất trong ký ức một thế hệ Việt Nam đang ra đi, sẽ để lại một khoảng trống bao la.
Đó là ký ức của miền Nam, của những con người miền Nam, của một di sản văn hóa vàng son nhưng với chế độ kiểm duyệt hôm nay thì như chừng luôn ngai ngái mùi không được phép.
Giọng ca của Duy Quang là một vần trong hoài niệm, dắt người ta về một ký ức khác đầy khác lạ với hôm nay, thậm chí có lẽ là điều đẹp nhất được giữ lại trong ký ức của nhiều thế hệ người miền Nam. Duy Quang mất đi, đôi khi có thể là tiếng khánh gõ khẽ khàng, nhắc rằng người ta đã có những giấc mơ khác, một Saigon khác, một kỷ niệm khác lấp lánh như giấc mơ, và có thể đang bị mất hoặc bị đánh tráo.
Duy Quang mất trước một ngày, mà theo lời đồn là ngày tận thế theo lịch của người Maya. Nhưng tận thế với người Việt có thể là điều có thật, khi cái đẹp và những giấc mơ đã mất. Hãy ngồi lại và lắng nghe một bài hát nào đó của giọng ca Duy Quang, dù bạn ở bất cứ đâu, để tự tìm thấy một điều tận cùng trong lòng mình, để thấy và chiêm nghiệm cho những điều đã mất. (T.K)
http://www.tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-211_4-358_15-2/ve-duy-quang-va-nhung-dieu-da-mat.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Về Duy Quang, và những điều đã mất
Như một dòng sông nhỏ, người đã về với hư không. Nghe trong cuộc đời, đi ở dường như là lẽ thường không tránh khỏi. Ấy vậy tin dữ về ca sĩ Duy Quang cũng đã làm nên nhưng khoảng thảng thốt lặng im trong đời người, với không ít người.
Đó là một buổi sáng 20 tháng 12, ở Việt Nam.
Trong một bữa mừng sinh nhật cuối cùng vào đầu tháng 11, ca sĩ Duy Quang xuất hiện với hình ảnh đã ít nhiều mỏi mệt. Nét mặt ông gầy đi, lạ thay, lại giống như những hình ảnh được thấy ở thời niên thiếu, khi ông bắt đầu bước vào âm nhạc từ những bài thiếu niên ca của Trầm Tử Thiêng, cho đến nhũng bài hát nằm lòng của giới trẻ Saigon, từ Bố già Phạm Duy như Em hiền như masoeur, Thà như giọt mưa...
Giọng hát của Duy Quang có thể ví như một vị ngọt hiếm thấy của dòng nhạc trẻ Saigon, đặc biệt nổi bật với các tác phẩm của Phạm Duy. Từ nhũng bài tình ca dễ thương như Cô Bắc kỳ nho nhỏ, cho đến những trường ca chất ngất Con đường Cái Quan, Bầy chim bỏ xứ... Thậm chí đến những bài hát đầy chất thiền như Nắng chiều rực rỡ, Người tình già trên đầu non… Duy Quang vẫn tải đến người nghe với sự đơn giản và gần gũi, đủ để thấm sâu trong sự cảm mến của khán giả.
Giọng hát Duy Quang, nói một cách nào đó, thì đã góp sức nối liền người Việt trong những cách trở địa lý và khác biệt chính kiến trong suốt nhiều năm dài, đặc biệt là các bản ghi âm sau tháng 4-1975. Cùng với nhiều ca sĩ hải ngoại khác đã lên đường tìm một cuộc sống khác hơn ở nhiều quốc gia, tiếng hát của họ dù phát qua đài radio rọt rẹt hay từ các bản cassette chép vội chuyền tay trong những ngày đầu đất Việt thống nhất đầy thì thầm và cấm đoán, cũng đã mang lại một cái gì đó của Saigon, của những gì đã mất, hoặc khó có thể nào tưởng tượng sẽ gần lại với nhau trong giây phút.
Trong một buổi học về chính trị vào tháng 6-1999, năm mà tất cả nghệ sĩ Saigon là đích nhắm của ban tư tưởng văn hóa, bắt buộc phải đi thi xét tư cách tư cách và tư tưởng mới được phát thẻ cho phép hành nghề văn nghệ, ông Phạm Minh Tuấn, nhạc sĩ, cũng là giám đốc của Sở Văn Hóa Thông Tin lúc bấy giờ tuyên bố tại hội trường rạp Hưng Đạo, ở 136 Trần Hưng Đạo, quận 1, rằng có 4 nhạc sĩ bị “tuyên tử hình vắng mặt tại Việt Nam” là Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Việt Dzũng và Nguyệt Ánh. Không biết án tử hình đó là theo ý thích của ông Tuấn hay chính thức của nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng quả là khó khăn vô cùng, nếu như cuộc đời văn nghệ của bạn lỡ có dính líu đến tên những người đó.
Ca sĩ Duy Quang thì lại là người hát rất nhiều những bài hát của Phạm Duy, và được rất nhiều người yêu thích, kể cả những người miền Nam, lẫn những người Việt mới được biết thêm về một nền văn hóa của miền Nam, sau biến cố tháng 4-1975. Và dù có cấm thế nào, các nhạc phẩm của người đó, cùng tiếng hát Duy Quang vẫn vang lên nho nhỏ ở mỗi gia đình, vẫn được khe khẽ hát theo ở mọi nẻo đường.
Thật mỉa mai là năm 2005, nhạc sĩ Phạm Duy cùng cả gia đình trở lại Việt Nam, một số bài hát lại được hát vang công khai trên các tiệm CD. Sự kiện đó cũng không êm ả gì trong “ruột” của xã hội. Năm đó, trong những buổi học cuối cùng trước khi tốt nghiệp đại học, tôi nhìn thấy ông Đào Thái, bí thư Đảng Ủy Nhạc Viện TP, dù trong giờ dạy nhạc nhưng cũng không kìm nổi sự tức giận khi dành hẳn hơn nửa giờ để đay nghiến chuyện Phạm Duy về nước rằng “đánh bọn chúng và đế quốc Mỹ chạy đi, nhưng giờ lại trãi thảm đó rước chúng về”.
À, ra vậy, Saigon, tiếng hát, những kỷ niệm và những điều tưởng như giản đơn, lại vẫn là cái gai trong mắt của không ít người.
Năm 2012, nếu để ý quan sát, người ta nhìn thấy sức khoẻ và sự truyền cảm của giọng hát Duy Quang phai nhè nhẹ theo những bản ghi âm cuối đời, căn bệnh đã âm thầm cướp đi sức sống của ông, âm thầm cướp đi một điểm tựa của người hâm mộ. Từ hơn một năm nay, Duy Quang hát rất ít, và cuối cùng thì ngừng mãi mãi. Như một định mệnh luôn an bài, con chim khi thôi không thể hót nữa, thì nó sẽ chọn cách ra đi để không sống thừa trong duyên nghiệp.
Vài người bạn thân của ca sĩ Duy Quang nói rằng họ đã có cảm giác bất an từ đó, chuyến tàu đưa ai đó đi xa chưa rõ đến, nhưng tiếng còi và ánh đèn vàng sân ga của tiễn đưa đã chớm thấy.
Và rồi cái tin ca sĩ Duy Quang qua đời lan truyền ở bàn biên tập các trang báo, trong buổi sáng hôm đó. Không ít các biên tập viên các báo Saigon bối rối vì không biết phải “xử lý” cái tin này như thế nào. Có một nguồn tin lan đi, nói rằng lệnh trên nói chỉ được phép báo tin mất chứ đừng cho viết bình luận thương tiếc gì cả. Và lệnh đó được phổ quát ngay từ miệng của nhiều tay biên tập kiêm gác cửa rằng “thôi, Duy Quang thì có gì đâu mà viết”. Trong một buổi chiều, có it nhất 5 tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam đã nhận được bài viết hoặc được đề nghị viết, đã sử dụng ngôn ngữ này để né tránh việc viết sâu hơn về Duy Quang.
Thật ra, sự ra đi của ca sĩ Duy Quang không chỉ là nỗi buồn của người hâm mộ, mà còn là một chỉ dấu thời gian, báo rằng nhũng gì đẹp nhất trong ký ức một thế hệ Việt Nam đang ra đi, sẽ để lại một khoảng trống bao la.
Đó là ký ức của miền Nam, của những con người miền Nam, của một di sản văn hóa vàng son nhưng với chế độ kiểm duyệt hôm nay thì như chừng luôn ngai ngái mùi không được phép.
Giọng ca của Duy Quang là một vần trong hoài niệm, dắt người ta về một ký ức khác đầy khác lạ với hôm nay, thậm chí có lẽ là điều đẹp nhất được giữ lại trong ký ức của nhiều thế hệ người miền Nam. Duy Quang mất đi, đôi khi có thể là tiếng khánh gõ khẽ khàng, nhắc rằng người ta đã có những giấc mơ khác, một Saigon khác, một kỷ niệm khác lấp lánh như giấc mơ, và có thể đang bị mất hoặc bị đánh tráo.
Duy Quang mất trước một ngày, mà theo lời đồn là ngày tận thế theo lịch của người Maya. Nhưng tận thế với người Việt có thể là điều có thật, khi cái đẹp và những giấc mơ đã mất. Hãy ngồi lại và lắng nghe một bài hát nào đó của giọng ca Duy Quang, dù bạn ở bất cứ đâu, để tự tìm thấy một điều tận cùng trong lòng mình, để thấy và chiêm nghiệm cho những điều đã mất. (T.K)
http://www.tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-211_4-358_15-2/ve-duy-quang-va-nhung-dieu-da-mat.html