Cà Kê Dê Ngỗng
Vì sao TQ sa thải Bộ trưởng Tài chính?
Khi có sự thay đổi nhân sự ở một trong những bộ quan trọng nhất trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhiều người phải quan tâm.
Karishma Vaswani Phóng viên kinh doanh châu Á
Khi có sự thay đổi nhân sự ở một trong những bộ quan trọng nhất trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhiều người phải quan tâm.
Việc ông Bộ trưởng Tài chính có tiếng trên thế giới Lâu Kế Vĩ được thay thế bởi ông Tiêu Thiệp, một người ít được biết đến, đã gây xôn xao.
Ông Lâu được coi là một trong những nhân vật thẳng thắn nhất và ủng hộ cải cách nhất trong chính phủ. Người thay thế ông, ông Tiêu, lại là một quan chức lâu năm trong Bộ Tài Chính Trung Quốc.
Động thái này diễn ra khi quan ngại toàn cầu về nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại đang tăng.
Bắc Kinh đang nỗ lực làm cân bằng nền kinh tế, và nâng mức tăng trưởng qua tiêu dùng trong nước - phụ thuộc ít hơn vào các trụ cột truyền thống của nền kinh tế: sản xuất, xuất khẩu và nợ công. Nhưng cho đến giờ, nỗ lực này dường như chưa có mấy thành công. Nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng ở mức 6.7% hàng năm trong ba quý đầu năm 2016. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất trong một phần tư thế kỷ. Trên thực tế, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các trụ cột cũ để tiếp tục tăng trưởng.
Quyền lực ngày càng tăng của Tập Cận Bình
Vậy tại sao ông Lâu lại bị mất chức tại thời điểm căng thẳng này? Và động thái này có ảnh hưởng gì đến số phận của nền kinh tế Trung Quốc?
Trước tiên, động thái này "mang đến một sự bất ổn, điều không hay cho một trong những nền kinh tế không minh bạch nhất trên thế giới", ông Vinesh Motwani, thuộc công ty nghiên cứu Silk Road Research nói.
Ông Lâu là một bộ mặt quen thuộc trong cộng đồng đầu tư quốc tế và là người được kính trọng, vì vậy sự ra đi của ông này sẽ được xem là một mất mát, ông Vinesh nói thêm.
Tiêu Thiệp là ai?
Ông Tiêu Thiệp cũng không phải là kém trong lĩnh vực tài chính.
Làm việc trong hệ thống tài chính và thuế của Trung Quốc trong 29 năm, ông nổi lên là một người ủng hộ cải cách thuế lâu năm.
Theo ông Brian Jackson của IHS Global Insights, kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế của ông Tiêu sẽ là một vốn quý trong việc xây dựng và thực hiện thuế bất đông sản quốc gia - một chính sách Trung Quốc muốn thực hiện trước năm 2018.
Ông Jackson cũng nói thêm kinh nghiệm của ông Tiêu cho thấy ông sẽ có thể tiếp tục thúc đẩy các chính sách tài chính đã đưa ra trong vài năm qua, và dùng kinh nghiệm của mình để thực hiện các chính sách thuế mới nhằm giúp "đưa Trung Quốc trên con đường doanh thu tài chính bền vững hơn."
Nhưng những thông tin màu mè nhất về người được đặt vào vị trí quan trọng này lại đến từ báo địa phương ở Bắc Kinh.
Ngoài các câu chuyện về ông "chăm chỉ làm việc" và "có tinh thần kỷ luật cao", có một câu chuyện về đạo đức của ông Tiệu đã được đăng tải.
Họ đưa tin ông Tiêu chỉ hút loại thuốc lá rẻ tiền, mang hiệu Zhong Nan Hai, để ông có thể từ chối những ai muốn hối lộ ông bằng các loại thuốc lá đắt tiền hơn.
Câu chuyện này sẽ được hoan nghênh trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ Tịch Tập Cận Bình đang dẫn dắt.
Vậy sự thay đổi nhân sự này có phải là cách để thay thế người hay chỉ trích chính phủ bằng một đồng sự mềm mỏng và dễ cộng tác hơn? Hay đây chính là biểu hiện của sự tranh giành quyền lực giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Ly Khắc Cường?
Chúng ta không thể nói chắc được. Các quyết định chính trị của Trung Quốc rất hiếm khi minh bạch, và chúng ta sẽ không biết chắc được liệu đây có phải là động thái của Chủ tịch Tập Cận Bình để đề bạt người có cùng quan điểm kinh tế với mình. Có ý kiến khác cho rằng ông Lâu lên 66 tuổi tháng sau, nên việc nghỉ hưu trước sau cũng là bắt buộc.
Nhưng nhiều nhà quan sát về Trung Quốc cho rằng Chủ Tịch Tập đang củng cố quyền lực của mình trước kỳ đại hội đảng sang năm. Và trong quá trình này, cải cách kinh tế có lẽ không phải là điều ông quan tâm nhất.
( BBC )
Karishma Vaswani Phóng viên kinh doanh châu Á
Khi có sự thay đổi nhân sự ở một trong những bộ quan trọng nhất trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhiều người phải quan tâm.
Việc ông Bộ trưởng Tài chính có tiếng trên thế giới Lâu Kế Vĩ được thay thế bởi ông Tiêu Thiệp, một người ít được biết đến, đã gây xôn xao.
Ông Lâu được coi là một trong những nhân vật thẳng thắn nhất và ủng hộ cải cách nhất trong chính phủ. Người thay thế ông, ông Tiêu, lại là một quan chức lâu năm trong Bộ Tài Chính Trung Quốc.
Động thái này diễn ra khi quan ngại toàn cầu về nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại đang tăng.
Bắc Kinh đang nỗ lực làm cân bằng nền kinh tế, và nâng mức tăng trưởng qua tiêu dùng trong nước - phụ thuộc ít hơn vào các trụ cột truyền thống của nền kinh tế: sản xuất, xuất khẩu và nợ công. Nhưng cho đến giờ, nỗ lực này dường như chưa có mấy thành công. Nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng ở mức 6.7% hàng năm trong ba quý đầu năm 2016. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất trong một phần tư thế kỷ. Trên thực tế, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các trụ cột cũ để tiếp tục tăng trưởng.
Quyền lực ngày càng tăng của Tập Cận Bình
Vậy tại sao ông Lâu lại bị mất chức tại thời điểm căng thẳng này? Và động thái này có ảnh hưởng gì đến số phận của nền kinh tế Trung Quốc?
Trước tiên, động thái này "mang đến một sự bất ổn, điều không hay cho một trong những nền kinh tế không minh bạch nhất trên thế giới", ông Vinesh Motwani, thuộc công ty nghiên cứu Silk Road Research nói.
Ông Lâu là một bộ mặt quen thuộc trong cộng đồng đầu tư quốc tế và là người được kính trọng, vì vậy sự ra đi của ông này sẽ được xem là một mất mát, ông Vinesh nói thêm.
Tiêu Thiệp là ai?
Ông Tiêu Thiệp cũng không phải là kém trong lĩnh vực tài chính.
Làm việc trong hệ thống tài chính và thuế của Trung Quốc trong 29 năm, ông nổi lên là một người ủng hộ cải cách thuế lâu năm.
Theo ông Brian Jackson của IHS Global Insights, kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế của ông Tiêu sẽ là một vốn quý trong việc xây dựng và thực hiện thuế bất đông sản quốc gia - một chính sách Trung Quốc muốn thực hiện trước năm 2018.
Ông Jackson cũng nói thêm kinh nghiệm của ông Tiêu cho thấy ông sẽ có thể tiếp tục thúc đẩy các chính sách tài chính đã đưa ra trong vài năm qua, và dùng kinh nghiệm của mình để thực hiện các chính sách thuế mới nhằm giúp "đưa Trung Quốc trên con đường doanh thu tài chính bền vững hơn."
Nhưng những thông tin màu mè nhất về người được đặt vào vị trí quan trọng này lại đến từ báo địa phương ở Bắc Kinh.
Ngoài các câu chuyện về ông "chăm chỉ làm việc" và "có tinh thần kỷ luật cao", có một câu chuyện về đạo đức của ông Tiệu đã được đăng tải.
Họ đưa tin ông Tiêu chỉ hút loại thuốc lá rẻ tiền, mang hiệu Zhong Nan Hai, để ông có thể từ chối những ai muốn hối lộ ông bằng các loại thuốc lá đắt tiền hơn.
Câu chuyện này sẽ được hoan nghênh trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ Tịch Tập Cận Bình đang dẫn dắt.
Vậy sự thay đổi nhân sự này có phải là cách để thay thế người hay chỉ trích chính phủ bằng một đồng sự mềm mỏng và dễ cộng tác hơn? Hay đây chính là biểu hiện của sự tranh giành quyền lực giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Ly Khắc Cường?
Chúng ta không thể nói chắc được. Các quyết định chính trị của Trung Quốc rất hiếm khi minh bạch, và chúng ta sẽ không biết chắc được liệu đây có phải là động thái của Chủ tịch Tập Cận Bình để đề bạt người có cùng quan điểm kinh tế với mình. Có ý kiến khác cho rằng ông Lâu lên 66 tuổi tháng sau, nên việc nghỉ hưu trước sau cũng là bắt buộc.
Nhưng nhiều nhà quan sát về Trung Quốc cho rằng Chủ Tịch Tập đang củng cố quyền lực của mình trước kỳ đại hội đảng sang năm. Và trong quá trình này, cải cách kinh tế có lẽ không phải là điều ông quan tâm nhất.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao TQ sa thải Bộ trưởng Tài chính?
Khi có sự thay đổi nhân sự ở một trong những bộ quan trọng nhất trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhiều người phải quan tâm.
Karishma Vaswani Phóng viên kinh doanh châu Á
Khi có sự thay đổi nhân sự ở một trong những bộ quan trọng nhất trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhiều người phải quan tâm.
Việc ông Bộ trưởng Tài chính có tiếng trên thế giới Lâu Kế Vĩ được thay thế bởi ông Tiêu Thiệp, một người ít được biết đến, đã gây xôn xao.
Ông Lâu được coi là một trong những nhân vật thẳng thắn nhất và ủng hộ cải cách nhất trong chính phủ. Người thay thế ông, ông Tiêu, lại là một quan chức lâu năm trong Bộ Tài Chính Trung Quốc.
Động thái này diễn ra khi quan ngại toàn cầu về nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại đang tăng.
Bắc Kinh đang nỗ lực làm cân bằng nền kinh tế, và nâng mức tăng trưởng qua tiêu dùng trong nước - phụ thuộc ít hơn vào các trụ cột truyền thống của nền kinh tế: sản xuất, xuất khẩu và nợ công. Nhưng cho đến giờ, nỗ lực này dường như chưa có mấy thành công. Nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng ở mức 6.7% hàng năm trong ba quý đầu năm 2016. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất trong một phần tư thế kỷ. Trên thực tế, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các trụ cột cũ để tiếp tục tăng trưởng.
Quyền lực ngày càng tăng của Tập Cận Bình
Vậy tại sao ông Lâu lại bị mất chức tại thời điểm căng thẳng này? Và động thái này có ảnh hưởng gì đến số phận của nền kinh tế Trung Quốc?
Trước tiên, động thái này "mang đến một sự bất ổn, điều không hay cho một trong những nền kinh tế không minh bạch nhất trên thế giới", ông Vinesh Motwani, thuộc công ty nghiên cứu Silk Road Research nói.
Ông Lâu là một bộ mặt quen thuộc trong cộng đồng đầu tư quốc tế và là người được kính trọng, vì vậy sự ra đi của ông này sẽ được xem là một mất mát, ông Vinesh nói thêm.
Tiêu Thiệp là ai?
Ông Tiêu Thiệp cũng không phải là kém trong lĩnh vực tài chính.
Làm việc trong hệ thống tài chính và thuế của Trung Quốc trong 29 năm, ông nổi lên là một người ủng hộ cải cách thuế lâu năm.
Theo ông Brian Jackson của IHS Global Insights, kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế của ông Tiêu sẽ là một vốn quý trong việc xây dựng và thực hiện thuế bất đông sản quốc gia - một chính sách Trung Quốc muốn thực hiện trước năm 2018.
Ông Jackson cũng nói thêm kinh nghiệm của ông Tiêu cho thấy ông sẽ có thể tiếp tục thúc đẩy các chính sách tài chính đã đưa ra trong vài năm qua, và dùng kinh nghiệm của mình để thực hiện các chính sách thuế mới nhằm giúp "đưa Trung Quốc trên con đường doanh thu tài chính bền vững hơn."
Nhưng những thông tin màu mè nhất về người được đặt vào vị trí quan trọng này lại đến từ báo địa phương ở Bắc Kinh.
Ngoài các câu chuyện về ông "chăm chỉ làm việc" và "có tinh thần kỷ luật cao", có một câu chuyện về đạo đức của ông Tiệu đã được đăng tải.
Họ đưa tin ông Tiêu chỉ hút loại thuốc lá rẻ tiền, mang hiệu Zhong Nan Hai, để ông có thể từ chối những ai muốn hối lộ ông bằng các loại thuốc lá đắt tiền hơn.
Câu chuyện này sẽ được hoan nghênh trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ Tịch Tập Cận Bình đang dẫn dắt.
Vậy sự thay đổi nhân sự này có phải là cách để thay thế người hay chỉ trích chính phủ bằng một đồng sự mềm mỏng và dễ cộng tác hơn? Hay đây chính là biểu hiện của sự tranh giành quyền lực giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Ly Khắc Cường?
Chúng ta không thể nói chắc được. Các quyết định chính trị của Trung Quốc rất hiếm khi minh bạch, và chúng ta sẽ không biết chắc được liệu đây có phải là động thái của Chủ tịch Tập Cận Bình để đề bạt người có cùng quan điểm kinh tế với mình. Có ý kiến khác cho rằng ông Lâu lên 66 tuổi tháng sau, nên việc nghỉ hưu trước sau cũng là bắt buộc.
Nhưng nhiều nhà quan sát về Trung Quốc cho rằng Chủ Tịch Tập đang củng cố quyền lực của mình trước kỳ đại hội đảng sang năm. Và trong quá trình này, cải cách kinh tế có lẽ không phải là điều ông quan tâm nhất.
( BBC )