Tham Khảo
Việt Nam-Singapore: khác nhau từ gốc
Suy cho cùng, ông Lý Quang Diệu là người gieo hạt giống tốt và từ hạt giống đó mọc lên cành lá sum suê, đơm hoa kết trái. Các thế hệ sau cứ vun tưới đều đặn thì sẽ luôn có quả ngọt mà ăn.
(B
Chạnh lòng – tôi tin đó không chỉ là cảm giác của riêng tôi mà của nhiều
người Việt Nam khác khi từ Singapore nghĩ đến đất nước mình.
Có nên so sánh?
So với các nước tư bản Âu-Mỹ đương nhiên là không dám so vì người ta có
quá trình phát triển đi trước Việt Nam cả trăm năm. Còn một nước ngay
sát bên, cũng đồng văn đồng chủng Á Đông với mình, có một thời cùng
chung vận mệnh – mấy chục năm trước người ta cũng nghèo nàn lạc hậu
và lệ thuộc như mình – mà nay một trời một vực thử hỏi sao không băn
khoăn cho được?
Mà đâu phải mình thua thiệt gì người ta cho cam? Người ta ở ngã tư, ngã
năm thì mình cũng ngay mặt tiền - nằm ngay khoảng giữa từ bắc xuống
nam, từ đông sang tây của một trong những con đường thông thương quan
trọng nhất trên thế giới.
Đó là chưa nói đất nước mình còn được cho là ‘rừng vàng biển bạc’, đất
đai phì nhiêu, sản vật không gì là không có, còn người ta từ lúa gạo,
rau quả cho đến nước ngọt tất tần tật các thứ đều phải mua của nước
ngoài.
Mình lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước – ông cha để lại không
ít di sản, tinh hoa và trí tuệ - còn người ta nhiều lắm thì cũng chưa
đến hai trăm năm và đi lên từ chỗ gần như không đáng kể so với mình.
Mà đâu có phải dân mình dở hơn dân người ta? Nếu thế thì đâu có chuyện
số lượng nhân tài người Việt đang làm việc và cống hiến ở Singapore
lên đến hàng ngàn và áp đảo tất cả các nước đông nam Á khác?
Dân mình đông, nước mình lớn hơn người ta gấp mấy chục cho đến cả trăm
lần mà giờ này thu nhập bình quân đầu người của mình không bằng cái
móng tay của người ta thì hỏi sao không chạnh lòng?
So sánh như vậy ắt hẳn không dễ chịu chút nào đối với một số người.
Đành rằng mỗi nước mỗi hoàn cảnh khác nhau và cũng không thể tính hết
các yếu tố khác biệt giữa hai nước nhưng ít nhất thấy người ta hay thế
nào để biết mình còn dở chỗ nào để khắc phục và được như người ta.
Đúng là chiến tranh triền miên giết chết hàng triệu người và tàn phá
đất nước không biết bao nhiêu mà kể. Đúng là hoàn cảnh thế giới có lúc
không thuận lợi với không ít sự thù địch. Tuy nhiên nếu đổ hết cho hoàn
cảnh mà không thấy lý do từ chính bản thân thì là không chỉ là thiếu
ngay thẳng mà còn không chín chắn.
Singapore đi lên ngay từ đầu cũng có dễ dàng gì? Nhưng Lý Quang Diệu
từng nói: “Không ai nợ Singapore một sự sống”, cho dù đó là người Anh
đô hộ hay người Nhật chiếm đóng. Nói như vậy mới thấy người biết đi
lên bằng chính khả năng của mình thì luôn có thể vượt qua nghịch cảnh có
dù khó khăn đến đâu.
Vai trò người lãnh đạo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp ông Lý Quang Diệu vào 16/01/2007 tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội.
Cũng từ câu chuyện Singapore - mới hôm nào còn nghèo nàn lạc hậu mà
chỉ sau 30 năm đã giàu mạnh văn minh như vậy – thì mới thấy nguyên nhân
chủ quan và vai trò người lãnh đạo, cái đầu tàu quan trọng đến mức nào!
Ở đây tôi muốn dẫn lời một chính khách đối lập Singapore, ông Chiam
See Tong, người từng một thời là đối thủ của ông Lý Quang Diệu, nói
khi đi viếng ông Lý: “Singapore may mắn có ông Lý Quang Diệu là thủ
tướng đầu tiên”.
Ông Lý không phải là một thủ tướng bình thường. Ông là người cha lập
quốc. Ông là chính khách có sức mạnh bao trùm và tầm ảnh hưởng chi phối
cả một thế hệ - kiểu như Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc hay Lê Duẩn ở
Việt Nam.
Tôi không rõ ngoài những lý thuyết về đấu tranh giai cấp, 16 vị ủy viên Bộ Chính trị hiện nay liệu có nắm những kiến thức về quản trị đất nước, có hiểu biết khoa học kỹ thuật, nắm rõ tình hình thế giới và đoán trước xu thế phát triển của thời đại hay không?
Ở ông hội đủ các yếu tố làm nên một nhà lãnh đạo lớn: Tài, Tâm, Tầm và
Dũng khí. Sinh ra vào buổi loạn lạc, nhiễu nhương, từ lúc nhà nước
Singapore còn chưa có hình hài, ngay từ đầu ông Lý đã nhận thấy trách
nhiệm của mình đối với nơi ông sinh ra và khi sứ mạng xây dựng đất nước
giao vào tay ông, ông đã dành tâm huyết cả cuộc đời cho nó.
Tài năng chính trị thiên phú, cộng với sự mở mang nhờ môi trường giáo
dục hàng đầu của phương Tây, cùng với những năm tháng theo dõi chặt chẽ
thời cuộc đã giúp cho ông Lý có tầm nhìn vượt xa cái hòn đảo nhỏ bé
của ông và trở thành một ‘người khổng lồ của lịch sử’ như lời của Tổng
thống Mỹ Barack Obama.
Thế nhưng, Tài, Tâm hay Tầm cũng chưa chắc làm gì được nếu như ông Lý
không có một bản lĩnh không gì có thể lay chuyển được. Một khi ông đã
đặt ra mục tiêu gì thì ông bằng mọi cách phải thực hiện cho bằng được.
Một khi ông đã tin điều mình làm là đúng thì ai nói gì ông cũng mặc.
Nói tóm lại ông Lý là người khởi xướng ‘dự án Singapore’ và ‘dự án’ của
ông đã thành công. Ông ra đi sau khi đã đặt tâm huyết cả đời ông vào
thế hệ tiếp nối mà ông tin tưởng.
Hoàn cảnh chiến tranh
Nhà chức trách Việt Nam thường phát động các phong trào 'học tập theo gương Hồ Chí Minh'.
Sau khi ông Lý qua đời, trên các diễn đàn mạng, tôi nghe thấy không ít
tiếng nói rằng phải chi Việt Nam có được người như Lý Quang Diệu thì
ngày nay sẽ không thua kém gì Singapore.
Lịch sử do con người tạo ra nhưng dòng chảy của lịch sử lại nằm ngoài ý
muốn chủ quan của con người. Có những điều chúng ta muốn nhưng chưa chắc
đã được.
Hoàn cảnh lịch sử của Singapore đã tạo ra một người lãnh đạo như ông Lý Quang Diệu.
Còn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam là hoàn cảnh chiến tranh nên tự khắc
sẽ cần những nhà lãnh đạo thời chiến. Một ông Lý được đào tạo bài bản
với những kiến thức được áp dụng cho thời bình, ở Việt Nam không thể
nói là không có nhưng có điều không có đất dụng võ.
Các thế hệ lãnh đạo Việt Nam qua các thời kỳ đều là những người trưởng
thành từ chiến tranh. Chiến tranh tạo điều kiện phát huy sức mạnh của ý
chí.
Rõ ràng những nhân vật có học thức nhiều hơn, và do đó ôn hòa hơn, như
Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng hay Võ Nguyên Giáp không có ảnh hưởng nhiều
như Lê Duẩn hay Lê Đức Thọ, vốn có tư tưởng cực đoan hơn, trong suốt cả
một thời kỳ.
Như trên đã nói, cố Tổng bí thư Lê Duẩn là người có thể so với Lý Quang
Diệu chỉ trong khía cạnh là chính khách có ảnh hưởng trên hết đối với
cả một thế hệ.
Thế nhưng ông Duẩn có thể lãnh đạo chiến tranh rất giỏi nhưng trong thời
bình, khi đối diện với thực tế cuộc sống, khi mà ý chí không còn phát
huy tác dụng, ông và những người đồng chí của ông đã phá gần như tan
hoang đất nước.
Cần lớp lãnh đạo mới?
Vấn đề là, chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa được 40 năm nhưng thế
hệ lãnh đạo cho đến bây giờ vẫn là những người đi ra từ cuộc chiến đó.
Hơn nữa, cẩm nang gối đầu giường của họ vẫn là tư tưởng Mác-Lênin – một
học thuyết đã không còn liên quan gì nhiều đến thực tế cuộc sống.
Cần nhớ rằng ông Lý Quang Diệu không cần một chút gì của chủ nghĩa
Mác-Lênin mà vẫn xây dựng được đất nước phồn vinh và mức sống cao cho
người dân.
Tôi không rõ ngoài những lý thuyết về đấu tranh giai cấp, 16 vị ủy viên
Bộ Chính trị hiện nay liệu có nắm những kiến thức về quản trị đất
nước, có hiểu biết khoa học kỹ thuật, nắm rõ tình hình thế giới và đoán
trước xu thế phát triển của thời đại hay không?
Và nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam không sẵn sàng hoặc chưa sẵn sàng
cho những lãnh đạo kiểu như Lý Quang Diệu thì liệu họ có thể áp dụng
những bài học của ông Lý để biến Việt Nam thành Singapore thứ hai trong
vòng 30 hay 40 năm nữa?
Thật ra, tôi nghĩ rằng với tư cách là đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng mong muốn đất nước phát triển ngang tầm Singapore. Điều
này thể hiện qua sự tôn trọng của Đảng dành cho ông Lý và tinh thần cầu
thị lắng nghe những lời khuyên của ông đối với Việt Nam.
Dĩ nhiên, có những điều áp dụng tốt đối với một đất nước nhỏ bé như Singapore nhưng chưa chắc đã đúng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có những điều mà tôi tin chắc rằng dù mong muốn đến đâu Đảng
cũng không thể học Singapore. Trớ trêu thay đó lại là những điều cốt lõi
mà ông Lý đã tạo dựng ngay từ đầu để tạo nên một đất nước Singapore
như ngày nay.
Bài học về các giá trị
Bài học thành công của Singapore rất nhiều chuyên gia đã phân tích và
tôi không lạm bàn. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc đến những giá trị mà ông Lý
đã tạo dựng cho Singapore và Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhắc đến trong
điếu văn hôm đưa tang.
Đó là: xã hội đa văn hóa, bình đẳng về cơ hội, tính chính trực, pháp
trị và nguyên tắc xứng đáng. Đa văn hóa là giá trị đặc thù của
Singapore không liên quan nhiều đến một xã hội gần như thuần nhất như
Việt Nam.
Bình đẳng về cơ hội thì tôi không tin cho lắm bởi lẽ tôi nghĩ rằng
những cá nhân có hoàn cảnh khác nhau tất sẽ có cơ hội khác nhau – người
gia cảnh đầy đủ được học hành đàng hoàng tất sẽ có cơ hội tốt hơn
người sinh ra trong bần hàn thiếu thốn.
Chính trực sẽ dẫn đến không tham nhũng. Không lo tham nhũng thì sẽ làm
việc hiệu quả. Chính phủ hiệu quả thì công việc thông suốt. Hành
chính công thông suốt thì doanh nghiệp mới yên tâm làm ăn, doanh
nghiệp lo làm ăn thì mới tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Pháp luật trên hết thì không ai dám làm càn. Từ ‘vua’ đến dân không ai
có ngoại lệ thì xã hội mới an. Luật pháp từ trên xuống dưới không suy
suyển một mảy may thì ai cũng sợ. Người nào cũng sợ thì sẽ không có
điều trái quấy.
Tài năng và sự cố gắng phải là động lực của sự thăng tiến, bất chấp
xuất thân, gia thế, địa vị và quan điểm chính trị. Khả năng đến đâu,
phấn đấu thế nào sẽ được tưởng thưởng đến đó. Có như vậy con người ta
mới nỗ lực không mệt mỏi ngõ hầu tạo dựng sự nghiệp và hạnh phúc cho
mình. Từng cá nhân vận động liên tục thì xã hội sẽ phát triển không
ngừng. Mà trí tuệ con người có thể làm được những điều không thể nào
tưởng tượng được hết.
Điều đó, theo tôi nghĩ, mới là sự công bằng nhất và bù trừ cho sự bất
bình đẳng về mặt cơ hội. Người có khả năng và biết cố gắng thì dù có
xuất thân trong gia đình buôn gánh bán bưng cũng sẽ tạo dựng được chỗ
đứng xứng đáng của mình.
Sao Việt Nam không làm được?
Người Singapore đội mưa tiễn đưa cựu lãnh đạo.
Ông Lý ngay từ đầu đã đặt tính liêm chính lên hàng đầu và đã tạo ra cơ
chế không thể sinh ra tham nhũng. Còn cơ chế độc Đảng của Việt Nam nắm
trọn của cải, quyền hành, không ai giám sát ngay từ đầu đã là mảnh đất
màu mỡ cho tham nhũng sinh sôi nảy nở.
Mấy chục năm hết phê rồi chống Việt Nam đã gần như bất lực trước tình
trạng tham nhũng đã sâu rễ bền gốc, lan sâu ăn rộng và vô phương cứu
chữa.
Tham nhũng không những làm trì trệ sự phát triển của đất nước đã đành
mà bao nhiêu nguồn lực đổ vào cho tham nhũng như gió vào nhà trống.
Anh có tài năng và phấn đấu hết mình thì cũng không bằng được ông cha sắp xếp sẵn bởi lẽ chế độ độc Đảng cũng đồng nghĩa với độc quyền mà độc quyền thì ai mà không tại điều kiện cho con cháu của mình? Đó là chưa nói anh có quan điểm chính trị trái chiều dù anh có tài đến đâu thì cũng đừng mong đóng góp cho đất nước.
Đảng tạo ra pháp luật thì pháp luật có thể trị ai chứ không thể đụng
đến Đảng. Đó là chưa nói pháp luật tạo ra là để bảo vệ Đảng. Đảng nắm
hoàn toàn pháp luật trong tay thì khó đảm bảo sự nghiêm minh của pháp
luật trong những trường hợp ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng.
Anh có tài năng và phấn đấu hết mình thì cũng không bằng được ông cha
sắp xếp sẵn bởi lẽ chế độ độc Đảng cũng đồng nghĩa với độc quyền mà
độc quyền thì ai mà không tại điều kiện cho con cháu của mình? Đó là
chưa nói anh có quan điểm chính trị trái chiều dù anh có tài đến đâu thì
cũng đừng mong đóng góp cho đất nước.
Suy cho cùng, ông Lý Quang Diệu là người gieo hạt giống tốt và từ hạt
giống đó mọc lên cành lá sum suê, đơm hoa kết trái. Các thế hệ sau cứ
vun tưới đều đặn thì sẽ luôn có quả ngọt mà ăn.
Đó là ví do vì sao mà những người dân Singapore mà tôi tiếp xúc dù có
thương tiếc ông Lý Quang Diệu và dù ông Lý không còn nữa nhưng họ vẫn
tràn đầy lạc quan, tự tin vào tương lai với di sản ông Lý để lại.
Còn Việt Nam từ hạt giống xấu sinh ra cái cây còi cọc èo uột thì liệu
Đảng có dám nhổ cái cây đi mà gieo hạt giống khác hay không?
Tôi tin rằng Đảng không bao giờ muốn gieo hạt giống xấu cho đất nước
mình mà chỉ muốn đưa nhân dân mình đến một xã hội ‘không còn bóc lột’
mà Đảng tin là tốt đẹp.
Nhưng còn người dân Việt Nam thì sao? Thấy đất nước Singapore giàu có,
trật tự, bình an như vậy họ có muốn nước mình, dân mình được như
Singapore hay không?
Muốn như vậy thì họ cần Đảng cầm quyền cũng xây dựng cho được các giá
trị ‘chính trực’, pháp trị’ và ‘xứng đáng’ cũng như Singapore chứ không
cần đi theo con đường ‘đấu tranh giai cấp’ làm gì.
Nhưng ở Việt Nam dù dân có muốn đến mấy mà Đảng không muốn cũng không được!
Nguyễn Lễ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Việt Nam-Singapore: khác nhau từ gốc
Suy cho cùng, ông Lý Quang Diệu là người gieo hạt giống tốt và từ hạt giống đó mọc lên cành lá sum suê, đơm hoa kết trái. Các thế hệ sau cứ vun tưới đều đặn thì sẽ luôn có quả ngọt mà ăn.
Chạnh lòng – tôi tin đó không chỉ là cảm giác của riêng tôi mà của nhiều
người Việt Nam khác khi từ Singapore nghĩ đến đất nước mình.
Có nên so sánh?
So với các nước tư bản Âu-Mỹ đương nhiên là không dám so vì người ta có
quá trình phát triển đi trước Việt Nam cả trăm năm. Còn một nước ngay
sát bên, cũng đồng văn đồng chủng Á Đông với mình, có một thời cùng
chung vận mệnh – mấy chục năm trước người ta cũng nghèo nàn lạc hậu
và lệ thuộc như mình – mà nay một trời một vực thử hỏi sao không băn
khoăn cho được?
Mà đâu phải mình thua thiệt gì người ta cho cam? Người ta ở ngã tư, ngã
năm thì mình cũng ngay mặt tiền - nằm ngay khoảng giữa từ bắc xuống
nam, từ đông sang tây của một trong những con đường thông thương quan
trọng nhất trên thế giới.
Đó là chưa nói đất nước mình còn được cho là ‘rừng vàng biển bạc’, đất
đai phì nhiêu, sản vật không gì là không có, còn người ta từ lúa gạo,
rau quả cho đến nước ngọt tất tần tật các thứ đều phải mua của nước
ngoài.
Mình lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước – ông cha để lại không
ít di sản, tinh hoa và trí tuệ - còn người ta nhiều lắm thì cũng chưa
đến hai trăm năm và đi lên từ chỗ gần như không đáng kể so với mình.
Mà đâu có phải dân mình dở hơn dân người ta? Nếu thế thì đâu có chuyện
số lượng nhân tài người Việt đang làm việc và cống hiến ở Singapore
lên đến hàng ngàn và áp đảo tất cả các nước đông nam Á khác?
Dân mình đông, nước mình lớn hơn người ta gấp mấy chục cho đến cả trăm
lần mà giờ này thu nhập bình quân đầu người của mình không bằng cái
móng tay của người ta thì hỏi sao không chạnh lòng?
So sánh như vậy ắt hẳn không dễ chịu chút nào đối với một số người.
Đành rằng mỗi nước mỗi hoàn cảnh khác nhau và cũng không thể tính hết
các yếu tố khác biệt giữa hai nước nhưng ít nhất thấy người ta hay thế
nào để biết mình còn dở chỗ nào để khắc phục và được như người ta.
Đúng là chiến tranh triền miên giết chết hàng triệu người và tàn phá
đất nước không biết bao nhiêu mà kể. Đúng là hoàn cảnh thế giới có lúc
không thuận lợi với không ít sự thù địch. Tuy nhiên nếu đổ hết cho hoàn
cảnh mà không thấy lý do từ chính bản thân thì là không chỉ là thiếu
ngay thẳng mà còn không chín chắn.
Singapore đi lên ngay từ đầu cũng có dễ dàng gì? Nhưng Lý Quang Diệu
từng nói: “Không ai nợ Singapore một sự sống”, cho dù đó là người Anh
đô hộ hay người Nhật chiếm đóng. Nói như vậy mới thấy người biết đi
lên bằng chính khả năng của mình thì luôn có thể vượt qua nghịch cảnh có
dù khó khăn đến đâu.
Vai trò người lãnh đạo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp ông Lý Quang Diệu vào 16/01/2007 tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội.
Cũng từ câu chuyện Singapore - mới hôm nào còn nghèo nàn lạc hậu mà
chỉ sau 30 năm đã giàu mạnh văn minh như vậy – thì mới thấy nguyên nhân
chủ quan và vai trò người lãnh đạo, cái đầu tàu quan trọng đến mức nào!
Ở đây tôi muốn dẫn lời một chính khách đối lập Singapore, ông Chiam
See Tong, người từng một thời là đối thủ của ông Lý Quang Diệu, nói
khi đi viếng ông Lý: “Singapore may mắn có ông Lý Quang Diệu là thủ
tướng đầu tiên”.
Ông Lý không phải là một thủ tướng bình thường. Ông là người cha lập
quốc. Ông là chính khách có sức mạnh bao trùm và tầm ảnh hưởng chi phối
cả một thế hệ - kiểu như Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc hay Lê Duẩn ở
Việt Nam.
Tôi không rõ ngoài những lý thuyết về đấu tranh giai cấp, 16 vị ủy viên Bộ Chính trị hiện nay liệu có nắm những kiến thức về quản trị đất nước, có hiểu biết khoa học kỹ thuật, nắm rõ tình hình thế giới và đoán trước xu thế phát triển của thời đại hay không?
Ở ông hội đủ các yếu tố làm nên một nhà lãnh đạo lớn: Tài, Tâm, Tầm và
Dũng khí. Sinh ra vào buổi loạn lạc, nhiễu nhương, từ lúc nhà nước
Singapore còn chưa có hình hài, ngay từ đầu ông Lý đã nhận thấy trách
nhiệm của mình đối với nơi ông sinh ra và khi sứ mạng xây dựng đất nước
giao vào tay ông, ông đã dành tâm huyết cả cuộc đời cho nó.
Tài năng chính trị thiên phú, cộng với sự mở mang nhờ môi trường giáo
dục hàng đầu của phương Tây, cùng với những năm tháng theo dõi chặt chẽ
thời cuộc đã giúp cho ông Lý có tầm nhìn vượt xa cái hòn đảo nhỏ bé
của ông và trở thành một ‘người khổng lồ của lịch sử’ như lời của Tổng
thống Mỹ Barack Obama.
Thế nhưng, Tài, Tâm hay Tầm cũng chưa chắc làm gì được nếu như ông Lý
không có một bản lĩnh không gì có thể lay chuyển được. Một khi ông đã
đặt ra mục tiêu gì thì ông bằng mọi cách phải thực hiện cho bằng được.
Một khi ông đã tin điều mình làm là đúng thì ai nói gì ông cũng mặc.
Nói tóm lại ông Lý là người khởi xướng ‘dự án Singapore’ và ‘dự án’ của
ông đã thành công. Ông ra đi sau khi đã đặt tâm huyết cả đời ông vào
thế hệ tiếp nối mà ông tin tưởng.
Hoàn cảnh chiến tranh
Nhà chức trách Việt Nam thường phát động các phong trào 'học tập theo gương Hồ Chí Minh'.
Sau khi ông Lý qua đời, trên các diễn đàn mạng, tôi nghe thấy không ít
tiếng nói rằng phải chi Việt Nam có được người như Lý Quang Diệu thì
ngày nay sẽ không thua kém gì Singapore.
Lịch sử do con người tạo ra nhưng dòng chảy của lịch sử lại nằm ngoài ý
muốn chủ quan của con người. Có những điều chúng ta muốn nhưng chưa chắc
đã được.
Hoàn cảnh lịch sử của Singapore đã tạo ra một người lãnh đạo như ông Lý Quang Diệu.
Còn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam là hoàn cảnh chiến tranh nên tự khắc
sẽ cần những nhà lãnh đạo thời chiến. Một ông Lý được đào tạo bài bản
với những kiến thức được áp dụng cho thời bình, ở Việt Nam không thể
nói là không có nhưng có điều không có đất dụng võ.
Các thế hệ lãnh đạo Việt Nam qua các thời kỳ đều là những người trưởng
thành từ chiến tranh. Chiến tranh tạo điều kiện phát huy sức mạnh của ý
chí.
Rõ ràng những nhân vật có học thức nhiều hơn, và do đó ôn hòa hơn, như
Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng hay Võ Nguyên Giáp không có ảnh hưởng nhiều
như Lê Duẩn hay Lê Đức Thọ, vốn có tư tưởng cực đoan hơn, trong suốt cả
một thời kỳ.
Như trên đã nói, cố Tổng bí thư Lê Duẩn là người có thể so với Lý Quang
Diệu chỉ trong khía cạnh là chính khách có ảnh hưởng trên hết đối với
cả một thế hệ.
Thế nhưng ông Duẩn có thể lãnh đạo chiến tranh rất giỏi nhưng trong thời
bình, khi đối diện với thực tế cuộc sống, khi mà ý chí không còn phát
huy tác dụng, ông và những người đồng chí của ông đã phá gần như tan
hoang đất nước.
Cần lớp lãnh đạo mới?
Vấn đề là, chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa được 40 năm nhưng thế
hệ lãnh đạo cho đến bây giờ vẫn là những người đi ra từ cuộc chiến đó.
Hơn nữa, cẩm nang gối đầu giường của họ vẫn là tư tưởng Mác-Lênin – một
học thuyết đã không còn liên quan gì nhiều đến thực tế cuộc sống.
Cần nhớ rằng ông Lý Quang Diệu không cần một chút gì của chủ nghĩa
Mác-Lênin mà vẫn xây dựng được đất nước phồn vinh và mức sống cao cho
người dân.
Tôi không rõ ngoài những lý thuyết về đấu tranh giai cấp, 16 vị ủy viên
Bộ Chính trị hiện nay liệu có nắm những kiến thức về quản trị đất
nước, có hiểu biết khoa học kỹ thuật, nắm rõ tình hình thế giới và đoán
trước xu thế phát triển của thời đại hay không?
Và nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam không sẵn sàng hoặc chưa sẵn sàng
cho những lãnh đạo kiểu như Lý Quang Diệu thì liệu họ có thể áp dụng
những bài học của ông Lý để biến Việt Nam thành Singapore thứ hai trong
vòng 30 hay 40 năm nữa?
Thật ra, tôi nghĩ rằng với tư cách là đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng mong muốn đất nước phát triển ngang tầm Singapore. Điều
này thể hiện qua sự tôn trọng của Đảng dành cho ông Lý và tinh thần cầu
thị lắng nghe những lời khuyên của ông đối với Việt Nam.
Dĩ nhiên, có những điều áp dụng tốt đối với một đất nước nhỏ bé như Singapore nhưng chưa chắc đã đúng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có những điều mà tôi tin chắc rằng dù mong muốn đến đâu Đảng
cũng không thể học Singapore. Trớ trêu thay đó lại là những điều cốt lõi
mà ông Lý đã tạo dựng ngay từ đầu để tạo nên một đất nước Singapore
như ngày nay.
Bài học về các giá trị
Bài học thành công của Singapore rất nhiều chuyên gia đã phân tích và
tôi không lạm bàn. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc đến những giá trị mà ông Lý
đã tạo dựng cho Singapore và Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhắc đến trong
điếu văn hôm đưa tang.
Đó là: xã hội đa văn hóa, bình đẳng về cơ hội, tính chính trực, pháp
trị và nguyên tắc xứng đáng. Đa văn hóa là giá trị đặc thù của
Singapore không liên quan nhiều đến một xã hội gần như thuần nhất như
Việt Nam.
Bình đẳng về cơ hội thì tôi không tin cho lắm bởi lẽ tôi nghĩ rằng
những cá nhân có hoàn cảnh khác nhau tất sẽ có cơ hội khác nhau – người
gia cảnh đầy đủ được học hành đàng hoàng tất sẽ có cơ hội tốt hơn
người sinh ra trong bần hàn thiếu thốn.
Chính trực sẽ dẫn đến không tham nhũng. Không lo tham nhũng thì sẽ làm
việc hiệu quả. Chính phủ hiệu quả thì công việc thông suốt. Hành
chính công thông suốt thì doanh nghiệp mới yên tâm làm ăn, doanh
nghiệp lo làm ăn thì mới tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Pháp luật trên hết thì không ai dám làm càn. Từ ‘vua’ đến dân không ai
có ngoại lệ thì xã hội mới an. Luật pháp từ trên xuống dưới không suy
suyển một mảy may thì ai cũng sợ. Người nào cũng sợ thì sẽ không có
điều trái quấy.
Tài năng và sự cố gắng phải là động lực của sự thăng tiến, bất chấp
xuất thân, gia thế, địa vị và quan điểm chính trị. Khả năng đến đâu,
phấn đấu thế nào sẽ được tưởng thưởng đến đó. Có như vậy con người ta
mới nỗ lực không mệt mỏi ngõ hầu tạo dựng sự nghiệp và hạnh phúc cho
mình. Từng cá nhân vận động liên tục thì xã hội sẽ phát triển không
ngừng. Mà trí tuệ con người có thể làm được những điều không thể nào
tưởng tượng được hết.
Điều đó, theo tôi nghĩ, mới là sự công bằng nhất và bù trừ cho sự bất
bình đẳng về mặt cơ hội. Người có khả năng và biết cố gắng thì dù có
xuất thân trong gia đình buôn gánh bán bưng cũng sẽ tạo dựng được chỗ
đứng xứng đáng của mình.
Sao Việt Nam không làm được?
Người Singapore đội mưa tiễn đưa cựu lãnh đạo.
Ông Lý ngay từ đầu đã đặt tính liêm chính lên hàng đầu và đã tạo ra cơ
chế không thể sinh ra tham nhũng. Còn cơ chế độc Đảng của Việt Nam nắm
trọn của cải, quyền hành, không ai giám sát ngay từ đầu đã là mảnh đất
màu mỡ cho tham nhũng sinh sôi nảy nở.
Mấy chục năm hết phê rồi chống Việt Nam đã gần như bất lực trước tình
trạng tham nhũng đã sâu rễ bền gốc, lan sâu ăn rộng và vô phương cứu
chữa.
Tham nhũng không những làm trì trệ sự phát triển của đất nước đã đành
mà bao nhiêu nguồn lực đổ vào cho tham nhũng như gió vào nhà trống.
Anh có tài năng và phấn đấu hết mình thì cũng không bằng được ông cha sắp xếp sẵn bởi lẽ chế độ độc Đảng cũng đồng nghĩa với độc quyền mà độc quyền thì ai mà không tại điều kiện cho con cháu của mình? Đó là chưa nói anh có quan điểm chính trị trái chiều dù anh có tài đến đâu thì cũng đừng mong đóng góp cho đất nước.
Đảng tạo ra pháp luật thì pháp luật có thể trị ai chứ không thể đụng
đến Đảng. Đó là chưa nói pháp luật tạo ra là để bảo vệ Đảng. Đảng nắm
hoàn toàn pháp luật trong tay thì khó đảm bảo sự nghiêm minh của pháp
luật trong những trường hợp ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng.
Anh có tài năng và phấn đấu hết mình thì cũng không bằng được ông cha
sắp xếp sẵn bởi lẽ chế độ độc Đảng cũng đồng nghĩa với độc quyền mà
độc quyền thì ai mà không tại điều kiện cho con cháu của mình? Đó là
chưa nói anh có quan điểm chính trị trái chiều dù anh có tài đến đâu thì
cũng đừng mong đóng góp cho đất nước.
Suy cho cùng, ông Lý Quang Diệu là người gieo hạt giống tốt và từ hạt
giống đó mọc lên cành lá sum suê, đơm hoa kết trái. Các thế hệ sau cứ
vun tưới đều đặn thì sẽ luôn có quả ngọt mà ăn.
Đó là ví do vì sao mà những người dân Singapore mà tôi tiếp xúc dù có
thương tiếc ông Lý Quang Diệu và dù ông Lý không còn nữa nhưng họ vẫn
tràn đầy lạc quan, tự tin vào tương lai với di sản ông Lý để lại.
Còn Việt Nam từ hạt giống xấu sinh ra cái cây còi cọc èo uột thì liệu
Đảng có dám nhổ cái cây đi mà gieo hạt giống khác hay không?
Tôi tin rằng Đảng không bao giờ muốn gieo hạt giống xấu cho đất nước
mình mà chỉ muốn đưa nhân dân mình đến một xã hội ‘không còn bóc lột’
mà Đảng tin là tốt đẹp.
Nhưng còn người dân Việt Nam thì sao? Thấy đất nước Singapore giàu có,
trật tự, bình an như vậy họ có muốn nước mình, dân mình được như
Singapore hay không?
Muốn như vậy thì họ cần Đảng cầm quyền cũng xây dựng cho được các giá
trị ‘chính trực’, pháp trị’ và ‘xứng đáng’ cũng như Singapore chứ không
cần đi theo con đường ‘đấu tranh giai cấp’ làm gì.
Nhưng ở Việt Nam dù dân có muốn đến mấy mà Đảng không muốn cũng không được!
Nguyễn Lễ