Cà Kê Dê Ngỗng
Vì sao ở Nhật Bản, nhân viên phục vụ không thích nhận tiền hoa hồng?
Bà vợ làm việc nhà, là nghề Nội trợ, nên ông chồng Nhật Bổn phải chia nửa lương cho Bà Bà đó.
Tiền
boa (hay tiền tip) cho nhân viên phục vụ tại các nhà hàng là một việc
hết sức bình thường, và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thế
nhưng ở Nhật Bản, nếu bạn để lại một chút tiền “thưởng” cho nhân viên,
họ có thể sẽ cảm thấy bị xúc phạm.
Nhưng
khách hàng vẫn rất áy náy và muốn cảm ơn, hay thể hiện tấm lòng trân
trọng dịch vụ hoàn hảo mà mình được hưởng, họ đã nghĩ ra một cách để lại
tip một cách hết sức sáng tạo và tinh tế.
Có
lẽ đối với người dân Nhật Bản, quan niệm về đồng tiền hơi khác biệt so
với nhiều nơi khác trên thế giới. Họ coi tiền bạc là thành quả của lao
động, nên nếu bạn đưa thêm tiền ngoài giá niêm yết, họ sẽ thấy bị xúc
phạm vì cảm thấy như mình không được trả công đầy đủ nên mới cần thêm
tiền boa.
Do vậy, những người Nhật làm
dịch vụ sẽ không nhận tiền boa của khách hàng. Theo họ, làm hài lòng
khách hàng là bổn phận, trách nhiệm của mình.
Ngay
cả các quán Nhật ở ngoại quốc cũng không nhận tiền boa. Cửa hàng Tokyo
Diner ở thành phố London đề nghị khách hàng không boa tiền, và bất cứ
tiền thừa nào, đều để dành cho người vô gia cư. Khách sạn Nhật Bản ở New
York Riki gần đây quyết định không chấp nhận tiền boa, và tăng giá trên
thực đơn để trả lương nhân viên cao hơn.
Nhiều
khi tiền bạc là nỗi sỉ nhục, vì người Nhật nghĩ rằng cung cấp dịch vụ
phải xuất phát từ tấm lòng chân thành. Nếu muốn thể hiện sự hài lòng với
thái độ phục vụ và chất lượng dịch vụ của cửa hàng, bạn có thể quay trở
lại ủng hộ hoặc giới thiệu thêm nhiều bạn bè tới đó thưởng thức.
Nhưng
người Nhật rất lịch sự và trân trọng những giá trị tốt đẹp, họ muốn thể
hiện hơn nữa thái độ trân trọng của mình, nhưng lại không thể đưa tiền
tip. Và đúng theo phong cách tinh tế, ý nhị và sáng tạo của người Nhật,
họ để lại trên bàn ăn những món quà nhỏ bé rất đẹp mắt để cảm ơn, và bày
tỏ sự đánh giá cao, khích lệ người phục vụ.
Đó
được gọi là Origami Tip, những tác phẩm gấp giấy nghệ thuật tỷ mẩn như
chứa đựng tấm lòng của người gấp giấy. Khác với sự thực dụng của việc
cảm ơn bằng tiền bạc, đây là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người
Nhật, đầy chân thành và ấm áp.
“Tiền
tip” để lại trên bàn ăn thật ra là những tác phẩm gấp giấy nghệ thuật
đầy tỉ mỉ chứa đựng lòng biết ơn và sự đánh giá cao của thực khách.
(Ảnh: Thisiscolossal)
Anh
Yuki Tatsumi, một bồi bàn nhà hàng cho biết: Anh bắt đầu thấy những
hình gấp Origami xuất hiện sau khi dọn dẹp bàn ăn của khách hàng từ
khoảng 5 năm trước: “Thực khách dùng chính những mẩu giấy từ vỏ bọc đũa, giấy ăn, giấy lót bát đĩa… để tạo nên những hình gấp dễ thương”.
Tatsumi
đã không ngừng sưu tập những tác phẩm “Origami Tips” từ khách hàng trên
khắp cả nước từ năm 2012 đến nay. Anh đã thu thập được gần 13.000 các
mẫu hình từ đơn giản đến phức tạp, cầu kỳ.
“Thực
khách dùng chính những mẩu giấy từ vỏ bọc đũa, giấy ăn, giấy lót bát
đĩa… để tạo nên những hình gấp dễ thương”. (Ảnh: Thisiscolossal)
Đầu
tháng 12/2017, Tatsumi đã tổ chức một buổi triển lãm, trưng bày hơn
8.000 tác phẩm xếp giấy độc đáo nhất từ 47 địa phương trên đất nước Mặt
trời mọc. Triển lãm diễn ra ở Tokyo, được mang tên “Japanese Tip” (Tiền
tip Nhật Bản) mang tới một khía cạnh độc đáo trong nét văn hóa “tiền
tip” tại Nhật Bản.
Nhà thơ Arne Garborg người Na-Uy đã từng viết rằng:
Khi có tiền bạn có thể mua thực phẩm, nhưng không mua được sự ngon miệng.
Mua được thuốc, nhưng không mua được sức khỏe.
Mua được chiếc giường êm ái, nhưng không mua được giấc ngủ ngon.
Mua được bằng cấp, nhưng không mua được sự khôn ngoan.
Mua hào quang, nhưng không mua được sắc đẹp thật sự.
Mua được sự huy hoàng, nhưng không mua được sự ấm áp.
Mua được thú vui, nhưng không mua được niềm vui.
Mua người quen, nhưng không mua được bạn bè.
Mua tôi tớ, nhưng không mua được lòng trung thành.
Người
Nhật không vồ vập với tiền, không đánh giá mọi giá trị khác bằng tiền.
Cũng không dùng tiền để thay cho lời tấm lòng muốn nói. Vì họ hiểu bản
chất của tiền, vốn không thể đem lại cho con người những giá trị vô hình
tốt đẹp hơn.
Quan điểm của người Nhật
về đồng tiền còn thể hiện ở nhiều cách họ đối xử với tiền bạc khác nữa.
Ví như khi thanh toán bằng tiền mặt, bạn sẽ được đưa ra trước mặt một
chiếc khay nhỏ. Nhiệm vụ của bạn là đặt tiền vào trong chiếc khay đó.
Điều
này để tránh đưa tiền trực tiếp cho người khác, vì người Nhật quan niệm
hành động đó là một sự thất lễ. Bởi tiền bạc là một thứ đầy cám dỗ và
con người phải có thái độ cẩn trọng, coi nó là công cụ chứ không phải là
lợi ích nhất định phải đạt được.
Triển
lãm “Japanese Tip” được tổ chức ở Tokyo, mang tới một khía cạnh độc đáo
trong nét văn hóa “tiền tip” tại Nhật Bản. (Ảnh: Thisiscolossal)
Tuy
vậy, lại cũng không được coi thường tiền bạc, vì đó là công sức chúng
ta lao động mà có được. Dù là đồng tiền lẻ nhỏ bé, họ cũng không ngại
ngùng mà kiên nhẫn đợi được trả lại khi đi mua hàng.
Ở
một số quốc gia khác, khi bạn đi siêu thị mà thiếu vài xu lẻ, người bên
cạnh có thể thoải mái đưa bạn và bạn cũng thoải mái mà nhận lấy và cảm
ơn họ. Nhưng chuyện đó sẽ không có ở Nhật Bản. Người Nhật không thích
làm phiền người khác, và đặc biệt tiền bạc lại còn là một vấn đề tế nhị. Ở Nhật, nếu muốn cho ai đó tiền, bạn nhất thiết phải ở vị trí cao
hơn họ.
Nếu bạn đợi bằng được để lấy
mấy đồng tiền lẻ trả lại khi đi mua hàng, cũng chẳng có ai khó chịu hay
cười bạn. Cho dù đó là tiền của bạn, bạn có quyền muốn làm gì với nó thì
làm, nhưng thái độ được xem là sĩ diện và thiếu trân trọng tiền bạc đó
sẽ bị đánh giá không tốt. Làm như vậy là bạn đang thể hiện thái độ ngạo
mạn với chính công sức mình bỏ ra. Và nếu không biết trân trọng cái nhỏ,
bạn sẽ không thể tạo ra và biết giữ gìn những cái lớn hơn.
Thế nên cách người Nhật đối đãi với tiền vừa cẩn trọng vừa trân quý quả là đáng để học tập.
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao ở Nhật Bản, nhân viên phục vụ không thích nhận tiền hoa hồng?
Bà vợ làm việc nhà, là nghề Nội trợ, nên ông chồng Nhật Bổn phải chia nửa lương cho Bà Bà đó.
Tiền
boa (hay tiền tip) cho nhân viên phục vụ tại các nhà hàng là một việc
hết sức bình thường, và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thế
nhưng ở Nhật Bản, nếu bạn để lại một chút tiền “thưởng” cho nhân viên,
họ có thể sẽ cảm thấy bị xúc phạm.
Nhưng
khách hàng vẫn rất áy náy và muốn cảm ơn, hay thể hiện tấm lòng trân
trọng dịch vụ hoàn hảo mà mình được hưởng, họ đã nghĩ ra một cách để lại
tip một cách hết sức sáng tạo và tinh tế.
Có
lẽ đối với người dân Nhật Bản, quan niệm về đồng tiền hơi khác biệt so
với nhiều nơi khác trên thế giới. Họ coi tiền bạc là thành quả của lao
động, nên nếu bạn đưa thêm tiền ngoài giá niêm yết, họ sẽ thấy bị xúc
phạm vì cảm thấy như mình không được trả công đầy đủ nên mới cần thêm
tiền boa.
Do vậy, những người Nhật làm
dịch vụ sẽ không nhận tiền boa của khách hàng. Theo họ, làm hài lòng
khách hàng là bổn phận, trách nhiệm của mình.
Ngay
cả các quán Nhật ở ngoại quốc cũng không nhận tiền boa. Cửa hàng Tokyo
Diner ở thành phố London đề nghị khách hàng không boa tiền, và bất cứ
tiền thừa nào, đều để dành cho người vô gia cư. Khách sạn Nhật Bản ở New
York Riki gần đây quyết định không chấp nhận tiền boa, và tăng giá trên
thực đơn để trả lương nhân viên cao hơn.
Nhiều
khi tiền bạc là nỗi sỉ nhục, vì người Nhật nghĩ rằng cung cấp dịch vụ
phải xuất phát từ tấm lòng chân thành. Nếu muốn thể hiện sự hài lòng với
thái độ phục vụ và chất lượng dịch vụ của cửa hàng, bạn có thể quay trở
lại ủng hộ hoặc giới thiệu thêm nhiều bạn bè tới đó thưởng thức.
Nhưng
người Nhật rất lịch sự và trân trọng những giá trị tốt đẹp, họ muốn thể
hiện hơn nữa thái độ trân trọng của mình, nhưng lại không thể đưa tiền
tip. Và đúng theo phong cách tinh tế, ý nhị và sáng tạo của người Nhật,
họ để lại trên bàn ăn những món quà nhỏ bé rất đẹp mắt để cảm ơn, và bày
tỏ sự đánh giá cao, khích lệ người phục vụ.
Đó
được gọi là Origami Tip, những tác phẩm gấp giấy nghệ thuật tỷ mẩn như
chứa đựng tấm lòng của người gấp giấy. Khác với sự thực dụng của việc
cảm ơn bằng tiền bạc, đây là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người
Nhật, đầy chân thành và ấm áp.
“Tiền
tip” để lại trên bàn ăn thật ra là những tác phẩm gấp giấy nghệ thuật
đầy tỉ mỉ chứa đựng lòng biết ơn và sự đánh giá cao của thực khách.
(Ảnh: Thisiscolossal)
Anh
Yuki Tatsumi, một bồi bàn nhà hàng cho biết: Anh bắt đầu thấy những
hình gấp Origami xuất hiện sau khi dọn dẹp bàn ăn của khách hàng từ
khoảng 5 năm trước: “Thực khách dùng chính những mẩu giấy từ vỏ bọc đũa, giấy ăn, giấy lót bát đĩa… để tạo nên những hình gấp dễ thương”.
Tatsumi
đã không ngừng sưu tập những tác phẩm “Origami Tips” từ khách hàng trên
khắp cả nước từ năm 2012 đến nay. Anh đã thu thập được gần 13.000 các
mẫu hình từ đơn giản đến phức tạp, cầu kỳ.
“Thực
khách dùng chính những mẩu giấy từ vỏ bọc đũa, giấy ăn, giấy lót bát
đĩa… để tạo nên những hình gấp dễ thương”. (Ảnh: Thisiscolossal)
Đầu
tháng 12/2017, Tatsumi đã tổ chức một buổi triển lãm, trưng bày hơn
8.000 tác phẩm xếp giấy độc đáo nhất từ 47 địa phương trên đất nước Mặt
trời mọc. Triển lãm diễn ra ở Tokyo, được mang tên “Japanese Tip” (Tiền
tip Nhật Bản) mang tới một khía cạnh độc đáo trong nét văn hóa “tiền
tip” tại Nhật Bản.
Nhà thơ Arne Garborg người Na-Uy đã từng viết rằng:
Khi có tiền bạn có thể mua thực phẩm, nhưng không mua được sự ngon miệng.
Mua được thuốc, nhưng không mua được sức khỏe.
Mua được chiếc giường êm ái, nhưng không mua được giấc ngủ ngon.
Mua được bằng cấp, nhưng không mua được sự khôn ngoan.
Mua hào quang, nhưng không mua được sắc đẹp thật sự.
Mua được sự huy hoàng, nhưng không mua được sự ấm áp.
Mua được thú vui, nhưng không mua được niềm vui.
Mua người quen, nhưng không mua được bạn bè.
Mua tôi tớ, nhưng không mua được lòng trung thành.
Người
Nhật không vồ vập với tiền, không đánh giá mọi giá trị khác bằng tiền.
Cũng không dùng tiền để thay cho lời tấm lòng muốn nói. Vì họ hiểu bản
chất của tiền, vốn không thể đem lại cho con người những giá trị vô hình
tốt đẹp hơn.
Quan điểm của người Nhật
về đồng tiền còn thể hiện ở nhiều cách họ đối xử với tiền bạc khác nữa.
Ví như khi thanh toán bằng tiền mặt, bạn sẽ được đưa ra trước mặt một
chiếc khay nhỏ. Nhiệm vụ của bạn là đặt tiền vào trong chiếc khay đó.
Điều
này để tránh đưa tiền trực tiếp cho người khác, vì người Nhật quan niệm
hành động đó là một sự thất lễ. Bởi tiền bạc là một thứ đầy cám dỗ và
con người phải có thái độ cẩn trọng, coi nó là công cụ chứ không phải là
lợi ích nhất định phải đạt được.
Triển
lãm “Japanese Tip” được tổ chức ở Tokyo, mang tới một khía cạnh độc đáo
trong nét văn hóa “tiền tip” tại Nhật Bản. (Ảnh: Thisiscolossal)
Tuy
vậy, lại cũng không được coi thường tiền bạc, vì đó là công sức chúng
ta lao động mà có được. Dù là đồng tiền lẻ nhỏ bé, họ cũng không ngại
ngùng mà kiên nhẫn đợi được trả lại khi đi mua hàng.
Ở
một số quốc gia khác, khi bạn đi siêu thị mà thiếu vài xu lẻ, người bên
cạnh có thể thoải mái đưa bạn và bạn cũng thoải mái mà nhận lấy và cảm
ơn họ. Nhưng chuyện đó sẽ không có ở Nhật Bản. Người Nhật không thích
làm phiền người khác, và đặc biệt tiền bạc lại còn là một vấn đề tế nhị. Ở Nhật, nếu muốn cho ai đó tiền, bạn nhất thiết phải ở vị trí cao
hơn họ.
Nếu bạn đợi bằng được để lấy
mấy đồng tiền lẻ trả lại khi đi mua hàng, cũng chẳng có ai khó chịu hay
cười bạn. Cho dù đó là tiền của bạn, bạn có quyền muốn làm gì với nó thì
làm, nhưng thái độ được xem là sĩ diện và thiếu trân trọng tiền bạc đó
sẽ bị đánh giá không tốt. Làm như vậy là bạn đang thể hiện thái độ ngạo
mạn với chính công sức mình bỏ ra. Và nếu không biết trân trọng cái nhỏ,
bạn sẽ không thể tạo ra và biết giữ gìn những cái lớn hơn.
Thế nên cách người Nhật đối đãi với tiền vừa cẩn trọng vừa trân quý quả là đáng để học tập.
Hoang Pham chuyen