Tham Khảo
Vì sao Mỹ không lùng diệt tên trùm phiến quân IS?
Cho tới nay, Mỹ và đồng minh đã thực hiện gần 800 vụ không kích chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, đánh trúng nhiều sở chỉ huy, trại huấn luyện, xe thiết giáp, nhà máy lọc dầu, pháo và công sự. Tuy nhiên danh sách mục tiêu bị đánh trúng này lại thiếu một mục quan trọng, đó là lãnh đạo cấp cao của IS.
Bom Mỹ dội xuống đầu phiến quân IS ở Syria
Từ khi chiến dịch không kích bắt đầu vào ngày 8/8, Mỹ chưa từng thực hiện cái gọi là “tấn công chặt đầu rắn”, thuật ngữ để chỉ vụ không kích nhằm loại bỏ những lãnh đạo, chỉ huy cấp cao nhất của phiến quân IS.
Trong chiến lược chống khủng bố của Mỹ trên khắp thế giới, việc săn lùng các mục tiêu có giá trị cao, đặc biệt là các chỉ huy khủng bố là chiến thuật được quân đội Mỹ thường xuyên áp dụng, thế nên việc Mỹ không vạch ra mục tiêu tiêu diệt lãnh đạo IS trong chiến dịch không kích này đã khiến nhiều người ngạc nhiên.
Trước đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chiến lược chống IS của Mỹ sẽ tương tự như những gì Mỹ đã thực hiện để chống khủng bố ở Yemen và Somalia, nơi Mỹ đã loại bỏ “những tên khủng bố đe dọa nước Mỹ”.
Tuy nhiên các quan chức Lầu Năm Góc lại khẳng định, cho đến nay họ chưa thực hiện bất cứ cuộc tấn công nào “nhằm chặt đầu con rắn”.
Một vụ không kích hồi tháng Chín ở Mosul được cho là đã tiêu diệt một trợ lý cấp cao của tên Abu Bakr al-Baghdadi, kẻ đứng đầu Nhà nước Hồi giáo tự xưng, tuy nhiên quân đội Mỹ vẫn chưa xác nhận về cái chết của tên Abu Hajar al-Sufi.
Tên Baghdadi, kẻ đứng đầu phiến quân IS
Hàng trăm chiến binh IS đã thiệt mạng trong các cuộc ném bom của Mỹ trong thời gian qua, thế nhưng trong số này không hề có tên nào là lãnh đạo hay chỉ huy của IS, và quân đội Mỹ cũng không đưa chúng vào tầm ngắm trong thời gian tới.
Lý do khiến Mỹ không thực hiện các vụ tấn công “chặt đầu rắn” đối với thủ lĩnh IS liên quan đến vấn đề nguồn lực. Việc theo đuổi một mục tiêu giá trị cao cụ thể rất tốn thời gian và nhân lực, và phải huy động một lượng lớn máy bay do thám và trinh sát, trong bối cảnh Mỹ không có nhiều quân trú đóng ở Iraq và Syra giống như ở Afghanistan.
Để có thể thực hiện được các vụ tấn công “chặt đầu rắn”, trước hết Mỹ cần phải tìm ra nơi ẩn nấp của những con rắn này, và điều đó đòi hỏi nỗ lực tình báo rất lớn từ các nguồn trên mặt đất. Vai trò của thông tin chính xác là rất quan trọng, bởi IS thường xuyên hoạt động ở những khu vực đông dân cư. Chỉ cần một thông tin tình báo sai, hậu quả về nhân mạng của dân thường sẽ rất lớn.
Ông Thomas Sanderson, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Mỹ đang tìm cách xây dựng mạng lưới mối quan hệ để thu thập thông tin tình báo ở Iraq và Syria, nhưng đây là công việc không hề dễ dàng.
Quân đội Iraq huấn luyện chiến đấu dưới sự hướng dẫn của cố vấn Mỹ
Trước đây, quân đội Mỹ đã xây dựng được mối quan hệ khá tốt với người dân Iraq, tuy nhiên kể từ khi họ rút quân khỏi nước này vào năm 2011, mối quan hệ đó không còn được duy trì, trong khi mạng lưới tình báo của Mỹ cũng gần như rút hết khỏi nước này, khiến Iraq trở thành một “khoảng trống tình báo” đối với Mỹ.
Hiện lực lượng đặc nhiệm và tình báo Mỹ đang cố nối lại các mối quan hệ này, nhưng ở phạm vi nhỏ hơn và trong hoàn cảnh khó khăn hơn rất nhiều. Ở Iraq hiện nay, Mỹ chỉ có thể dựa vào các nguồn tin tình báo từ lực lượng an ninh Iraq, nhưng ở Syria, họ hầu như “mù tịt”.
Tại thị trấn chiến lược Kobani, Mỹ cũng đang phối hợp với các chiến binh người Kurd ở Syria để chỉ thị mục tiêu cho các cuộc không kích. Ông Sanderson nói: “Mỹ cần phải có hoạt động phối hợp tương tự trong cuộc săn lùng thủ lĩnh IS Baghdadi. Một khi tên cầm đầu bị giết, họ sẽ thấy rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành mục tiêu của Mỹ”.
Sau đòn choáng váng ban đầu vì bom Mỹ, đến nay IS đã có những thay đổi về chiến thuật, đưa chiến binh trộn lẫn với dân thường trong các khu đô thị đông đúc, hạn chế sử dụng các phương tiện liên lạc điện tử, và không công khai di chuyển theo đội hình lớn để tránh trở thành mồi ngon cho chiến đấu cơ Mỹ.
Chuyên gia quân sự David Johnson nhận định: “Chúng đã chui sâu xuống lòng đất, khiến các cuộc tấn công chặt đầu rắn trở nên rất khó khăn. Bạn không thể giết chúng nếu không tìm thấy chúng”.
IS đã thay đổi chiến thuật để tránh bị bom Mỹ tiêu diệt
Ngoài ra, hiện IS đang kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, đồng nghĩa với việc thủ lĩnh của chúng có rất nhiều nơi để lẩn trốn, khiến khả năng tiêu diệt các mục tiêu này mà không ảnh hưởng đến dân thường gần như trở nên không thể.
Ngay cả khi Mỹ có đủ thông tin tình báo cần thiết, các chuyên gia cho rằng việc tấn công tiêu diệt thủ lĩnh IS không phải là cách làm khôn ngoan.
Ông Colin Clarke, chuyên gia chống khủng bố tại hãng an ninh Rand cho rằng những cuộc tấn công như vậy chỉ “lợi bất cập hại” và không thể giải quyết những vấn đề căn bản liên quan đến IS. Việc tiêu diệt những tên trùm IS chỉ tạo ra những hình ảnh “tử vì đạo” được chúng sử dụng ngược lại cho mục đích tuyên truyền và tuyển mộ.
Ngoài ra, thương vong về dân thường trong các cuộc tấn công này là không thể tránh khỏi, và điều đó lại càng khiến dân thường ở Iraq chán ghét Mỹ và quay sang ủng hộ IS.
Dân quân người Kurd ở Syria chiến đấu chống lại phiến quân IS
Không những thế, sau khi mất đi một tên trùm, IS lại có vô số tay chân cấp dưới sẵn sàng đứng lên thay thế, và cuộc chiến “săn đầu rắn” của Mỹ cứ thế tiếp diễn không ngừng nghỉ. Ông Clarke nói: “Khi tiêu diệt một tên chỉ huy, bạn có nguy cơ tạo ra một điểm mù về tình báo, khi bạn biết rõ về mục tiêu định tiêu diệt, trong khi không biết gì về kẻ sẽ kế vị hắn ta”.
Chuyên gia này cho rằng trọng tâm của chiến dịch săn lùng tình báo đối với IS hiện nay là chỉ ra vai trò của tên Baghdadi trong tổ chức khủng bố này, để làm rõ hắn ta có phải là hạt nhân của IS hay chỉ là một tên bù nhìn, và mạng lưới của IS đang vận hành như thế nào, ai là kẻ đứng đằng sau giật dây?
Theo một báo cáo của công ty tình báo và an ninh Soufan Group, hiện tên Baghdadi đang là tên có “quyền lực vô đối” trong IS và đủ mạnh để áp đặt ý chí của mình lên bất cứ thành viên nào trong tổ chức.
Nhiều người tin rằng tên Baghdadi đang điều hành IS từ sao huyệt Raqqa ở Syria, tuy nhiên hành tung của tên này vẫn là một câu hỏi lớn đối với tình báo Mỹ. Hắn ta công khai xuất hiện lần đầu tiên vào hồi tháng Bảy, khi chủ trì một lễ cầu nguyện tại Đại Giáo đường ở Mosul, một hành động được coi là táo bạo đối với bản thân Baghdadi và cả IS.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao Mỹ không lùng diệt tên trùm phiến quân IS?
Cho tới nay, Mỹ và đồng minh đã thực hiện gần 800 vụ không kích chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, đánh trúng nhiều sở chỉ huy, trại huấn luyện, xe thiết giáp, nhà máy lọc dầu, pháo và công sự. Tuy nhiên danh sách mục tiêu bị đánh trúng này lại thiếu một mục quan trọng, đó là lãnh đạo cấp cao của IS.
Bom Mỹ dội xuống đầu phiến quân IS ở Syria
Từ khi chiến dịch không kích bắt đầu vào ngày 8/8, Mỹ chưa từng thực hiện cái gọi là “tấn công chặt đầu rắn”, thuật ngữ để chỉ vụ không kích nhằm loại bỏ những lãnh đạo, chỉ huy cấp cao nhất của phiến quân IS.
Trong chiến lược chống khủng bố của Mỹ trên khắp thế giới, việc săn lùng các mục tiêu có giá trị cao, đặc biệt là các chỉ huy khủng bố là chiến thuật được quân đội Mỹ thường xuyên áp dụng, thế nên việc Mỹ không vạch ra mục tiêu tiêu diệt lãnh đạo IS trong chiến dịch không kích này đã khiến nhiều người ngạc nhiên.
Trước đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chiến lược chống IS của Mỹ sẽ tương tự như những gì Mỹ đã thực hiện để chống khủng bố ở Yemen và Somalia, nơi Mỹ đã loại bỏ “những tên khủng bố đe dọa nước Mỹ”.
Tuy nhiên các quan chức Lầu Năm Góc lại khẳng định, cho đến nay họ chưa thực hiện bất cứ cuộc tấn công nào “nhằm chặt đầu con rắn”.
Một vụ không kích hồi tháng Chín ở Mosul được cho là đã tiêu diệt một trợ lý cấp cao của tên Abu Bakr al-Baghdadi, kẻ đứng đầu Nhà nước Hồi giáo tự xưng, tuy nhiên quân đội Mỹ vẫn chưa xác nhận về cái chết của tên Abu Hajar al-Sufi.
Tên Baghdadi, kẻ đứng đầu phiến quân IS
Hàng trăm chiến binh IS đã thiệt mạng trong các cuộc ném bom của Mỹ trong thời gian qua, thế nhưng trong số này không hề có tên nào là lãnh đạo hay chỉ huy của IS, và quân đội Mỹ cũng không đưa chúng vào tầm ngắm trong thời gian tới.
Lý do khiến Mỹ không thực hiện các vụ tấn công “chặt đầu rắn” đối với thủ lĩnh IS liên quan đến vấn đề nguồn lực. Việc theo đuổi một mục tiêu giá trị cao cụ thể rất tốn thời gian và nhân lực, và phải huy động một lượng lớn máy bay do thám và trinh sát, trong bối cảnh Mỹ không có nhiều quân trú đóng ở Iraq và Syra giống như ở Afghanistan.
Để có thể thực hiện được các vụ tấn công “chặt đầu rắn”, trước hết Mỹ cần phải tìm ra nơi ẩn nấp của những con rắn này, và điều đó đòi hỏi nỗ lực tình báo rất lớn từ các nguồn trên mặt đất. Vai trò của thông tin chính xác là rất quan trọng, bởi IS thường xuyên hoạt động ở những khu vực đông dân cư. Chỉ cần một thông tin tình báo sai, hậu quả về nhân mạng của dân thường sẽ rất lớn.
Ông Thomas Sanderson, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng Mỹ đang tìm cách xây dựng mạng lưới mối quan hệ để thu thập thông tin tình báo ở Iraq và Syria, nhưng đây là công việc không hề dễ dàng.
Quân đội Iraq huấn luyện chiến đấu dưới sự hướng dẫn của cố vấn Mỹ
Trước đây, quân đội Mỹ đã xây dựng được mối quan hệ khá tốt với người dân Iraq, tuy nhiên kể từ khi họ rút quân khỏi nước này vào năm 2011, mối quan hệ đó không còn được duy trì, trong khi mạng lưới tình báo của Mỹ cũng gần như rút hết khỏi nước này, khiến Iraq trở thành một “khoảng trống tình báo” đối với Mỹ.
Hiện lực lượng đặc nhiệm và tình báo Mỹ đang cố nối lại các mối quan hệ này, nhưng ở phạm vi nhỏ hơn và trong hoàn cảnh khó khăn hơn rất nhiều. Ở Iraq hiện nay, Mỹ chỉ có thể dựa vào các nguồn tin tình báo từ lực lượng an ninh Iraq, nhưng ở Syria, họ hầu như “mù tịt”.
Tại thị trấn chiến lược Kobani, Mỹ cũng đang phối hợp với các chiến binh người Kurd ở Syria để chỉ thị mục tiêu cho các cuộc không kích. Ông Sanderson nói: “Mỹ cần phải có hoạt động phối hợp tương tự trong cuộc săn lùng thủ lĩnh IS Baghdadi. Một khi tên cầm đầu bị giết, họ sẽ thấy rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành mục tiêu của Mỹ”.
Sau đòn choáng váng ban đầu vì bom Mỹ, đến nay IS đã có những thay đổi về chiến thuật, đưa chiến binh trộn lẫn với dân thường trong các khu đô thị đông đúc, hạn chế sử dụng các phương tiện liên lạc điện tử, và không công khai di chuyển theo đội hình lớn để tránh trở thành mồi ngon cho chiến đấu cơ Mỹ.
Chuyên gia quân sự David Johnson nhận định: “Chúng đã chui sâu xuống lòng đất, khiến các cuộc tấn công chặt đầu rắn trở nên rất khó khăn. Bạn không thể giết chúng nếu không tìm thấy chúng”.
IS đã thay đổi chiến thuật để tránh bị bom Mỹ tiêu diệt
Ngoài ra, hiện IS đang kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, đồng nghĩa với việc thủ lĩnh của chúng có rất nhiều nơi để lẩn trốn, khiến khả năng tiêu diệt các mục tiêu này mà không ảnh hưởng đến dân thường gần như trở nên không thể.
Ngay cả khi Mỹ có đủ thông tin tình báo cần thiết, các chuyên gia cho rằng việc tấn công tiêu diệt thủ lĩnh IS không phải là cách làm khôn ngoan.
Ông Colin Clarke, chuyên gia chống khủng bố tại hãng an ninh Rand cho rằng những cuộc tấn công như vậy chỉ “lợi bất cập hại” và không thể giải quyết những vấn đề căn bản liên quan đến IS. Việc tiêu diệt những tên trùm IS chỉ tạo ra những hình ảnh “tử vì đạo” được chúng sử dụng ngược lại cho mục đích tuyên truyền và tuyển mộ.
Ngoài ra, thương vong về dân thường trong các cuộc tấn công này là không thể tránh khỏi, và điều đó lại càng khiến dân thường ở Iraq chán ghét Mỹ và quay sang ủng hộ IS.
Dân quân người Kurd ở Syria chiến đấu chống lại phiến quân IS
Không những thế, sau khi mất đi một tên trùm, IS lại có vô số tay chân cấp dưới sẵn sàng đứng lên thay thế, và cuộc chiến “săn đầu rắn” của Mỹ cứ thế tiếp diễn không ngừng nghỉ. Ông Clarke nói: “Khi tiêu diệt một tên chỉ huy, bạn có nguy cơ tạo ra một điểm mù về tình báo, khi bạn biết rõ về mục tiêu định tiêu diệt, trong khi không biết gì về kẻ sẽ kế vị hắn ta”.
Chuyên gia này cho rằng trọng tâm của chiến dịch săn lùng tình báo đối với IS hiện nay là chỉ ra vai trò của tên Baghdadi trong tổ chức khủng bố này, để làm rõ hắn ta có phải là hạt nhân của IS hay chỉ là một tên bù nhìn, và mạng lưới của IS đang vận hành như thế nào, ai là kẻ đứng đằng sau giật dây?
Theo một báo cáo của công ty tình báo và an ninh Soufan Group, hiện tên Baghdadi đang là tên có “quyền lực vô đối” trong IS và đủ mạnh để áp đặt ý chí của mình lên bất cứ thành viên nào trong tổ chức.
Nhiều người tin rằng tên Baghdadi đang điều hành IS từ sao huyệt Raqqa ở Syria, tuy nhiên hành tung của tên này vẫn là một câu hỏi lớn đối với tình báo Mỹ. Hắn ta công khai xuất hiện lần đầu tiên vào hồi tháng Bảy, khi chủ trì một lễ cầu nguyện tại Đại Giáo đường ở Mosul, một hành động được coi là táo bạo đối với bản thân Baghdadi và cả IS.