Tham Khảo
Việt Nam: những tên trộm cộng sản ăn cắp Giáng Sinh như thế nào?
Tác giả: Michael Benge
Người dịch: Trần Văn Minh
26-2-2015
Tuyên bố của Alphonse Karr năm 1839, “Plus ça change, plus c’ est la même chose”. (Càng thay đổi, càng vẫn như cũ) vẫn còn đúng với cựu Đông Dương sau nhiều thập niên dưới chế độ độc tài tàn bạo.
Là một gián điệp của Moscow, với lòng trung thành không phải với người dân Việt Nam mà với phong trào cộng sản quốc tế (Quốc tế Cộng sản), Hồ Chí Minh, đã công bố thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào ngày 18 tháng 2, 1930. Mục đích là để thống trị thuộc địa Đông Dương của Pháp – [bao gồm] Việt Nam, Lào và Campuchia – cũng như phần còn lại của Đông Nam Á. Khmer Đỏ cũng là một sáng tạo của Hồ. Mặc dù ông chết vào năm 1969, đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa từ bỏ giấc mơ của ông Hồ, giống như tế bào, Việt Nam đang thực thi chủ nghĩa thực dân mới trên hai quốc gia chư hầu lân cận – là Lào và Campuchia – với chính quyền do Hà Nội tạo ra. Hà Nội đã có thỏa thuận với cả hai chính quyền để có “cố vấn” trong mỗi bộ ngành của chính phủ; bao gồm những bộ liên quan tới tôn giáo.
Nhà cầm quyền Việt Nam cực kỳ hốt hoảng trước các tôn giáo có tổ chức, vì cho rằng các tôn giáo này cạnh tranh và là đối lập trực tiếp với tôn giáo chính trị cộng sản. Nỗi sợ hãi lớn nhất của chế độ là Thiên Chúa giáo và Phật giáo.
Năm 2001, người Thượng Thiên Chúa giáo ở Tây Nguyên của Việt Nam tổ chức cuộc biểu tình lớn đòi hỏi quyền tự do thờ phượng. Sự kiện này đưa tới cuộc đàn áp nặng nề của chế độ cộng sản áp bức, với kết quả là một số lượng lớn người Thượng bị giết chết, hàng ngàn người khác bị bắt, bị tra tấn và bỏ tù, nhiều người trong số họ vẫn còn trong tù cho tới ngày hôm nay. Sau cuộc biểu tình đó, hàng ngàn người Thượng đã chạy trốn sự tàn bạo và xin tỵ nạn tại nước láng giềng Campuchia, gây ra một sự mất mặt chính trị đối với quốc tế và sự thay đổi trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.
Trong trường hợp một người nào đó bị ảo tưởng cho rằng không còn đàn áp tôn giáo nữa, điều này có thể đánh thức họ dậy, vì những tên trộm cộng sản gian ác ở cả Việt Nam và Lào đã làm một lần nữa: Họ đã đánh cắp Giáng Sinh từ những người Thượng Tin Lành, người Mông và các nhóm Thiên Chúa giáo khác, nhất là những người thờ phượng tại nhà thờ tư gia hoặc ngoài trời.
Trang tin Compass Direct tường thuật năm 2013 rằng “chính quyền cộng sản đóng cửa ngày lễ Giáng Sinh ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam” và tại hơn 10 tỉnh, “trong những gì có lẽ là động thái đáng chú ý nhất gần đây để gia tăng đàn áp Thiên Chúa giáo”. Nhà chức trách cũng cấm Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục Công giáo của giáo phận Kontum, cử hành thánh lễ mừng Giáng Sinh với tín hữu Công giáo người Thượng. Mặc dù các báo cáo năm 2014 vẫn chưa được công bố, điều này chứng tỏ rằng chế độ lại đàn áp tôn giáo một lần nữa, theo báo cáo từ tỉnh Gia Lai. Theo chiều hướng này họ cũng sẽ lại cấm cử hành mừng kính lễ Phục Sinh. Năm nay, nhà cầm quyền cộng sản lợi dụng những mùa nghỉ lễ để tiếp tục đàn áp thô bạo người Thượng và dân tộc thiểu số người H’Mông.
Ở Việt Nam, chỉ có nhà thờ với mục sư được cộng sản phong chức, có đăng ký và được chính phủ kiểm soát mới được phép thực hiện các nghi thức khiêm tốn nhất để cử hành các ngày lễ Thiên Chúa giáo. Một trong những huấn lệnh tôn giáo của Việt Nam là, để trở thành một mục sư hay linh mục và đăng ký một nhà thờ, trước tiên, người ta phải tuyên thệ đặt “nhà nước” (tức là chủ nghĩa cộng sản) trước Thiên Chúa. Một số nơi đi xa đến mức đòi hỏi phải treo một tấm hình Hồ Chí Minh lớn thay vì một cây Thánh Giá ở vị trí thích hợp trong nhà thờ.
Hầu hết người Thượng và người H’Mông theo Thiên Chúa giáo khước từ thờ phượng dưới các điều kiện này, vì vậy họ cử hành nghi lễ trong nhà của họ. Tuy nhiên, bất cứ ai tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái phép, bao gồm cả việc thờ phượng tại tư gia, các nghi thức cầu nguyện ngoài trời, các cuộc phản đối hoặc cuộc biểu tình chống lại sự trấn áp, được xem là phạm tội “phá hoại tình đoàn kết dân tộc của Việt Nam”. Người dân thiểu số với điện thoại di động trái phép cũng thuộc thể loại này. Kẻ vi phạm có thể bị phạt tới mười năm tù hoặc nhiều hơn, bị tra tấn, và bị tước đoạt khẩu phần ăn dinh dưỡng và chữa bệnh, là điều thường dẫn họ đến cái chết.
Công nghệ do các công ty Mỹ và Anh cung cấp đã giúp nhà cầm quyền cộng sản theo dõi chặt chẽ điện thoại di động và các cuộc nói chuyện qua đường dây điện thoại nhà của những người bất đồng chính kiến bị coi chừng và những người cổ động dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo; nhất là những điện thoại do người Thượng và người H’Mông Thiên Chúa giáo sử dụng. Những người cộng sản cũng thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với các phương tiện truyền thông, Internet, blog và mạng xã hội, và “kẻ vi phạm” bị trừng phạt nặng nề. Cho dù với chiến thuật khủng bố của chế độ, một số người vẫn thách thức sự trấn áp và một ít thông tin về sự hành hạ lộ ra.
Chỉ mới gần đây, tác giả nhận được một danh sách ghi rõ ngày tháng của 344 tù nhân chính trị người Thượng từ các nhóm bộ tộc Gia Rai ở tỉnh Gia Lai đang chết dần chết mòn trong các nhà tù và trại giam dưới điều kiện khủng khiếp, chính yếu chỉ vì niềm tin Thiên Chúc giáo và thờ phượng trong nhà riêng của họ thay vì nhà thờ hình thức do cộng sản kiểm soát. Hội thánh Tin Lành hợp pháp duy nhất ở Gia Lai được cộng sản phê chuẩn để người Thượng tin thờ là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, do ông Siu Y. Kim đứng đầu, một “mục sư” được nhà nước tấn phong, là người thường được thấy đi cùng công an trong các cuộc bố ráp các nhà thờ tư gia người Thượng.
Theo WikiLeaks (số # 78561), dựa trên các cuộc thảo luận với Kim, tòa đại sứ Mỹ và John Hanford, là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã đệ trình các báo cáo láo về những tiến bộ lớn trong phạm vi tự do tôn giáo cho người Thượng. Kim, một tay lừa đảo có tiếng, đã gạt “những kẻ ngốc hữu dụng này”, và báo cáo của họ dẫn đến việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) do vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo. Danh sách CPC là một chuyện xấu hổ đối với chính quyền Việt Nam.
Chỉ có một số ít người Gia Rai được thả ra khỏi tù từ khi danh sách các tù nhân này được biên soạn. Danh sách không chứa tên của các dân tộc thiểu số Thiên Chúa giáo bị cầm tù từ các tỉnh khác, chẳng hạn như người Ê Đê ở Đắk Lắkc, người Banhar ở Kontum, người M’nông ở Đắk Nông, người Xtiêng ở tỉnh Bình Phước, người H’Mông và các nhóm sắc tộc khác ở các tỉnh miền núi ở phía Bắc và phía Nam. Danh sách cũng không có tên của người Khmer Krom và người Chăm ở phần phía nam của Việt Nam hoặc những người có niềm tin tôn giáo khác, chẳng hạn như Phật giáo, Hồi giáo và Công giáo cũng đang bị cầm tù vì đức tin của họ. Một danh sách đầy đủ của tất cả những người bị giam giữ vì thực hành đức tin tôn giáo sẽ làm thành một cuốn sách.
Việt Nam, một đất nước với 86 triệu dân, có 3,6 triệu đảng viên cộng sản, và duy trì một lực lượng công an cảnh sát ước tính khoảng 1,2 triệu, bao gồm lực lượng đặc biệt công an tôn giáo, một trong những lực lượng đặc biệt công an tôn giáo lớn nhất thế giới tính theo bình quân đầu người. Ngoài ra, còn có những lực lượng thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), là tổ chức do nhà nước tài trợ dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Việt Nam. Những tên côn đồ MTTQ, hầu như dưới sự kiều khiển của công an thường phục, được sử dụng như những tên tay sai để thực hiện các hành động “tự phát” chống lại các nhóm bị canh chừng, để nhà cầm quyền cộng sản có thể chối bỏ một cách chính đáng về các thiệt hại tài sản, đánh đập và tử vong do họ gây ra.
Mặc dù các vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo đối với thiểu số Thiên Chúa giáo và những tôn giáo khác không giảm bớt, chế độ cộng sản đã trở nên thông minh hơn một chút, do họ đã chấm dứt phô trương trước công chúng các phiên tòa chiếu lệ. Bây giờ tín đồ chỉ bị bắt và bị tống giam một cách lặng lẽ; hoặc “biến mất”. Thường thì gia đình không biết họ còn sống hay đã chết.
Sự nới lỏng hạn chế tự do tôn giáo như đã hứa của chế độ cộng sản chỉ là chuyện nước bọt. Nghị định 92, điều luật sửa đổi được báo trước từ sớm về việc đăng ký giáo hội, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2013, được cho là sẽ “làm rõ ràng và đơn giản quá trình”. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo nhà thờ tại gia nói, điều này chỉ làm chậm thêm việc đăng ký nhà thờ; đơn xin phép hoặc bị từ chối hoặc bị bỏ qua một bên. Ban Tôn giáo chính thức nói với các nhà lãnh đạo tôn giáo rằng nhiều tỉnh vẫn chưa có chính sách đăng ký nhà thờ. Vì vậy, chính quyền địa phương vẫn được quyền đưa ra các quyết định độc lập về việc phê chuẩn, là những gì cấu thành sự vi phạm các chính sách và bằng cách nào các biện pháp trừng phạt có thể được thực hiện. Những tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam, ít nhất là ở các vùng nông thôn, rõ ràng là phẳng lì.
Thí dụ, theo báo cáo từ tỉnh Gia Lai, cán bộ MTTQ Hải đã bắt và đánh đập tàn nhẫn người Thượng Tin Lành do cử hành nghi lễ ở nhà thờ tư gia thay vì ở nhà thờ chính thức có giấy phép của Siu Kim ở thành phố Pleiku cách làng của họ nhiều dặm đường; một chuyến đi tốn kém và mất nhiều thì giờ mà họ không thể làm được.
Vào tháng 10 năm 2014, tại huyện Chư Pưh, các ông Siu Suo, Ksor Thít và Rahlan Phit từ làng Hra; Siu Siu Tel và Hoàng từ làng Tai, Rahlan Dal, làng Sur B đã bị bắt, và bị đánh đập là H’Ba Rahlan (nữ), Siu Tĩnh, Rahlan Glel, và Kpa Hit từ làng Tot, và H’Nhep Rmah (nữ) và chồng của cô là Tol Rahlan của làng Tao đều bị bắt và bị đánh đập nặng nề bởi cán bộ Hải của MTTQ. Những ngôi nhà ở tất cả các thôn trong tỉnh Gia Lai bị nghi ngờ là nơi thờ tự đều bị giám sát liên tục 24/7. Hải cũng cho biết rằng ăn mừng Giáng sinh bị cấm.
Cộng sản Việt Nam hạn chế du lịch tới các khu vực nhạy cảm như Tây Nguyên và các khu vực bộ tộc ở phía tây bắc; khi được phép đi vào, người ngoài sẽ bị công an theo dõi nghiêm ngặt, và người ngoại quốc luôn luôn phải đi kèm với người giám sát của nhà nước. Chế độ kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông và các quan chức cộng sản và giáo sĩ bù nhìn của họ là những người duy nhất được phép nói chuyện với các viên chức nước ngoài và phóng viên báo chí.
Mặc dù vậy, một đoạn phim không ghi ngày tháng xuất hiện trên YouTube vào giữa năm 2014 cho thấy công an Việt Nam đánh đập tín đồ Thiên Chúa Giáo người H’Mông và phá hủy nhà thờ của họ ở miền bắc Việt Nam. Một mẩu thông tin nhỏ cũng đã nổi lên trên VietCatholic và dịch vụ tin tức của Vatican, và từ các tổ chức bất vụ lợi (NGO) địa phương như Morning Star News (MSN), một tổ chức bất vụ lợi chuyên tường thuật về các tín đồ Thiên Chúa giáo bị bức hại.
Tại tỉnh Bình Phước của miền nam Việt Nam, nơi người Thượng Xtiêng Thiên Chúa giáo chiếm một phần lớn dân số, nhà cầm quyền đang cố gắng thống nhất các họ đạo ở các nhà thờ làng lâu đời vào Giáo hội Tin Lành hợp pháp do nhà nước kiểm soát thuộc miền nam Việt Nam. Nhà chức trách bắt đầu bằng cách nghiêm cấm thánh giá bên trong và bên ngoài nhà thờ làng.
Theo MSN, “kích động sự thù địch xã hội đã trở thành một phương thức chủ yếu được các quan chức chính quyền dùng để kiềm chế, hoặc ít nhất là làm chậm lại, sự phát triển của đạo Thiên Chúa trong vòng các dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn Việt Nam”. Thông thường, “côn đồ của MTTQ được chính quyền sử dụng như là an ninh ‘tự phát’ và được kể như dân làng”. Những sự việc sau đây xảy ra ở miền cực bắc của Việt Nam, được ghi nhận vì tính bạo lực hiển nhiên đối với đồng bào dân tộc Thiên Chúa giáo người H’Mông, những người là mục tiêu có chủ ý của các quan chức cộng sản.
Ngày 26 tháng 2, tại tỉnh Điện Biên, côn đồ MTTQ đánh đập một gia đình Thiên Chúa giáo – bao gồm cả bé gái Hằng Thị Dia 9 tuổi của họ – và đuổi họ ra khỏi làng. Cán bộ Công an Hàng Da Sinh và Cu Ninh Vang tuyển dụng đám đông người từ bên ngoài làng và đưa họ đến nhà của Hằng A Khùa và ra lệnh Khùa và gia đình của ông gồm chín người ngay lập tức rút lại đức tin Kitô giáo của họ và quay trở lại với việc thờ cúng tổ tiên. Khùa từ chối, và các cán bộ ra lệnh cho những tên côn đồ MTTQ tấn công gia đình. Họ đã hành động một cách thô bạo, bằng cách vung những đoạn dây cáp điện ngắn lên cả người lớn và trẻ em, với những vết sưng đỏ và và vết bầm tím. Những tên côn đồ này sau đó được lệnh của cán bộ Sinh và Vang lục soát ngôi nhà. Họ lấy đi các giấy tờ có giá trị pháp lý (ví dụ như giấy khai sinh và chính sách bảo hiểm y tế), thực phẩm và đồ dùng cá nhân; sau đó phá hủy ngôi nhà của họ. Cuối cùng, sau ba giờ hành hạ, các cán bộ thông báo tịch thu ruộng lúa của gia đình và gia đình bị trục xuất vĩnh viễn khỏi huyện Điện Biên Đông. Sau đó, họ kích động đám đông đuổi gia đình đi. Gia đình hiện đang sống trong rừng không có nhà và theo Khùa “ngày qua ngày, chúng tôi không biết sẽ sống thế nào hoặc chúng tôi sẽ đi tới đâu …”
Tại huyện Phú Yên, tỉnh Sơn La lân cận, tín đồ Tin Lành Thao A Say cho biết bốn gia đình tín đồ người H’Mông bị đe dọa như thế vào tháng ba. Sự phục tùng chính thức của bốn gia đình với Giáo hội Tin Lành Việt Nam, giáo hội được nhìn nhận hợp pháp của miền Bắc, đã không cứu họ được; cán bộ xã nói với họ rằng Thiên Chúa giáo không tồn tại trong làng Suối Cư. Ông Tuyên, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Huy Tân, nói với họ rằng, “Các người không thể tin vào Chúa Kitô được – nếu làm thế, các người và các gia đình tin đạo khác phải rời khỏi ngôi làng này!” Côn đồ MTTQ do nhà cầm quyền xúi giục đã đe dọa phá hủy ngôi nhà của các tín hữu và giết họ trừ phi họ bỏ đạo. Ngày 25 tháng ba, như một cảnh báo thêm, côn đồ xông vào nhà Say và bắt đầu đánh đập ông và vợ của ông bằng những chiếc ghế, đá và đấm họ, và sau đó nắm tóc kéo vợ ông, là bà Vàng Thị Mua, ra sân.
Hà Nội đã có thỏa thuận với các nước láng giềng để cung cấp “cố vấn” cho tất cả các cơ quan chính phủ, bao gồm cả những cơ quan về tôn giáo. Hà Nội lo ngại rằng các tín hữu người H’Mông tại Lào và Việt Nam có thể đoàn kết và phối hợp các hoạt động với người Thượng trong một nỗ lực để buộc thay đổi chính sách tôn giáo đối với họ.
Theo nhật báo The Wall Street Journal (bài báo ‘Đêm thanh vắng ở Lào’, ngày 08/01/2015), “Sự bùng phát vi phạm tự do tôn giáo nhắm tới các tín hữu Thiên Chúa giáo người dân tộc Lào và H’Mông ngày càng trở nên bạo động và thô bạo hơn, với những nghi lễ tôn giáo độc lập và lễ Giáng Sinh, các tín hữu bị bắt, bị tra tấn, giết chết, hoặc chỉ đơn giản là biến mất”. Mọi người đều biết rằng đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) có quyền kiểm soát tuyệt đối báo chí và xã hội dân sự; tuy nhiên, một số nhà bảo vệ nhân quyền tin rằng vụ đàn áp tín hữu người H’Mông vào ngày Giáng Sinh được phối hợp với Hà Nội.
Tổ chức The Voice of the Martyrs [tạm dịch: Tiếng Nói của những Vị Tử Đạo] tường thuật rằng vào chủ nhật 18 tháng 1, Mục sư Nguyễn Hồng Quang và mục sư phụ tá của ông đã bị đánh đập tàn nhẫn bởi năm người đàn ông, có thể là côn đồ MTTQ, giữa thanh thiên bạch nhật gần Đại học Kinh Thánh ở Sài Gòn trước đây do Mục sư Quang thành lập và vẫn dẫn dắt. Năm người đàn ông tấn công các mục sư một cách vô cớ, đánh vào đầu họ bằng gạch và đá cho đến khi họ ngã gục xuống đất. Những kẻ tấn công tiếp tục đánh đập ngay cả sau khi các mục sư ngã trên mặt đất, đá họ nhiều lần. Cả hai vị mục sự đã được đưa tới phòng cấp cứu để điều trị. Mục sư Quang bị gẫy mũi, gãy xương sườn, bị gãy răng và trẹo quai hàm. Và tất nhiên, không có vụ bắt giữ nào xảy ra trong cuộc tấn công.
Kể từ cuộc đàn áp trước Giáng Sinh, hàng loạt tín hữu người Thượng đã chạy trốn khỏi sự khủng bố ở Tây Nguyên để ẩn náu trong những khu rừng của tỉnh Rattanikiri ở đông bắc Campuchia với hy vọng xin được tỵ nạn và có được tự do tôn giáo. Tuy nhiên, họ đang bị kẹp giữa hai tảng đá vì có sự hiện diện đáng kể “cố vấn” của Việt Nam ở Rattanikiri, kẻ sẵn sàng trả cho cảnh sát biên giới Campuchia “tiền thưởng”, được biết vượt quá tiền lương một tháng cho mỗi người Thượng bị bắt và giao lại cho họ để trục xuất và bắt giam tại Việt Nam. Bao nhiêu nhóm đã đến, và bao nhiêu đã bị bắt và bị trục xuất không ai rõ vì số người đến mập mờ và người bị trục xuất không được ghi nhận.
Theo nhật báo Phnom Penh Post, ông Chhay Thy, điều phối viên tỉnh của tổ chức nhân quyền địa phương, và một quan sát viên phụ tá, chỉ trích chính phủ về việc bắt giữ một gia đình gồm năm người Thượng – một người mẹ và người cha, hai con trai nhỏ, và con gái 9 tháng tuổi – vào chủ nhật ngày 5 tháng 1. Ngày hôm sau, trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), phát ngôn viên Bộ Nội vụ Sopheak phủ nhận thông tin của bài báo về việc bắt giữ và tuyên bố, không có người Thượng trong tỉnh, chỉ có “người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp”. Ông Sopheak sau đó đe dọa ông Thy bằng cách nói rằng nếu ông không rút lời tố cáo, ông sẽ bị kiện. Ông Thy nhấn mạnh rằng tin tức về các vụ bắt giữ vào ngày chủ nhật là đúng và được xác nhận bởi lời kể lại của người dân và các nhà hoạt động, và nói rằng ông sẽ không lùi bước. Các mối đe dọa đối với ông Thy một lần nữa lan sang phương tiện truyền thông xã hội trong thời gian gần đây khi một tài khoản Facebook có tên là “Lum Phatsrok”, mà ông Thy cáo buộc được một quan chức cao cấp của tỉnh điều khiển, đã kêu gọi các chiến binh Thánh chiến Hồi giáo “cắt” lưỡi ông.
Đợt đầu tiên đến là một nhóm 13 người Thượng đã trốn chạy sau vụ đàn áp tôn giáo trước Giáng Sinh ở Tây Nguyên của Việt Nam và trốn tránh cảnh sát biên giới [Campuchia] ở những khu rừng của Rattanikiri. Bị thiếu ăn và bị hành hạ bởi bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sau một tháng, cuối cùng một người trung gian đã có thể đưa họ đi gặp Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR), là người đã đưa họ đến Phnom Penh và giúp họ đạt được quy chế tỵ nạn. Sau đó, có ba người khác tham gia [công cuộc trốn chạy] với họ. Tuy nhiên, họ vẫn đang gặp nguy hiểm bởi vì chế độ cộng sản Campuchia liên minh chặt chẽ và chịu ảnh hưởng của người bảo trợ tại Hà Nội khẳng định rằng tất cả người Thượng phải được trao lại cho Việt Nam.
Trong một chuyến đi đến Hà Nội và Phnom Penh vào tháng Hai năm 2007, Ellen Sauerbrey, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về dân số, người tỵ nạn và di dân, đã rung hồi chuông báo tử cho mọi chính sách thuận lợi của Mỹ đối với các đồng minh cũ. Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, bà nói, bà tin rằng các quan chức cộng sản, những người bảo đảm với bà rằng người Thượng được hưởng tự do tôn giáo, không bị bức hại và có thể đi lại tự do đến Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại Sài Gòn để nói lên những uẩn ức. Đúng vậy, và con heo cũng có thể bay được. Sauerbrey sau đó đã tổ chức một cuộc họp báo ở Phnom Penh và nói với các quan chức cộng sản Campuchia rằng người Thượng phải ở lại Việt Nam và những người tìm kiếm tỵ nạn tại Campuchia phải được trả lại cho Việt Nam. Năm 1992, chính phủ Campuchia đã phê chuẩn Công ước đa phương của Liên Hiệp Quốc liên quan đến tình trạng người tỵ nạn, đồng ý cho phép tất cả những người tỵ nạn tiếp cận thủ tục xin tỵ nạn. Tuy nhiên, hành động dựa theo lời khuyên của Sauerbrey và áp lực của Hà Nội, chế độ Campuchia buộc UNHCR đóng cửa các trại tỵ nạn và cảnh sát đã không ngừng đuổi bắt những người Thượng xin tỵ nạn và trục xuất họ. Kết quả, Sauerbrey đã thiết lập chính sách không chính thức của Bộ Ngoại giao [Hoa Kỳ] cho đồng minh cũ, điều vẫn còn hiệu lực cho tới ngày hôm nay.
Ngay cả khi những người Thượng tỵ nạn đạt được quy chế tỵ nạn của UNHCR, không có gì bảo đảm họ sẽ được phép định cư đến một nước nào khác trong tương lai. Hơn 150 người Thượng trốn chạy cuộc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam nhiều năm trước vẫn đang mỏi mòn ở Thái Lan. Trong khi một số người đã vào được hệ thống UNHCR, một số khác vẫn còn lẩn trốn: tất cả đều bị cuốn vào tình hình chính trị giữa Mỹ và Đông Nam Á. Có thể rằng Mỹ sẽ bênh vực cho đồng minh cũ, trong lúc chính quyền Obama không quan tâm gì mấy đến các tín đồ Thiên Chúa giáo đang bị nguy hiểm.
Kể từ khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975 và sự thiết lập chính quyền cộng sản toàn trị sau đó, Việt Nam đã trở thành một trong những nước vi phạm nghiêm trọng nhất trên thế giới về quyền con người cơ bản – bao gồm quyền tự do thực hành tôn giáo. Các tổ chức nhân quyền liên tục kêu gọi cho điều tra về sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam, và Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội thường thề hứa sẽ điều tra những vấn đề này, nhưng dường như không có kết quả gì.
Bây giờ, Tổng thống Obama sắp sửa cho không Việt Nam vai trò thành viên toàn phần trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quan hệ thương mại không giới hạn là điều bất lợi vì từ bỏ đòn bẩy duy nhất mà Mỹ có để gây áp lực Việt Nam phải chấm dứt các vi phạm nhân quyền, phải có những cải thiện có thể đo lường được về các quyền tự do tôn giáo và Internet, và phóng thích tù nhân chính trị.
Obama dường như đang theo lời khuyên của cặp song sinh Bobbsey, là Thượng nghị sĩ McCain và Ngoại trưởng Kerry, là những người từng ủng hộ mạnh mẽ nhất cho cộng sản Việt Nam. Lý luận của họ là cần phải vỗ về Việt Nam để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực Đông Nam Á. Bất cứ ai nuôi dưỡng ước mơ này chắc phải thi trượt môn toán hàm thụ, khi so sánh sự chênh lệch về dân số của họ. Gần đây, trong một bài phát biểu với các nghiệp đoàn lao động lớn và đảng viên Dân chủ cấp tiến, là những người phản đối một thỏa thuận mới về tự do thương mại lớn với Á Châu, Tổng thống Obama cho biết “con ngựa đã ra khỏi chuồng” về vấn đề Mỹ bị mất việc cho nước ngoài và bằng việc trao cho Việt Nam vai trò thành viên toàn phần trong TPP sẽ tạo ra một hệ thống thương mại công bằng hơn.
Và ban nhạc tiếp tục chơi.
http://www.frontpagemag.com/2015/michael-benge/vietnam-how-the-communist-grinches-stole-christmas/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Việt Nam: những tên trộm cộng sản ăn cắp Giáng Sinh như thế nào?
Tác giả: Michael Benge
Người dịch: Trần Văn Minh
26-2-2015
Tuyên bố của Alphonse Karr năm 1839, “Plus ça change, plus c’ est la même chose”. (Càng thay đổi, càng vẫn như cũ) vẫn còn đúng với cựu Đông Dương sau nhiều thập niên dưới chế độ độc tài tàn bạo.
Là một gián điệp của Moscow, với lòng trung thành không phải với người dân Việt Nam mà với phong trào cộng sản quốc tế (Quốc tế Cộng sản), Hồ Chí Minh, đã công bố thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào ngày 18 tháng 2, 1930. Mục đích là để thống trị thuộc địa Đông Dương của Pháp – [bao gồm] Việt Nam, Lào và Campuchia – cũng như phần còn lại của Đông Nam Á. Khmer Đỏ cũng là một sáng tạo của Hồ. Mặc dù ông chết vào năm 1969, đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa từ bỏ giấc mơ của ông Hồ, giống như tế bào, Việt Nam đang thực thi chủ nghĩa thực dân mới trên hai quốc gia chư hầu lân cận – là Lào và Campuchia – với chính quyền do Hà Nội tạo ra. Hà Nội đã có thỏa thuận với cả hai chính quyền để có “cố vấn” trong mỗi bộ ngành của chính phủ; bao gồm những bộ liên quan tới tôn giáo.
Nhà cầm quyền Việt Nam cực kỳ hốt hoảng trước các tôn giáo có tổ chức, vì cho rằng các tôn giáo này cạnh tranh và là đối lập trực tiếp với tôn giáo chính trị cộng sản. Nỗi sợ hãi lớn nhất của chế độ là Thiên Chúa giáo và Phật giáo.
Năm 2001, người Thượng Thiên Chúa giáo ở Tây Nguyên của Việt Nam tổ chức cuộc biểu tình lớn đòi hỏi quyền tự do thờ phượng. Sự kiện này đưa tới cuộc đàn áp nặng nề của chế độ cộng sản áp bức, với kết quả là một số lượng lớn người Thượng bị giết chết, hàng ngàn người khác bị bắt, bị tra tấn và bỏ tù, nhiều người trong số họ vẫn còn trong tù cho tới ngày hôm nay. Sau cuộc biểu tình đó, hàng ngàn người Thượng đã chạy trốn sự tàn bạo và xin tỵ nạn tại nước láng giềng Campuchia, gây ra một sự mất mặt chính trị đối với quốc tế và sự thay đổi trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.
Trong trường hợp một người nào đó bị ảo tưởng cho rằng không còn đàn áp tôn giáo nữa, điều này có thể đánh thức họ dậy, vì những tên trộm cộng sản gian ác ở cả Việt Nam và Lào đã làm một lần nữa: Họ đã đánh cắp Giáng Sinh từ những người Thượng Tin Lành, người Mông và các nhóm Thiên Chúa giáo khác, nhất là những người thờ phượng tại nhà thờ tư gia hoặc ngoài trời.
Trang tin Compass Direct tường thuật năm 2013 rằng “chính quyền cộng sản đóng cửa ngày lễ Giáng Sinh ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam” và tại hơn 10 tỉnh, “trong những gì có lẽ là động thái đáng chú ý nhất gần đây để gia tăng đàn áp Thiên Chúa giáo”. Nhà chức trách cũng cấm Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục Công giáo của giáo phận Kontum, cử hành thánh lễ mừng Giáng Sinh với tín hữu Công giáo người Thượng. Mặc dù các báo cáo năm 2014 vẫn chưa được công bố, điều này chứng tỏ rằng chế độ lại đàn áp tôn giáo một lần nữa, theo báo cáo từ tỉnh Gia Lai. Theo chiều hướng này họ cũng sẽ lại cấm cử hành mừng kính lễ Phục Sinh. Năm nay, nhà cầm quyền cộng sản lợi dụng những mùa nghỉ lễ để tiếp tục đàn áp thô bạo người Thượng và dân tộc thiểu số người H’Mông.
Ở Việt Nam, chỉ có nhà thờ với mục sư được cộng sản phong chức, có đăng ký và được chính phủ kiểm soát mới được phép thực hiện các nghi thức khiêm tốn nhất để cử hành các ngày lễ Thiên Chúa giáo. Một trong những huấn lệnh tôn giáo của Việt Nam là, để trở thành một mục sư hay linh mục và đăng ký một nhà thờ, trước tiên, người ta phải tuyên thệ đặt “nhà nước” (tức là chủ nghĩa cộng sản) trước Thiên Chúa. Một số nơi đi xa đến mức đòi hỏi phải treo một tấm hình Hồ Chí Minh lớn thay vì một cây Thánh Giá ở vị trí thích hợp trong nhà thờ.
Hầu hết người Thượng và người H’Mông theo Thiên Chúa giáo khước từ thờ phượng dưới các điều kiện này, vì vậy họ cử hành nghi lễ trong nhà của họ. Tuy nhiên, bất cứ ai tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái phép, bao gồm cả việc thờ phượng tại tư gia, các nghi thức cầu nguyện ngoài trời, các cuộc phản đối hoặc cuộc biểu tình chống lại sự trấn áp, được xem là phạm tội “phá hoại tình đoàn kết dân tộc của Việt Nam”. Người dân thiểu số với điện thoại di động trái phép cũng thuộc thể loại này. Kẻ vi phạm có thể bị phạt tới mười năm tù hoặc nhiều hơn, bị tra tấn, và bị tước đoạt khẩu phần ăn dinh dưỡng và chữa bệnh, là điều thường dẫn họ đến cái chết.
Công nghệ do các công ty Mỹ và Anh cung cấp đã giúp nhà cầm quyền cộng sản theo dõi chặt chẽ điện thoại di động và các cuộc nói chuyện qua đường dây điện thoại nhà của những người bất đồng chính kiến bị coi chừng và những người cổ động dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo; nhất là những điện thoại do người Thượng và người H’Mông Thiên Chúa giáo sử dụng. Những người cộng sản cũng thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với các phương tiện truyền thông, Internet, blog và mạng xã hội, và “kẻ vi phạm” bị trừng phạt nặng nề. Cho dù với chiến thuật khủng bố của chế độ, một số người vẫn thách thức sự trấn áp và một ít thông tin về sự hành hạ lộ ra.
Chỉ mới gần đây, tác giả nhận được một danh sách ghi rõ ngày tháng của 344 tù nhân chính trị người Thượng từ các nhóm bộ tộc Gia Rai ở tỉnh Gia Lai đang chết dần chết mòn trong các nhà tù và trại giam dưới điều kiện khủng khiếp, chính yếu chỉ vì niềm tin Thiên Chúc giáo và thờ phượng trong nhà riêng của họ thay vì nhà thờ hình thức do cộng sản kiểm soát. Hội thánh Tin Lành hợp pháp duy nhất ở Gia Lai được cộng sản phê chuẩn để người Thượng tin thờ là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, do ông Siu Y. Kim đứng đầu, một “mục sư” được nhà nước tấn phong, là người thường được thấy đi cùng công an trong các cuộc bố ráp các nhà thờ tư gia người Thượng.
Theo WikiLeaks (số # 78561), dựa trên các cuộc thảo luận với Kim, tòa đại sứ Mỹ và John Hanford, là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã đệ trình các báo cáo láo về những tiến bộ lớn trong phạm vi tự do tôn giáo cho người Thượng. Kim, một tay lừa đảo có tiếng, đã gạt “những kẻ ngốc hữu dụng này”, và báo cáo của họ dẫn đến việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) do vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo. Danh sách CPC là một chuyện xấu hổ đối với chính quyền Việt Nam.
Chỉ có một số ít người Gia Rai được thả ra khỏi tù từ khi danh sách các tù nhân này được biên soạn. Danh sách không chứa tên của các dân tộc thiểu số Thiên Chúa giáo bị cầm tù từ các tỉnh khác, chẳng hạn như người Ê Đê ở Đắk Lắkc, người Banhar ở Kontum, người M’nông ở Đắk Nông, người Xtiêng ở tỉnh Bình Phước, người H’Mông và các nhóm sắc tộc khác ở các tỉnh miền núi ở phía Bắc và phía Nam. Danh sách cũng không có tên của người Khmer Krom và người Chăm ở phần phía nam của Việt Nam hoặc những người có niềm tin tôn giáo khác, chẳng hạn như Phật giáo, Hồi giáo và Công giáo cũng đang bị cầm tù vì đức tin của họ. Một danh sách đầy đủ của tất cả những người bị giam giữ vì thực hành đức tin tôn giáo sẽ làm thành một cuốn sách.
Việt Nam, một đất nước với 86 triệu dân, có 3,6 triệu đảng viên cộng sản, và duy trì một lực lượng công an cảnh sát ước tính khoảng 1,2 triệu, bao gồm lực lượng đặc biệt công an tôn giáo, một trong những lực lượng đặc biệt công an tôn giáo lớn nhất thế giới tính theo bình quân đầu người. Ngoài ra, còn có những lực lượng thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), là tổ chức do nhà nước tài trợ dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Việt Nam. Những tên côn đồ MTTQ, hầu như dưới sự kiều khiển của công an thường phục, được sử dụng như những tên tay sai để thực hiện các hành động “tự phát” chống lại các nhóm bị canh chừng, để nhà cầm quyền cộng sản có thể chối bỏ một cách chính đáng về các thiệt hại tài sản, đánh đập và tử vong do họ gây ra.
Mặc dù các vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo đối với thiểu số Thiên Chúa giáo và những tôn giáo khác không giảm bớt, chế độ cộng sản đã trở nên thông minh hơn một chút, do họ đã chấm dứt phô trương trước công chúng các phiên tòa chiếu lệ. Bây giờ tín đồ chỉ bị bắt và bị tống giam một cách lặng lẽ; hoặc “biến mất”. Thường thì gia đình không biết họ còn sống hay đã chết.
Sự nới lỏng hạn chế tự do tôn giáo như đã hứa của chế độ cộng sản chỉ là chuyện nước bọt. Nghị định 92, điều luật sửa đổi được báo trước từ sớm về việc đăng ký giáo hội, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2013, được cho là sẽ “làm rõ ràng và đơn giản quá trình”. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo nhà thờ tại gia nói, điều này chỉ làm chậm thêm việc đăng ký nhà thờ; đơn xin phép hoặc bị từ chối hoặc bị bỏ qua một bên. Ban Tôn giáo chính thức nói với các nhà lãnh đạo tôn giáo rằng nhiều tỉnh vẫn chưa có chính sách đăng ký nhà thờ. Vì vậy, chính quyền địa phương vẫn được quyền đưa ra các quyết định độc lập về việc phê chuẩn, là những gì cấu thành sự vi phạm các chính sách và bằng cách nào các biện pháp trừng phạt có thể được thực hiện. Những tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam, ít nhất là ở các vùng nông thôn, rõ ràng là phẳng lì.
Thí dụ, theo báo cáo từ tỉnh Gia Lai, cán bộ MTTQ Hải đã bắt và đánh đập tàn nhẫn người Thượng Tin Lành do cử hành nghi lễ ở nhà thờ tư gia thay vì ở nhà thờ chính thức có giấy phép của Siu Kim ở thành phố Pleiku cách làng của họ nhiều dặm đường; một chuyến đi tốn kém và mất nhiều thì giờ mà họ không thể làm được.
Vào tháng 10 năm 2014, tại huyện Chư Pưh, các ông Siu Suo, Ksor Thít và Rahlan Phit từ làng Hra; Siu Siu Tel và Hoàng từ làng Tai, Rahlan Dal, làng Sur B đã bị bắt, và bị đánh đập là H’Ba Rahlan (nữ), Siu Tĩnh, Rahlan Glel, và Kpa Hit từ làng Tot, và H’Nhep Rmah (nữ) và chồng của cô là Tol Rahlan của làng Tao đều bị bắt và bị đánh đập nặng nề bởi cán bộ Hải của MTTQ. Những ngôi nhà ở tất cả các thôn trong tỉnh Gia Lai bị nghi ngờ là nơi thờ tự đều bị giám sát liên tục 24/7. Hải cũng cho biết rằng ăn mừng Giáng sinh bị cấm.
Cộng sản Việt Nam hạn chế du lịch tới các khu vực nhạy cảm như Tây Nguyên và các khu vực bộ tộc ở phía tây bắc; khi được phép đi vào, người ngoài sẽ bị công an theo dõi nghiêm ngặt, và người ngoại quốc luôn luôn phải đi kèm với người giám sát của nhà nước. Chế độ kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông và các quan chức cộng sản và giáo sĩ bù nhìn của họ là những người duy nhất được phép nói chuyện với các viên chức nước ngoài và phóng viên báo chí.
Mặc dù vậy, một đoạn phim không ghi ngày tháng xuất hiện trên YouTube vào giữa năm 2014 cho thấy công an Việt Nam đánh đập tín đồ Thiên Chúa Giáo người H’Mông và phá hủy nhà thờ của họ ở miền bắc Việt Nam. Một mẩu thông tin nhỏ cũng đã nổi lên trên VietCatholic và dịch vụ tin tức của Vatican, và từ các tổ chức bất vụ lợi (NGO) địa phương như Morning Star News (MSN), một tổ chức bất vụ lợi chuyên tường thuật về các tín đồ Thiên Chúa giáo bị bức hại.
Tại tỉnh Bình Phước của miền nam Việt Nam, nơi người Thượng Xtiêng Thiên Chúa giáo chiếm một phần lớn dân số, nhà cầm quyền đang cố gắng thống nhất các họ đạo ở các nhà thờ làng lâu đời vào Giáo hội Tin Lành hợp pháp do nhà nước kiểm soát thuộc miền nam Việt Nam. Nhà chức trách bắt đầu bằng cách nghiêm cấm thánh giá bên trong và bên ngoài nhà thờ làng.
Theo MSN, “kích động sự thù địch xã hội đã trở thành một phương thức chủ yếu được các quan chức chính quyền dùng để kiềm chế, hoặc ít nhất là làm chậm lại, sự phát triển của đạo Thiên Chúa trong vòng các dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn Việt Nam”. Thông thường, “côn đồ của MTTQ được chính quyền sử dụng như là an ninh ‘tự phát’ và được kể như dân làng”. Những sự việc sau đây xảy ra ở miền cực bắc của Việt Nam, được ghi nhận vì tính bạo lực hiển nhiên đối với đồng bào dân tộc Thiên Chúa giáo người H’Mông, những người là mục tiêu có chủ ý của các quan chức cộng sản.
Ngày 26 tháng 2, tại tỉnh Điện Biên, côn đồ MTTQ đánh đập một gia đình Thiên Chúa giáo – bao gồm cả bé gái Hằng Thị Dia 9 tuổi của họ – và đuổi họ ra khỏi làng. Cán bộ Công an Hàng Da Sinh và Cu Ninh Vang tuyển dụng đám đông người từ bên ngoài làng và đưa họ đến nhà của Hằng A Khùa và ra lệnh Khùa và gia đình của ông gồm chín người ngay lập tức rút lại đức tin Kitô giáo của họ và quay trở lại với việc thờ cúng tổ tiên. Khùa từ chối, và các cán bộ ra lệnh cho những tên côn đồ MTTQ tấn công gia đình. Họ đã hành động một cách thô bạo, bằng cách vung những đoạn dây cáp điện ngắn lên cả người lớn và trẻ em, với những vết sưng đỏ và và vết bầm tím. Những tên côn đồ này sau đó được lệnh của cán bộ Sinh và Vang lục soát ngôi nhà. Họ lấy đi các giấy tờ có giá trị pháp lý (ví dụ như giấy khai sinh và chính sách bảo hiểm y tế), thực phẩm và đồ dùng cá nhân; sau đó phá hủy ngôi nhà của họ. Cuối cùng, sau ba giờ hành hạ, các cán bộ thông báo tịch thu ruộng lúa của gia đình và gia đình bị trục xuất vĩnh viễn khỏi huyện Điện Biên Đông. Sau đó, họ kích động đám đông đuổi gia đình đi. Gia đình hiện đang sống trong rừng không có nhà và theo Khùa “ngày qua ngày, chúng tôi không biết sẽ sống thế nào hoặc chúng tôi sẽ đi tới đâu …”
Tại huyện Phú Yên, tỉnh Sơn La lân cận, tín đồ Tin Lành Thao A Say cho biết bốn gia đình tín đồ người H’Mông bị đe dọa như thế vào tháng ba. Sự phục tùng chính thức của bốn gia đình với Giáo hội Tin Lành Việt Nam, giáo hội được nhìn nhận hợp pháp của miền Bắc, đã không cứu họ được; cán bộ xã nói với họ rằng Thiên Chúa giáo không tồn tại trong làng Suối Cư. Ông Tuyên, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Huy Tân, nói với họ rằng, “Các người không thể tin vào Chúa Kitô được – nếu làm thế, các người và các gia đình tin đạo khác phải rời khỏi ngôi làng này!” Côn đồ MTTQ do nhà cầm quyền xúi giục đã đe dọa phá hủy ngôi nhà của các tín hữu và giết họ trừ phi họ bỏ đạo. Ngày 25 tháng ba, như một cảnh báo thêm, côn đồ xông vào nhà Say và bắt đầu đánh đập ông và vợ của ông bằng những chiếc ghế, đá và đấm họ, và sau đó nắm tóc kéo vợ ông, là bà Vàng Thị Mua, ra sân.
Hà Nội đã có thỏa thuận với các nước láng giềng để cung cấp “cố vấn” cho tất cả các cơ quan chính phủ, bao gồm cả những cơ quan về tôn giáo. Hà Nội lo ngại rằng các tín hữu người H’Mông tại Lào và Việt Nam có thể đoàn kết và phối hợp các hoạt động với người Thượng trong một nỗ lực để buộc thay đổi chính sách tôn giáo đối với họ.
Theo nhật báo The Wall Street Journal (bài báo ‘Đêm thanh vắng ở Lào’, ngày 08/01/2015), “Sự bùng phát vi phạm tự do tôn giáo nhắm tới các tín hữu Thiên Chúa giáo người dân tộc Lào và H’Mông ngày càng trở nên bạo động và thô bạo hơn, với những nghi lễ tôn giáo độc lập và lễ Giáng Sinh, các tín hữu bị bắt, bị tra tấn, giết chết, hoặc chỉ đơn giản là biến mất”. Mọi người đều biết rằng đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) có quyền kiểm soát tuyệt đối báo chí và xã hội dân sự; tuy nhiên, một số nhà bảo vệ nhân quyền tin rằng vụ đàn áp tín hữu người H’Mông vào ngày Giáng Sinh được phối hợp với Hà Nội.
Tổ chức The Voice of the Martyrs [tạm dịch: Tiếng Nói của những Vị Tử Đạo] tường thuật rằng vào chủ nhật 18 tháng 1, Mục sư Nguyễn Hồng Quang và mục sư phụ tá của ông đã bị đánh đập tàn nhẫn bởi năm người đàn ông, có thể là côn đồ MTTQ, giữa thanh thiên bạch nhật gần Đại học Kinh Thánh ở Sài Gòn trước đây do Mục sư Quang thành lập và vẫn dẫn dắt. Năm người đàn ông tấn công các mục sư một cách vô cớ, đánh vào đầu họ bằng gạch và đá cho đến khi họ ngã gục xuống đất. Những kẻ tấn công tiếp tục đánh đập ngay cả sau khi các mục sư ngã trên mặt đất, đá họ nhiều lần. Cả hai vị mục sự đã được đưa tới phòng cấp cứu để điều trị. Mục sư Quang bị gẫy mũi, gãy xương sườn, bị gãy răng và trẹo quai hàm. Và tất nhiên, không có vụ bắt giữ nào xảy ra trong cuộc tấn công.
Kể từ cuộc đàn áp trước Giáng Sinh, hàng loạt tín hữu người Thượng đã chạy trốn khỏi sự khủng bố ở Tây Nguyên để ẩn náu trong những khu rừng của tỉnh Rattanikiri ở đông bắc Campuchia với hy vọng xin được tỵ nạn và có được tự do tôn giáo. Tuy nhiên, họ đang bị kẹp giữa hai tảng đá vì có sự hiện diện đáng kể “cố vấn” của Việt Nam ở Rattanikiri, kẻ sẵn sàng trả cho cảnh sát biên giới Campuchia “tiền thưởng”, được biết vượt quá tiền lương một tháng cho mỗi người Thượng bị bắt và giao lại cho họ để trục xuất và bắt giam tại Việt Nam. Bao nhiêu nhóm đã đến, và bao nhiêu đã bị bắt và bị trục xuất không ai rõ vì số người đến mập mờ và người bị trục xuất không được ghi nhận.
Theo nhật báo Phnom Penh Post, ông Chhay Thy, điều phối viên tỉnh của tổ chức nhân quyền địa phương, và một quan sát viên phụ tá, chỉ trích chính phủ về việc bắt giữ một gia đình gồm năm người Thượng – một người mẹ và người cha, hai con trai nhỏ, và con gái 9 tháng tuổi – vào chủ nhật ngày 5 tháng 1. Ngày hôm sau, trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), phát ngôn viên Bộ Nội vụ Sopheak phủ nhận thông tin của bài báo về việc bắt giữ và tuyên bố, không có người Thượng trong tỉnh, chỉ có “người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp”. Ông Sopheak sau đó đe dọa ông Thy bằng cách nói rằng nếu ông không rút lời tố cáo, ông sẽ bị kiện. Ông Thy nhấn mạnh rằng tin tức về các vụ bắt giữ vào ngày chủ nhật là đúng và được xác nhận bởi lời kể lại của người dân và các nhà hoạt động, và nói rằng ông sẽ không lùi bước. Các mối đe dọa đối với ông Thy một lần nữa lan sang phương tiện truyền thông xã hội trong thời gian gần đây khi một tài khoản Facebook có tên là “Lum Phatsrok”, mà ông Thy cáo buộc được một quan chức cao cấp của tỉnh điều khiển, đã kêu gọi các chiến binh Thánh chiến Hồi giáo “cắt” lưỡi ông.
Đợt đầu tiên đến là một nhóm 13 người Thượng đã trốn chạy sau vụ đàn áp tôn giáo trước Giáng Sinh ở Tây Nguyên của Việt Nam và trốn tránh cảnh sát biên giới [Campuchia] ở những khu rừng của Rattanikiri. Bị thiếu ăn và bị hành hạ bởi bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sau một tháng, cuối cùng một người trung gian đã có thể đưa họ đi gặp Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR), là người đã đưa họ đến Phnom Penh và giúp họ đạt được quy chế tỵ nạn. Sau đó, có ba người khác tham gia [công cuộc trốn chạy] với họ. Tuy nhiên, họ vẫn đang gặp nguy hiểm bởi vì chế độ cộng sản Campuchia liên minh chặt chẽ và chịu ảnh hưởng của người bảo trợ tại Hà Nội khẳng định rằng tất cả người Thượng phải được trao lại cho Việt Nam.
Trong một chuyến đi đến Hà Nội và Phnom Penh vào tháng Hai năm 2007, Ellen Sauerbrey, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về dân số, người tỵ nạn và di dân, đã rung hồi chuông báo tử cho mọi chính sách thuận lợi của Mỹ đối với các đồng minh cũ. Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, bà nói, bà tin rằng các quan chức cộng sản, những người bảo đảm với bà rằng người Thượng được hưởng tự do tôn giáo, không bị bức hại và có thể đi lại tự do đến Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại Sài Gòn để nói lên những uẩn ức. Đúng vậy, và con heo cũng có thể bay được. Sauerbrey sau đó đã tổ chức một cuộc họp báo ở Phnom Penh và nói với các quan chức cộng sản Campuchia rằng người Thượng phải ở lại Việt Nam và những người tìm kiếm tỵ nạn tại Campuchia phải được trả lại cho Việt Nam. Năm 1992, chính phủ Campuchia đã phê chuẩn Công ước đa phương của Liên Hiệp Quốc liên quan đến tình trạng người tỵ nạn, đồng ý cho phép tất cả những người tỵ nạn tiếp cận thủ tục xin tỵ nạn. Tuy nhiên, hành động dựa theo lời khuyên của Sauerbrey và áp lực của Hà Nội, chế độ Campuchia buộc UNHCR đóng cửa các trại tỵ nạn và cảnh sát đã không ngừng đuổi bắt những người Thượng xin tỵ nạn và trục xuất họ. Kết quả, Sauerbrey đã thiết lập chính sách không chính thức của Bộ Ngoại giao [Hoa Kỳ] cho đồng minh cũ, điều vẫn còn hiệu lực cho tới ngày hôm nay.
Ngay cả khi những người Thượng tỵ nạn đạt được quy chế tỵ nạn của UNHCR, không có gì bảo đảm họ sẽ được phép định cư đến một nước nào khác trong tương lai. Hơn 150 người Thượng trốn chạy cuộc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam nhiều năm trước vẫn đang mỏi mòn ở Thái Lan. Trong khi một số người đã vào được hệ thống UNHCR, một số khác vẫn còn lẩn trốn: tất cả đều bị cuốn vào tình hình chính trị giữa Mỹ và Đông Nam Á. Có thể rằng Mỹ sẽ bênh vực cho đồng minh cũ, trong lúc chính quyền Obama không quan tâm gì mấy đến các tín đồ Thiên Chúa giáo đang bị nguy hiểm.
Kể từ khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975 và sự thiết lập chính quyền cộng sản toàn trị sau đó, Việt Nam đã trở thành một trong những nước vi phạm nghiêm trọng nhất trên thế giới về quyền con người cơ bản – bao gồm quyền tự do thực hành tôn giáo. Các tổ chức nhân quyền liên tục kêu gọi cho điều tra về sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam, và Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội thường thề hứa sẽ điều tra những vấn đề này, nhưng dường như không có kết quả gì.
Bây giờ, Tổng thống Obama sắp sửa cho không Việt Nam vai trò thành viên toàn phần trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quan hệ thương mại không giới hạn là điều bất lợi vì từ bỏ đòn bẩy duy nhất mà Mỹ có để gây áp lực Việt Nam phải chấm dứt các vi phạm nhân quyền, phải có những cải thiện có thể đo lường được về các quyền tự do tôn giáo và Internet, và phóng thích tù nhân chính trị.
Obama dường như đang theo lời khuyên của cặp song sinh Bobbsey, là Thượng nghị sĩ McCain và Ngoại trưởng Kerry, là những người từng ủng hộ mạnh mẽ nhất cho cộng sản Việt Nam. Lý luận của họ là cần phải vỗ về Việt Nam để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực Đông Nam Á. Bất cứ ai nuôi dưỡng ước mơ này chắc phải thi trượt môn toán hàm thụ, khi so sánh sự chênh lệch về dân số của họ. Gần đây, trong một bài phát biểu với các nghiệp đoàn lao động lớn và đảng viên Dân chủ cấp tiến, là những người phản đối một thỏa thuận mới về tự do thương mại lớn với Á Châu, Tổng thống Obama cho biết “con ngựa đã ra khỏi chuồng” về vấn đề Mỹ bị mất việc cho nước ngoài và bằng việc trao cho Việt Nam vai trò thành viên toàn phần trong TPP sẽ tạo ra một hệ thống thương mại công bằng hơn.
Và ban nhạc tiếp tục chơi.
http://www.frontpagemag.com/2015/michael-benge/vietnam-how-the-communist-grinches-stole-christmas/