Xe cán chó
Việt Cộng cải tổ chính trị, công nhận xã hội dân sự?
Cuối tháng tám năm 2016, truyền thông Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, về vấn đổi mới hệ thống chính trị. Tạp chí Cộng sản là cơ quan chuyên về lý luận của đảng cộng
Cuối tháng tám năm 2016, truyền thông Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, về vấn đổi mới hệ thống chính trị. Tạp chí Cộng sản là cơ quan chuyên về lý luận của đảng cộng sản đang là đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam. Trong bài phỏng vấn này ông Nhị Lê có đề cập đến các tổ chức thuộc về xã hội dân sự (XHDS), cũng như ý kiến hợp nhất hai hệ thống đảng và nhà nước.
Cuối tháng tám năm 2016, truyền thông Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, về vấn đổi mới hệ thống chính trị. Tạp chí Cộng sản là cơ quan chuyên về lý luận của đảng cộng sản đang là đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam. Trong bài phỏng vấn này ông Nhị Lê có đề cập đến các tổ chức thuộc về xã hội dân sự (XHDS), cũng như ý kiến hợp nhất hai hệ thống đảng và nhà nước.
Ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản |
Một tín hiệu tốt
Luật sư Lê Công Định dành cho Kính Hòa bài phỏng vấn sau đây về cải cách
chính trị và những điểm được ông Nhị Lê đề cập. Trước hết Luật sư Lê
Công Định cho biết:
LS Lê Công Định: Đây là lần đầu tiên một quan chức cộng sản đề
cập đến các tổ chức XHDS, và cũng là lần đầu tiên họ nhắc đến các tổ
chức này, mặc dù không phải một cách chính thống mà qua một cuộc trả lời
phỏng vấn, tức là nhà nước thì chưa bao giờ công nhận, nhưng qua hệ
thống đảng với bài phỏng vấn của ông Nhị Lê, họ một phần nào đó công
nhận sự cần thiết của các tổ chức này. Tuy nhiên chỉ qua một cuộc phỏng
vấn nên chúng ta cũng không biết trong tương lai các tổ chức này sẽ hoạt
động trong khuôn khổ pháp lý ra sao. Họ còn bị nhìn như là các thế lực
thù địch hay không như từ trước đến nay hệ thống báo chí và tuyên truyền
của đảng hay nói. Cho nên chúng ta vẫn phải chờ, nhưng dù sao đây cũng
là một tín hiệu tốt, vì lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự được nhìn
với con mắt ít nhiều thiện cảm chứ không bài bác.
Đây là lần đầu tiên một quan chức cộng sản đề cập đến các tổ chức XHDS, và cũng là lần đầu tiên họ nhắc đến các tổ chức này, mặc dù không phải một cách chính thống mà qua một cuộc trả lời phỏng vấn.
-LS Lê Công Định
Kính Hòa: Trong bài phỏng vấn ông Nhị Lê ông có thấy những điều cởi mở về chính trị không?
LS Lê Công Định: Tôi có ghi nhận một điều là khi nói về sự thống
thống nhất của hai hệ thống đảng và chính quyền, ông dùng từ nhất
nguyên. Lẽ ra họ đã làm cái điều này trong lần cải cách chính trị lần
đầu tiên hồi năm 1986. Thời điểm đó là thích hợp để đưa ra cải tổ này,
nhưng 30 năm sau mới được đưa ra một cách chính thức. Từ trước đến giờ
cứ song song với bộ máy chính quyền thì có bộ máy đảng tồn tại đê điều
khiển mọi hoạt động. Trên thực tế hai bộ máy này chồng chéo nhau với
cùng một nhiệm vụ. Có lẽ trong việc cải tổ chính trị lần này dường như
họ muốn gộp hai bộ máy làm một mà họ gọi là nhất nguyên. Thì tôi hoàn
toàn thấy là cần thiết vì nếu không chúng ta sẽ tốn rất nhiều nguồn lực
để tài trợ cho hai hệ thống làm cùng một chuyện là quản lý. Tôi nghĩ cái
họ đề cập về cải tổ chính trị trong bài phỏng vấn ông Nhị Lê là một
hình thức xóa dần vai trò của của đảng cộng sản và nhập vào vai trò của
nhà nước, mà tôi cho là hợp lý.
Kính Hòa: Nhưng có vẻ chũ nhất nguyên ông Nhị Lê dùng trong
bài này là ở hai chỗ với hai nghĩa khác nhau. Tức là ông có nói trong
phần đầu là cải cách chính trị để trở thành một thể chế chính trị Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam nhất nguyên, có thể hiểu nhất nguyên ở đây
là dưới ngọn cờ của đảng cộng sản Việt Nam?
LS Lê Công Định: Tất nhiên, nếu mà nói rằng cải tổ chính trị để
dẫn đến chổ không còn sự lãnh đạo của đảng cộng sản nữa thì họ chẳng bao
giờ làm đâu. Cho nên nhất nguyên phải hiểu theo cái khuôn khổ cũ của họ
tức là lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Nhưng bây giờ đảng lãnh đạo không
như trước đây, mà đóng vai trò một người ở tầng trên, kiểm soát, chi
phối nhân sự đã có trong hệ thống nhà nước, nhất nguyên hợp lại làm một.
Thì chúng ta biết rằng mọi sự cải cách chính trị của đảng cộng sản là
đều nhằm mục đích tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với đất nước này
chứ không làm xói mòn hay giảm vai trò lãnh đạo đó.
Kính Hòa: Tức là chữ nhất nguyên ở đây có hai nghĩa, thứ nhất
là chỉ có đảng cộng sản thôi, thứ hai là hợp các cơ quan đảng chính
quyền làm một?
LS Lê Công Định: Đúng, chính xác.
Kính Hòa: Với cương vị luật sư, ông nhận định thế nào về đề cập của ông Nhị Lê về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
Tôi cho là nó tích cực vì lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự được công nhận một cách độc lập, giống như ngày nay chúng ta thấy có nhiều tổ chức xã hội dân sự được phát triển một cách tự phát.
-LS Lê Công Định
LS Lê Công Định: Thực ra khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa chỉ tồn tại trên giấy thôi, là bởi vì cho đến nay đảng vẫn chi
phối quá nhiều, trong những chuyện mà lẽ ra nó thuộc về thẩm quyền của
luật pháp và của nhà nước. Đối với tôi pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn
là mơ hồ. Vì một mặt nó vẫn dùng khái niệm nhà nước pháp quyền mà các
nước phương Tây hiểu, một mặt nó lại có cái đuôi xã hội chủ nghĩa, chính
cái đuôi này nó làm cho cái quan niệm nguyên thủy nhà nước pháp quyền
trở nên méo mó trong cái việc áp dụng tại Việt Nam hiện nay. Nói đến
pháp quyền thì phải nói đến tam quyền phân lập, nhưng đằng này ở Việt
Nam tam quyền phân lập bị thẳng thừng bác bỏ, ngay cả trong việc soạn
thảo Hiến pháp 2013, nhiều người đưa ra chuyện tam quyền phân lập, nhưng
hoàn toàn bị loại, không được bàn đến trong những cuộc thảo luận về
Hiến pháp.
Cho nên chúng ta thấy rằng tuy mang tiếng nhà nước pháp quyền, nhưng vì
nó là xã hội chủ nghĩa cho nên không bao giờ có chuyện tam quyền phân
lập, và đảng cộng sản là một tổ chức duy nhât thống trị xã hội này, và
mọi quyền lực đều tập trung vào tay của đảng cộng sản hết. Đó là khái
niệm pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà nói thẳng ra là tôi thấy nó khôi
hài.
Kính Hòa: Ông Nhị Lê có đề cập đến một điều mà ông gọi là nền tảng đạo đức xã hội?
LS Lê Công Định: Với góc nhìn của một người chuyên môn về luật
pháp, tôi thấy đặt vấn đề đạo đức xã hội ở đây giống như một phần của
cải cách chính trị thì tôi thấy là làm cho người ta cảm thấy việc cai
trị dựa trên cảm tính nhiều hơn là lý tính, mà lý tính là luật pháp. Lẽ
ra việc cải tổ chính trị phải dựa trên nền tảng cải tổ pháp luật, chứ
không đi vào xem xét chuyện đạo đức rất là mơ hồ. Cho nên tôi quay lại
chuyện cải tổ chính trị của Việt Nam trong tương lai phải dựa trên một
nền tảng pháp lý thật vững chắc, trên những nguyên tắc của nhà nước pháp
trị, trong đó có thể chế tam quyền phân lập. Dựa trên đó người ta mới
có thể giải quyết chuyện hệ thống chính trị của Việt Nam trong tương lai
phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Kính Hòa: Nhìn chung bài phỏng vấn của ông Nhị lê có tích cực cởi mở hay không?
LS Lê Công Định: Tôi cho là nó tích cực vì lần đầu tiên các tổ
chức xã hội dân sự được công nhận một cách độc lập, giống như ngày nay
chúng ta thấy có nhiều tổ chức xã hội dân sự được phát triển một cách tự
phát. Đó là một dấu hiệu tốt nếu mà những tổ chức đó được một qui định
đặt ra khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của mình. Điều đó rất tốt và
chúng ta mong chuyện cải tổ chính trị trong tương lai sẽ đi theo hướng
đó. Đó là một điểm.
Điểm thứ hai và nhất nguyên tiết kiệm rất nhiều nguồn lực, tiền bạc.
Làm được hai điều đó tôi cho là đã tương đối tạo được sự bức phá, nhưng
dĩ nhiên vẫn còn những lợ cợn, chẳng hạn như ông Nhị Lê đề cập đến quyền
lãnh đạo chi phối tuyệt đối của đảng cộng sản.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
Kính Hòa
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Việt Cộng cải tổ chính trị, công nhận xã hội dân sự?
Cuối tháng tám năm 2016, truyền thông Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, về vấn đổi mới hệ thống chính trị. Tạp chí Cộng sản là cơ quan chuyên về lý luận của đảng cộng
Cuối tháng tám năm 2016, truyền thông Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, về vấn đổi mới hệ thống chính trị. Tạp chí Cộng sản là cơ quan chuyên về lý luận của đảng cộng sản đang là đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam. Trong bài phỏng vấn này ông Nhị Lê có đề cập đến các tổ chức thuộc về xã hội dân sự (XHDS), cũng như ý kiến hợp nhất hai hệ thống đảng và nhà nước.
Ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản |
Một tín hiệu tốt
Luật sư Lê Công Định dành cho Kính Hòa bài phỏng vấn sau đây về cải cách
chính trị và những điểm được ông Nhị Lê đề cập. Trước hết Luật sư Lê
Công Định cho biết:
LS Lê Công Định: Đây là lần đầu tiên một quan chức cộng sản đề
cập đến các tổ chức XHDS, và cũng là lần đầu tiên họ nhắc đến các tổ
chức này, mặc dù không phải một cách chính thống mà qua một cuộc trả lời
phỏng vấn, tức là nhà nước thì chưa bao giờ công nhận, nhưng qua hệ
thống đảng với bài phỏng vấn của ông Nhị Lê, họ một phần nào đó công
nhận sự cần thiết của các tổ chức này. Tuy nhiên chỉ qua một cuộc phỏng
vấn nên chúng ta cũng không biết trong tương lai các tổ chức này sẽ hoạt
động trong khuôn khổ pháp lý ra sao. Họ còn bị nhìn như là các thế lực
thù địch hay không như từ trước đến nay hệ thống báo chí và tuyên truyền
của đảng hay nói. Cho nên chúng ta vẫn phải chờ, nhưng dù sao đây cũng
là một tín hiệu tốt, vì lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự được nhìn
với con mắt ít nhiều thiện cảm chứ không bài bác.
Đây là lần đầu tiên một quan chức cộng sản đề cập đến các tổ chức XHDS, và cũng là lần đầu tiên họ nhắc đến các tổ chức này, mặc dù không phải một cách chính thống mà qua một cuộc trả lời phỏng vấn.
-LS Lê Công Định
Kính Hòa: Trong bài phỏng vấn ông Nhị Lê ông có thấy những điều cởi mở về chính trị không?
LS Lê Công Định: Tôi có ghi nhận một điều là khi nói về sự thống
thống nhất của hai hệ thống đảng và chính quyền, ông dùng từ nhất
nguyên. Lẽ ra họ đã làm cái điều này trong lần cải cách chính trị lần
đầu tiên hồi năm 1986. Thời điểm đó là thích hợp để đưa ra cải tổ này,
nhưng 30 năm sau mới được đưa ra một cách chính thức. Từ trước đến giờ
cứ song song với bộ máy chính quyền thì có bộ máy đảng tồn tại đê điều
khiển mọi hoạt động. Trên thực tế hai bộ máy này chồng chéo nhau với
cùng một nhiệm vụ. Có lẽ trong việc cải tổ chính trị lần này dường như
họ muốn gộp hai bộ máy làm một mà họ gọi là nhất nguyên. Thì tôi hoàn
toàn thấy là cần thiết vì nếu không chúng ta sẽ tốn rất nhiều nguồn lực
để tài trợ cho hai hệ thống làm cùng một chuyện là quản lý. Tôi nghĩ cái
họ đề cập về cải tổ chính trị trong bài phỏng vấn ông Nhị Lê là một
hình thức xóa dần vai trò của của đảng cộng sản và nhập vào vai trò của
nhà nước, mà tôi cho là hợp lý.
Kính Hòa: Nhưng có vẻ chũ nhất nguyên ông Nhị Lê dùng trong
bài này là ở hai chỗ với hai nghĩa khác nhau. Tức là ông có nói trong
phần đầu là cải cách chính trị để trở thành một thể chế chính trị Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam nhất nguyên, có thể hiểu nhất nguyên ở đây
là dưới ngọn cờ của đảng cộng sản Việt Nam?
LS Lê Công Định: Tất nhiên, nếu mà nói rằng cải tổ chính trị để
dẫn đến chổ không còn sự lãnh đạo của đảng cộng sản nữa thì họ chẳng bao
giờ làm đâu. Cho nên nhất nguyên phải hiểu theo cái khuôn khổ cũ của họ
tức là lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Nhưng bây giờ đảng lãnh đạo không
như trước đây, mà đóng vai trò một người ở tầng trên, kiểm soát, chi
phối nhân sự đã có trong hệ thống nhà nước, nhất nguyên hợp lại làm một.
Thì chúng ta biết rằng mọi sự cải cách chính trị của đảng cộng sản là
đều nhằm mục đích tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với đất nước này
chứ không làm xói mòn hay giảm vai trò lãnh đạo đó.
Kính Hòa: Tức là chữ nhất nguyên ở đây có hai nghĩa, thứ nhất
là chỉ có đảng cộng sản thôi, thứ hai là hợp các cơ quan đảng chính
quyền làm một?
LS Lê Công Định: Đúng, chính xác.
Kính Hòa: Với cương vị luật sư, ông nhận định thế nào về đề cập của ông Nhị Lê về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
Tôi cho là nó tích cực vì lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự được công nhận một cách độc lập, giống như ngày nay chúng ta thấy có nhiều tổ chức xã hội dân sự được phát triển một cách tự phát.
-LS Lê Công Định
LS Lê Công Định: Thực ra khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa chỉ tồn tại trên giấy thôi, là bởi vì cho đến nay đảng vẫn chi
phối quá nhiều, trong những chuyện mà lẽ ra nó thuộc về thẩm quyền của
luật pháp và của nhà nước. Đối với tôi pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn
là mơ hồ. Vì một mặt nó vẫn dùng khái niệm nhà nước pháp quyền mà các
nước phương Tây hiểu, một mặt nó lại có cái đuôi xã hội chủ nghĩa, chính
cái đuôi này nó làm cho cái quan niệm nguyên thủy nhà nước pháp quyền
trở nên méo mó trong cái việc áp dụng tại Việt Nam hiện nay. Nói đến
pháp quyền thì phải nói đến tam quyền phân lập, nhưng đằng này ở Việt
Nam tam quyền phân lập bị thẳng thừng bác bỏ, ngay cả trong việc soạn
thảo Hiến pháp 2013, nhiều người đưa ra chuyện tam quyền phân lập, nhưng
hoàn toàn bị loại, không được bàn đến trong những cuộc thảo luận về
Hiến pháp.
Cho nên chúng ta thấy rằng tuy mang tiếng nhà nước pháp quyền, nhưng vì
nó là xã hội chủ nghĩa cho nên không bao giờ có chuyện tam quyền phân
lập, và đảng cộng sản là một tổ chức duy nhât thống trị xã hội này, và
mọi quyền lực đều tập trung vào tay của đảng cộng sản hết. Đó là khái
niệm pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà nói thẳng ra là tôi thấy nó khôi
hài.
Kính Hòa: Ông Nhị Lê có đề cập đến một điều mà ông gọi là nền tảng đạo đức xã hội?
LS Lê Công Định: Với góc nhìn của một người chuyên môn về luật
pháp, tôi thấy đặt vấn đề đạo đức xã hội ở đây giống như một phần của
cải cách chính trị thì tôi thấy là làm cho người ta cảm thấy việc cai
trị dựa trên cảm tính nhiều hơn là lý tính, mà lý tính là luật pháp. Lẽ
ra việc cải tổ chính trị phải dựa trên nền tảng cải tổ pháp luật, chứ
không đi vào xem xét chuyện đạo đức rất là mơ hồ. Cho nên tôi quay lại
chuyện cải tổ chính trị của Việt Nam trong tương lai phải dựa trên một
nền tảng pháp lý thật vững chắc, trên những nguyên tắc của nhà nước pháp
trị, trong đó có thể chế tam quyền phân lập. Dựa trên đó người ta mới
có thể giải quyết chuyện hệ thống chính trị của Việt Nam trong tương lai
phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Kính Hòa: Nhìn chung bài phỏng vấn của ông Nhị lê có tích cực cởi mở hay không?
LS Lê Công Định: Tôi cho là nó tích cực vì lần đầu tiên các tổ
chức xã hội dân sự được công nhận một cách độc lập, giống như ngày nay
chúng ta thấy có nhiều tổ chức xã hội dân sự được phát triển một cách tự
phát. Đó là một dấu hiệu tốt nếu mà những tổ chức đó được một qui định
đặt ra khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của mình. Điều đó rất tốt và
chúng ta mong chuyện cải tổ chính trị trong tương lai sẽ đi theo hướng
đó. Đó là một điểm.
Điểm thứ hai và nhất nguyên tiết kiệm rất nhiều nguồn lực, tiền bạc.
Làm được hai điều đó tôi cho là đã tương đối tạo được sự bức phá, nhưng
dĩ nhiên vẫn còn những lợ cợn, chẳng hạn như ông Nhị Lê đề cập đến quyền
lãnh đạo chi phối tuyệt đối của đảng cộng sản.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
Kính Hòa
(RFA)