Nhân Vật
Vũ Đình Liên và câu chuyện với người đàn bà điên
Sáng 12/12, Hội nhà văn Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Vũ Đình Liên (1913 - 1996). Tại đây, các đồng nghiệp đã kể lại mối nhân duyên của ông với một người đàn bà điên.
Chỉ với bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên được đánh giá là một trong 10 gương mặt nổi bật nhất của phong trào Thơ mới. Nhưng Vũ Đình Liên không chỉ có một Ông đồ, mà còn viết khoảng 4.000 bài thơ khác. Với bản tính trầm lặng, chuyên tâm vào dạy học (Vũ Đình Liên là nhà giáo nhân dân) và dịch văn học Pháp, nên gia tài thơ của ông không được phổ biến rộng rãi.
Nhà thơ, nhà giáo Vũ Đình Liên. |
Nhiều người biết Vũ Đình Liên có bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá, nhưng chỉ những bạn bè, con cháu thân thích mới biết người đàn bà điên trong thơ là có thật, và Vũ Đình Liên còn làm một chùm thơ về người phụ nữ này.
Vũ Đình Liên sinh thời là người luôn hoài cổ và xót thương cho những người bần hàn khổ sở. Có những Tết ông không ở nhà mà gói một đùm bánh chưng rồi ra đi, con cháu đi tìm thì thấy ông đang ngồi ăn bánh với vài người cơ nhỡ.
Tết năm 1977, Vũ Đình Liên lên Thái Nguyên ăn Tết với bà con và bạn bè. Tàu đi tới ga Lưu Xá (thuộc tỉnh Thái Nguyên) thì nhà thơ gặp một người đàn bà điên đang ngồi bệt dưới sàn tàu. Nhà thơ nhìn đầy thương cảm, người phụ nữ quần áo tả tơi rách rưới cũng nhìn lại ông. Khi người trong toa xe đã xuống hết, Vũ Đình Liên lấy ra một góc bánh chưng, một gói mứt sen trao cho người đàn bà điên. Từ cuộc gặp gỡ tình cờ ấy, ông viết bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá.
Cảnh người đàn bà điên trong chuyến tàu Tết được Vũ Đình Liên miêu tả: Người đàn bà điên ga Lưu Xá/ Ngồi ngay trước mặt dưới chân tôi/ Ai vẽ được thiên tài hội họa/ Chân dung kia kinh tởm tuyệt vời/ Công chúa điên rồ và rách rưới/ Hình ảnh lạ lùng chửa có hai/ Cảnh tượng Đông Tây cộng lại/ Khôn dựng nên dù một phần mười. Chân dung người đàn bà điên xơ xác: Bao tải xơ ni lông nát vụn/ Sợi dây thừng buộc mũ rách bông…Quan sát người đàn bà ấy, nhà thơ hình dung tới một phụ nữ có nhan sắc nhưng bị cuộc sống đọa đầy: Tôi ngồi ngắm mắt không hề mỏi/ Đống rác kia xưa đã là hoa…Ai dun dủi và ai sắp đặt/ Một nhà thơ với một người điên/ Tôi bắt gặp ba lần cặp mắt/ Nhẹ căm thù như muốn làm duyên.
Vũ Đình Liên cũng bày tỏ sự xót thương với người đàn bà điên và mong mỏi cho người gặp tình cờ trên đường có cuộc sống yên vui trở lại: Tôi đi tìm đến những người thân/ Bè bạn cháu con xa với gần/ Ngày Tết cổ truyền vui thiếu đủ/ Nhìn mặt người như nắm hoa xuân/ Còn tôi biết cuộc đời đã trút/ Lên hoa kia sương tuyết nặng dày/ Đời độc ác lòng người bội bạc/ Làm hoa kia thành đống rác này/ Đời sẽ đổi lòng người sẽ đổi/ Sẽ trở về tình xót nghĩa thương… Người em Lưu Xá ở đâu đây/ Có thấy ấm lòng xuân nắng hây/ Một đóa hoa tàn nay nở lại/ Thắm hồng trong buổi mới xuân nay.
Như một mối duyên tiền định, năm 1987 - đúng 10 năm sau - Vũ Đình Liên lại gặp người đàn bà điên, vẫn ở ga Lưu Xá. Lúc này, người đàn bà điên đã bớt phần rách rưới, điên loạn nhưng vẫn có nét ngây ngô, hoang dại. Ngay lập tức ông đã sáng tác bài thơ Gặp lại người đàn bà điên để ghi lại cảm xúc của mình.
Một ngày năm 1992, đúng 5 năm sau đó, Vũ Đình Liên bất ngờ khi có người đàn bà đến tận căn nhà ở phố Bà Triệu để tìm mình. Đó chính là người đàn bà điên ở ga Lưu Xá, nay đã là một phụ nữ đẹp. Ông viết tiếp bài thơ Người điên - nàng tiên, miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ rách rưới, điên dại ông gặp thuở nào: "Đông Tây, Thi Họa tương phùng/ Cổ kim nghệ thuật tình thương thần kỳ…/ Thịt da trầm tỏa hương bay/ Như hồi đôi tám thơ ngây má hồng".
Sinh thời, Vũ Đình Liên và họa sĩ Bùi Xuân Phái là đôi bạn thân. Sáng tác được bài thơ nào là nhà thơ Ông đồ lại tìm tới đọc cho họa sĩ của Hà Nội phố nghe. Bùi Xuân Phái cũng thường vẽ tranh mình họa thơ Vũ Đình Liên. Họa sĩ họ Bùi vẽ một bức tranh minh họa người đàn bà điên trong thơ Vũ Đình Liên, tuy nhiên, không biết ai đang lưu giữ bức vẽ ấy.
Hiền Đỗ
(Ghi theo lời Giáo sư Phong Lê và Tiến sĩ Lưu Khánh Thơ)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Vũ Đình Liên và câu chuyện với người đàn bà điên
Sáng 12/12, Hội nhà văn Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Vũ Đình Liên (1913 - 1996). Tại đây, các đồng nghiệp đã kể lại mối nhân duyên của ông với một người đàn bà điên.
Chỉ với bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên được đánh giá là một trong 10 gương mặt nổi bật nhất của phong trào Thơ mới. Nhưng Vũ Đình Liên không chỉ có một Ông đồ, mà còn viết khoảng 4.000 bài thơ khác. Với bản tính trầm lặng, chuyên tâm vào dạy học (Vũ Đình Liên là nhà giáo nhân dân) và dịch văn học Pháp, nên gia tài thơ của ông không được phổ biến rộng rãi.
Nhà thơ, nhà giáo Vũ Đình Liên. |
Nhiều người biết Vũ Đình Liên có bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá, nhưng chỉ những bạn bè, con cháu thân thích mới biết người đàn bà điên trong thơ là có thật, và Vũ Đình Liên còn làm một chùm thơ về người phụ nữ này.
Vũ Đình Liên sinh thời là người luôn hoài cổ và xót thương cho những người bần hàn khổ sở. Có những Tết ông không ở nhà mà gói một đùm bánh chưng rồi ra đi, con cháu đi tìm thì thấy ông đang ngồi ăn bánh với vài người cơ nhỡ.
Tết năm 1977, Vũ Đình Liên lên Thái Nguyên ăn Tết với bà con và bạn bè. Tàu đi tới ga Lưu Xá (thuộc tỉnh Thái Nguyên) thì nhà thơ gặp một người đàn bà điên đang ngồi bệt dưới sàn tàu. Nhà thơ nhìn đầy thương cảm, người phụ nữ quần áo tả tơi rách rưới cũng nhìn lại ông. Khi người trong toa xe đã xuống hết, Vũ Đình Liên lấy ra một góc bánh chưng, một gói mứt sen trao cho người đàn bà điên. Từ cuộc gặp gỡ tình cờ ấy, ông viết bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá.
Cảnh người đàn bà điên trong chuyến tàu Tết được Vũ Đình Liên miêu tả: Người đàn bà điên ga Lưu Xá/ Ngồi ngay trước mặt dưới chân tôi/ Ai vẽ được thiên tài hội họa/ Chân dung kia kinh tởm tuyệt vời/ Công chúa điên rồ và rách rưới/ Hình ảnh lạ lùng chửa có hai/ Cảnh tượng Đông Tây cộng lại/ Khôn dựng nên dù một phần mười. Chân dung người đàn bà điên xơ xác: Bao tải xơ ni lông nát vụn/ Sợi dây thừng buộc mũ rách bông…Quan sát người đàn bà ấy, nhà thơ hình dung tới một phụ nữ có nhan sắc nhưng bị cuộc sống đọa đầy: Tôi ngồi ngắm mắt không hề mỏi/ Đống rác kia xưa đã là hoa…Ai dun dủi và ai sắp đặt/ Một nhà thơ với một người điên/ Tôi bắt gặp ba lần cặp mắt/ Nhẹ căm thù như muốn làm duyên.
Vũ Đình Liên cũng bày tỏ sự xót thương với người đàn bà điên và mong mỏi cho người gặp tình cờ trên đường có cuộc sống yên vui trở lại: Tôi đi tìm đến những người thân/ Bè bạn cháu con xa với gần/ Ngày Tết cổ truyền vui thiếu đủ/ Nhìn mặt người như nắm hoa xuân/ Còn tôi biết cuộc đời đã trút/ Lên hoa kia sương tuyết nặng dày/ Đời độc ác lòng người bội bạc/ Làm hoa kia thành đống rác này/ Đời sẽ đổi lòng người sẽ đổi/ Sẽ trở về tình xót nghĩa thương… Người em Lưu Xá ở đâu đây/ Có thấy ấm lòng xuân nắng hây/ Một đóa hoa tàn nay nở lại/ Thắm hồng trong buổi mới xuân nay.
Như một mối duyên tiền định, năm 1987 - đúng 10 năm sau - Vũ Đình Liên lại gặp người đàn bà điên, vẫn ở ga Lưu Xá. Lúc này, người đàn bà điên đã bớt phần rách rưới, điên loạn nhưng vẫn có nét ngây ngô, hoang dại. Ngay lập tức ông đã sáng tác bài thơ Gặp lại người đàn bà điên để ghi lại cảm xúc của mình.
Một ngày năm 1992, đúng 5 năm sau đó, Vũ Đình Liên bất ngờ khi có người đàn bà đến tận căn nhà ở phố Bà Triệu để tìm mình. Đó chính là người đàn bà điên ở ga Lưu Xá, nay đã là một phụ nữ đẹp. Ông viết tiếp bài thơ Người điên - nàng tiên, miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ rách rưới, điên dại ông gặp thuở nào: "Đông Tây, Thi Họa tương phùng/ Cổ kim nghệ thuật tình thương thần kỳ…/ Thịt da trầm tỏa hương bay/ Như hồi đôi tám thơ ngây má hồng".
Sinh thời, Vũ Đình Liên và họa sĩ Bùi Xuân Phái là đôi bạn thân. Sáng tác được bài thơ nào là nhà thơ Ông đồ lại tìm tới đọc cho họa sĩ của Hà Nội phố nghe. Bùi Xuân Phái cũng thường vẽ tranh mình họa thơ Vũ Đình Liên. Họa sĩ họ Bùi vẽ một bức tranh minh họa người đàn bà điên trong thơ Vũ Đình Liên, tuy nhiên, không biết ai đang lưu giữ bức vẽ ấy.
Hiền Đỗ
(Ghi theo lời Giáo sư Phong Lê và Tiến sĩ Lưu Khánh Thơ)