Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Vì sao máy bay không sợ sấm sét?
Halldor Gudmundsson vừa nhìn thấy một tia sét khổng lồ ở gần văn phòng mình. Nơi ông làm việc nằm về hướng tây bắc Sân bay Quốc tế Keflavik, Iceland.
Ngay lập tức, ông bật ứng dựng quay phim trên điện thoại với hy vọng ghi lại hình ảnh những đường nứt sáng loá trên bầu trời thành phố.
Bất ngờ, một chiếc máy bay cất cánh từ sân bay đi vào khung hình của ông. Chiếc máy bay ngay lập tức bị một tia sét đánh qua. Thế nhưng nó tiếp tục bay và đi xuyên qua cơn mưa lớn.
"Đó là một cảnh tượng thú vị và cũng hơi đáng sợ," Gudmundsson, người cung cấp tấm hình đặc biệt phía dưới đây, nói.
Chuyến bay của Wow Air hành trình từ thủ đô Reykjavik của Iceland đến Paris vào ngày 3/10 đã hạ cánh an toàn và hãng hàng không này xác nhận với BBC rằng chiếc máy bay không bị hư hại gì.
Một phát ngôn viên của Wow giải thích rằng việc các máy bay bị sét đánh là chuyện bình thường. Tuy nhiên làm sao chúng có thể sống sót trước luồng điện mạnh đến hàng tỷ joules, tương đương với một phần tư tấn thuốc nổ TNT?
Lớp vỏ bên ngoài cabin và nội thất máy bay được thiết kế để truyền điện nhưng cũng giúp cách ly dòng điện với phi hành đoàn, hành khách và các thiết bị điện tử bên trong, Chris Hammond, một phi công nghỉ hưu và là thành viên Hiệp hội Phi công Hàng không Anh quốc (Balpa), nói.
"Có một mạng lưới kim loại trong vỏ máy bay," ông nói, và đó là "cách mà điện được chuyển đi".
Bên cạnh đó, các mạng lưới điện tử dẫn đến khoang chứa nhiên liệu được bảo vệ chặt chẽ trước nguy cơ chập điện do tác động từ bên ngoài.
Tất cả những cơ cấu này được kiểm tra rất kĩ trước khi máy bay đi vào hoạt động. Quy trình này bao gồm việc tạo ra những luồng sét nhân tạo để tác động vào lớp vỏ cũng như các thành phần bên trong máy bay.
Hammond cho biết tấm hình của Gudmundsson là một ví dụ cho thấy khi mọi thứ hoạt động một cách bình thường.
Luồng sét có vẻ như đã đánh vào mũi máy bay và sau đó đi ra bằng đường đuôi và một phần cánh. Giống như một chiếc Lồng Faraday biết bay, mọi thứ bên trong đều được bảo vệ.
Tuy nhiên một tia sét rất dễ được phát hiện bởi hành khách trên máy bay. Các hành khách trên hai chuyến bay bị sét đánh trên vùng trời phía tây London hồi tháng Tư nói họ đã nghe thấy tiếng va chạm lớn.
Nhiều năm trước, máy bay không hoàn toàn được bởi vệ trước sấm sét. Hammond kể một lần nọ, ông phải lái một máy bay đời cũ trong lúc chờ hạ cánh ở San Francisco. Bất ngờ, máy bay ông bị một tia sét rất mạnh đánh trúng.
"Tất cả mọi màn hình đều ngưng hoạt động," ông nói.
Rất may mắn là chiếc máy bay được trang bị các thiết bị cơ có chức năng tương tự. Chiếc máy bay sau đó đã có thể hạ cánh an toàn sau khi hệ thống máy tính dần dần quay trở lại hoạt động.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Vì sao máy bay không sợ sấm sét?
Halldor Gudmundsson vừa nhìn thấy một tia sét khổng lồ ở gần văn phòng mình. Nơi ông làm việc nằm về hướng tây bắc Sân bay Quốc tế Keflavik, Iceland.
Ngay lập tức, ông bật ứng dựng quay phim trên điện thoại với hy vọng ghi lại hình ảnh những đường nứt sáng loá trên bầu trời thành phố.
Bất ngờ, một chiếc máy bay cất cánh từ sân bay đi vào khung hình của ông. Chiếc máy bay ngay lập tức bị một tia sét đánh qua. Thế nhưng nó tiếp tục bay và đi xuyên qua cơn mưa lớn.
"Đó là một cảnh tượng thú vị và cũng hơi đáng sợ," Gudmundsson, người cung cấp tấm hình đặc biệt phía dưới đây, nói.
Chuyến bay của Wow Air hành trình từ thủ đô Reykjavik của Iceland đến Paris vào ngày 3/10 đã hạ cánh an toàn và hãng hàng không này xác nhận với BBC rằng chiếc máy bay không bị hư hại gì.
Một phát ngôn viên của Wow giải thích rằng việc các máy bay bị sét đánh là chuyện bình thường. Tuy nhiên làm sao chúng có thể sống sót trước luồng điện mạnh đến hàng tỷ joules, tương đương với một phần tư tấn thuốc nổ TNT?
Lớp vỏ bên ngoài cabin và nội thất máy bay được thiết kế để truyền điện nhưng cũng giúp cách ly dòng điện với phi hành đoàn, hành khách và các thiết bị điện tử bên trong, Chris Hammond, một phi công nghỉ hưu và là thành viên Hiệp hội Phi công Hàng không Anh quốc (Balpa), nói.
"Có một mạng lưới kim loại trong vỏ máy bay," ông nói, và đó là "cách mà điện được chuyển đi".
Bên cạnh đó, các mạng lưới điện tử dẫn đến khoang chứa nhiên liệu được bảo vệ chặt chẽ trước nguy cơ chập điện do tác động từ bên ngoài.
Tất cả những cơ cấu này được kiểm tra rất kĩ trước khi máy bay đi vào hoạt động. Quy trình này bao gồm việc tạo ra những luồng sét nhân tạo để tác động vào lớp vỏ cũng như các thành phần bên trong máy bay.
Hammond cho biết tấm hình của Gudmundsson là một ví dụ cho thấy khi mọi thứ hoạt động một cách bình thường.
Luồng sét có vẻ như đã đánh vào mũi máy bay và sau đó đi ra bằng đường đuôi và một phần cánh. Giống như một chiếc Lồng Faraday biết bay, mọi thứ bên trong đều được bảo vệ.
Tuy nhiên một tia sét rất dễ được phát hiện bởi hành khách trên máy bay. Các hành khách trên hai chuyến bay bị sét đánh trên vùng trời phía tây London hồi tháng Tư nói họ đã nghe thấy tiếng va chạm lớn.
Nhiều năm trước, máy bay không hoàn toàn được bởi vệ trước sấm sét. Hammond kể một lần nọ, ông phải lái một máy bay đời cũ trong lúc chờ hạ cánh ở San Francisco. Bất ngờ, máy bay ông bị một tia sét rất mạnh đánh trúng.
"Tất cả mọi màn hình đều ngưng hoạt động," ông nói.
Rất may mắn là chiếc máy bay được trang bị các thiết bị cơ có chức năng tương tự. Chiếc máy bay sau đó đã có thể hạ cánh an toàn sau khi hệ thống máy tính dần dần quay trở lại hoạt động.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
( BBC )