Tham Khảo
Việt Nam có thể bắt tội phạm ấu dâm như Mỹ bắt Minh Béo?
Công luận ở Việt Nam đang ngày càng bức xúc với tình trạng xâm hại tình dục trẻ em không được giải quyết nhưng các luật sư cho rằng những điều luật và quy trình tố tụng không dễ để kết tội những nghi phạm này.
Công luận ở Việt Nam đang ngày càng bức xúc với tình trạng xâm hại tình
dục trẻ em không được giải quyết nhưng các luật sư cho rằng những điều
luật và quy trình tố tụng không dễ để kết tội những nghi phạm này.
Lạm dụng tình dục trẻ em là một trong những dạng tội xâm hại nghiêm trọng. |
Trước đây công luận Việt Nam cũng đã biết đến việc cảnh sát Mỹ thu thập
được bằng chứng để đưa danh hài Minh Béo ra tòa với tội danh ấu dâm như
thế nào. Diễn viên hài này đã nhận tội ấu dâm với một trẻ vị thành niên ở
quận Cam và bị toà kết án 18 tháng tù giam ở bang California của Mỹ sau
khi bị cảnh sát bắt giữ hồi tháng 3 năm 2016.
Danh hài Minh Béo từng bị tòa án Mỹ kết án 18 tháng tù vì tội ấu dâm. |
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Thế Truyền và Hà Huy Sơn cho VOA Việt Ngữ biết
rằng với các điều luật bảo vệ quyền riêng tư đang là những cản trở cho
việc kết tội những nghi phạm ấu dâm.
Thành viên đoàn luật sư Việt Nam Nguyễn Thế Truyền cho biết. "Khó khăn
đầu tiên là câu chuyện về chứng cứ. Bởi vì nguyên tắc là ‘trọng chứng
hơn trọng cung.’ Nếu chỉ đơn giản có lời khai của bị hại và thủ phạm thì
cũng không thể lấy đó làm căn cứ để buộc tội họ được. Bắt buộc phải có
các chứng cứ khác khách quan độc lập, mang tính khoa học, rõ ràng thì
mới có thể có được bản án đối với những kẻ có hành vi xâm hại tình dục
đối với trẻ em hay phụ nữ."
"Nó không thể như ở bên Mỹ, trong vụ mà như tôi đọc báo được biết là Minh Béo – cảnh sát và công an đã phải sử dụng camera dấu kín để xem, để làm căn cứ mới buộc tội được."
Nguyễn Thế Truyền, thành viên LĐLSVN
Theo luật sư này các cơ quan thi hành tố tụng ở Việt Nam đang bị “bó
buộc chân tay” vì “việc thu thập chứng cứ đặt ra quá nhiều nguyên tắc để
bảo đảm cho quyền con người, quyền nhân thân, quyền tự do cá nhân,
quyền về bí mật đời tư.”
Luật sư Truyền nói: "Việc 1 điều tra viên hay một cảnh sát là không được
phép sử dụng camera dấu kín hay thúc đẩy tội phạm để ghi lại những hình
ảnh làm chứng cứ thì ở Việt Nam chuyện này là không có. Nó không thể
như ở bên Mỹ, trong vụ mà như tôi đọc báo được biết là Minh Béo – cảnh
sát và công an đã phải sử dụng camera dấu kín để xem, để làm căn cứ mới
buộc tội được."
Việt Nam không cho phép sử dụng camera dấu kín vì quyền riêng tư được
coi trọng và đó là hành vi vi phạm trong hoạt động tố tụng, theo ông
Truyền.
Số liệu thống kê các trường hợp xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam. |
Luật sư Hà Huy Sơn cũng đồng tình và cho biết điều này sẽ vi phạm quyền
riêng tư cá nhân theo quy định của luật dân sự. "Không được theo dõi các
hành vi của cá nhân trừ trường hợp vì lý do an ninh quốc phòng gì đó
thôi. Cái (bảo vệ quyền riêng tư) trong một điều luật của bộ luật dân sự
2005 cũng có mà 2015 người ta cũng vẫn giữ điều luật này."
"Không được theo dõi các hành vi của cá nhân trừ trường hợp vì lý do an ninh quốc phòng gì đó thôi."
Hà Huy Sơn, luật sư
Theo luật sư Sơn điều này có thể “nên được sửa đổi trong luật bảo vệ trẻ em vì đây là trường hợp đặc biệt.”
Luật sư này cho biết có thể làm cho quy trình khởi tố hình sự dễ dàng
hơn đối với loại tội phạm này bằng cách thay đổi quy định của điều luật.
"Thường thì tội hiếp dâm trẻ em xảy ra sau một thời gian mới được phát
hiện nên các chứng cứ giao cấu thì các cơ quan điều tra rất khó để xác
định và đối với trẻ thì nó không nhớ và khi cung cấp chứng cứ thì không
có người làm chứng. Theo tôi có thể phải thay đổi hay sửa đổi điều luật
về hiếp dâm trẻ em sang luật có cấu thành hình thức chứ không bắt buộc
phải là cấu thành vật chất tức là phải có giao cấu như quy định của pháp
luật hiện nay thì các cơ quan tiến hành tố tụng mới có thể thực hiện
quy trình và bảo vệ trẻ em được."
Theo dữ liệu của bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, mỗi năm có khoảng
2.000 trẻ em đối mặt với bạo lực và xâm hại hàng năm ở Việt Nam, trong
đó có hơn 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Trong khi đó các nhà nghiên cứu
nhận định rằng con số này có thể còn cao hơn thế và “đây chỉ là phần
nổi của một tảng băng trôi.” Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng
Khoa học về Giới, Gia đình và Vị thành niên (CSAGA) Nguyễn Vân Anh từng
nói với VOA Việt Ngữ rằng “có rất nhiều vụ án không được xử lý gì cả. Có
thể thụ lý rồi, có thể điều tra rồi nhưng rồi nó rơi vào im lặng một
cách đáng sợ.”
(VOA)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
ĐÀO HOA ỐC ĐẢO
*
Bắc Kinh Tam Tạng Tôn Ngộ Không
Đoàn Thị Hương heo Ủn chửa chồng
Tiên Bồng nguyên soái dư hợi cõng
Nguyễn Văn Trỗi dậy Võ Chí Kông
*
Bắc kì Nam Định gieo trồng Nghìa Hưng cày cấy nặc nồng cứt lợn bông
Đệ tam quốc tế đại đồng
Hai mang gián điệp up lồng Mao Trạch Đông
Gia đình tổ quốc hư không Bạch my tà giáo lầu hồng bà Nữ Oa
*
Tô Lâm thảo khấu trước sân toà
Ngu gì nhận tội đảng kê toa
Em hổng dám qua Võ Thị Sáu
An Nhơn Gò Vấp Thành Cổ Loa
*
Đào hoa Hồ Thị Kim Thoa Hồ Thu Xuân Thảo mộc quà Hồ Chí Minh
Mã Xây Tôn Nữ Thị Ninh
Dựng mồ Tôn Đức Thắng rình Đinh Thế Huynh
Quỳnh Lưu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Phan Đăng Lưu giữ lưu huỳnh Tố Hữu khuynh
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Việt Nam có thể bắt tội phạm ấu dâm như Mỹ bắt Minh Béo?
Công luận ở Việt Nam đang ngày càng bức xúc với tình trạng xâm hại tình dục trẻ em không được giải quyết nhưng các luật sư cho rằng những điều luật và quy trình tố tụng không dễ để kết tội những nghi phạm này.
Công luận ở Việt Nam đang ngày càng bức xúc với tình trạng xâm hại tình
dục trẻ em không được giải quyết nhưng các luật sư cho rằng những điều
luật và quy trình tố tụng không dễ để kết tội những nghi phạm này.
Lạm dụng tình dục trẻ em là một trong những dạng tội xâm hại nghiêm trọng. |
Trước đây công luận Việt Nam cũng đã biết đến việc cảnh sát Mỹ thu thập
được bằng chứng để đưa danh hài Minh Béo ra tòa với tội danh ấu dâm như
thế nào. Diễn viên hài này đã nhận tội ấu dâm với một trẻ vị thành niên ở
quận Cam và bị toà kết án 18 tháng tù giam ở bang California của Mỹ sau
khi bị cảnh sát bắt giữ hồi tháng 3 năm 2016.
Danh hài Minh Béo từng bị tòa án Mỹ kết án 18 tháng tù vì tội ấu dâm. |
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Thế Truyền và Hà Huy Sơn cho VOA Việt Ngữ biết
rằng với các điều luật bảo vệ quyền riêng tư đang là những cản trở cho
việc kết tội những nghi phạm ấu dâm.
Thành viên đoàn luật sư Việt Nam Nguyễn Thế Truyền cho biết. "Khó khăn
đầu tiên là câu chuyện về chứng cứ. Bởi vì nguyên tắc là ‘trọng chứng
hơn trọng cung.’ Nếu chỉ đơn giản có lời khai của bị hại và thủ phạm thì
cũng không thể lấy đó làm căn cứ để buộc tội họ được. Bắt buộc phải có
các chứng cứ khác khách quan độc lập, mang tính khoa học, rõ ràng thì
mới có thể có được bản án đối với những kẻ có hành vi xâm hại tình dục
đối với trẻ em hay phụ nữ."
"Nó không thể như ở bên Mỹ, trong vụ mà như tôi đọc báo được biết là Minh Béo – cảnh sát và công an đã phải sử dụng camera dấu kín để xem, để làm căn cứ mới buộc tội được."
Nguyễn Thế Truyền, thành viên LĐLSVN
Theo luật sư này các cơ quan thi hành tố tụng ở Việt Nam đang bị “bó
buộc chân tay” vì “việc thu thập chứng cứ đặt ra quá nhiều nguyên tắc để
bảo đảm cho quyền con người, quyền nhân thân, quyền tự do cá nhân,
quyền về bí mật đời tư.”
Luật sư Truyền nói: "Việc 1 điều tra viên hay một cảnh sát là không được
phép sử dụng camera dấu kín hay thúc đẩy tội phạm để ghi lại những hình
ảnh làm chứng cứ thì ở Việt Nam chuyện này là không có. Nó không thể
như ở bên Mỹ, trong vụ mà như tôi đọc báo được biết là Minh Béo – cảnh
sát và công an đã phải sử dụng camera dấu kín để xem, để làm căn cứ mới
buộc tội được."
Việt Nam không cho phép sử dụng camera dấu kín vì quyền riêng tư được
coi trọng và đó là hành vi vi phạm trong hoạt động tố tụng, theo ông
Truyền.
Số liệu thống kê các trường hợp xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam. |
Luật sư Hà Huy Sơn cũng đồng tình và cho biết điều này sẽ vi phạm quyền
riêng tư cá nhân theo quy định của luật dân sự. "Không được theo dõi các
hành vi của cá nhân trừ trường hợp vì lý do an ninh quốc phòng gì đó
thôi. Cái (bảo vệ quyền riêng tư) trong một điều luật của bộ luật dân sự
2005 cũng có mà 2015 người ta cũng vẫn giữ điều luật này."
"Không được theo dõi các hành vi của cá nhân trừ trường hợp vì lý do an ninh quốc phòng gì đó thôi."
Hà Huy Sơn, luật sư
Theo luật sư Sơn điều này có thể “nên được sửa đổi trong luật bảo vệ trẻ em vì đây là trường hợp đặc biệt.”
Luật sư này cho biết có thể làm cho quy trình khởi tố hình sự dễ dàng
hơn đối với loại tội phạm này bằng cách thay đổi quy định của điều luật.
"Thường thì tội hiếp dâm trẻ em xảy ra sau một thời gian mới được phát
hiện nên các chứng cứ giao cấu thì các cơ quan điều tra rất khó để xác
định và đối với trẻ thì nó không nhớ và khi cung cấp chứng cứ thì không
có người làm chứng. Theo tôi có thể phải thay đổi hay sửa đổi điều luật
về hiếp dâm trẻ em sang luật có cấu thành hình thức chứ không bắt buộc
phải là cấu thành vật chất tức là phải có giao cấu như quy định của pháp
luật hiện nay thì các cơ quan tiến hành tố tụng mới có thể thực hiện
quy trình và bảo vệ trẻ em được."
Theo dữ liệu của bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, mỗi năm có khoảng
2.000 trẻ em đối mặt với bạo lực và xâm hại hàng năm ở Việt Nam, trong
đó có hơn 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Trong khi đó các nhà nghiên cứu
nhận định rằng con số này có thể còn cao hơn thế và “đây chỉ là phần
nổi của một tảng băng trôi.” Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng
Khoa học về Giới, Gia đình và Vị thành niên (CSAGA) Nguyễn Vân Anh từng
nói với VOA Việt Ngữ rằng “có rất nhiều vụ án không được xử lý gì cả. Có
thể thụ lý rồi, có thể điều tra rồi nhưng rồi nó rơi vào im lặng một
cách đáng sợ.”
(VOA)