Cà Kê Dê Ngỗng
Vết chân những con sói đơn độc
SGTT.VN - Vụ tấn công khủng bố tại quảng trường Thiên An Môn - biểu tượng của thủ đô Bắc Kinh và đất nước Trung Hoa - đầu tuần đã bộc lộ những kẽ hở trong hệ thống tình báo. Theo giới phân tích nước ngoài, sự việc này thêm một lần nữa khẳng định mối đe dọa an ninh lớn từ những khủng bố đơn lẻ - được thế giới biết đến với tên gọi “con sói đơn độc”.
Cụm hình bên phải - 4 trong số 5 nghi phạm bị bắt giữ.
|
Theo Tân Hoa xã, cảnh sát Trung Quốc đã xác định vụ đâm ôtô tại Quảng trường Thiên An Môn là một vụ tấn công khủng bố. Lực lượng cảnh sát thành phố phối hợp với các cơ quan cảnh sát khu vực khác, trong đó có cảnh sát Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở Tây Bắc Trung Quốc, đã bắt giữ 5 đối tượng tình nghi. Thông tin ban đầu cho biết đối tượng Usem Hasan cùng với mẹ và vợ của y đã lái chiếc xe Jeep mang biển số vùng Tân Cương lao vào một đám đông trên Quảng trường Thiên An Môn vào trưa 28.10 làm 2 người thiệt mạng và 40 người bị thương. Ba đối tượng trên xe này đã chết sau khi châm lửa đốt xe.
Hiện vẫn chưa rõ động cơ chính xác của vụ tấn công vừa qua, song giới chuyên gia đã cảnh báo về hệ quả tiêu cực của các kết luận vội vã liên quan đến bản chất của vụ tấn công. Chuyên gia về Trung Quốc John Delury, tại Đại học Yonsei, Seoul, nói: “Vụ việc vừa qua đã xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn, nơi tất cả các diễn biến đặc biệt đều dễ khiến người ta liên tưởng đến khía cạnh chính trị”. Tuy nhiên, chưa vội bàn tới vấn đề này, các nhà phân tích lưu ý tới khía cạnh an ninh nhiều hơn do Quảng trường Thiên An Môn nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh và luôn được đặt trong tình trạng an ninh nghiêm ngặt với sự giám sát của nhiều cảnh sát để đề phòng mọi diễn biến phức tạp. Vì thế, vụ tấn công vừa qua đã làm dấy lên không ít lo ngại.
David Tobin, một chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Đại học Glassgow nhận định rằng, vụ tấn công gây thương vong này đã khiến dư luận trong và ngoài nước bất ngờ. Người ta khó có thể tưởng tượng một vụ việc như vậy lại xảy ra tại đây. Trong khi đó, theo Willy Lam - một chuyên gia thuộc Đại học Hong Kong Trung Quốc - vụ việc cho thấy dường như các biện pháp an ninh áp dụng tại đây vẫn còn kẽ hở và điều này sẽ buộc giới chức an ninh Trung Quốc phải xem xét lại chiến lược lâu nay.
Ông Tobin cho rằng, rõ ràng vụ việc vừa qua không giống những diễn biến tại Trung Đông, vốn thường do các kẻ khủng bố tiến hành với các công nghệ tinh vi và được lên kế hoạch chi tiết. Vụ tấn công tại Thiên An Môn có vẻ khá vụng về. Các nghi phạm lái một chiếc xe jeep nhằm vào người dân và sau đó làm cho chiếc xe phát nổ. Vì thế, khó có khả năng đây là một hành vi có liên quan đến một mạng lưới khủng bố toàn cầu nào đó, mà chỉ có thể mang tính chất nhỏ lẻ. Nếu nhận định này là chính xác, thì thực tế sẽ càng nguy hiểm hơn vì khủng bố đơn độc là mối hiểm họa khôn lường vì khả năng hoạt động độc lập. Nên lực lượng an ninh rất khó phát hiện.
Sau ngày 11.9.2001, khái niệm về khủng bố được hiểu là một nhóm người có tư tưởng cực đoan, thường là theo đạo Hồi, tập hợp với nhau và được huấn luyện cách sử dụng bom, chất nổ… nhằm mục đích thánh chiến, gây phương hại tới các lợi ích của Mỹ và phương Tây, không quan tâm tới tính mạng dân thường. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ cùng cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ phát động, bức tranh đã thay đổi. Chủ nghĩa khủng bố đã khoác lên mình một bộ mặt mới đáng sợ hơn - đó là những cá nhân theo chủ nghĩa cực đoan, phân biệt chủng tộc, âm thầm sống trong một môi trường chung và có khả năng hành động đơn lẻ. Từ đây xuất hiện cụm từ “chủ nghĩa khủng bố đơn lẻ” - mà những ngườâi theo chủ nghĩa này được ví von với hình ảnh của “những con sói đơn độc”.
Ứng dụng khoa học công nghệ và internet đã gây không ít khó khăn cho lực lượng an ninh trong phát hiện và ngăn chặn khủng bố. Những chiến binh thời hiện đại còn sử dụng các hình ảnh, bản đồ có sẵn trên Google Earth để cùng lên kế hoạch khủng bố. Dù khó khăn, song lực lượng đặc nhiệm các nước vẫn có thể lần được manh mối của chúng và ngăn chặn khá hiệu quả các vụ tấn công. Nhưng với những “con sói đơn độc” thì không đơn giản như vậy. Họ có thể tiếp nhận các luồng thông tin, tự mình sàng lọc và lên kế hoạch.
Trở lại với vụ tấn công tại Thiên An Môn, dù phương thức hành động có phần đơn giản, song đây thực sự là hồi chuông cảnh báo rằng không một quốc gia nào có thể miễn nhiễm với khủng bố, và khủng bố có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức để qua mắt lực lượng an ninh.
daibieunhandan.vn
MM Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vết chân những con sói đơn độc
SGTT.VN - Vụ tấn công khủng bố tại quảng trường Thiên An Môn - biểu tượng của thủ đô Bắc Kinh và đất nước Trung Hoa - đầu tuần đã bộc lộ những kẽ hở trong hệ thống tình báo. Theo giới phân tích nước ngoài, sự việc này thêm một lần nữa khẳng định mối đe dọa an ninh lớn từ những khủng bố đơn lẻ - được thế giới biết đến với tên gọi “con sói đơn độc”.
Cụm hình bên phải - 4 trong số 5 nghi phạm bị bắt giữ.
|
Theo Tân Hoa xã, cảnh sát Trung Quốc đã xác định vụ đâm ôtô tại Quảng trường Thiên An Môn là một vụ tấn công khủng bố. Lực lượng cảnh sát thành phố phối hợp với các cơ quan cảnh sát khu vực khác, trong đó có cảnh sát Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở Tây Bắc Trung Quốc, đã bắt giữ 5 đối tượng tình nghi. Thông tin ban đầu cho biết đối tượng Usem Hasan cùng với mẹ và vợ của y đã lái chiếc xe Jeep mang biển số vùng Tân Cương lao vào một đám đông trên Quảng trường Thiên An Môn vào trưa 28.10 làm 2 người thiệt mạng và 40 người bị thương. Ba đối tượng trên xe này đã chết sau khi châm lửa đốt xe.
Hiện vẫn chưa rõ động cơ chính xác của vụ tấn công vừa qua, song giới chuyên gia đã cảnh báo về hệ quả tiêu cực của các kết luận vội vã liên quan đến bản chất của vụ tấn công. Chuyên gia về Trung Quốc John Delury, tại Đại học Yonsei, Seoul, nói: “Vụ việc vừa qua đã xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn, nơi tất cả các diễn biến đặc biệt đều dễ khiến người ta liên tưởng đến khía cạnh chính trị”. Tuy nhiên, chưa vội bàn tới vấn đề này, các nhà phân tích lưu ý tới khía cạnh an ninh nhiều hơn do Quảng trường Thiên An Môn nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh và luôn được đặt trong tình trạng an ninh nghiêm ngặt với sự giám sát của nhiều cảnh sát để đề phòng mọi diễn biến phức tạp. Vì thế, vụ tấn công vừa qua đã làm dấy lên không ít lo ngại.
David Tobin, một chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Đại học Glassgow nhận định rằng, vụ tấn công gây thương vong này đã khiến dư luận trong và ngoài nước bất ngờ. Người ta khó có thể tưởng tượng một vụ việc như vậy lại xảy ra tại đây. Trong khi đó, theo Willy Lam - một chuyên gia thuộc Đại học Hong Kong Trung Quốc - vụ việc cho thấy dường như các biện pháp an ninh áp dụng tại đây vẫn còn kẽ hở và điều này sẽ buộc giới chức an ninh Trung Quốc phải xem xét lại chiến lược lâu nay.
Ông Tobin cho rằng, rõ ràng vụ việc vừa qua không giống những diễn biến tại Trung Đông, vốn thường do các kẻ khủng bố tiến hành với các công nghệ tinh vi và được lên kế hoạch chi tiết. Vụ tấn công tại Thiên An Môn có vẻ khá vụng về. Các nghi phạm lái một chiếc xe jeep nhằm vào người dân và sau đó làm cho chiếc xe phát nổ. Vì thế, khó có khả năng đây là một hành vi có liên quan đến một mạng lưới khủng bố toàn cầu nào đó, mà chỉ có thể mang tính chất nhỏ lẻ. Nếu nhận định này là chính xác, thì thực tế sẽ càng nguy hiểm hơn vì khủng bố đơn độc là mối hiểm họa khôn lường vì khả năng hoạt động độc lập. Nên lực lượng an ninh rất khó phát hiện.
Sau ngày 11.9.2001, khái niệm về khủng bố được hiểu là một nhóm người có tư tưởng cực đoan, thường là theo đạo Hồi, tập hợp với nhau và được huấn luyện cách sử dụng bom, chất nổ… nhằm mục đích thánh chiến, gây phương hại tới các lợi ích của Mỹ và phương Tây, không quan tâm tới tính mạng dân thường. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ cùng cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ phát động, bức tranh đã thay đổi. Chủ nghĩa khủng bố đã khoác lên mình một bộ mặt mới đáng sợ hơn - đó là những cá nhân theo chủ nghĩa cực đoan, phân biệt chủng tộc, âm thầm sống trong một môi trường chung và có khả năng hành động đơn lẻ. Từ đây xuất hiện cụm từ “chủ nghĩa khủng bố đơn lẻ” - mà những ngườâi theo chủ nghĩa này được ví von với hình ảnh của “những con sói đơn độc”.
Ứng dụng khoa học công nghệ và internet đã gây không ít khó khăn cho lực lượng an ninh trong phát hiện và ngăn chặn khủng bố. Những chiến binh thời hiện đại còn sử dụng các hình ảnh, bản đồ có sẵn trên Google Earth để cùng lên kế hoạch khủng bố. Dù khó khăn, song lực lượng đặc nhiệm các nước vẫn có thể lần được manh mối của chúng và ngăn chặn khá hiệu quả các vụ tấn công. Nhưng với những “con sói đơn độc” thì không đơn giản như vậy. Họ có thể tiếp nhận các luồng thông tin, tự mình sàng lọc và lên kế hoạch.
Trở lại với vụ tấn công tại Thiên An Môn, dù phương thức hành động có phần đơn giản, song đây thực sự là hồi chuông cảnh báo rằng không một quốc gia nào có thể miễn nhiễm với khủng bố, và khủng bố có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức để qua mắt lực lượng an ninh.
daibieunhandan.vn
MM Post