Tham Khảo
Việt Nam Cộng Hòa: thuộc địa kiểu mới hay quốc gia có chủ quyền?
Dương Danh Huy
Lê Trung TĩnhViệc bộ sách Lịch sử Việt Nam không gọi chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bằng “Ngụy” và việc PGS-TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sử này, trả lời phỏng vấn nhìn nhận, “Chính quyền Việt Nam Cộng hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, đã nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận.
Có ý kiến cho rằng đó là một sự tiến bộ lớn trong lãnh vực hòa hợp hòa giải dân tộc và trong việc đấu tranh cho chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Sự kiện này có tín hiệu tích cực, nhưng có vài điều cần lưu ý. Thứ nhất, “thực thể” chỉ có nghĩa một cái gì đó có hiện hữu, ở đây là đã từng hiện hữu. Tất nhiên VNCH là một thực thể ở miền Nam, và không có gì đáng mừng việc nói lên điều đó.
Thứ nhì, việc gọi một chính thể trong lịch sử bằng tên của nó, thay vì bằng tên đặt ra để miệt thị nó, chỉ là tác phong bình thường của ngành sử. Điều quan trọng là bộ sử này viết gì về VNCH.
Theo PGS-TS Trần Đức Cường trả lời phỏng vấn trên RFA, “Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả.”
Phát biểu này cho thấy sự hạn chế của sự tiến bộ. Có thể tranh cãi về VNCH tốt hay xấu, hay hay dở, ở những điểm nào, nhưng quan điểm cho rằng miền Nam là “thuộc địa kiểu mới”, chính nó không có gì mới so với tuyên truyền chúng ta đã nghe trong hơn 50 năm qua.
Nhưng, dù các sử gia, hay chính trị gia, hay luân lý gia, có nói gì đi nữa thì dân tộc Việt Nam ngày nay và trong tương lai vẫn rất cần một điều mà chính quyền VNCH đã làm, trong khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) đã không làm: khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là chưa nói đến những hành vi bất lợi của VNDCCH liên quan đến hai quần đảo này.
Không những thế, chính quyền VNCH đã bảo vệ quyền lợi Việt trong tranh chấp lãnh thổ với Campuchia, trong khi chính quyền VNDCCH tuyên bố công nhận quan điểm của Sihanouk.
Chính quyền VNCH còn đưa ra các yêu sách về thềm lục địa mà về sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã vận dụng trong tranh chấp với Thái Lan và Malaysia, trong khi chính quyền VNDCCH đã hoàn toàn im lặng trước yêu sách của các nước này.
Câu hỏi cho các sử gia Việt Nam là tại sao một chính quyền với bản chất như PGS-TS Trần Đức Cường nói lại làm những điều trên, tức là khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền của một quốc gia và cho người Việt? Câu hỏi đi đôi với câu hỏi này là nếu chính quyền VNDCCH là chính quyền hợp pháp duy nhất cho vùng lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mau và là đại diện pháp lý cho toàn bộ dân tộc Việt, thì tại sao lại không làm những điều đó?
Có biện luận cho rằng chính quyền VNCH là chính quyền quản lý miền Nam, cho nên chính quyền đó phải khẳng định chủ quyền, còn chính quyền VNDCCH là chính quyền quản lý miền Bắc, cho nên không cần làm.
Nhưng, thí dụ, dù chính quyền tiểu bang Alaska quản lý Alaska, chính quyền đó vẫn không có tư cách pháp nhân trong luật quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ ở Alaska, và Washington vẫn phải lên tiếng về chủ quyền. Nếu chính quyền VNDCCH là chính quyền hợp pháp duy nhất cho vùng lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mau, hay nếu chính quyền đó tự cho mình là như thế, thì dù có một nhóm nào đó quản lý miền Nam, chính quyền VNDCCH vẫn phải lên tiếng trên bình diện quốc tế để bảo vệ chủ quyền. Hơn nữa, nếu nhóm đó chỉ là bù nhìn và tay sai của nước khác, và sự quản lý đó là biến miền Nam thành một loại thuộc địa, thì chính quyền VNDCCH càng phải lên tiếng. Do đó, từ “quản lý” trong biện luận trên thiếu tính thuyết phục.
Trên thực tế, cho đến năm 1976, chính quyền VNCH (trước) và chính quyền CHMNVN (sau) đã hành xử như đại diện pháp lý cho vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 trong lãnh vực quyền lợi và nghĩa vụ trên bình diện quốc tế. Đối lại, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã ứng xử với chính quyền VNCH (trước 30/4/1975) và chính quyền CHMNVN (sau 30/4/1975) như họ là đại diện đó.
Tới năm 1966, VNCH đã được 60 quốc gia công nhận. Đáng chú ý, năm 1957 Liên Xô đã đề nghị cả VNCH và VNDCCH được chấp nhận là thành viên khác nhau của LHQ, và năm 1974 Ngoại trưởng Úc tuyên bố, “Úc đã công nhận sự hiện hữu của cả hai quốc gia từ lâu và bây giờ chính thức công nhận và có quan hệ với cả hai chính phủ, chính phủ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa”.
Với chính quyền và quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia khác, với phía nam vĩ tuyến 17 là lãnh thổ de facto và với dân cư, theo Công ước Montevideo 1933, chính thể với tên “VNCH” trước 30/4/1975 và “CHMNVN” sau 30/4/1975 đã là một quốc gia de facto với lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 cho đến năm 1976. Trong quyển sách kinh điển “The creation of States in international law” (“Sự hình thành của quốc gia trong luật quốc tế”) của mình, GS James Crawford, người đã từng làm luật sư cho 23 phiên tòa của Tòa án Công lý Quốc tế và khoảng 10 phiên tòa quốc tế khác, bao gồm Tòa án Luật biển (ITLOS), Tòa Trọng tài UNCLOS, cho rằng VNCH đã từng là một quốc gia.
Song song với điều đó, việc chính quyền VNDCCH không phải là đại diện pháp lý đó có nghĩa sự im lặng và những hành vi bất lợi của chính quyền VNDCCH sẽ ít có giá trị pháp lý đối với chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.Việc chính quyền VNCH đại diện pháp lý cho vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 trong lãnh vực quyền lợi và nghĩa vụ trên bình diện quốc tế có nghĩa sự khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền VNCH hoàn toàn có giá trị pháp lý.
Hai điều trên là tối cần thiết trong cuộc tranh biện về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong lãnh vực tranh chấp lãnh thổ, chính quyền CHXHCNVN đã, đang và sẽ phải vận dụng chúng. Tuy nhiên, có lẽ có thành phần vẫn không muốn người ta nói thẳng rằng chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý cho miền Nam trên bình diện quốc tế. Đó là điều đáng tiếc, vì nhìn nhận thẳng thắn như thế về quá khứ không phải là muốn tái lập chính quyền đó và chia đôi đất nước lần nữa.
Dù đã có thay đổi, ngành sử Việt Nam cần tiến bộ xa hơn việc chỉ ngưng dùng từ “Ngụy” để gọi VNCH, cần chú trọng hơn về khía cạnh chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý cho miền Nam trên bình diện quốc tế, và cần trân trọng hơn về việc chính quyền VNCH đã từng khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền Việt trong tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển.
Ngành sử Việt Nam cũng cần nhìn nhận rằng “thuộc địa kiểu mới” chỉ là biện ngôn để tuyên truyền trong chiến tranh, nó vô nghĩa trên thực tế, trong khi việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ là điều có ý nghĩa mãi mãi cho dân tộc.
*Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của các tác giả từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Việt Nam Cộng Hòa: thuộc địa kiểu mới hay quốc gia có chủ quyền?
Dương Danh Huy
Lê Trung TĩnhViệc bộ sách Lịch sử Việt Nam không gọi chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bằng “Ngụy” và việc PGS-TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sử này, trả lời phỏng vấn nhìn nhận, “Chính quyền Việt Nam Cộng hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, đã nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận.
Có ý kiến cho rằng đó là một sự tiến bộ lớn trong lãnh vực hòa hợp hòa giải dân tộc và trong việc đấu tranh cho chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Sự kiện này có tín hiệu tích cực, nhưng có vài điều cần lưu ý. Thứ nhất, “thực thể” chỉ có nghĩa một cái gì đó có hiện hữu, ở đây là đã từng hiện hữu. Tất nhiên VNCH là một thực thể ở miền Nam, và không có gì đáng mừng việc nói lên điều đó.
Thứ nhì, việc gọi một chính thể trong lịch sử bằng tên của nó, thay vì bằng tên đặt ra để miệt thị nó, chỉ là tác phong bình thường của ngành sử. Điều quan trọng là bộ sử này viết gì về VNCH.
Theo PGS-TS Trần Đức Cường trả lời phỏng vấn trên RFA, “Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả.”
Phát biểu này cho thấy sự hạn chế của sự tiến bộ. Có thể tranh cãi về VNCH tốt hay xấu, hay hay dở, ở những điểm nào, nhưng quan điểm cho rằng miền Nam là “thuộc địa kiểu mới”, chính nó không có gì mới so với tuyên truyền chúng ta đã nghe trong hơn 50 năm qua.
Nhưng, dù các sử gia, hay chính trị gia, hay luân lý gia, có nói gì đi nữa thì dân tộc Việt Nam ngày nay và trong tương lai vẫn rất cần một điều mà chính quyền VNCH đã làm, trong khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) đã không làm: khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là chưa nói đến những hành vi bất lợi của VNDCCH liên quan đến hai quần đảo này.
Không những thế, chính quyền VNCH đã bảo vệ quyền lợi Việt trong tranh chấp lãnh thổ với Campuchia, trong khi chính quyền VNDCCH tuyên bố công nhận quan điểm của Sihanouk.
Chính quyền VNCH còn đưa ra các yêu sách về thềm lục địa mà về sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã vận dụng trong tranh chấp với Thái Lan và Malaysia, trong khi chính quyền VNDCCH đã hoàn toàn im lặng trước yêu sách của các nước này.
Câu hỏi cho các sử gia Việt Nam là tại sao một chính quyền với bản chất như PGS-TS Trần Đức Cường nói lại làm những điều trên, tức là khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền của một quốc gia và cho người Việt? Câu hỏi đi đôi với câu hỏi này là nếu chính quyền VNDCCH là chính quyền hợp pháp duy nhất cho vùng lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mau và là đại diện pháp lý cho toàn bộ dân tộc Việt, thì tại sao lại không làm những điều đó?
Có biện luận cho rằng chính quyền VNCH là chính quyền quản lý miền Nam, cho nên chính quyền đó phải khẳng định chủ quyền, còn chính quyền VNDCCH là chính quyền quản lý miền Bắc, cho nên không cần làm.
Nhưng, thí dụ, dù chính quyền tiểu bang Alaska quản lý Alaska, chính quyền đó vẫn không có tư cách pháp nhân trong luật quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ ở Alaska, và Washington vẫn phải lên tiếng về chủ quyền. Nếu chính quyền VNDCCH là chính quyền hợp pháp duy nhất cho vùng lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mau, hay nếu chính quyền đó tự cho mình là như thế, thì dù có một nhóm nào đó quản lý miền Nam, chính quyền VNDCCH vẫn phải lên tiếng trên bình diện quốc tế để bảo vệ chủ quyền. Hơn nữa, nếu nhóm đó chỉ là bù nhìn và tay sai của nước khác, và sự quản lý đó là biến miền Nam thành một loại thuộc địa, thì chính quyền VNDCCH càng phải lên tiếng. Do đó, từ “quản lý” trong biện luận trên thiếu tính thuyết phục.
Trên thực tế, cho đến năm 1976, chính quyền VNCH (trước) và chính quyền CHMNVN (sau) đã hành xử như đại diện pháp lý cho vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 trong lãnh vực quyền lợi và nghĩa vụ trên bình diện quốc tế. Đối lại, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã ứng xử với chính quyền VNCH (trước 30/4/1975) và chính quyền CHMNVN (sau 30/4/1975) như họ là đại diện đó.
Tới năm 1966, VNCH đã được 60 quốc gia công nhận. Đáng chú ý, năm 1957 Liên Xô đã đề nghị cả VNCH và VNDCCH được chấp nhận là thành viên khác nhau của LHQ, và năm 1974 Ngoại trưởng Úc tuyên bố, “Úc đã công nhận sự hiện hữu của cả hai quốc gia từ lâu và bây giờ chính thức công nhận và có quan hệ với cả hai chính phủ, chính phủ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa”.
Với chính quyền và quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia khác, với phía nam vĩ tuyến 17 là lãnh thổ de facto và với dân cư, theo Công ước Montevideo 1933, chính thể với tên “VNCH” trước 30/4/1975 và “CHMNVN” sau 30/4/1975 đã là một quốc gia de facto với lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 cho đến năm 1976. Trong quyển sách kinh điển “The creation of States in international law” (“Sự hình thành của quốc gia trong luật quốc tế”) của mình, GS James Crawford, người đã từng làm luật sư cho 23 phiên tòa của Tòa án Công lý Quốc tế và khoảng 10 phiên tòa quốc tế khác, bao gồm Tòa án Luật biển (ITLOS), Tòa Trọng tài UNCLOS, cho rằng VNCH đã từng là một quốc gia.
Song song với điều đó, việc chính quyền VNDCCH không phải là đại diện pháp lý đó có nghĩa sự im lặng và những hành vi bất lợi của chính quyền VNDCCH sẽ ít có giá trị pháp lý đối với chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.Việc chính quyền VNCH đại diện pháp lý cho vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 trong lãnh vực quyền lợi và nghĩa vụ trên bình diện quốc tế có nghĩa sự khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền VNCH hoàn toàn có giá trị pháp lý.
Hai điều trên là tối cần thiết trong cuộc tranh biện về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong lãnh vực tranh chấp lãnh thổ, chính quyền CHXHCNVN đã, đang và sẽ phải vận dụng chúng. Tuy nhiên, có lẽ có thành phần vẫn không muốn người ta nói thẳng rằng chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý cho miền Nam trên bình diện quốc tế. Đó là điều đáng tiếc, vì nhìn nhận thẳng thắn như thế về quá khứ không phải là muốn tái lập chính quyền đó và chia đôi đất nước lần nữa.
Dù đã có thay đổi, ngành sử Việt Nam cần tiến bộ xa hơn việc chỉ ngưng dùng từ “Ngụy” để gọi VNCH, cần chú trọng hơn về khía cạnh chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý cho miền Nam trên bình diện quốc tế, và cần trân trọng hơn về việc chính quyền VNCH đã từng khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền Việt trong tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển.
Ngành sử Việt Nam cũng cần nhìn nhận rằng “thuộc địa kiểu mới” chỉ là biện ngôn để tuyên truyền trong chiến tranh, nó vô nghĩa trên thực tế, trong khi việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ là điều có ý nghĩa mãi mãi cho dân tộc.
*Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của các tác giả từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.