Tham Khảo
Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lại bỏ nước Mỹ?
Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lại bỏ nước Mỹ?
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và mặc dù vậy nhiều doanh nghiệp Mỹ đang chuyển việc làm và nhà máy ra nước ngoài. Vì sao? Hãy tìm hiểu trong clip ngắn này.
Đôi khi bạn nghe trong tin tức về một doanh nghiệp Mỹ mua một doanh nghiệp nước ngoài và di chuyển các trụ sở của nó ra nước ngoài. Vâng, điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do. Một trong những lý do là “đảo nghịch thuế” (tránh thuế). Nhưng tránh thuế là gì, tại sao các doanh nghiệp lại làm vậy và vì sao bạn nên quan tâm? Đây là lý do vì sao.
Các doanh nghiệp Mỹ trả những mức thuế doanh nghiệp tầm 35 phần trăm hoặc hơn nữa trên lợi nhuận của họ, trong khi những doanh nghiệp cạnh tranh nước ngoài trả ít hơn nhiều trong nước của họ. Và nếu doanh nghiệp của bạn có những vị trí hoặc bán sản phẩm ở nước ngoài, bạn bị đánh thuế trên những phần lợi nhuận đó ở đất nước đó và một lần nữa khi bạn đem số tiền đó về lại Mỹ. Điều này gọi là “đánh thuế 2 lần” và các đối thủ của bạn không cần phải trả nó.
Điều này hạn chế khả năng doanh nghiệp của bạn để cạnh tranh, phát triển và tái đầu tư vào những sản phẩm mới và việc làm mới. Hmmmm….giờ cái đó đâu có hợp lý. Cho nên, hãy trở lại vấn đề tránh thuế. Nếu bạn là một doanh nghiệp có trụ sở ở Mỹ và muốn duy trì mức độ cạnh tranh với những đối thủ nước ngoài của bạn, và bảo vệ doanh nghiệp bạn từ những sự thâu tóm của nước ngoài, bạn có thể làm gì? Hệ thống thuế của Mỹ hiện tại cho phép bạn mua một doanh nghiệp nước ngoài và sử dụng trụ sở của họ như trụ sở của chính bạn.
Cách đó bạn không cần phải trả mức thuế Mỹ cao hơn trên những phần lợi nhuận từ nước ngoài mặc dù bạn vẫn phải trả mức thuế Mỹ trên những phần lợi nhuận của bạn ở Mỹ. Cách này cho phép bạn giữ lại nhiều phần lợi nhuận hơn và đầu tư vào những nhà máy mới, vào nhân viên và sản phẩm. Hãy nhìn vấn đề bằng cách này: giả sử như bạn sống ở một thành phố nhưng di chuyển đến một thành phố khác. Nếu những quy định được thành lập để bạn bị đánh thuế bởi cả hai thành phố trên thu nhập của bạn — thực chất là đánh thuế 2 lần — bạn sẽ cân nhắc việc chuyển đến thành phố với những mức thuế thấp hơn.
Điều đó không có nghĩa là bạn tham lam, hoặc không trung thành – bạn chỉ đơn giản là làm việc ở trong hệ thống quy định đang tồn tại. Bây giờ…nghe hợp lý rồi. Cho nên lần sau bạn nghe một nhà chính trị gia phàn nàn về việc các doanh nghiệp Mỹ đang chuyển ra nước ngoài, nhớ rằng chính những chính trị gia là những người mà đã thông qua những bộ luật mà khuyến khích các doanh nghiệp phải di chuyển ngay từ ban đầu.
Nếu các chính trị gia ngừng cãi nhau, giảm thuế doanh nghiệp xuống và chấm dứt việc đánh thuế 2 lần, các doanh nghiệp Mỹ sẽ cạnh tranh tốt hơn và không cần phải tránh thuế để bảo vệ việc làm và việc kinh doanh của họ.
[Café Ku Búa, theo Information Station]
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lại bỏ nước Mỹ?
Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lại bỏ nước Mỹ?
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và mặc dù vậy nhiều doanh nghiệp Mỹ đang chuyển việc làm và nhà máy ra nước ngoài. Vì sao? Hãy tìm hiểu trong clip ngắn này.
Đôi khi bạn nghe trong tin tức về một doanh nghiệp Mỹ mua một doanh nghiệp nước ngoài và di chuyển các trụ sở của nó ra nước ngoài. Vâng, điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do. Một trong những lý do là “đảo nghịch thuế” (tránh thuế). Nhưng tránh thuế là gì, tại sao các doanh nghiệp lại làm vậy và vì sao bạn nên quan tâm? Đây là lý do vì sao.
Các doanh nghiệp Mỹ trả những mức thuế doanh nghiệp tầm 35 phần trăm hoặc hơn nữa trên lợi nhuận của họ, trong khi những doanh nghiệp cạnh tranh nước ngoài trả ít hơn nhiều trong nước của họ. Và nếu doanh nghiệp của bạn có những vị trí hoặc bán sản phẩm ở nước ngoài, bạn bị đánh thuế trên những phần lợi nhuận đó ở đất nước đó và một lần nữa khi bạn đem số tiền đó về lại Mỹ. Điều này gọi là “đánh thuế 2 lần” và các đối thủ của bạn không cần phải trả nó.
Điều này hạn chế khả năng doanh nghiệp của bạn để cạnh tranh, phát triển và tái đầu tư vào những sản phẩm mới và việc làm mới. Hmmmm….giờ cái đó đâu có hợp lý. Cho nên, hãy trở lại vấn đề tránh thuế. Nếu bạn là một doanh nghiệp có trụ sở ở Mỹ và muốn duy trì mức độ cạnh tranh với những đối thủ nước ngoài của bạn, và bảo vệ doanh nghiệp bạn từ những sự thâu tóm của nước ngoài, bạn có thể làm gì? Hệ thống thuế của Mỹ hiện tại cho phép bạn mua một doanh nghiệp nước ngoài và sử dụng trụ sở của họ như trụ sở của chính bạn.
Cách đó bạn không cần phải trả mức thuế Mỹ cao hơn trên những phần lợi nhuận từ nước ngoài mặc dù bạn vẫn phải trả mức thuế Mỹ trên những phần lợi nhuận của bạn ở Mỹ. Cách này cho phép bạn giữ lại nhiều phần lợi nhuận hơn và đầu tư vào những nhà máy mới, vào nhân viên và sản phẩm. Hãy nhìn vấn đề bằng cách này: giả sử như bạn sống ở một thành phố nhưng di chuyển đến một thành phố khác. Nếu những quy định được thành lập để bạn bị đánh thuế bởi cả hai thành phố trên thu nhập của bạn — thực chất là đánh thuế 2 lần — bạn sẽ cân nhắc việc chuyển đến thành phố với những mức thuế thấp hơn.
Điều đó không có nghĩa là bạn tham lam, hoặc không trung thành – bạn chỉ đơn giản là làm việc ở trong hệ thống quy định đang tồn tại. Bây giờ…nghe hợp lý rồi. Cho nên lần sau bạn nghe một nhà chính trị gia phàn nàn về việc các doanh nghiệp Mỹ đang chuyển ra nước ngoài, nhớ rằng chính những chính trị gia là những người mà đã thông qua những bộ luật mà khuyến khích các doanh nghiệp phải di chuyển ngay từ ban đầu.
Nếu các chính trị gia ngừng cãi nhau, giảm thuế doanh nghiệp xuống và chấm dứt việc đánh thuế 2 lần, các doanh nghiệp Mỹ sẽ cạnh tranh tốt hơn và không cần phải tránh thuế để bảo vệ việc làm và việc kinh doanh của họ.
[Café Ku Búa, theo Information Station]