Cà Kê Dê Ngỗng
Việt cộng làm hỏng tiếng Việt ngay từ bậc tiểu học - by Phạm Quang Tuấn / Trần Văn Giang (ghi lại)
Như
tôi đã viết nhiều lần, trong những danh từ kép tiếng Việt, danh từ
chính luôn luôn đi trước tính từ, không như trong tiếng Anh hoặc tiếng
Tàu. (Tính từ đây bao gồm cả những danh từ hay động từ dùng để bổ nghĩa
cho danh từ chính, chẳng hạn gỗ trong “bàn gỗ” hay “ăn” trong “dao ăn”). Tiếng Tàu là “mỹ nhân,” tiếng Anh là “beautiful person” nhưng tiếng Việt là “người đẹp.”
Đây là một đặc tính chung của các ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic Languages) khác với những tiếng Bắc Á châu như tiếng Tàu, Nhật, Hàn…
Tuy nhiên, tiếng Việt có biệt lệ là nếu cả hai chữ đều là chữ Hán ngắn (không phải chữ kép) thì để tính từ trước danh từ, như trong tiếng Hán. “Mỹ” là đẹp và “nhân” là người, nhưng ta nói “mỹ nhân” chứ không ai nói là “nhân mỹ !”
Nguyên
tắc này vô cùng quan trọng trong tiếng Việt, vì nó giúp dân tộc ta bảo
tồn được ngôn ngữ riêng của mình, để nó không trở thành một biến thể của
tiếng Tàu, trong khi vẫn thoải mái thu nhập một từ vựng rất lớn từ
tiếng Hán. Có thể từ 50% tới 90% từ ngữ tiếng Việt có nguồn từ tiếng
Hán, tùy theo loại văn. Chuyện này không có gì lạ để phải thấy mặc cảm.
Nhiều ngôn ngữ lớn trên thế giới cũng vay mượn, du nhập từ ngữ thoải
mái: Tiếng Pháp từ tiếng Hy lạp và La tinh, tiếng Anh từ tiếng Pháp, Hy
lạp, La tinh và rất nhiều ngôn ngữ khác.
Tuy
nhiên, cấu trúc của ngôn ngữ mới là quan trọng. Đánh mất cấu trúc tiếng
Việt và theo cấu trúc Hán bừa bãi, sai chỗ là làm mất bản sắc tiếng
Việt, làm cho nó bị tiếng Tàu đồng hóa đi một chút.
Ở Việt Nam hiện nay, sự bừa bãi ngu dốt này bắt đầu từ giáo dục bậc tiểu học. Mỗi lớp phải bầu ra cái gọi là “lớp trưởng” và “lớp phó.” Đây chính là những quái thai văn phạm vì “lớp”
không phải là tiếng Hán Việt mà là tiếng Việt thuần túy. Ở thời VNCH
ngày xưa (và có lẽ trước khi đất nước chia đôi, vì miền Nam có khuynh
hướng giữ kỹ những truyền thống văn hóa giáo dục tốt đẹp), người ta dùng
chữ “Trưởng lớp”
đúng theo quy luật tiếng Việt. Ngày xưa, thời chữ Nho còn thịnh hành,
các thầy đồ mở trường dạy học riêng, cũng giao cho một học trò giữ chức “Trưởng tràng” (chứ không phải “tràng trưởng!”) (Tiếng Hán cũng có chữ “tràng trường” nhưng với nghĩa khác, chỉ là đồng âm).
Gieo
mầm sai và dốt trong đầu óc trẻ em từ nhỏ và để chúng dùng hàng ngày
suốt từ đó tới trưởng thành, sẽ có hậu quả là quy tắc tiếng Việt trở
thành lỏng lẻo, ngay cả trong giới có học. Có lẽ vì thế mà gần đây tiếng
Việt đầy những quái thai văn phạm như: Nữ nhà văn, nữ nhà báo, nữ quay phim, siêu xe, siêu lợn, vi sóng, vi tính…
Phạm Quang Tuấn
***
Phần xem đọc thêm (Bonus)
“Nữ nhà văn” và “Siêu lợn” giống nhau chỗ nào?
Trong tiếng Việt, danh từ (noun) và tính từ (qualifier) (*) phải theo thứ tự sau đây:
- Khi một trong hai từ hoặc cả hai từ là từ “nôm” (không phải Hán – Việt) thì tĩnh từ bắt buộc phải đi sau danh từ: Ngựa trắng, Lính thủy.
- Chỉ khi nào cả hai từ đều là Hán – Việt thì tính từ mới có thể đặt trước danh từ như Bạch mã, Thủy quân. (Nhưng tính từ kép Hán – Việt vẫn thường đặt sau danh từ như “Chính phủ trung ương”).
“Nữ nhà văn”
là một quái thai văn phạm ta thường thấy trong báo chí Việt Nam, và
ngay cả các nhà văn (?) cũng hay dùng nó mà không biết là mình phản bội
tiếng Việt. Tại sao không gọi là “Nữ văn sĩ” (toàn Hán – Việt) hay “Nhà văn nữ” (Nôm và Hán)? (“Văn” là chữ Hán – Việt, nhưng “Nhà văn” có thành phân và cấu trúc Nôm nên phải coi là chữ Nôm).
Mới đây tôi thấy báo chí dùng từ chữ “Siêu lợn ?” cũng phạm lỗi tương tự, vì “Siêu” là chữ Hán – Việt còn “Lợn” là Nôm. Có điều, tôi không biết nên dịch chữ “Super pig” làm sao cho thỏa đáng (“Siêu trư” ư? Sợ nhiều người không hiểu vì trình độ Hán – Việt của giới trẻ Việt Nam bây giờ “Siêu thấp!”) Có lẽ phải chấp nhận “Siêu lợn” thôi. Nhưng “Nữ nhà văn” thì không bao giờ! Không thể được!
Hét biết...
_____
(*) Tính từ (qualifier) ở đây bao gồm cả những danh từ, động từ… bổ túc nghĩa cho danh từ chính. Chẳng hạn: Roi sắt, Máy hơi nước...
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Việt cộng làm hỏng tiếng Việt ngay từ bậc tiểu học - by Phạm Quang Tuấn / Trần Văn Giang (ghi lại)
Như
tôi đã viết nhiều lần, trong những danh từ kép tiếng Việt, danh từ
chính luôn luôn đi trước tính từ, không như trong tiếng Anh hoặc tiếng
Tàu. (Tính từ đây bao gồm cả những danh từ hay động từ dùng để bổ nghĩa
cho danh từ chính, chẳng hạn gỗ trong “bàn gỗ” hay “ăn” trong “dao ăn”). Tiếng Tàu là “mỹ nhân,” tiếng Anh là “beautiful person” nhưng tiếng Việt là “người đẹp.”
Đây là một đặc tính chung của các ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic Languages) khác với những tiếng Bắc Á châu như tiếng Tàu, Nhật, Hàn…
Tuy nhiên, tiếng Việt có biệt lệ là nếu cả hai chữ đều là chữ Hán ngắn (không phải chữ kép) thì để tính từ trước danh từ, như trong tiếng Hán. “Mỹ” là đẹp và “nhân” là người, nhưng ta nói “mỹ nhân” chứ không ai nói là “nhân mỹ !”
Nguyên
tắc này vô cùng quan trọng trong tiếng Việt, vì nó giúp dân tộc ta bảo
tồn được ngôn ngữ riêng của mình, để nó không trở thành một biến thể của
tiếng Tàu, trong khi vẫn thoải mái thu nhập một từ vựng rất lớn từ
tiếng Hán. Có thể từ 50% tới 90% từ ngữ tiếng Việt có nguồn từ tiếng
Hán, tùy theo loại văn. Chuyện này không có gì lạ để phải thấy mặc cảm.
Nhiều ngôn ngữ lớn trên thế giới cũng vay mượn, du nhập từ ngữ thoải
mái: Tiếng Pháp từ tiếng Hy lạp và La tinh, tiếng Anh từ tiếng Pháp, Hy
lạp, La tinh và rất nhiều ngôn ngữ khác.
Tuy
nhiên, cấu trúc của ngôn ngữ mới là quan trọng. Đánh mất cấu trúc tiếng
Việt và theo cấu trúc Hán bừa bãi, sai chỗ là làm mất bản sắc tiếng
Việt, làm cho nó bị tiếng Tàu đồng hóa đi một chút.
Ở Việt Nam hiện nay, sự bừa bãi ngu dốt này bắt đầu từ giáo dục bậc tiểu học. Mỗi lớp phải bầu ra cái gọi là “lớp trưởng” và “lớp phó.” Đây chính là những quái thai văn phạm vì “lớp”
không phải là tiếng Hán Việt mà là tiếng Việt thuần túy. Ở thời VNCH
ngày xưa (và có lẽ trước khi đất nước chia đôi, vì miền Nam có khuynh
hướng giữ kỹ những truyền thống văn hóa giáo dục tốt đẹp), người ta dùng
chữ “Trưởng lớp”
đúng theo quy luật tiếng Việt. Ngày xưa, thời chữ Nho còn thịnh hành,
các thầy đồ mở trường dạy học riêng, cũng giao cho một học trò giữ chức “Trưởng tràng” (chứ không phải “tràng trưởng!”) (Tiếng Hán cũng có chữ “tràng trường” nhưng với nghĩa khác, chỉ là đồng âm).
Gieo
mầm sai và dốt trong đầu óc trẻ em từ nhỏ và để chúng dùng hàng ngày
suốt từ đó tới trưởng thành, sẽ có hậu quả là quy tắc tiếng Việt trở
thành lỏng lẻo, ngay cả trong giới có học. Có lẽ vì thế mà gần đây tiếng
Việt đầy những quái thai văn phạm như: Nữ nhà văn, nữ nhà báo, nữ quay phim, siêu xe, siêu lợn, vi sóng, vi tính…
Phạm Quang Tuấn
***
Phần xem đọc thêm (Bonus)
“Nữ nhà văn” và “Siêu lợn” giống nhau chỗ nào?
Trong tiếng Việt, danh từ (noun) và tính từ (qualifier) (*) phải theo thứ tự sau đây:
- Khi một trong hai từ hoặc cả hai từ là từ “nôm” (không phải Hán – Việt) thì tĩnh từ bắt buộc phải đi sau danh từ: Ngựa trắng, Lính thủy.
- Chỉ khi nào cả hai từ đều là Hán – Việt thì tính từ mới có thể đặt trước danh từ như Bạch mã, Thủy quân. (Nhưng tính từ kép Hán – Việt vẫn thường đặt sau danh từ như “Chính phủ trung ương”).
“Nữ nhà văn”
là một quái thai văn phạm ta thường thấy trong báo chí Việt Nam, và
ngay cả các nhà văn (?) cũng hay dùng nó mà không biết là mình phản bội
tiếng Việt. Tại sao không gọi là “Nữ văn sĩ” (toàn Hán – Việt) hay “Nhà văn nữ” (Nôm và Hán)? (“Văn” là chữ Hán – Việt, nhưng “Nhà văn” có thành phân và cấu trúc Nôm nên phải coi là chữ Nôm).
Mới đây tôi thấy báo chí dùng từ chữ “Siêu lợn ?” cũng phạm lỗi tương tự, vì “Siêu” là chữ Hán – Việt còn “Lợn” là Nôm. Có điều, tôi không biết nên dịch chữ “Super pig” làm sao cho thỏa đáng (“Siêu trư” ư? Sợ nhiều người không hiểu vì trình độ Hán – Việt của giới trẻ Việt Nam bây giờ “Siêu thấp!”) Có lẽ phải chấp nhận “Siêu lợn” thôi. Nhưng “Nữ nhà văn” thì không bao giờ! Không thể được!
Hét biết...
_____
(*) Tính từ (qualifier) ở đây bao gồm cả những danh từ, động từ… bổ túc nghĩa cho danh từ chính. Chẳng hạn: Roi sắt, Máy hơi nước...