Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Vị vua đầu tiên đưa Toán học vào thi cử ở nước ta

Lý Nhân Tông, Hồ Quý Ly, Quang Trung - Nguyễn Huệ là 3 trong số những vị vua có nhiều cải cách đối với nền giáo dục nước nhà.

Kỳ thi nho học cuối cùng của nước ta được tiến hành dưới thời vua Khải Định năm 1919. Tính từ kỳ thi đầu tiên (1075) đến kỳ thi cuối cùng, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức tổng cộng 184 kỳ thi, lấy 2.785 người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên).


Lý Nhân Tông khởi xướng nền giáo dục nước nhà

Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống. Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng nhà Văn Miếu ở Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám, để đào tạo con em quý tộc.

Cùng việc mở Quốc Tử Giám, nhà Lý quan tâm tới việc tổ chức thi cử để lựa chọn nhân tài mà các triều đại trước đó chưa thực hiện. Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075, niên hiệu Thái Ninh thời vua Lý Nhân Tông, gọi là thi Minh kinh bác học.

Lê Văn Thịnh, người làng Báo Tháp xã Đông Cứu (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử.

Với việc mở ra kỳ thi Minh kinh bác học, vua Lý Nhân Tông đã đi vào lịch sử dân tộc với tư cách là vị vua đầu tiên xác lập nên nền giáo dục và khoa cử nước nhà.


Hồ Quý Ly đưa Toán học vào thi cử

Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhà Hồ (1400-1407) đã có nhiều cải cách trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có giáo dục. Ngay từ khi chưa làm vua, Hồ Quý Ly đã rất quan tâm đến giáo dục và thi cử thời kỳ này

vi vua dau tien dua toan hoc vao thi cu o nuoc ta hinh anh 1

Một lớp học chữ Nho tư gia vào khoảng năm 1895. Ảnh: Wikipedia.

Năm 1396, ông cho sửa lại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông cũng cho bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi, đặt thêm trường thứ năm thi viết chữ và Toán.

Như vậy, với những cải cách này, Hồ Quý Ly chính là người đầu tiên đưa Toán học vào nội dung thi cử thời phong kiến. Đây rõ ràng là quyết định rất tiến bộ so với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Ngay sau khi mới lên ngôi, Hồ Quý Ly đã mở khoa thi để tuyển chọn người tài năm 1400, chọn được 20 người, trong đó Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, xếp hạng thứ tư.

Hồ Quý Ly cũng là vị vua góp công lớn hoàn thiện thi cử thời phong kiến. Theo Ngô Thì Sĩ, “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự bốn trường, đến nay còn theo, không thay đổi được”.


Nguyễn Huệ lấy chữ Nôm thay chữ Hán

Quang Trung - Nguyễn Huệ, với tầm nhìn xa, trông rộng của một thiên tài, đã có nhiều cải cách, nhằm giúp đất nước hùng cường. Cải cách đầu tiên của vua Quang Trung về mặt giáo dục là khôi phục vai trò của chữ Nôm, vốn đã bị mai một từ sau khi nhà Hồ sụp đổ.

Vua cho lập Sùng Chính viện, mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng, chuyên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập và giúp vua về mặt văn hóa. Mục đích của Quang Trung là nhằm đưa chữ Nôm lên thành quốc ngữ chính thức thay cho chữ Hán.

Chữ Nôm được đưa vào khoa cử, các kỳ thi quan trường phải ra đề thi bằng chữ Nôm, người thi đến kỳ tam trường phải làm thơ, phú bằng văn Nôm. Chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của quốc gia dưới triều Quang Trung, một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hoá dân tộc, chống chính sách đồng hóa của các triều đại phương Bắc đô hộ nước ta.

Nhờ sự khuyến khích của vua Quang Trung, văn chương sáng tác bằng chữ Nôm thời này phát triển rất mạnh. Nhiều tác phẩm có giá trị ra đời như Hoa Tiên truyện, Mai Đình mộng ký, Chinh phụ ngâm, các tác phẩm của Hồ Xuân Hương…

Những cải cách về giáo dục của Quang Trung đã chứng minh cho ước nguyện xây dựng một nền giáo dục mang đậm bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự cường cho nhân dân, nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng sau chiến tranh kéo dài để vươn lên sánh vai cùng các quốc gia phát triển đương thời.

Theo Nguyễn Thanh Điệp 
Hoang Pham chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vị vua đầu tiên đưa Toán học vào thi cử ở nước ta

Lý Nhân Tông, Hồ Quý Ly, Quang Trung - Nguyễn Huệ là 3 trong số những vị vua có nhiều cải cách đối với nền giáo dục nước nhà.

Kỳ thi nho học cuối cùng của nước ta được tiến hành dưới thời vua Khải Định năm 1919. Tính từ kỳ thi đầu tiên (1075) đến kỳ thi cuối cùng, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức tổng cộng 184 kỳ thi, lấy 2.785 người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên).


Lý Nhân Tông khởi xướng nền giáo dục nước nhà

Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống. Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng nhà Văn Miếu ở Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám, để đào tạo con em quý tộc.

Cùng việc mở Quốc Tử Giám, nhà Lý quan tâm tới việc tổ chức thi cử để lựa chọn nhân tài mà các triều đại trước đó chưa thực hiện. Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075, niên hiệu Thái Ninh thời vua Lý Nhân Tông, gọi là thi Minh kinh bác học.

Lê Văn Thịnh, người làng Báo Tháp xã Đông Cứu (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử.

Với việc mở ra kỳ thi Minh kinh bác học, vua Lý Nhân Tông đã đi vào lịch sử dân tộc với tư cách là vị vua đầu tiên xác lập nên nền giáo dục và khoa cử nước nhà.


Hồ Quý Ly đưa Toán học vào thi cử

Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhà Hồ (1400-1407) đã có nhiều cải cách trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có giáo dục. Ngay từ khi chưa làm vua, Hồ Quý Ly đã rất quan tâm đến giáo dục và thi cử thời kỳ này

vi vua dau tien dua toan hoc vao thi cu o nuoc ta hinh anh 1

Một lớp học chữ Nho tư gia vào khoảng năm 1895. Ảnh: Wikipedia.

Năm 1396, ông cho sửa lại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông cũng cho bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi, đặt thêm trường thứ năm thi viết chữ và Toán.

Như vậy, với những cải cách này, Hồ Quý Ly chính là người đầu tiên đưa Toán học vào nội dung thi cử thời phong kiến. Đây rõ ràng là quyết định rất tiến bộ so với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Ngay sau khi mới lên ngôi, Hồ Quý Ly đã mở khoa thi để tuyển chọn người tài năm 1400, chọn được 20 người, trong đó Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, xếp hạng thứ tư.

Hồ Quý Ly cũng là vị vua góp công lớn hoàn thiện thi cử thời phong kiến. Theo Ngô Thì Sĩ, “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự bốn trường, đến nay còn theo, không thay đổi được”.


Nguyễn Huệ lấy chữ Nôm thay chữ Hán

Quang Trung - Nguyễn Huệ, với tầm nhìn xa, trông rộng của một thiên tài, đã có nhiều cải cách, nhằm giúp đất nước hùng cường. Cải cách đầu tiên của vua Quang Trung về mặt giáo dục là khôi phục vai trò của chữ Nôm, vốn đã bị mai một từ sau khi nhà Hồ sụp đổ.

Vua cho lập Sùng Chính viện, mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng, chuyên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập và giúp vua về mặt văn hóa. Mục đích của Quang Trung là nhằm đưa chữ Nôm lên thành quốc ngữ chính thức thay cho chữ Hán.

Chữ Nôm được đưa vào khoa cử, các kỳ thi quan trường phải ra đề thi bằng chữ Nôm, người thi đến kỳ tam trường phải làm thơ, phú bằng văn Nôm. Chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của quốc gia dưới triều Quang Trung, một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hoá dân tộc, chống chính sách đồng hóa của các triều đại phương Bắc đô hộ nước ta.

Nhờ sự khuyến khích của vua Quang Trung, văn chương sáng tác bằng chữ Nôm thời này phát triển rất mạnh. Nhiều tác phẩm có giá trị ra đời như Hoa Tiên truyện, Mai Đình mộng ký, Chinh phụ ngâm, các tác phẩm của Hồ Xuân Hương…

Những cải cách về giáo dục của Quang Trung đã chứng minh cho ước nguyện xây dựng một nền giáo dục mang đậm bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập, tự cường cho nhân dân, nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng sau chiến tranh kéo dài để vươn lên sánh vai cùng các quốc gia phát triển đương thời.

Theo Nguyễn Thanh Điệp 
Hoang Pham chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm