Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Vì sao CS ghét người Thiên Chúa Giáo?
Có một nhóm người mà CS không thể nào chịu được và gần như thất bại trong việc lôi kéo họ theo lý tưởng của mình, đó chính là người Thiên Chúa Giáo. Vậy có bao giờ bạn tò mò tự hỏi vì sao? Sau đây là lời lý giải của một bạn người Công Giáo.
GIÁO LÝ THIÊN CHÚA GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA CS
Người Thiên Chúa Giáo tin rằng họ thuộc về Chúa. Chúa là người ban cho họ sự sống, quyền lợi cũng như tương lai. Và chỉ có Chúa mới có quyền phán xét và lấy đi quyền lợi của họ, vì những thứ đó đến từ Chúa chứ không phải chính phủ. “Tôi thuộc về Chúa” và chỉ có Chúa mới có quyền lấy đi quyền lợi tự nhiên và linh hồn tôi.
Chính phủ, trong trường hợp này, một chính phủ thực hiện lý tưởng CS, yêu cầu mọi người phải từ bỏ tất cả mọi thứ để trung thành với chủ nghĩa và lý tưởng CS. Nghĩa là mọi người phải theo chủ nghĩa vô thần, vì chỉ khi họ không có tôn giáo thì họ mới dành hết linh hồn mình cho chính phủ. Điều này hoàn toàn nghịch với những giá trị của Thiên Chúa Giáo, vì người Thiên Chúa Giáo không thể nào từ bỏ Chúa để trao mình cho chính phủ hay một lý tưởng vô thần.
Nếu chúng ta nhìn rộng hơn nữa, xuyên suốt lịch sử các nước Châu Âu, quá trình phát triển văn minh nhân loại được thúc đẩy nhờ vào tổ chức Thiên Chúa Giáo. Chính các tổ chức Thiên Chúa Giáo và những giá trị đạo đức, tinh thần của họ đã cứu vớt nền văn minh Châu Âu sau khi Đế Chế La Mã sụp đổ. Chính những giá trị của Thiên Chúa Giáođã tạo ra chủ nghĩa tư bản, hệ thống an sinh xã hội. Và cũng chính những giá trị đó đã tạo ra nước Mỹ.
Chẳng hạn vào thời Trung Cổ, chính các nhà thờ là nơi giữ gìn chữ viết, văn hóa và tinh hoa của nền văn minh Tây Phương. Kinh thánh được xem là một tài liệu lịch sử thu nhỏ. Hệ thống giáo dục, đại học cũng đến từ tổ chức Thiên Chúa Giáo và vô số những công trình kiến trúc nổi tiếng trên khắp thế giới như nhà thờ Notre Dame – Paris và ở Việt Nam như Nhà thờ Con Gà – Đà Lạt, nhà thờ Đức Bà.
Không phải ngẫu nhiên mà các Nhà Sáng Lập Mỹ lại ghi trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập câu sau đây:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Thiên Chúa Giáo và người Thiên Chúa Giáo là mối đe dọa lớn nhất đối với chủ nghĩa CS vì họ thuộc về Chúa nên không thể nào thuộc về chính phủ hay một lý tưởng vô thần.
Khi thế giới gặp nạn, họ có thể luôn an tâm vì những người con của Chúa sẽ nhanh chóng đến đó để hỗ trợ. Khi xã hội có sự bất công nào đó, thì những người của Chúa luôn tiên phong cất lên tiếng nói. Vì đó là nhiệm vụ linh thiên của họ.Khi các thuyền nhân Việt Nam đang đối mặt với tử thần trên những chiếc thuyền trôi trên biển, chính những tổ chức Thiên Chúa Giáo đã cứu trợ và đem họ đến bến bờ tự do. Chỉ có thể là những người con của Chúa.
VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI VÔ THẦN – NHƯ TÔI (Bài của Đoan Trang)
Tôi không phải người Công giáo. Tôi cũng không phải Phật tử. Tóm lại, tôi không có đức tin tôn giáo nào, và tôi biết điều đó chẳng hay ho gì – con người luôn cần có một cõi nào đó trong tinh thần để hướng họ về cái thiện và ngăn họ làm điều xấu. Không có đức tin thật ra cũng là một sự bất hạnh, nhất là ở hoàn cảnh Việt Nam thời loạn như bây giờ.
Nhưng cũng là vì hoàn cảnh Việt Nam, mà việc thực hành một tôn giáo nào đó trở thành… phức tạp. Chùa nào lớn cũng có chi bộ, có an ninh “hướng dẫn” sinh hoạt. Nhà thờ nào lớn cũng vậy thôi: An ninh chìm nổi lảng vảng tối ngày, camera, thiết bị nghe trộm giăng khắp nơi.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự hoạt động tích cực của tuyên giáo. Cho đến năm 2003, chính quyền vẫn nhất quán xem tôn giáo như kẻ thù; các sách giáo khoa dạy trong nhà trường đều gọi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Từ năm 2003, với Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3, ĐCS mới dịu giọng hơn một chút, bớt hằn thù một chút, chỉ nói “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”. Ngay cả câu ấy vẫn hàm ý “tôn giáo là vấn đề đấy nhé, mà đã là vấn đề thì trước sau cũng phải xử lý. Chẳng qua là bọn tao buộc phải chấp nhận chúng mày thôi”.
Chế độ cai trị hiện tại luôn có đóng góp to lớn của đội ngũ tuyên truyền viên, dư luận viên. Trong hàng chục năm qua, đội ngũ này đã lập thành tích đáng kể trong việc phá hoại về căn bản uy tín của tôn giáo và cách ly, cô lập các cộng đồng tôn giáo với xã hội, nhất là các “đạo của Tây”. Bộ máy tuyên truyền luôn tác động, nhào nặn để dân thường nghĩ về Công Giáo, Tin Lành như những tôn giáo vọng ngoại, mất gốc, thời xưa là theo chân thực dân đế quốc bán nước, thời nay là cực đoan, ôm chân Vatican, gây rối…
Cho đến bây giờ, bên lương vẫn nhìn vào bên đạo với ánh mắt e dè, kỳ thị, cảnh giác, hoặc đầy ác cảm.
Cuối năm vừa qua, khi chúng tôi vào Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để ghi hình một phóng sự về thảm họa Formosa, phỏng vấn bà con xóm đạo thì không sao nhưng hễ hỏi “nhầm” một người dân ở xóm lương thì ngay lập tức sẽ nhận lại những câu hỏi đầy cảnh giác: “Làm gì đấy?”, “Phóng viên báo nào đấy?”, “Thẻ nhà báo đâu?”.
Chúng tôi hiểu ngay là họ đã được chính quyền địa phương ở đây “giáo dục”, “nắm tư tưởng”, “quán triệt” kỹ lưỡng từ trước rồi. Hẳn là vẫn luận điệu: Hiện nay thế lực thù địch đang lợi dụng sự cố môi trường ở miền Trung để kích động gây rối, lật đổ chế độ, yêu cầu bà con nâng cao cảnh giác, thấy người lạ phải chủ động điều tra và/hoặc báo cáo ngay…
ĐCS vẫn luôn như thế. Cho dù họ cũng phải ăn cá như ai, họ cũng phải hít thở không khí và du lịch biển như ai, chưa nói là ngân sách nhà nước (của họ) còn trông chờ vào kinh tế biển, nhưng họ vẫn không tiếc tiền cho công tác chống phá tôn giáo và tuyên truyền, định hướng dư luận, để dư luận phải nghĩ rằng thảm họa biển miền Trung chỉ là một “sự cố môi trường” mà thôi, và những người đi đấu tranh đuổi Formosa thì chỉ là một bộ phận “dân Công Giáo” bất mãn, gây rối.
Bôi nhọ tôn giáo, chia rẽ lòng người, phá hoại xã hội dân sự là nghề của đảng rồi.
Tôi cũng đã từng giữ một cái nhìn không mấy thiện cảm với Công Giáo và Tin Lành, như hàng triệu người dân khác bị tuyên truyền. Bên cạnh đó, tôi cũng gặp phải một vài người có đạo mà khá bất dung, khiến tôi đã e ngại càng e ngại hơn.
Nhưng muốn bớt sợ ai đó, ta chỉ có một cách là phải hiểu họ hơn. Sự thấu hiểu sẽ mở đường cho cảm thông.
Sau vài năm, tôi cũng không còn cảm giác e dè, sợ sệt khi tiếp xúc với bà con Công Giáo, Tin Lành nói riêng và những người có đức tin nói chung nữa.
Và tôi cũng đã được gặp những người mà sau đó, tôi rất yêu mến họ.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa & Đoan Trang
Mong Chúa phù hộ và sát cánh cùng những người con của Ngài ở Hà Tĩnh đang lên tiếng thay mặt cho hàng triệu người dân Việt nam vô cảm. Nếu có một thể lực nào có thể thay đổi xã hội thối nát này, thì đó chỉ có thể là những người con của Chúa.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao CS ghét người Thiên Chúa Giáo?
Có một nhóm người mà CS không thể nào chịu được và gần như thất bại trong việc lôi kéo họ theo lý tưởng của mình, đó chính là người Thiên Chúa Giáo. Vậy có bao giờ bạn tò mò tự hỏi vì sao? Sau đây là lời lý giải của một bạn người Công Giáo.
GIÁO LÝ THIÊN CHÚA GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA CS
Người Thiên Chúa Giáo tin rằng họ thuộc về Chúa. Chúa là người ban cho họ sự sống, quyền lợi cũng như tương lai. Và chỉ có Chúa mới có quyền phán xét và lấy đi quyền lợi của họ, vì những thứ đó đến từ Chúa chứ không phải chính phủ. “Tôi thuộc về Chúa” và chỉ có Chúa mới có quyền lấy đi quyền lợi tự nhiên và linh hồn tôi.
Chính phủ, trong trường hợp này, một chính phủ thực hiện lý tưởng CS, yêu cầu mọi người phải từ bỏ tất cả mọi thứ để trung thành với chủ nghĩa và lý tưởng CS. Nghĩa là mọi người phải theo chủ nghĩa vô thần, vì chỉ khi họ không có tôn giáo thì họ mới dành hết linh hồn mình cho chính phủ. Điều này hoàn toàn nghịch với những giá trị của Thiên Chúa Giáo, vì người Thiên Chúa Giáo không thể nào từ bỏ Chúa để trao mình cho chính phủ hay một lý tưởng vô thần.
Nếu chúng ta nhìn rộng hơn nữa, xuyên suốt lịch sử các nước Châu Âu, quá trình phát triển văn minh nhân loại được thúc đẩy nhờ vào tổ chức Thiên Chúa Giáo. Chính các tổ chức Thiên Chúa Giáo và những giá trị đạo đức, tinh thần của họ đã cứu vớt nền văn minh Châu Âu sau khi Đế Chế La Mã sụp đổ. Chính những giá trị của Thiên Chúa Giáođã tạo ra chủ nghĩa tư bản, hệ thống an sinh xã hội. Và cũng chính những giá trị đó đã tạo ra nước Mỹ.
Chẳng hạn vào thời Trung Cổ, chính các nhà thờ là nơi giữ gìn chữ viết, văn hóa và tinh hoa của nền văn minh Tây Phương. Kinh thánh được xem là một tài liệu lịch sử thu nhỏ. Hệ thống giáo dục, đại học cũng đến từ tổ chức Thiên Chúa Giáo và vô số những công trình kiến trúc nổi tiếng trên khắp thế giới như nhà thờ Notre Dame – Paris và ở Việt Nam như Nhà thờ Con Gà – Đà Lạt, nhà thờ Đức Bà.
Không phải ngẫu nhiên mà các Nhà Sáng Lập Mỹ lại ghi trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập câu sau đây:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Thiên Chúa Giáo và người Thiên Chúa Giáo là mối đe dọa lớn nhất đối với chủ nghĩa CS vì họ thuộc về Chúa nên không thể nào thuộc về chính phủ hay một lý tưởng vô thần.
Khi thế giới gặp nạn, họ có thể luôn an tâm vì những người con của Chúa sẽ nhanh chóng đến đó để hỗ trợ. Khi xã hội có sự bất công nào đó, thì những người của Chúa luôn tiên phong cất lên tiếng nói. Vì đó là nhiệm vụ linh thiên của họ.Khi các thuyền nhân Việt Nam đang đối mặt với tử thần trên những chiếc thuyền trôi trên biển, chính những tổ chức Thiên Chúa Giáo đã cứu trợ và đem họ đến bến bờ tự do. Chỉ có thể là những người con của Chúa.
VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI VÔ THẦN – NHƯ TÔI (Bài của Đoan Trang)
Tôi không phải người Công giáo. Tôi cũng không phải Phật tử. Tóm lại, tôi không có đức tin tôn giáo nào, và tôi biết điều đó chẳng hay ho gì – con người luôn cần có một cõi nào đó trong tinh thần để hướng họ về cái thiện và ngăn họ làm điều xấu. Không có đức tin thật ra cũng là một sự bất hạnh, nhất là ở hoàn cảnh Việt Nam thời loạn như bây giờ.
Nhưng cũng là vì hoàn cảnh Việt Nam, mà việc thực hành một tôn giáo nào đó trở thành… phức tạp. Chùa nào lớn cũng có chi bộ, có an ninh “hướng dẫn” sinh hoạt. Nhà thờ nào lớn cũng vậy thôi: An ninh chìm nổi lảng vảng tối ngày, camera, thiết bị nghe trộm giăng khắp nơi.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự hoạt động tích cực của tuyên giáo. Cho đến năm 2003, chính quyền vẫn nhất quán xem tôn giáo như kẻ thù; các sách giáo khoa dạy trong nhà trường đều gọi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Từ năm 2003, với Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3, ĐCS mới dịu giọng hơn một chút, bớt hằn thù một chút, chỉ nói “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”. Ngay cả câu ấy vẫn hàm ý “tôn giáo là vấn đề đấy nhé, mà đã là vấn đề thì trước sau cũng phải xử lý. Chẳng qua là bọn tao buộc phải chấp nhận chúng mày thôi”.
Chế độ cai trị hiện tại luôn có đóng góp to lớn của đội ngũ tuyên truyền viên, dư luận viên. Trong hàng chục năm qua, đội ngũ này đã lập thành tích đáng kể trong việc phá hoại về căn bản uy tín của tôn giáo và cách ly, cô lập các cộng đồng tôn giáo với xã hội, nhất là các “đạo của Tây”. Bộ máy tuyên truyền luôn tác động, nhào nặn để dân thường nghĩ về Công Giáo, Tin Lành như những tôn giáo vọng ngoại, mất gốc, thời xưa là theo chân thực dân đế quốc bán nước, thời nay là cực đoan, ôm chân Vatican, gây rối…
Cho đến bây giờ, bên lương vẫn nhìn vào bên đạo với ánh mắt e dè, kỳ thị, cảnh giác, hoặc đầy ác cảm.
Cuối năm vừa qua, khi chúng tôi vào Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để ghi hình một phóng sự về thảm họa Formosa, phỏng vấn bà con xóm đạo thì không sao nhưng hễ hỏi “nhầm” một người dân ở xóm lương thì ngay lập tức sẽ nhận lại những câu hỏi đầy cảnh giác: “Làm gì đấy?”, “Phóng viên báo nào đấy?”, “Thẻ nhà báo đâu?”.
Chúng tôi hiểu ngay là họ đã được chính quyền địa phương ở đây “giáo dục”, “nắm tư tưởng”, “quán triệt” kỹ lưỡng từ trước rồi. Hẳn là vẫn luận điệu: Hiện nay thế lực thù địch đang lợi dụng sự cố môi trường ở miền Trung để kích động gây rối, lật đổ chế độ, yêu cầu bà con nâng cao cảnh giác, thấy người lạ phải chủ động điều tra và/hoặc báo cáo ngay…
ĐCS vẫn luôn như thế. Cho dù họ cũng phải ăn cá như ai, họ cũng phải hít thở không khí và du lịch biển như ai, chưa nói là ngân sách nhà nước (của họ) còn trông chờ vào kinh tế biển, nhưng họ vẫn không tiếc tiền cho công tác chống phá tôn giáo và tuyên truyền, định hướng dư luận, để dư luận phải nghĩ rằng thảm họa biển miền Trung chỉ là một “sự cố môi trường” mà thôi, và những người đi đấu tranh đuổi Formosa thì chỉ là một bộ phận “dân Công Giáo” bất mãn, gây rối.
Bôi nhọ tôn giáo, chia rẽ lòng người, phá hoại xã hội dân sự là nghề của đảng rồi.
Tôi cũng đã từng giữ một cái nhìn không mấy thiện cảm với Công Giáo và Tin Lành, như hàng triệu người dân khác bị tuyên truyền. Bên cạnh đó, tôi cũng gặp phải một vài người có đạo mà khá bất dung, khiến tôi đã e ngại càng e ngại hơn.
Nhưng muốn bớt sợ ai đó, ta chỉ có một cách là phải hiểu họ hơn. Sự thấu hiểu sẽ mở đường cho cảm thông.
Sau vài năm, tôi cũng không còn cảm giác e dè, sợ sệt khi tiếp xúc với bà con Công Giáo, Tin Lành nói riêng và những người có đức tin nói chung nữa.
Và tôi cũng đã được gặp những người mà sau đó, tôi rất yêu mến họ.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa & Đoan Trang
Mong Chúa phù hộ và sát cánh cùng những người con của Ngài ở Hà Tĩnh đang lên tiếng thay mặt cho hàng triệu người dân Việt nam vô cảm. Nếu có một thể lực nào có thể thay đổi xã hội thối nát này, thì đó chỉ có thể là những người con của Chúa.