Kinh Đời
Vết tích Pháp trong cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam
Từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 03 tới đây, Việt Nam cũng như toàn khối Francophonie bắt đầu đợt sinh hoạt thường kỳ hàng năm « Tuần lễ tiếng Pháp và khối Pháp ngữ – La Semaine de la langue française et de la Francophonie ». Văn hóa và ngôn ngữ Pháp đã có ảnh hưởng rất lớn trên Việt Nam, câu hỏi đặt ra là với sự vươn lên của văn hóa và ngôn ngữ Anh Mỹ trong thời gian gần đây, ảnh hưởng này ngày nay còn lại những gì, trong những lãnh vực nào ? Nói cách khác, Pháp còn để lại vết tích gì trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam ?
Ngày hội Pháp ngữ năm nay tại Việt Nam lại đặc biệt sôi nổi vì trùng với một loạt kỷ niệm quan trọng trong quan hệ Pháp - Việt, mà đỉnh cao sẽ là Năm nước Pháp tại Việt Nam (L’Année de la France au Vietnam), dự kiến trải dài cho đến hết năm 2013 này, và nối tiếp ngay sau đó là Năm Việt Nam tại Pháp (L’Année du Vietnam en France) trong nửa đầu năm 2014. Chính vì sự trùng hợp kể trên mà các sinh hoạt liên quan đến khối Pháp ngữ và quan hệ Pháp Việt sẽ rất rầm rộ trong thời gian sắp tới đây, mà Tuần lễ tiếng Pháp và khối Pháp ngữ trong tháng Ba này có thể được xem là tiếng pháo lệnh mở màn.
Có một thực tế mà không ai có thể chối cãi được là văn hóa và ngôn ngữ Pháp đã có ảnh hưởng rất lớn trên Việt Nam, câu hỏi đặt ra là với sự vươn lên của văn hóa và ngôn ngữ Anh Mỹ trong thời gian gần đây, ảnh hưởng này ngày nay còn lại những gì, trong những lãnh vực nào ? Nói cách khác, Pháp còn để lại vết tích gì trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam ?
Yếu tố ảnh hưởng Pháp về mặt ngôn ngữ đã được Tuần lễ tiếng Pháp và khối Pháp ngữ năm nay nêu bật với ‘chiến dịch’mang tên « Dis-moi dix mots – Hãy nói cho tôi 10 từ », tố chức các sinh hoạt đa dạng chung quanh các từ tiếng Pháp (Atelier ; Bouquet ; Cachet ; Coup de foudre ; Equipe ; Protéger ; Savoir-faire ; Unique ; Vis-à-vis ; Voilà) được cho là đã du nhập vào nhiều ngôn ngữ khác khác nhau.
Trong danh sách 10 từ kể trên có đến ba từ được cho là đã đi vào tiếng Việt - một cách trực tiếp là cachet, équipe, hay một cách gián tiếp như coup de foudre, phản ánh phần nào thực tế là tiếng Việt ngày nay vẫn có nhiều từ được vay mượn từ tiếng Pháp, và vẫn còn được sử dụng một cách phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày.
Số lượng đó là bao nhiêu, đây vẫn là một vấn đề đang tranh luận vì theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đặng Thái Minh tại Úc, tác giả một quyển từ điển có giá trị về từ gốc Pháp trong tiếng Việt, thì các chuyên gia chưa thể thống nhất được ý kiến về định nghĩa thế nào là từ gốc Pháp và chính từ cách định nghĩa đó số lượng từ gốc Pháp trong tiếng Việt lớn hay nhỏ.
« Nếu xét cả các từ ngữ dịch sao phỏng (calque) như ‘giết thời gian’ (tuer le temps), ‘võ trang tận răng (armé jusqu’aux dents)’ thì thấy ảnh hưởng của tiếng Pháp trong vốn từ tiếng Pháp rất lớn. (Nhưng) nếu hiểu từ gốc Pháp chỉ là từ mượn âm trực tiếp thì ảnh hưởng này khiêm tốn hơn nhiều mặc dù vẫn còn lớn hơn so với tiếng Anh. Nhưng ngay cả khi cùng hiểu như vậy thì con số thống kê vẫn khác nhau ở các tác giả khác nhau. »
Đối với cố giáo sư Cao Xuân Hạo, chỉ có khoảng 600 từ gốc Pháp tạm gọi là thuần túy, Giáo sư Nguyễn Đức Dân, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận khoảng 2000 từ. Riêng nhà nghiên cứu Đặng Thái Minh, trong quyển từ điển từ Việt gốc Pháp - Dictionnaire vietnamien – français - Les mots vietnamiens d’origine française, xuất bản tại Pháp năm 2011, đã thống kê được gần 4000 từ (3917).
Trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFI, giáo sư Nguyễn Xuân Tú Huyên, nguyên chủ nhiệm khoa Pháp, Đại học Sư phạm, đã giới thiệu sơ lược về một số nét chính trong các sinh hoạt liên quan được dự trù từ tháng ba này đến cuối năm tại Việt Nam.
Đối với giáo sư Tú Huyên, vết tích Pháp tại Việt Nam không đơn thuần tồn tại trong lãnh vực ngôn ngữ - Đợt sinh hoạt của khối francophonie Dis-moi dix mots – cho thấy rõ sắc thái này - mà còn được thấy trong nhiều lãnh vực khác trong cuộc sống hàng ngày. Tại Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, khi đi ngoài đường, khách tham quan chắc chắc sẽ phải thấy những cửa hàng bánh mì bánh ngọt mang tên là Tous les jours, hay những tấm biển quảng cáo mỹ phẩm La Neige…
Sau đây, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Tú Huyên:
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vết tích Pháp trong cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam
Từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 03 tới đây, Việt Nam cũng như toàn khối Francophonie bắt đầu đợt sinh hoạt thường kỳ hàng năm « Tuần lễ tiếng Pháp và khối Pháp ngữ – La Semaine de la langue française et de la Francophonie ». Văn hóa và ngôn ngữ Pháp đã có ảnh hưởng rất lớn trên Việt Nam, câu hỏi đặt ra là với sự vươn lên của văn hóa và ngôn ngữ Anh Mỹ trong thời gian gần đây, ảnh hưởng này ngày nay còn lại những gì, trong những lãnh vực nào ? Nói cách khác, Pháp còn để lại vết tích gì trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam ?
Ngày hội Pháp ngữ năm nay tại Việt Nam lại đặc biệt sôi nổi vì trùng với một loạt kỷ niệm quan trọng trong quan hệ Pháp - Việt, mà đỉnh cao sẽ là Năm nước Pháp tại Việt Nam (L’Année de la France au Vietnam), dự kiến trải dài cho đến hết năm 2013 này, và nối tiếp ngay sau đó là Năm Việt Nam tại Pháp (L’Année du Vietnam en France) trong nửa đầu năm 2014. Chính vì sự trùng hợp kể trên mà các sinh hoạt liên quan đến khối Pháp ngữ và quan hệ Pháp Việt sẽ rất rầm rộ trong thời gian sắp tới đây, mà Tuần lễ tiếng Pháp và khối Pháp ngữ trong tháng Ba này có thể được xem là tiếng pháo lệnh mở màn.
Có một thực tế mà không ai có thể chối cãi được là văn hóa và ngôn ngữ Pháp đã có ảnh hưởng rất lớn trên Việt Nam, câu hỏi đặt ra là với sự vươn lên của văn hóa và ngôn ngữ Anh Mỹ trong thời gian gần đây, ảnh hưởng này ngày nay còn lại những gì, trong những lãnh vực nào ? Nói cách khác, Pháp còn để lại vết tích gì trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam ?
Yếu tố ảnh hưởng Pháp về mặt ngôn ngữ đã được Tuần lễ tiếng Pháp và khối Pháp ngữ năm nay nêu bật với ‘chiến dịch’mang tên « Dis-moi dix mots – Hãy nói cho tôi 10 từ », tố chức các sinh hoạt đa dạng chung quanh các từ tiếng Pháp (Atelier ; Bouquet ; Cachet ; Coup de foudre ; Equipe ; Protéger ; Savoir-faire ; Unique ; Vis-à-vis ; Voilà) được cho là đã du nhập vào nhiều ngôn ngữ khác khác nhau.
Trong danh sách 10 từ kể trên có đến ba từ được cho là đã đi vào tiếng Việt - một cách trực tiếp là cachet, équipe, hay một cách gián tiếp như coup de foudre, phản ánh phần nào thực tế là tiếng Việt ngày nay vẫn có nhiều từ được vay mượn từ tiếng Pháp, và vẫn còn được sử dụng một cách phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày.
Số lượng đó là bao nhiêu, đây vẫn là một vấn đề đang tranh luận vì theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đặng Thái Minh tại Úc, tác giả một quyển từ điển có giá trị về từ gốc Pháp trong tiếng Việt, thì các chuyên gia chưa thể thống nhất được ý kiến về định nghĩa thế nào là từ gốc Pháp và chính từ cách định nghĩa đó số lượng từ gốc Pháp trong tiếng Việt lớn hay nhỏ.
« Nếu xét cả các từ ngữ dịch sao phỏng (calque) như ‘giết thời gian’ (tuer le temps), ‘võ trang tận răng (armé jusqu’aux dents)’ thì thấy ảnh hưởng của tiếng Pháp trong vốn từ tiếng Pháp rất lớn. (Nhưng) nếu hiểu từ gốc Pháp chỉ là từ mượn âm trực tiếp thì ảnh hưởng này khiêm tốn hơn nhiều mặc dù vẫn còn lớn hơn so với tiếng Anh. Nhưng ngay cả khi cùng hiểu như vậy thì con số thống kê vẫn khác nhau ở các tác giả khác nhau. »
Đối với cố giáo sư Cao Xuân Hạo, chỉ có khoảng 600 từ gốc Pháp tạm gọi là thuần túy, Giáo sư Nguyễn Đức Dân, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận khoảng 2000 từ. Riêng nhà nghiên cứu Đặng Thái Minh, trong quyển từ điển từ Việt gốc Pháp - Dictionnaire vietnamien – français - Les mots vietnamiens d’origine française, xuất bản tại Pháp năm 2011, đã thống kê được gần 4000 từ (3917).
Trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFI, giáo sư Nguyễn Xuân Tú Huyên, nguyên chủ nhiệm khoa Pháp, Đại học Sư phạm, đã giới thiệu sơ lược về một số nét chính trong các sinh hoạt liên quan được dự trù từ tháng ba này đến cuối năm tại Việt Nam.
Đối với giáo sư Tú Huyên, vết tích Pháp tại Việt Nam không đơn thuần tồn tại trong lãnh vực ngôn ngữ - Đợt sinh hoạt của khối francophonie Dis-moi dix mots – cho thấy rõ sắc thái này - mà còn được thấy trong nhiều lãnh vực khác trong cuộc sống hàng ngày. Tại Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, khi đi ngoài đường, khách tham quan chắc chắc sẽ phải thấy những cửa hàng bánh mì bánh ngọt mang tên là Tous les jours, hay những tấm biển quảng cáo mỹ phẩm La Neige…
Sau đây, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Tú Huyên: