Tham Khảo
Vì sao ông Trump duyệt kế hoạch kiểm soát Trung Quốc ở Biển Đông?
Hải quân Mỹ sẽ có lịch trình cả một năm để kiểm soát Trung Quốc ở Biển Đông, khác hẳn thời Obama.
Kế hoạch này yêu cầu thường xuyên có hoạt động tự do hàng hải tại các khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, theo báo Breitbart.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã gửi kế hoạch đến Nhà Trắng từ tháng 4, trong đó vạch ra một lịch trình trong cả năm để tàu Hải quân Mỹ sẽ đi qua các vùng biển quốc tế mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép.
Tổng thống Trump mới phê duyệt kế hoạch này để mở đường cho Hải quân Mỹ chủ động trong “các hoạt động tự do hàng hải” ở Biển Đông.
Khác biệt với chính quyền Obama
Mặc dù Hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các “hoạt động tự do hàng hải” trên khắp thế giới trong hàng thập niên qua, nhưng chính quyền ông Obama đã ngừng hoạt động này ở Biển Đông từ năm 2012 đến 2015, và chỉ có vài hoạt động vào năm 2016, để tránh đối đầu với Trung Quốc.
Chính trong thời gian này, Trung Quốc đã liên tục xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và trang bị quân sự hóa khu vực này, cho dù nhiều nước khác phản đối.
Theo kế hoạch mới, Nhà Trắng sẽ cho phép hoạt động tuần tra trên cơ sở “rất thường xuyên, rất định kỳ” để khu vực này thành vùng biển mở với hàng hải quốc tế.
Dưới thời tổng thống Obama, việc tuần tra phải được xin phép, xem xét, và phê duyệt từng lần, nên mất thời gian thực hiện. Nhưng kế hoạch lần này của chính quyền ông Trump là lịch trình cho cả một năm.
Tại sao Mỹ thực hiện “hoạt động tự do hàng hải”?
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo trên những rặng san hô ở Biển Đông và quân sự hóa chúng bằng các tiền đồn radar, đường băng quân sự, và nơi ở cho quân đội.
Các nhà phân tích quân đội tin rằng Trung Quốc hy vọng mở rộng vùng nhận diện phòng không ở phía tây Thái Bình Dương và xây dựng một đội hải quân đối trọng với Mỹ tại Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền từ Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines, và Việt Nam.
Năm 2016, một tòa án quốc tế tại Hague ra phán quyết bác bỏ tuyên bố hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh phản đối phán quyết, tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và đơn phương tuyên bố khu vực cấm bay, cấm đi lại.
Khi một nước đưa ra tuyên bố hàng hải quá mức, Hải quân Mỹ thường thách thức bằng cách cho tàu chiến đến gần hoặc đi qua khu vực tranh chấp như một cách khẳng định tự do hàng hải.
Phản ứng của Trung Quốc
Năm 2016, Mỹ đã thách thức tuyên bố hải phận của 22 quốc gia – trong đó các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là nổi bật nhất, nơi có tuyến đường vận tải trị giá 5.000 tỷ USD.
Trung Quốc đã phản đối gay gắt sự xâm nhập của Mỹ trong khu vực, nói rằng động thái của Mỹ là khiêu khích và rằng họ phải “đề xuất được phép đi lại”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đáp trả khi máy bay Mỹ bay qua khu vực Biển Đông: “Quân đội Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và hòa bình và ổn định của khu vực”, theo Business Insider.
Dưới thời cựu tổng thống Obama, Mỹ đã dừng hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông từ năm 2012-2015. Còn trong 6 tháng nhiệm kỳ tổng thống Trump, Mỹ đã có 3 hoạt động thách thức Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ sẽ không lùi bước
Sự có mặt của Hải quân Mỹ ở khu vực này có thể không giúp quay ngược thời gian và không gỡ bỏ được các đường băng quân sự. Nhưng điều này gửi một thông điệp đến các đồng minh rằng, Mỹ sẽ không lùi bước trước việc kiểm soát Bắc Kinh.
Harry Kazianis, giám đốc nghiên cứu quốc phòng của Trung tâm Lợi ích Quốc gia, nói: “Trung Quốc phải biết rằng chúng ta sẽ chắc chắn tuần tra ở những nơi luật pháp quốc tế cho phép, giống như Bắc Kinh đã làm khi họ đi quanh khu vực Guam, Hawaii hoặc gần Alaska. Đây là cách thức vận hành quân sự thông thường”.
Ông Harry cũng nhấn mạnh: “Chính quyền ông Trump cũng nên đưa ra một kế hoạch toàn diện để đẩy lùi các hành động mở rộng của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông. Nếu không, trong vài năm tới, Bắc Kinh sẽ làm chủ vùng châu Á – Thái Bình Dương”.
Dương MinhDKN
VS chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vì sao ông Trump duyệt kế hoạch kiểm soát Trung Quốc ở Biển Đông?
Hải quân Mỹ sẽ có lịch trình cả một năm để kiểm soát Trung Quốc ở Biển Đông, khác hẳn thời Obama.
Kế hoạch này yêu cầu thường xuyên có hoạt động tự do hàng hải tại các khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, theo báo Breitbart.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã gửi kế hoạch đến Nhà Trắng từ tháng 4, trong đó vạch ra một lịch trình trong cả năm để tàu Hải quân Mỹ sẽ đi qua các vùng biển quốc tế mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép.
Tổng thống Trump mới phê duyệt kế hoạch này để mở đường cho Hải quân Mỹ chủ động trong “các hoạt động tự do hàng hải” ở Biển Đông.
Khác biệt với chính quyền Obama
Mặc dù Hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các “hoạt động tự do hàng hải” trên khắp thế giới trong hàng thập niên qua, nhưng chính quyền ông Obama đã ngừng hoạt động này ở Biển Đông từ năm 2012 đến 2015, và chỉ có vài hoạt động vào năm 2016, để tránh đối đầu với Trung Quốc.
Chính trong thời gian này, Trung Quốc đã liên tục xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và trang bị quân sự hóa khu vực này, cho dù nhiều nước khác phản đối.
Theo kế hoạch mới, Nhà Trắng sẽ cho phép hoạt động tuần tra trên cơ sở “rất thường xuyên, rất định kỳ” để khu vực này thành vùng biển mở với hàng hải quốc tế.
Dưới thời tổng thống Obama, việc tuần tra phải được xin phép, xem xét, và phê duyệt từng lần, nên mất thời gian thực hiện. Nhưng kế hoạch lần này của chính quyền ông Trump là lịch trình cho cả một năm.
Tại sao Mỹ thực hiện “hoạt động tự do hàng hải”?
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo trên những rặng san hô ở Biển Đông và quân sự hóa chúng bằng các tiền đồn radar, đường băng quân sự, và nơi ở cho quân đội.
Các nhà phân tích quân đội tin rằng Trung Quốc hy vọng mở rộng vùng nhận diện phòng không ở phía tây Thái Bình Dương và xây dựng một đội hải quân đối trọng với Mỹ tại Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền từ Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines, và Việt Nam.
Năm 2016, một tòa án quốc tế tại Hague ra phán quyết bác bỏ tuyên bố hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh phản đối phán quyết, tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và đơn phương tuyên bố khu vực cấm bay, cấm đi lại.
Khi một nước đưa ra tuyên bố hàng hải quá mức, Hải quân Mỹ thường thách thức bằng cách cho tàu chiến đến gần hoặc đi qua khu vực tranh chấp như một cách khẳng định tự do hàng hải.
Phản ứng của Trung Quốc
Năm 2016, Mỹ đã thách thức tuyên bố hải phận của 22 quốc gia – trong đó các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là nổi bật nhất, nơi có tuyến đường vận tải trị giá 5.000 tỷ USD.
Trung Quốc đã phản đối gay gắt sự xâm nhập của Mỹ trong khu vực, nói rằng động thái của Mỹ là khiêu khích và rằng họ phải “đề xuất được phép đi lại”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đáp trả khi máy bay Mỹ bay qua khu vực Biển Đông: “Quân đội Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và hòa bình và ổn định của khu vực”, theo Business Insider.
Dưới thời cựu tổng thống Obama, Mỹ đã dừng hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông từ năm 2012-2015. Còn trong 6 tháng nhiệm kỳ tổng thống Trump, Mỹ đã có 3 hoạt động thách thức Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ sẽ không lùi bước
Sự có mặt của Hải quân Mỹ ở khu vực này có thể không giúp quay ngược thời gian và không gỡ bỏ được các đường băng quân sự. Nhưng điều này gửi một thông điệp đến các đồng minh rằng, Mỹ sẽ không lùi bước trước việc kiểm soát Bắc Kinh.
Harry Kazianis, giám đốc nghiên cứu quốc phòng của Trung tâm Lợi ích Quốc gia, nói: “Trung Quốc phải biết rằng chúng ta sẽ chắc chắn tuần tra ở những nơi luật pháp quốc tế cho phép, giống như Bắc Kinh đã làm khi họ đi quanh khu vực Guam, Hawaii hoặc gần Alaska. Đây là cách thức vận hành quân sự thông thường”.
Ông Harry cũng nhấn mạnh: “Chính quyền ông Trump cũng nên đưa ra một kế hoạch toàn diện để đẩy lùi các hành động mở rộng của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông. Nếu không, trong vài năm tới, Bắc Kinh sẽ làm chủ vùng châu Á – Thái Bình Dương”.
Dương MinhDKN
VS chuyen