Kinh Đời
Vì sao và ai chịu trách nhiệm về tội ác này?
Đọc trên mạng hôm nay, thấy bà con chia sẻ nhiều về vụ con hải cẩu bị đánh chết ở Phan Rí (Bình Thuận).
Cùng lúc, cũng có nhiều chia sẻ về vụ một nam thanh niên được cho là đã bị hai công an đánh chết trong vụ truy bắt một ổ bài bạc ở Tuy Phước (Bình Định).
Có hai xu hướng bày tỏ thái độ quanh các thông tin này. Một xu hướng phẫn nộ, xem việc giết con hải cẩu là hành động dã man, mọi rợ. Một xu hướng cho rằng đó chỉ là một con vật, thậm chí có hại vì phá lưới, ăn cá của ngư dân. Sao không thương đồng loại mà đi thương loài vật? Có ý kiến còn chỉ trích rằng nếu dư nước mắt thì nên thương xót người thanh niên xấu số kia và chia sẻ với gia đình anh ấy, thay vì xót xa con hải cẩu!
Tôi thì nghĩ về cái ác và lý do làm cho người Việt chúng ta trở nên độc ác như ngày nay!
Không chỉ là hải cẩu. Chúng ta đã từng chứng kiến những vụ trộm chó, hành hạ chó cũng như các vật nuôi khác một cách vô cùng tàn nhẫn. Và chúng ta cũng đã thấy có những kẻ trộm chó bị hành hình hay đánh chết ngay tại chỗ!
Chúng ta cũng thấy những cây xanh cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị đốn ngã một cách không thương tiếc. Đã từng thấy thảm họa cá chết và môi trường biển bị tàn phá lạnh lùng như thế nào suốt dọc bờ biển miền Trung. Rồi chúng ta cũng chứng kiến bao vụ đánh nhau giữa trẻ con hay người lớn với nhau, và cả người lớn đánh trẻ em. Người ta đứng xem, tò mò, hiếu kỳ như xem xiếc, thậm chí còn thản nhiên rút điện thoại ra quay phim, chụp ảnh để tung lên mạng câu like.
Tôi đã từng phải chảy nước mắt khi thấy con chó cưng mà hai con gái nuôi từ khi bị bỏ rơi lúc còn chưa mở mắt đến khi được hai năm tuổi thì nó chết vì bị đánh bả. Kinh hoàng hơn, khi các con tôi khóc mang con chó đi chôn cho khỏi đau lòng thì còn có người đến xin để mang về làm thịt! Mà những người đó không phải đói khổ đến độ cần miếng ăn, bởi khi tôi giải thích rằng chó trúng bả độc không ăn được, họ thản nhiên bảo chị đừng lo, cứ nướng thơm lên là được bữa nhậu quên đời với tụi tôi rồi! Rốt cuộc, tôi phải nhờ một chiếc xe đào đang xúc đất ở công trường gần đó xúc cho một lỗ thật sâu để chôn con chó xuống, bởi được mấy người quen dặn rằng nếu không chôn sâu, chỉ cần quay lưng đi về là xác con chó sẽ bị bới lên để tiếp tục đi vào bàn nhậu của ai đó hoặc được bán lại cho các quán thịt chó!
Tôi thấy mình như đang sống trong thời Trung cổ – cái thời con người còn mông muội và ánh sáng văn minh chưa rọi đến, mà chỉ có thể hình dung qua sách truyện hay phim ảnh.
Có lẽ con người bắt đầu trở nên tàn ác khi thiếu kiến thức và cảm xúc về thiên nhiên. Một khi có thể lạnh lùng hủy hoại môi trường có nghĩa là không còn biết rung động với cái đẹp. Một khi có thể nhẫn tâm hành hạ hay tàn sát loài vật cũng có nghĩa không còn ý niệm về lòng nhân. Từ đó, người ta sẽ thản nhiên xử ác với đồng loại mình bởi đã trơ lì mọi cảm xúc. Dân đánh chết con hải cẩu hay công an đánh chết người, suy cho cùng đều giống nhau về bản chất là đã bị thui chột cảm xúc của một con người văn minh và vì thế, họ hành xử hoàn toàn theo bản năng của phần “con” trong mình.
Những nền giáo dục tiến bộ trên thế giới ngày nay đều xem việc giáo dục cảm xúc cho học sinh là mục tiêu quan trọng hàng đầu chứ không phải kiến thức. Nhưng giáo dục VN còn rất xa lạ với điều này! Người ta dạy cho HS phải học tập tấm gương này, noi gương nhân vật kia… một cách rất mơ hồ, nhưng lại không dạy cho các em biết rung cảm với cái đẹp và hiểu thế nào là tính nhân văn. Những môn học giúp HS hình thành và phát triển cảm xúc như Âm nhạc hay Mỹ thuật vẫn luôn được xem như các môn phụ và chỉ được giảng dạy qua loa, hình thức với thời lượng có tính “tượng trưng” ở bậc phổ thông.
Hồi đi thăm Israel vào tháng 11/2015, tôi rất ấn tượng với lời giới thiệu của giáo viên phụ trách khu nuôi chó ở một trường trung học thực nghiệm tại Jerusalem: “Chúng tôi không chỉ dạy cho học sinh nuôi một con chó. Thông qua công việc này, chúng tôi dạy các em biết yêu thương và tôn trọng bạn bè cũng như những người xung quanh mình”. Đúng là có thể thấy cả một triết lý giáo dục trong câu nói đó!
Ở CISS của tôi, trong các CLB GIN (Global Issues Network), bên cạnh những vấn đề toàn cầu liên quan đến con người như: Nhà ở cho dân vùng lũ; Chống nạn buôn người; Hỗ trợ trẻ em đường phố; Nâng cao nhận thức về bệnh tự kỷ; Bình đẳng giới; Đèn và sách cho trẻ vùng cao v.v…, các GV Canada còn giúp HS tổ chức các CLB bảo vệ động vật cũng như cây xanh và môi trường như: “Hand 2 Paw”, “Animal Rescue”, “Animal Abuse”; “Hand 2 Tree”, “Clean up Vietnam”… Họ cho rằng việc giáo dục HS biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ động vật, cây cối, môi trường xung quanh cũng là những mục tiêu đào tạo quan trọng không thua kém việc dạy kiến thức.
Dostoyevsky từng viết câu triết lý nổi tiếng trong tiểu thuyết “Thằng ngốc”: “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”. Đó là một đúc kết cực kỳ nhân văn và sâu sắc.
Vì thế, nếu không giáo dục để trẻ em biết cảm thụ và rung động với cái đẹp ngay từ ngày hôm nay thì ngày mai chúng ta sẽ lại tiếp tục có những thế hệ coi việc đánh chết một con hải cẩu là bình thường và giết chết một mạng người là chuyện nhỏ!
Tôi nhìn một cảnh đánh lộn vì va chạm nhau lúc kẹt xe trong dòng người và xe cộ ken cứng trên một con đường ở trung tâm thành phố chiều nay mà cứ quay quắt tự hỏi: Vì sao bây giờ người ta có thể dễ dàng dùng bạo lực với nhau như thế? Vì sao người Việt ngày nay lại trở nên tàn ác và vô cảm như vậy? Vì sao dân tộc chúng ta không thể tiến hoá mà dường như đang thụt lùi trở lại thời kỳ hỗn mang?
Vì sao và ai chịu trách nhiệm về tội ác này ???
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao và ai chịu trách nhiệm về tội ác này?
Đọc trên mạng hôm nay, thấy bà con chia sẻ nhiều về vụ con hải cẩu bị đánh chết ở Phan Rí (Bình Thuận).
Cùng lúc, cũng có nhiều chia sẻ về vụ một nam thanh niên được cho là đã bị hai công an đánh chết trong vụ truy bắt một ổ bài bạc ở Tuy Phước (Bình Định).
Có hai xu hướng bày tỏ thái độ quanh các thông tin này. Một xu hướng phẫn nộ, xem việc giết con hải cẩu là hành động dã man, mọi rợ. Một xu hướng cho rằng đó chỉ là một con vật, thậm chí có hại vì phá lưới, ăn cá của ngư dân. Sao không thương đồng loại mà đi thương loài vật? Có ý kiến còn chỉ trích rằng nếu dư nước mắt thì nên thương xót người thanh niên xấu số kia và chia sẻ với gia đình anh ấy, thay vì xót xa con hải cẩu!
Tôi thì nghĩ về cái ác và lý do làm cho người Việt chúng ta trở nên độc ác như ngày nay!
Không chỉ là hải cẩu. Chúng ta đã từng chứng kiến những vụ trộm chó, hành hạ chó cũng như các vật nuôi khác một cách vô cùng tàn nhẫn. Và chúng ta cũng đã thấy có những kẻ trộm chó bị hành hình hay đánh chết ngay tại chỗ!
Chúng ta cũng thấy những cây xanh cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị đốn ngã một cách không thương tiếc. Đã từng thấy thảm họa cá chết và môi trường biển bị tàn phá lạnh lùng như thế nào suốt dọc bờ biển miền Trung. Rồi chúng ta cũng chứng kiến bao vụ đánh nhau giữa trẻ con hay người lớn với nhau, và cả người lớn đánh trẻ em. Người ta đứng xem, tò mò, hiếu kỳ như xem xiếc, thậm chí còn thản nhiên rút điện thoại ra quay phim, chụp ảnh để tung lên mạng câu like.
Tôi đã từng phải chảy nước mắt khi thấy con chó cưng mà hai con gái nuôi từ khi bị bỏ rơi lúc còn chưa mở mắt đến khi được hai năm tuổi thì nó chết vì bị đánh bả. Kinh hoàng hơn, khi các con tôi khóc mang con chó đi chôn cho khỏi đau lòng thì còn có người đến xin để mang về làm thịt! Mà những người đó không phải đói khổ đến độ cần miếng ăn, bởi khi tôi giải thích rằng chó trúng bả độc không ăn được, họ thản nhiên bảo chị đừng lo, cứ nướng thơm lên là được bữa nhậu quên đời với tụi tôi rồi! Rốt cuộc, tôi phải nhờ một chiếc xe đào đang xúc đất ở công trường gần đó xúc cho một lỗ thật sâu để chôn con chó xuống, bởi được mấy người quen dặn rằng nếu không chôn sâu, chỉ cần quay lưng đi về là xác con chó sẽ bị bới lên để tiếp tục đi vào bàn nhậu của ai đó hoặc được bán lại cho các quán thịt chó!
Tôi thấy mình như đang sống trong thời Trung cổ – cái thời con người còn mông muội và ánh sáng văn minh chưa rọi đến, mà chỉ có thể hình dung qua sách truyện hay phim ảnh.
Có lẽ con người bắt đầu trở nên tàn ác khi thiếu kiến thức và cảm xúc về thiên nhiên. Một khi có thể lạnh lùng hủy hoại môi trường có nghĩa là không còn biết rung động với cái đẹp. Một khi có thể nhẫn tâm hành hạ hay tàn sát loài vật cũng có nghĩa không còn ý niệm về lòng nhân. Từ đó, người ta sẽ thản nhiên xử ác với đồng loại mình bởi đã trơ lì mọi cảm xúc. Dân đánh chết con hải cẩu hay công an đánh chết người, suy cho cùng đều giống nhau về bản chất là đã bị thui chột cảm xúc của một con người văn minh và vì thế, họ hành xử hoàn toàn theo bản năng của phần “con” trong mình.
Những nền giáo dục tiến bộ trên thế giới ngày nay đều xem việc giáo dục cảm xúc cho học sinh là mục tiêu quan trọng hàng đầu chứ không phải kiến thức. Nhưng giáo dục VN còn rất xa lạ với điều này! Người ta dạy cho HS phải học tập tấm gương này, noi gương nhân vật kia… một cách rất mơ hồ, nhưng lại không dạy cho các em biết rung cảm với cái đẹp và hiểu thế nào là tính nhân văn. Những môn học giúp HS hình thành và phát triển cảm xúc như Âm nhạc hay Mỹ thuật vẫn luôn được xem như các môn phụ và chỉ được giảng dạy qua loa, hình thức với thời lượng có tính “tượng trưng” ở bậc phổ thông.
Hồi đi thăm Israel vào tháng 11/2015, tôi rất ấn tượng với lời giới thiệu của giáo viên phụ trách khu nuôi chó ở một trường trung học thực nghiệm tại Jerusalem: “Chúng tôi không chỉ dạy cho học sinh nuôi một con chó. Thông qua công việc này, chúng tôi dạy các em biết yêu thương và tôn trọng bạn bè cũng như những người xung quanh mình”. Đúng là có thể thấy cả một triết lý giáo dục trong câu nói đó!
Ở CISS của tôi, trong các CLB GIN (Global Issues Network), bên cạnh những vấn đề toàn cầu liên quan đến con người như: Nhà ở cho dân vùng lũ; Chống nạn buôn người; Hỗ trợ trẻ em đường phố; Nâng cao nhận thức về bệnh tự kỷ; Bình đẳng giới; Đèn và sách cho trẻ vùng cao v.v…, các GV Canada còn giúp HS tổ chức các CLB bảo vệ động vật cũng như cây xanh và môi trường như: “Hand 2 Paw”, “Animal Rescue”, “Animal Abuse”; “Hand 2 Tree”, “Clean up Vietnam”… Họ cho rằng việc giáo dục HS biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ động vật, cây cối, môi trường xung quanh cũng là những mục tiêu đào tạo quan trọng không thua kém việc dạy kiến thức.
Dostoyevsky từng viết câu triết lý nổi tiếng trong tiểu thuyết “Thằng ngốc”: “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”. Đó là một đúc kết cực kỳ nhân văn và sâu sắc.
Vì thế, nếu không giáo dục để trẻ em biết cảm thụ và rung động với cái đẹp ngay từ ngày hôm nay thì ngày mai chúng ta sẽ lại tiếp tục có những thế hệ coi việc đánh chết một con hải cẩu là bình thường và giết chết một mạng người là chuyện nhỏ!
Tôi nhìn một cảnh đánh lộn vì va chạm nhau lúc kẹt xe trong dòng người và xe cộ ken cứng trên một con đường ở trung tâm thành phố chiều nay mà cứ quay quắt tự hỏi: Vì sao bây giờ người ta có thể dễ dàng dùng bạo lực với nhau như thế? Vì sao người Việt ngày nay lại trở nên tàn ác và vô cảm như vậy? Vì sao dân tộc chúng ta không thể tiến hoá mà dường như đang thụt lùi trở lại thời kỳ hỗn mang?
Vì sao và ai chịu trách nhiệm về tội ác này ???