Di Sản Hồ Chí Minh

Việt Nam: Lãnh đạo Nhà nước, kẻ trộm Chó và những cái chết đúng quy trình

Vấn đề đặt ra là tại sao, khi các quan chức lãnh đạo chết do trừ khử lẫn nhau, mà người dân lại có thái độ không chỉ là không hề xót thương mà thậm chí lại "hả hê" như vậy?

"Vấn đề đặt ra là tại sao, khi các quan chức lãnh đạo chết do trừ khử lẫn nhau, mà người dân lại có thái độ không chỉ là không hề xót thương mà thậm chí lại "hả hê" như vậy? Có người so sánh mấy kẻ trộm chó bị người dân đánh chết với mấy ông quan lớn tỉnh Yên Bái vừa giết lẫn nhau, và họ cho rằng mấy ông quan ấy không đáng để so sánh với mấy kẻ trộm chó."
http://baochinhphu.vn/Uploaded/nguyenvanhuan/2016_07_27/Lanh%20dao%20Dang,%20nha%20nuoc%20vieng%20dai%20liet%20si.jpg

Vụ việc ngày 18/8/2016 tại Yên Bái, trước giờ khai mạc kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh, Chi cục trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh đã dùng súng bắn chết ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái đã khiến dư luận rúng động. Sau đó cả 2 lãnh đạo hàng đầu của tỉnh Yên Bái đã chết và hung thủ Đỗ Cường Minh cũng đã tử vong do tự bắn vào đầu để tự sát.

Trước hung tin này, thay vì tỏ lòng tiếc thương theo tập tục "Nghĩa tử là nghĩa tận", thì trái lại dư luận xã hội cũng như đa số dân chúng trong những ngày qua đã tỏ ra hả hê, thích thú. Thậm chí nhiều người đã không tiếc lời rủa xả "cho đáng đời". Bất ngờ trước phản ứng của dư luận, VTC News đã có một bài báo của tác giả Khánh Nguyên với tựa đề “Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án” để cảnh báo hiện tượng đáng lo ngại này. Tác giả Khánh Nguyên đã viết rằng "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Đây là mất mát to lớn và là sự cố có tính đặc biệt nghiêm trọng từ trước đến nay trên địa bàn Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung”. Vậy mà trái lại "Điều khiến người có lương tri nhói đau là quá nhiều kẻ vô lương đang đùa cợt, thậm chí hả hê với nỗi đau tột cùng vụ thảm án xảy ra ở Yên Bái sáng nay."

Vấn đề đặt ra là tại sao, khi các quan chức lãnh đạo chết do trừ khử lẫn nhau, mà người dân lại có thái độ không chỉ là không hề xót thương mà thậm chí lại "tàn nhẫn" như vậy? Mà quan trọng hơn là để biết lòng dân đối với chế độ hiện nay như thế nào? Đấy mới là điều quan trọng.

Lãnh đạo thời nay

Tâm lý bất mãn với chính quyền là tâm lý chung của kẻ bị trị ở mọi thời đại, đặc biệt là trong các chế độ thiếu tính dân chủ, nhất là khi người dân không có vai trò gì trong việc quản lý nhà nước và xã hội, ở đó mọi ý kiến đều không được nhà nước lắng nghe và sẵn sàng dập tắt. Mà Việt nam là một quốc gia ở trong tình trạng như vậy. Ở đó, bộ máy Nhà nước không chỉ mất dân chủ mà còn có quá nhiều khiếm khuyết, đó là nguyên nhân tình trạng "Quan tham, lại nhũng" đã lên đến cực điểm và không thể kiểm soát được.

Facebooker Lệ Thuỷ đã không nén được căm phẫn khi viết rằng "Một thằng làng nhàng như Trịnh Xuân Thanh mà sinh nhật của bố hắn hết 550 triệu và bộ đồ chơi golf của hắn hết 350 triệu, thì hàng nghìn tên đại diện cho "đảng và nhà nước" khác còn ăn cở nào? Chúng ăn chơi cho đã rồi đè ngửa 90 triệu dân Việt ra thu thuế, phí để trả nợ. Vậy mà khi người ta lên tiếng thì chúng vu cho là "thế lực thù địch.""

Lãnh đạo nhà nước như thế, cho nên đã nảy sinh ra một lớp cường hào mới ở nông thôn, tình trạng tận thu các khoản sưu cao thuế nặng đã trở thành phổ biến ở nông thôn và trở nên dã man hơn thời thực dân, phong kiến. Báo chí nhà nước đã phải lên tiếng cảnh báo rằng: "Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn:“Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu... Đứa trẻ vừa lọt lòng cũng phải đóng đủ các loại quỹ. Không nộp thì... bị lùng sục, biên phạt, tịch thu... như trấn lột. Thậm chí có cả khoản thu đóng góp nghĩa địa của một đứa trẻ"

Thế chưa đủ, nói về sự có bàn tay của các quan chức trong vấn nạn lâm tặc ở Yên Bái, nhà báo Phạm Trung Tuyến đã thổ lộ rằng"Trên những thân cây đều có đánh dấu, đó là những cái tên, có cả chức vụ. Người ta đã chia nhau từng cây gỗ quý ở trong rừng, theo chức vụ, làm gì có cửa cho lâm tặc tự do? Hơn một tuần ở Yên Bái, mình biết người ta có thể làm giàu bằng rừng như thế nào, giàu đến mức ngông cuồng. Tới mức, vợ của một quan chức tuyên bố sẽ bỏ tiền làm cho tỉnh một con đường, miễn là nó phải được đặt tên ông chồng đang tại vị.". 

Có nghĩa là các quan chức lãnh đạo thời nay, đâu có phụng sự dân chúng mà trái lại họ đã mặc sức vơ vét tài nguyên của đất nước, tài sản của nhân dân để bỏ túi riêng, làm giàu như chốn không người.

Tại Hội nghị Dân vận ngày 27/5/2016, Tổng Bí thư  đã phải khẳng định rằng: "Những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hoá có chiều hướng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng. Không ít đảng viên vào Đảng để mưu cầu danh lợi. Một số người chẳng những không gương mẫu mà còn nêu gương xấu trước quần chúng, vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội, thực dụng, gây mất đoàn kết nội bộ".

Vì vậy, việc nhân dân có thái độ hả hê, thích thú hay rủa xả trước cái chết của các cán bộ lãnh như vậy cũng là dễ hiểu, còn oan ức nỗi gì? Những lãnh đạo thời nay bị dân nguyền rủa có xứng đáng hay không và sao lại bắt người dân phải xót thương cái loại lãnh đạo như thế? Thay vì trách người dân, thì lẽ ra phía chính quyền phải nên nghiêm túc đặt ra câu hỏi: "Tại sao dân chúng lại thích thú khi thấy mấy ông quan chết và mình phải như thế nào thì người ta mới hả hê như thế?". Hơn thế nữa, đảng cầm quyền phải lấy đó làm bài học cho mình

Những cái chết đúng quy trình

Thể chế chính trị chẳng giống ai của Việt Nam, nói như ông Vũ Tiến Lộc-Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã biến một nhà nước với "một chính quyền của dân, do dân và vì dân" đã được hiến định rõ ràng trong Hiến Pháp, nay đã trở thành một thứ nhà nước với "một chính quyền của ông, do ông và vì chúng ông".

Trong khi luật pháp đất nước thì vô minh, viết một đằng nhưng thực thi một nẻo, chỉ nhằm bênh vực kẻ cai trị (lãnh đạo) và ức hiếp kẻ bị trị (dân đen). Như vụ không khởi tố lãnh đạo Vinaconex gây thiệt hại nghiêm trọng, nhưng thẳng tay với 2 thanh niên do đói bụng chót cướp vài chiếc bánh mỳ là những ví du hết sức đau xót. Bên cạnh đó, là việc hàng ngũ lãnh đạo toàn con ông cháu cha, bất chấp quy định của pháp luật trong việc cất nhắc người tài. Song người ta vẫn bảo là đúng quy trình. Như hung thủ Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Kiểm lâm cũng là con rể nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ý và vợ ông Minh hiện là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái đó thôi v.v... và v.v...

Đây là một vụ án mạng chấn động dư luận xã hội, khi các lãnh đạo tỉnh Yên Bái dùng súng để đoạt mạng nhau và tự sát. Điều đó chứng tỏ mâu thuẫn trong vụ việc này phải là mâu thuẫn đối kháng, không chỉ là một mất, một còn. Mà ở mức phải chấp nhận tất cả cùng chết để sạch nợ lẫn nhau. Vì thế, đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và nguyên nhân do đâu mà các lãnh đạo phải dùng súng để giải quyết các bất đồng?

Trong một xã hội đa nguyên chính trị, khi quyền lực của các quan chức cũng như viên chức nhà nước thuộc về người dân và bị kiểm soát thông qua các đảng chính trị khác, thì nguy cơ phát sinh trong vấn đề quyền lực của quan chức lãnh đạo có thể bị kiềm chế ngay từ đầu. Như thế sẽ không xảy ra việc (như người ta đồn) là ông Bí thử Tỉnh Ủy Yên Bái và ông Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, dù  đã nhận tiền của Chi cục trưởng Kiểm lâm 2 tỷ đồng để đồng ý im lặng trong vụ việc liên quan đến gỗ lạt , song khi bị cấp trên phát hiện thì lại lật kèo đòi xử lý pháp luật với Chi cục trưởng Kiểm lâm thì xem ra cũng đáng tội chết lắm. Nói theo giọng điệu của mấy ông lãnh đạo cộng sản thì đó là cái chết đúng quy trình.

Kết

Như đã nói ở trên, tâm lý bất mãn với chính quyền là tâm lý chung của kẻ bị trị ở mọi thời đại, xã hội Việt Nam thời trước đây cũng vậy, vì thế đừng trách người dân sao không thương xót, một khi các nhà lãnh đạo không mang quyền lợi và lợi ích gì cho họ. Cách đây khoảng 80 năm, nhà văn Nam Cao đã từng viết về chuyện ông Bá Kiến chết thì cũng vậy để thấy (trích) "Cả làng Vũ-đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm, không thiếu kẻ mừng ra mặt! Có người nói xa xôi: "Trời có mắt đấy, anh em ạ!" Người khác thì nói toạc: "Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có cần phải đến tay người khác đâu". Mừng nhất là bọn kỳ hào ở trong làng. "

Có người so sánh mấy kẻ trộm chó bị người dân đánh chết với mấy ông quan lớn tỉnh Yên Bái vừa giết lẫn nhau, và họ cho rằng mấy ông quan ấy không đáng để so sánh với mấy kẻ trộm chó. Với lý do vì, mấy kẻ trộm cho họ chỉ ăn trộm một vài con chó và gây thiệt hại ít ỏi chỉ cho một vài người, song các ông lãnh đạo thời nay thì là thành viên của một cái đảng cướp, ngày đêm đang cướp bóc và bòn rút tài sản của đất nước của cả 90 triệu người dân Việt Nam. Thì hỏi ai đáng thương hơn ai?

Như GS. Mạc Văn Trang có viết rằng "Muốn dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại sao?"

Ngày 21/08/2016

© Kami
(Blog RFA)

Bàn ra tán vào (1)

Chau Nguyen
Bay gio` co' che't them va`i tha`ng nhu vay nua dan ca`ng ha he^ hon khi bie't chu'ng de`n toi vi qu'a ta`n a'c vo'i nhan dan. Hay tu soi guong lai mi`nh di ca'c quan tham cong san tu` Trong Lu' xuo'ng, tu hoi tai sao dan lai thu` ghe't mi`nh de'n nhu vay. Cau tra lo`i ro~ nhu ban nga`y.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Việt Nam: Lãnh đạo Nhà nước, kẻ trộm Chó và những cái chết đúng quy trình

Vấn đề đặt ra là tại sao, khi các quan chức lãnh đạo chết do trừ khử lẫn nhau, mà người dân lại có thái độ không chỉ là không hề xót thương mà thậm chí lại "hả hê" như vậy?

"Vấn đề đặt ra là tại sao, khi các quan chức lãnh đạo chết do trừ khử lẫn nhau, mà người dân lại có thái độ không chỉ là không hề xót thương mà thậm chí lại "hả hê" như vậy? Có người so sánh mấy kẻ trộm chó bị người dân đánh chết với mấy ông quan lớn tỉnh Yên Bái vừa giết lẫn nhau, và họ cho rằng mấy ông quan ấy không đáng để so sánh với mấy kẻ trộm chó."
http://baochinhphu.vn/Uploaded/nguyenvanhuan/2016_07_27/Lanh%20dao%20Dang,%20nha%20nuoc%20vieng%20dai%20liet%20si.jpg

Vụ việc ngày 18/8/2016 tại Yên Bái, trước giờ khai mạc kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh, Chi cục trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh đã dùng súng bắn chết ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái đã khiến dư luận rúng động. Sau đó cả 2 lãnh đạo hàng đầu của tỉnh Yên Bái đã chết và hung thủ Đỗ Cường Minh cũng đã tử vong do tự bắn vào đầu để tự sát.

Trước hung tin này, thay vì tỏ lòng tiếc thương theo tập tục "Nghĩa tử là nghĩa tận", thì trái lại dư luận xã hội cũng như đa số dân chúng trong những ngày qua đã tỏ ra hả hê, thích thú. Thậm chí nhiều người đã không tiếc lời rủa xả "cho đáng đời". Bất ngờ trước phản ứng của dư luận, VTC News đã có một bài báo của tác giả Khánh Nguyên với tựa đề “Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án” để cảnh báo hiện tượng đáng lo ngại này. Tác giả Khánh Nguyên đã viết rằng "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Đây là mất mát to lớn và là sự cố có tính đặc biệt nghiêm trọng từ trước đến nay trên địa bàn Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung”. Vậy mà trái lại "Điều khiến người có lương tri nhói đau là quá nhiều kẻ vô lương đang đùa cợt, thậm chí hả hê với nỗi đau tột cùng vụ thảm án xảy ra ở Yên Bái sáng nay."

Vấn đề đặt ra là tại sao, khi các quan chức lãnh đạo chết do trừ khử lẫn nhau, mà người dân lại có thái độ không chỉ là không hề xót thương mà thậm chí lại "tàn nhẫn" như vậy? Mà quan trọng hơn là để biết lòng dân đối với chế độ hiện nay như thế nào? Đấy mới là điều quan trọng.

Lãnh đạo thời nay

Tâm lý bất mãn với chính quyền là tâm lý chung của kẻ bị trị ở mọi thời đại, đặc biệt là trong các chế độ thiếu tính dân chủ, nhất là khi người dân không có vai trò gì trong việc quản lý nhà nước và xã hội, ở đó mọi ý kiến đều không được nhà nước lắng nghe và sẵn sàng dập tắt. Mà Việt nam là một quốc gia ở trong tình trạng như vậy. Ở đó, bộ máy Nhà nước không chỉ mất dân chủ mà còn có quá nhiều khiếm khuyết, đó là nguyên nhân tình trạng "Quan tham, lại nhũng" đã lên đến cực điểm và không thể kiểm soát được.

Facebooker Lệ Thuỷ đã không nén được căm phẫn khi viết rằng "Một thằng làng nhàng như Trịnh Xuân Thanh mà sinh nhật của bố hắn hết 550 triệu và bộ đồ chơi golf của hắn hết 350 triệu, thì hàng nghìn tên đại diện cho "đảng và nhà nước" khác còn ăn cở nào? Chúng ăn chơi cho đã rồi đè ngửa 90 triệu dân Việt ra thu thuế, phí để trả nợ. Vậy mà khi người ta lên tiếng thì chúng vu cho là "thế lực thù địch.""

Lãnh đạo nhà nước như thế, cho nên đã nảy sinh ra một lớp cường hào mới ở nông thôn, tình trạng tận thu các khoản sưu cao thuế nặng đã trở thành phổ biến ở nông thôn và trở nên dã man hơn thời thực dân, phong kiến. Báo chí nhà nước đã phải lên tiếng cảnh báo rằng: "Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn:“Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu... Đứa trẻ vừa lọt lòng cũng phải đóng đủ các loại quỹ. Không nộp thì... bị lùng sục, biên phạt, tịch thu... như trấn lột. Thậm chí có cả khoản thu đóng góp nghĩa địa của một đứa trẻ"

Thế chưa đủ, nói về sự có bàn tay của các quan chức trong vấn nạn lâm tặc ở Yên Bái, nhà báo Phạm Trung Tuyến đã thổ lộ rằng"Trên những thân cây đều có đánh dấu, đó là những cái tên, có cả chức vụ. Người ta đã chia nhau từng cây gỗ quý ở trong rừng, theo chức vụ, làm gì có cửa cho lâm tặc tự do? Hơn một tuần ở Yên Bái, mình biết người ta có thể làm giàu bằng rừng như thế nào, giàu đến mức ngông cuồng. Tới mức, vợ của một quan chức tuyên bố sẽ bỏ tiền làm cho tỉnh một con đường, miễn là nó phải được đặt tên ông chồng đang tại vị.". 

Có nghĩa là các quan chức lãnh đạo thời nay, đâu có phụng sự dân chúng mà trái lại họ đã mặc sức vơ vét tài nguyên của đất nước, tài sản của nhân dân để bỏ túi riêng, làm giàu như chốn không người.

Tại Hội nghị Dân vận ngày 27/5/2016, Tổng Bí thư  đã phải khẳng định rằng: "Những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hoá có chiều hướng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng. Không ít đảng viên vào Đảng để mưu cầu danh lợi. Một số người chẳng những không gương mẫu mà còn nêu gương xấu trước quần chúng, vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội, thực dụng, gây mất đoàn kết nội bộ".

Vì vậy, việc nhân dân có thái độ hả hê, thích thú hay rủa xả trước cái chết của các cán bộ lãnh như vậy cũng là dễ hiểu, còn oan ức nỗi gì? Những lãnh đạo thời nay bị dân nguyền rủa có xứng đáng hay không và sao lại bắt người dân phải xót thương cái loại lãnh đạo như thế? Thay vì trách người dân, thì lẽ ra phía chính quyền phải nên nghiêm túc đặt ra câu hỏi: "Tại sao dân chúng lại thích thú khi thấy mấy ông quan chết và mình phải như thế nào thì người ta mới hả hê như thế?". Hơn thế nữa, đảng cầm quyền phải lấy đó làm bài học cho mình

Những cái chết đúng quy trình

Thể chế chính trị chẳng giống ai của Việt Nam, nói như ông Vũ Tiến Lộc-Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã biến một nhà nước với "một chính quyền của dân, do dân và vì dân" đã được hiến định rõ ràng trong Hiến Pháp, nay đã trở thành một thứ nhà nước với "một chính quyền của ông, do ông và vì chúng ông".

Trong khi luật pháp đất nước thì vô minh, viết một đằng nhưng thực thi một nẻo, chỉ nhằm bênh vực kẻ cai trị (lãnh đạo) và ức hiếp kẻ bị trị (dân đen). Như vụ không khởi tố lãnh đạo Vinaconex gây thiệt hại nghiêm trọng, nhưng thẳng tay với 2 thanh niên do đói bụng chót cướp vài chiếc bánh mỳ là những ví du hết sức đau xót. Bên cạnh đó, là việc hàng ngũ lãnh đạo toàn con ông cháu cha, bất chấp quy định của pháp luật trong việc cất nhắc người tài. Song người ta vẫn bảo là đúng quy trình. Như hung thủ Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Kiểm lâm cũng là con rể nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ý và vợ ông Minh hiện là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái đó thôi v.v... và v.v...

Đây là một vụ án mạng chấn động dư luận xã hội, khi các lãnh đạo tỉnh Yên Bái dùng súng để đoạt mạng nhau và tự sát. Điều đó chứng tỏ mâu thuẫn trong vụ việc này phải là mâu thuẫn đối kháng, không chỉ là một mất, một còn. Mà ở mức phải chấp nhận tất cả cùng chết để sạch nợ lẫn nhau. Vì thế, đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và nguyên nhân do đâu mà các lãnh đạo phải dùng súng để giải quyết các bất đồng?

Trong một xã hội đa nguyên chính trị, khi quyền lực của các quan chức cũng như viên chức nhà nước thuộc về người dân và bị kiểm soát thông qua các đảng chính trị khác, thì nguy cơ phát sinh trong vấn đề quyền lực của quan chức lãnh đạo có thể bị kiềm chế ngay từ đầu. Như thế sẽ không xảy ra việc (như người ta đồn) là ông Bí thử Tỉnh Ủy Yên Bái và ông Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, dù  đã nhận tiền của Chi cục trưởng Kiểm lâm 2 tỷ đồng để đồng ý im lặng trong vụ việc liên quan đến gỗ lạt , song khi bị cấp trên phát hiện thì lại lật kèo đòi xử lý pháp luật với Chi cục trưởng Kiểm lâm thì xem ra cũng đáng tội chết lắm. Nói theo giọng điệu của mấy ông lãnh đạo cộng sản thì đó là cái chết đúng quy trình.

Kết

Như đã nói ở trên, tâm lý bất mãn với chính quyền là tâm lý chung của kẻ bị trị ở mọi thời đại, xã hội Việt Nam thời trước đây cũng vậy, vì thế đừng trách người dân sao không thương xót, một khi các nhà lãnh đạo không mang quyền lợi và lợi ích gì cho họ. Cách đây khoảng 80 năm, nhà văn Nam Cao đã từng viết về chuyện ông Bá Kiến chết thì cũng vậy để thấy (trích) "Cả làng Vũ-đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm, không thiếu kẻ mừng ra mặt! Có người nói xa xôi: "Trời có mắt đấy, anh em ạ!" Người khác thì nói toạc: "Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có cần phải đến tay người khác đâu". Mừng nhất là bọn kỳ hào ở trong làng. "

Có người so sánh mấy kẻ trộm chó bị người dân đánh chết với mấy ông quan lớn tỉnh Yên Bái vừa giết lẫn nhau, và họ cho rằng mấy ông quan ấy không đáng để so sánh với mấy kẻ trộm chó. Với lý do vì, mấy kẻ trộm cho họ chỉ ăn trộm một vài con chó và gây thiệt hại ít ỏi chỉ cho một vài người, song các ông lãnh đạo thời nay thì là thành viên của một cái đảng cướp, ngày đêm đang cướp bóc và bòn rút tài sản của đất nước của cả 90 triệu người dân Việt Nam. Thì hỏi ai đáng thương hơn ai?

Như GS. Mạc Văn Trang có viết rằng "Muốn dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại sao?"

Ngày 21/08/2016

© Kami
(Blog RFA)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm