Cà Kê Dê Ngỗng
Vì sao chế độ độc tài “thần tượng hóa” Lãnh Tụ
Điểm tương đồng của các chế độ độc tài là gì, bạn biết không? Điều gì mà chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa toàn trị, Hồi Giáo và hiện tại là phe cánh tả đều có? Đó chính là một “Thần Tượng.” Tất cả những tư tưởng độc tài đều có một Thần Tượng để mọi người tôn vinh, lấy làm gương. Thần Tượng này có thể làm một Lãnh Tụ hiện tại hoặc trong quá khứ hay một nhân vật huyền thoại nào đó mà họ phịa ra. Đừng hiểu sai, chế độ độc tài không phải là cơ chế đầu tiên và duy nhất. Chế độ phong kiến cũng áp dụng hình thức quảng bá mị dân tương tự. Ông Vua trong chế độ phong kiến là một thiên thần và là một đứa con của Thượng Đế. Vậy họ làm vậy để làm gì, mục đích của họ là gì? Đó chính là:
- Tô vẽ một hình ảnh “ông bụt” trong mắt người dân.
- Nhân dân ai cũng thích “anh hùng,” và việc tạo ra một nhân vật anh hùng sẽ dễ lôi kéo họ theo phía mình.
- Xây dựng một nhân vật hoàn hảo trong mắt các tín đồ. Xây dựng một tấm gương để mọi người bắt chước theo.
- Lấy người đó để biện hộ cho những hành động trong tương lai.
- Tập trung hóa tư tưởng. Thần Tượng là người đại diện cho tư tưởng.
- Làm người phán xét cuối cùng và cũng là tối cao nhất. Nếu Chúa là người phán xét “đúng sai” cuối cùng trong Thiên Chúa Giáo, thì Thần Tượng đóng vai trò tương tự.
- Dễ quảng bá hình ảnh với công chúng hơn.
- Che giấu tư tưởng đằng sau một nhân vật. Nếu tôi nói tư tưởng của tôi là “chủ nghĩa phát xít” thì bạn sẽ chẳng hiểu nó là gì. Nhưng nếu tôi nói “tư tưởng của tôi là Hitler” và hình ảnh của ông ta là một người thân thiện yêu nước thì bạn sẽ ủng hộ tôi ngay.
- Làm đối thủ khó chỉ trích tư tưởng hơn. Vì nếu muốn chỉ trích tư tưởng thì phải chỉ trích cá nhân.
- Và cuối cùng, Thần Tượng giúp cá nhân hóa tư tưởng và vấn đề. Chủ trương chính trị không còn là một cái gì đó xa vời những mà bây giờ chỉ là hành động của con người đối với con người.
Phát Xít Đức thì có Hitler, CS Nga thì có Lenin và Stalin, CS Trung Quốc thì có Mao Trạch Đông, CS Bắc Hàn thì có Kim Jong Il, CS Cuba thì có Castro, Phát Xít Ý thì có Mussolini, CS Việt Nam thì có ABC, Đảng Dân Chủ Mỹ thì có Barack Obama và Hồi Giáo thì có Muhammad. Tuy khác nhau về tư tưởng nhưng tất cả đều có một điểm tương đồng, họ đều là những ông bụt hay thiên thần từ trên trời rớt xuống để cứu nhân độ thế.
Việc thần tượng hóa một nhân vật lãnh đạo hay chính trị là một sai lầm chết người mà nhiều phong trào đã mắc phải. Thay vì tập trung vào tư tưởng, chính sách, lý tưởng và nguyên tắc thì nhiều người lại tập trung quảng bá một cá nhân nào đó. Kết quả là thay vì thay đổi một thể chế tiêu cực thành tích cực, họ đơn thuần chỉ thay đổi một cá nhân này cho một cá nhân khác. Muốn thoát và dẹp bỏ chế độ và tư tưởng độc tài thì đừng thần tượng hóa và phong thánh bất cứ ai cả.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao chế độ độc tài “thần tượng hóa” Lãnh Tụ
Điểm tương đồng của các chế độ độc tài là gì, bạn biết không? Điều gì mà chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa toàn trị, Hồi Giáo và hiện tại là phe cánh tả đều có? Đó chính là một “Thần Tượng.” Tất cả những tư tưởng độc tài đều có một Thần Tượng để mọi người tôn vinh, lấy làm gương. Thần Tượng này có thể làm một Lãnh Tụ hiện tại hoặc trong quá khứ hay một nhân vật huyền thoại nào đó mà họ phịa ra. Đừng hiểu sai, chế độ độc tài không phải là cơ chế đầu tiên và duy nhất. Chế độ phong kiến cũng áp dụng hình thức quảng bá mị dân tương tự. Ông Vua trong chế độ phong kiến là một thiên thần và là một đứa con của Thượng Đế. Vậy họ làm vậy để làm gì, mục đích của họ là gì? Đó chính là:
- Tô vẽ một hình ảnh “ông bụt” trong mắt người dân.
- Nhân dân ai cũng thích “anh hùng,” và việc tạo ra một nhân vật anh hùng sẽ dễ lôi kéo họ theo phía mình.
- Xây dựng một nhân vật hoàn hảo trong mắt các tín đồ. Xây dựng một tấm gương để mọi người bắt chước theo.
- Lấy người đó để biện hộ cho những hành động trong tương lai.
- Tập trung hóa tư tưởng. Thần Tượng là người đại diện cho tư tưởng.
- Làm người phán xét cuối cùng và cũng là tối cao nhất. Nếu Chúa là người phán xét “đúng sai” cuối cùng trong Thiên Chúa Giáo, thì Thần Tượng đóng vai trò tương tự.
- Dễ quảng bá hình ảnh với công chúng hơn.
- Che giấu tư tưởng đằng sau một nhân vật. Nếu tôi nói tư tưởng của tôi là “chủ nghĩa phát xít” thì bạn sẽ chẳng hiểu nó là gì. Nhưng nếu tôi nói “tư tưởng của tôi là Hitler” và hình ảnh của ông ta là một người thân thiện yêu nước thì bạn sẽ ủng hộ tôi ngay.
- Làm đối thủ khó chỉ trích tư tưởng hơn. Vì nếu muốn chỉ trích tư tưởng thì phải chỉ trích cá nhân.
- Và cuối cùng, Thần Tượng giúp cá nhân hóa tư tưởng và vấn đề. Chủ trương chính trị không còn là một cái gì đó xa vời những mà bây giờ chỉ là hành động của con người đối với con người.
Phát Xít Đức thì có Hitler, CS Nga thì có Lenin và Stalin, CS Trung Quốc thì có Mao Trạch Đông, CS Bắc Hàn thì có Kim Jong Il, CS Cuba thì có Castro, Phát Xít Ý thì có Mussolini, CS Việt Nam thì có ABC, Đảng Dân Chủ Mỹ thì có Barack Obama và Hồi Giáo thì có Muhammad. Tuy khác nhau về tư tưởng nhưng tất cả đều có một điểm tương đồng, họ đều là những ông bụt hay thiên thần từ trên trời rớt xuống để cứu nhân độ thế.
Việc thần tượng hóa một nhân vật lãnh đạo hay chính trị là một sai lầm chết người mà nhiều phong trào đã mắc phải. Thay vì tập trung vào tư tưởng, chính sách, lý tưởng và nguyên tắc thì nhiều người lại tập trung quảng bá một cá nhân nào đó. Kết quả là thay vì thay đổi một thể chế tiêu cực thành tích cực, họ đơn thuần chỉ thay đổi một cá nhân này cho một cá nhân khác. Muốn thoát và dẹp bỏ chế độ và tư tưởng độc tài thì đừng thần tượng hóa và phong thánh bất cứ ai cả.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa