Kinh Đời
Việt Nam muốn kiểm soát mạng xã hội ư? Đã quá muộn rồi.
Tác giả: Điền Lương
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Ngày 4 tháng 11, khi truy cập vào ứng dụng Messenger của Facebook đã bị gián đoạn khắp nơi ở Việt Nam – một sự cố bất thường, thậm chí trong tình trạng này – Các cư dân mạng đã bị đưa vào tình trạng trang mạng [đang mở] bị xoay vòng vòng. Một số bạn bè Facebook của tôi hỏi: “[Anh] đã bị như vậy chưa?”
Ứng dụng Messenger cũng bị hỏng ở các nước khác, và sáng sớm hôm đó, bão Typhoon Damrey đã đánh vào bờ biển miền Trung Việt Nam rất mạnh. Tuy vậy, một vài người bạn của tôi cho rằng, dịch vụ bị gián đoạn còn có nguyên nhân khác nữa: một dự luật an ninh mạng từng là tin hàng đầu của một ngày trước đó.
Dự luật được đưa ra công chúng để lấy ý kiến tham khảo hồi tháng 6 nhưng chỉ mới nhận được sự chú ý gần đây, khi Quốc hội đang họp, Phòng Thương mại [và Công nghiệp] đã phản đối. Dự luật yêu cầu các công ty lớn nước ngoài như Google, Facebook và Skype phải đặt văn phòng và máy chủ ở Việt Nam. Mặc dù Quốc hội dự kiến rằng dự luật sẽ không được mang ra bỏ phiếu cho đến giữa năm 2018, nhưng tương lai nó sẽ gây ra nỗi lo ngại cho những người sử dụng internet, cộng đồng doanh nghiệp và thậm chí một số nhà lập pháp.
Chính phủ trích dẫn những mối quan ngại về an ninh mạng và tin giả mạo là những lý do để kiểm soát hơn nữa các diễn đàn mạng xã hội. Nhưng truy cập internet cũng đã phục vụ như một lối thoát cho các hoạt động chính trị và phơi bày việc tố cáo tham nhũng, cũng như quản lý yếu kém của chính phủ.
Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng truyền thông xã hội cao nhất so với các nước có thu nhập bình quân đầu người tương đương. Có khoảng 52 triệu tài khoản Facebook hoạt động, với dân số khoảng 96 triệu người. Google và YouTube cũng rất phổ biến.
Giống như Trung Quốc, Việt Nam mong muốn kiểm soát internet ngay từ khi mới khởi đầu. Chính phủ cũng đã cố gắng ngăn chặn Facebook từ năm 2009, bằng cách ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ nội địa không được thực hiện. Nhưng chính phủ đã không dám lập một bức tường lửa công khai, vì sợ mất đi công việc làm ăn trên mạng internet và thương mại điện tử; thay vì chặn hoàn toàn như Trung Quốc, họ cho phép một số trang web nào đó hoạt động, điều đó có thể giúp dỗ ngọt họ hợp tác khi cần thiết. Thỉnh thoảng, chính phủ Việt Nam yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ địa phương loại bỏ các trang web nào đó ra khỏi danh sách của các máy chủ mà họ biết, nhưng điều đó cũng đủ đi vòng bằng cách thay đổi tên miền.
Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trực tuyến trên tinh thần đưa duyệt kiểm lên hàng đầu; hệ thống mà họ phát triển bây giờ là mạng intranet toàn quốc hơn là mạng internet. Cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn của Việt Nam đã tạo ra một cơ sở hạ tầng ghép, giúp phát triển và thích ứng nhanh hơn khả năng của chính phủ điều chỉnh và kiểm soát nó.
Một điểm khác biệt là, Trung Quốc là một quốc gia lớn hơn, có nền kinh tế thị trường trong nước với quy mô cho phép các mạng xã hội nội địa thay phiên nhau phát triển như Weibo hay WeChat. Không như ở Việt Nam: Nước này đơn giản không có đủ tiền cần thiết cho tài chính hoặc chính trị để sánh với sự thành công của trung tâm công nghệ Silicon Valley. YouTube và Facebook hiện chiếm 2/3 thị trường truyền thông kỹ thuật số trong nước.
Chính phủ rất giỏi trong việc chặn Facebook vào những thời điểm nhạy cảm, như lúc Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam hồi tháng 5 năm 2016 hoặc trong các cuộc biểu tình địa phương về thảm họa môi trường. Nhưng họ chỉ chặn được trong một thời gian, do người sử dụng internet ở Việt Nam hiểu biết về công nghệ, luôn có thể tìm cách khác để khắc phục.
Năm 2015, ông Nguyễn Tấn Dũng khi còn là Thủ tướng Việt Nam, nói rằng, không thể cấm các phương tiện truyền thông xã hội, thay vào đó ,chính phủ nên sử dụng mạng xã hội để truyền bá thông điệp của mình. Sau khi ông Dũng rời khỏi chính trường năm 2016, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục chấp nhận Facebook, trong khi cố gắng chế ngự thông tin đăng tải trên mạng.
Trong một nỗ lực dường như để đáp ứng sự quan tâm của công chúng, năm 2015 chính phủ đã thiết lập các trang Facebook chính thức để đưa tin hội nghị sau các cuộc họp nội các và ban hành các các chính sách và quy định mới. Đồng thời họ cũng triển khai các nhóm được gọi là “những người theo dõi ý kiến công chúng” để tuyên truyền quan điểm riêng của họ và bảo vệ nhà nước, chống lại những người nói xấu, hay điều mà họ gọi là “các thế lực thù địch”.
Đầu năm nay, Bộ Thông tin ban hành một thông tư yêu cầu các trang web, mạng xã hội và các ứng dụng di động với hơn một triệu người sử dụng tại Việt Nam, “hợp tác” với chính quyền và loại bỏ “những nội dung có mục đích xấu và độc hại”, từ quảng cáo cho đến buôn lậu hàng hóa, hoặc động vật hoang dã, cho đến bí mật nhà nước. Bộ cũng yêu cầu Google gỡ 2.300 clip trên YouTube mà họ cho là phỉ báng các nhà lãnh đạo Việt Nam; Google đã đồng ý một phần, xóa bỏ gần 1.500 clip.
Có thể ngày càng táo bạo hơn do biện pháp này thành công, bằng cách gia tăng đàn áp internet ở các nước Đông Nam Á khác, các nhà chức trách muốn đi xa hơn. Nhưng đã quá trễ. Dự luật này hiện đang được thảo luận, cho thấy nó bắt chước Trung Quốc sau khi nước này đã thông qua hồi đầu năm nay.
Hồi tháng 8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang – từng làm Bộ trưởng Bộ Công an, là người chủ yếu đã đề xuất dự luật – cho biết, sự cần thiết “ngăn chặn các trang tin tức và blog có nội dung xấu và nguy hiểm”, một phần là do các chiến dịch trên mạng “đã làm suy giảm uy tín của lãnh đạo đảng và nhà nước”. Tuy nhiên, chính việc đề xuất dự luật này có thể làm tổn hại đến uy tín của nhà nước hơn nữa.
Như một số chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rằng, dự luật quá bao quát, đáng chú ý là vì nó vượt khỏi vấn đề an ninh mạng, sa vào việc thực sự kiểm soát nội dung. Facebook và Google cũng đã chỉ rõ rằng, có rất nhiều cơ chế đã được thực hiện, để cảnh báo và xóa nội dung nếu vi phạm luật địa phương; do đó không cần thiết phải lưu trữ dữ liệu ở địa phương (Việt Nam), điều mà hệ thống của họ không được thiết kế để làm việc này.
Việt Nam thường bị quốc tế chỉ trích vì thành tích tệ hại của họ về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận – mục đích kiểm soát chặt chẽ các ấn phẩm, tin tức trên đài phát thanh và truyền hình, và cấm đoán các blogger. Thông qua dự luật internet này, tiếng đã xấu lại càng xấu hơn. Luật cũng sẽ đối mặt với các vi phạm của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại khác nhau, gồm cả Tổ chức Thương mại Thế giới, có thể sẽ làm giảm các nhà đầu tư nước ngoài.
Tháng 11, Việt Nam kỷ niệm 20 năm ngày internet có mặt trên đất nước này. Việc chặn các diễn đàn mạng xã hội nổi tiếng vào lúc này, giống như là một bước thụt lùi – và cái thời kiểm soát đầy đủ hơn mà chưa từng xảy ra. Chắc chắn nó sẽ gây ra một phản ứng dữ dội từ phía người dân.
Chính phủ xem internet là nguyên nhân gây ra mất ổn định, nhưng điều chỉnh nó nghiêm ngặt hơn cũng có thể là một nguyên nhân gây thêm bất ổn – thậm chí ở một đất nước độc tài toàn trị như Việt Nam, một số đo lường sự ủng hộ của dân chúng là điều cốt tử cho sự tồn tại của chế độ.
Điền Lương
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Việt Nam muốn kiểm soát mạng xã hội ư? Đã quá muộn rồi.
Tác giả: Điền Lương
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Ngày 4 tháng 11, khi truy cập vào ứng dụng Messenger của Facebook đã bị gián đoạn khắp nơi ở Việt Nam – một sự cố bất thường, thậm chí trong tình trạng này – Các cư dân mạng đã bị đưa vào tình trạng trang mạng [đang mở] bị xoay vòng vòng. Một số bạn bè Facebook của tôi hỏi: “[Anh] đã bị như vậy chưa?”
Ứng dụng Messenger cũng bị hỏng ở các nước khác, và sáng sớm hôm đó, bão Typhoon Damrey đã đánh vào bờ biển miền Trung Việt Nam rất mạnh. Tuy vậy, một vài người bạn của tôi cho rằng, dịch vụ bị gián đoạn còn có nguyên nhân khác nữa: một dự luật an ninh mạng từng là tin hàng đầu của một ngày trước đó.
Dự luật được đưa ra công chúng để lấy ý kiến tham khảo hồi tháng 6 nhưng chỉ mới nhận được sự chú ý gần đây, khi Quốc hội đang họp, Phòng Thương mại [và Công nghiệp] đã phản đối. Dự luật yêu cầu các công ty lớn nước ngoài như Google, Facebook và Skype phải đặt văn phòng và máy chủ ở Việt Nam. Mặc dù Quốc hội dự kiến rằng dự luật sẽ không được mang ra bỏ phiếu cho đến giữa năm 2018, nhưng tương lai nó sẽ gây ra nỗi lo ngại cho những người sử dụng internet, cộng đồng doanh nghiệp và thậm chí một số nhà lập pháp.
Chính phủ trích dẫn những mối quan ngại về an ninh mạng và tin giả mạo là những lý do để kiểm soát hơn nữa các diễn đàn mạng xã hội. Nhưng truy cập internet cũng đã phục vụ như một lối thoát cho các hoạt động chính trị và phơi bày việc tố cáo tham nhũng, cũng như quản lý yếu kém của chính phủ.
Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng truyền thông xã hội cao nhất so với các nước có thu nhập bình quân đầu người tương đương. Có khoảng 52 triệu tài khoản Facebook hoạt động, với dân số khoảng 96 triệu người. Google và YouTube cũng rất phổ biến.
Giống như Trung Quốc, Việt Nam mong muốn kiểm soát internet ngay từ khi mới khởi đầu. Chính phủ cũng đã cố gắng ngăn chặn Facebook từ năm 2009, bằng cách ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ nội địa không được thực hiện. Nhưng chính phủ đã không dám lập một bức tường lửa công khai, vì sợ mất đi công việc làm ăn trên mạng internet và thương mại điện tử; thay vì chặn hoàn toàn như Trung Quốc, họ cho phép một số trang web nào đó hoạt động, điều đó có thể giúp dỗ ngọt họ hợp tác khi cần thiết. Thỉnh thoảng, chính phủ Việt Nam yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ địa phương loại bỏ các trang web nào đó ra khỏi danh sách của các máy chủ mà họ biết, nhưng điều đó cũng đủ đi vòng bằng cách thay đổi tên miền.
Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trực tuyến trên tinh thần đưa duyệt kiểm lên hàng đầu; hệ thống mà họ phát triển bây giờ là mạng intranet toàn quốc hơn là mạng internet. Cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn của Việt Nam đã tạo ra một cơ sở hạ tầng ghép, giúp phát triển và thích ứng nhanh hơn khả năng của chính phủ điều chỉnh và kiểm soát nó.
Một điểm khác biệt là, Trung Quốc là một quốc gia lớn hơn, có nền kinh tế thị trường trong nước với quy mô cho phép các mạng xã hội nội địa thay phiên nhau phát triển như Weibo hay WeChat. Không như ở Việt Nam: Nước này đơn giản không có đủ tiền cần thiết cho tài chính hoặc chính trị để sánh với sự thành công của trung tâm công nghệ Silicon Valley. YouTube và Facebook hiện chiếm 2/3 thị trường truyền thông kỹ thuật số trong nước.
Chính phủ rất giỏi trong việc chặn Facebook vào những thời điểm nhạy cảm, như lúc Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam hồi tháng 5 năm 2016 hoặc trong các cuộc biểu tình địa phương về thảm họa môi trường. Nhưng họ chỉ chặn được trong một thời gian, do người sử dụng internet ở Việt Nam hiểu biết về công nghệ, luôn có thể tìm cách khác để khắc phục.
Năm 2015, ông Nguyễn Tấn Dũng khi còn là Thủ tướng Việt Nam, nói rằng, không thể cấm các phương tiện truyền thông xã hội, thay vào đó ,chính phủ nên sử dụng mạng xã hội để truyền bá thông điệp của mình. Sau khi ông Dũng rời khỏi chính trường năm 2016, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục chấp nhận Facebook, trong khi cố gắng chế ngự thông tin đăng tải trên mạng.
Trong một nỗ lực dường như để đáp ứng sự quan tâm của công chúng, năm 2015 chính phủ đã thiết lập các trang Facebook chính thức để đưa tin hội nghị sau các cuộc họp nội các và ban hành các các chính sách và quy định mới. Đồng thời họ cũng triển khai các nhóm được gọi là “những người theo dõi ý kiến công chúng” để tuyên truyền quan điểm riêng của họ và bảo vệ nhà nước, chống lại những người nói xấu, hay điều mà họ gọi là “các thế lực thù địch”.
Đầu năm nay, Bộ Thông tin ban hành một thông tư yêu cầu các trang web, mạng xã hội và các ứng dụng di động với hơn một triệu người sử dụng tại Việt Nam, “hợp tác” với chính quyền và loại bỏ “những nội dung có mục đích xấu và độc hại”, từ quảng cáo cho đến buôn lậu hàng hóa, hoặc động vật hoang dã, cho đến bí mật nhà nước. Bộ cũng yêu cầu Google gỡ 2.300 clip trên YouTube mà họ cho là phỉ báng các nhà lãnh đạo Việt Nam; Google đã đồng ý một phần, xóa bỏ gần 1.500 clip.
Có thể ngày càng táo bạo hơn do biện pháp này thành công, bằng cách gia tăng đàn áp internet ở các nước Đông Nam Á khác, các nhà chức trách muốn đi xa hơn. Nhưng đã quá trễ. Dự luật này hiện đang được thảo luận, cho thấy nó bắt chước Trung Quốc sau khi nước này đã thông qua hồi đầu năm nay.
Hồi tháng 8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang – từng làm Bộ trưởng Bộ Công an, là người chủ yếu đã đề xuất dự luật – cho biết, sự cần thiết “ngăn chặn các trang tin tức và blog có nội dung xấu và nguy hiểm”, một phần là do các chiến dịch trên mạng “đã làm suy giảm uy tín của lãnh đạo đảng và nhà nước”. Tuy nhiên, chính việc đề xuất dự luật này có thể làm tổn hại đến uy tín của nhà nước hơn nữa.
Như một số chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rằng, dự luật quá bao quát, đáng chú ý là vì nó vượt khỏi vấn đề an ninh mạng, sa vào việc thực sự kiểm soát nội dung. Facebook và Google cũng đã chỉ rõ rằng, có rất nhiều cơ chế đã được thực hiện, để cảnh báo và xóa nội dung nếu vi phạm luật địa phương; do đó không cần thiết phải lưu trữ dữ liệu ở địa phương (Việt Nam), điều mà hệ thống của họ không được thiết kế để làm việc này.
Việt Nam thường bị quốc tế chỉ trích vì thành tích tệ hại của họ về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận – mục đích kiểm soát chặt chẽ các ấn phẩm, tin tức trên đài phát thanh và truyền hình, và cấm đoán các blogger. Thông qua dự luật internet này, tiếng đã xấu lại càng xấu hơn. Luật cũng sẽ đối mặt với các vi phạm của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại khác nhau, gồm cả Tổ chức Thương mại Thế giới, có thể sẽ làm giảm các nhà đầu tư nước ngoài.
Tháng 11, Việt Nam kỷ niệm 20 năm ngày internet có mặt trên đất nước này. Việc chặn các diễn đàn mạng xã hội nổi tiếng vào lúc này, giống như là một bước thụt lùi – và cái thời kiểm soát đầy đủ hơn mà chưa từng xảy ra. Chắc chắn nó sẽ gây ra một phản ứng dữ dội từ phía người dân.
Chính phủ xem internet là nguyên nhân gây ra mất ổn định, nhưng điều chỉnh nó nghiêm ngặt hơn cũng có thể là một nguyên nhân gây thêm bất ổn – thậm chí ở một đất nước độc tài toàn trị như Việt Nam, một số đo lường sự ủng hộ của dân chúng là điều cốt tử cho sự tồn tại của chế độ.
Điền Lương