Hình Ảnh & Sự Kiện
Vụ United Airlines: Hàng không có quyền gì?
Câu chuyện hành khách của United Airlines bị lôi khỏi máy bay khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc hàng không bán thừa vé cho các chỗ trên một chuyến bay.
Hôm 09/04, một người đàn ông gốc Á bị lôi ra khỏi ghế và và kéo lê trên lối đi trong chuyến bay từ Chicago đến Louisville của hãng hàng không United Airlines do thiếu ghế.
Truyền thông Anh Quốc và một số báo Mỹ nói đây là ông David Đào, "bác sỹ 69 tuổi, người từ Việt Nam" và đi cùng vợ là Teresa.
BBC trích giới thiệu phân tích của phóng viên Simon Calder, phụ trách mảng Du lịch của báo Independent, cho biết rất nhiều người coi việc bán thừa vé máy bay nên bị quy là bất hợp pháp. Nhưng nếu việc này được điều phối một cách hợp lý, nó có thể có lợi cho nhiều người.
- Có lợi: Chẳng hạn như, trung bình một chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ Easyjet 5% số hành khách sẽ không có mặt. Khi đó những hành khách cần di chuyển gấp sẽ có thể đặt mua vé và chuyến bay có thêm khách. Phía hàng không cho rằng điều này có lợi cả cho người tiêu dùng và cho môi trường.
Bên cạnh đó, những ai tình nguyện rời chuyến có thể được đền bù nhiều hơn số tiền đã bỏ ra mua vé.
- Giữ giá rẻ: Các hãng hàng không giải thích thêm, để có được mức giá rẻ, họ cần càng nhiều người lên máy bay càng tốt.
- Đền bù: Quy định sẵn có về mảng này ở châu Âu và Hoa Kỳ có đôi chút khác biệt.
Ở Hoa Kỳ, nếu hãng hàng không đưa được hành khách tới điểm đến cuối cùng trong vòng một tiếng so với giờ đến dự định ban đầu thì không cần đền bù. Nếu tới nơi trong vòng hai tiếng so với giờ dự định (với các chuyến bay quốc tế là từ 1 - 4 tiếng), hàng không phải đền bù gấp đôi giá vé một chiều, với giới hạn trần là 675 USD, nếu muộn hơn, phải đền bù gấp bốn lần, nhưng không vượt quá 1.350 USD.
- Liệu hàng không có thể đối xử với hành khách như vậy?
Trên lý thyết thì có. Cơ trưởng chịu trách nhiệm cho chuyến bay, và nếu cơ trưởng quyết định cho ai đó rời đi thì mệnh lệnh này phải được thi hành. Kể từ lúc hành khách không may này nói "Tôi không đi đâu hết", đã bị coi là hành khách gây phiền nhiễu - tức không tuân mệnh lệnh của cơ trưởng.
Nhân viên an ninh được phép đưa người này ra khỏi máy bay một cách hợp pháp, như trong đoạn video, hành khách bị kéo khỏi máy bay. Theo những chứng cứ thu thập được, thì có vẻ như chính hành khách đã phạm luật, không phải hãng hàng không.
- Có xảy ra thường xuyên không?
Không - Thông thường thì các hãng hàng không giải quyết vấn đề này êm đẹp hơn nhiều, và thường xử lý ở cửa ra máy bay.
Trước tiên, hãng sẽ hỏi xem có hành khách nào tình nguyện không. Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó: đền bù bằng tiền mặt, phiếu chi trả cho đi lại, hay chuyến đi hai chiều miễn phí tới những điểm mà hãng bay tới.
Những hành khách có lịch trình linh hoạt hơn thường chủ động tìm những chuyến bay bán thừa vé để tiết kiệm giá đi lại.
- Nhưng đã mua vé thì phải được đi?
Nghe thì hợp lý, nhưng có rất nhiều lý do khiến hãng hàng không quyết định việc bạn có thể không được phép di chuyển. Đôi khi lý do có thể là phải chuyển sang máy bay nhỏ hơn, hay vấn đề "cân nặng và thăng bằng", nhưng lý do phổ biến nhất vẫn là bán thừa vé, và khi tất cả mọi người xuất hiện đông đủ, sẽ có người phải ra đi.
Hành khách bị ngẫu nhiên lựa chọn không được đáp chuyến bay có thể kháng nghị quyết định này, và giải thích lý do vì sao, có những trường hợp khẩn cấp được ưu tiên và những ai có lịch trình linh hoạt hơn sẽ thay thế.
Tuy nhiên, dưới áp lực thời gian phải khởi hành chuyến bay đúng giờ, có thể xảy ra sai sót. Lời khuyên của chuyên gia là dù chuyến đi của bạn quan trọng tới đâu đi nữa, nếu được yêu cầu rời khỏi máy bay và kháng nghị của bạn không thành, hãy lặng lẽ rời đi( BBC )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Vụ United Airlines: Hàng không có quyền gì?
Câu chuyện hành khách của United Airlines bị lôi khỏi máy bay khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc hàng không bán thừa vé cho các chỗ trên một chuyến bay.
Hôm 09/04, một người đàn ông gốc Á bị lôi ra khỏi ghế và và kéo lê trên lối đi trong chuyến bay từ Chicago đến Louisville của hãng hàng không United Airlines do thiếu ghế.
Truyền thông Anh Quốc và một số báo Mỹ nói đây là ông David Đào, "bác sỹ 69 tuổi, người từ Việt Nam" và đi cùng vợ là Teresa.
BBC trích giới thiệu phân tích của phóng viên Simon Calder, phụ trách mảng Du lịch của báo Independent, cho biết rất nhiều người coi việc bán thừa vé máy bay nên bị quy là bất hợp pháp. Nhưng nếu việc này được điều phối một cách hợp lý, nó có thể có lợi cho nhiều người.
- Có lợi: Chẳng hạn như, trung bình một chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ Easyjet 5% số hành khách sẽ không có mặt. Khi đó những hành khách cần di chuyển gấp sẽ có thể đặt mua vé và chuyến bay có thêm khách. Phía hàng không cho rằng điều này có lợi cả cho người tiêu dùng và cho môi trường.
Bên cạnh đó, những ai tình nguyện rời chuyến có thể được đền bù nhiều hơn số tiền đã bỏ ra mua vé.
- Giữ giá rẻ: Các hãng hàng không giải thích thêm, để có được mức giá rẻ, họ cần càng nhiều người lên máy bay càng tốt.
- Đền bù: Quy định sẵn có về mảng này ở châu Âu và Hoa Kỳ có đôi chút khác biệt.
Ở Hoa Kỳ, nếu hãng hàng không đưa được hành khách tới điểm đến cuối cùng trong vòng một tiếng so với giờ đến dự định ban đầu thì không cần đền bù. Nếu tới nơi trong vòng hai tiếng so với giờ dự định (với các chuyến bay quốc tế là từ 1 - 4 tiếng), hàng không phải đền bù gấp đôi giá vé một chiều, với giới hạn trần là 675 USD, nếu muộn hơn, phải đền bù gấp bốn lần, nhưng không vượt quá 1.350 USD.
- Liệu hàng không có thể đối xử với hành khách như vậy?
Trên lý thyết thì có. Cơ trưởng chịu trách nhiệm cho chuyến bay, và nếu cơ trưởng quyết định cho ai đó rời đi thì mệnh lệnh này phải được thi hành. Kể từ lúc hành khách không may này nói "Tôi không đi đâu hết", đã bị coi là hành khách gây phiền nhiễu - tức không tuân mệnh lệnh của cơ trưởng.
Nhân viên an ninh được phép đưa người này ra khỏi máy bay một cách hợp pháp, như trong đoạn video, hành khách bị kéo khỏi máy bay. Theo những chứng cứ thu thập được, thì có vẻ như chính hành khách đã phạm luật, không phải hãng hàng không.
- Có xảy ra thường xuyên không?
Không - Thông thường thì các hãng hàng không giải quyết vấn đề này êm đẹp hơn nhiều, và thường xử lý ở cửa ra máy bay.
Trước tiên, hãng sẽ hỏi xem có hành khách nào tình nguyện không. Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó: đền bù bằng tiền mặt, phiếu chi trả cho đi lại, hay chuyến đi hai chiều miễn phí tới những điểm mà hãng bay tới.
Những hành khách có lịch trình linh hoạt hơn thường chủ động tìm những chuyến bay bán thừa vé để tiết kiệm giá đi lại.
- Nhưng đã mua vé thì phải được đi?
Nghe thì hợp lý, nhưng có rất nhiều lý do khiến hãng hàng không quyết định việc bạn có thể không được phép di chuyển. Đôi khi lý do có thể là phải chuyển sang máy bay nhỏ hơn, hay vấn đề "cân nặng và thăng bằng", nhưng lý do phổ biến nhất vẫn là bán thừa vé, và khi tất cả mọi người xuất hiện đông đủ, sẽ có người phải ra đi.
Hành khách bị ngẫu nhiên lựa chọn không được đáp chuyến bay có thể kháng nghị quyết định này, và giải thích lý do vì sao, có những trường hợp khẩn cấp được ưu tiên và những ai có lịch trình linh hoạt hơn sẽ thay thế.
Tuy nhiên, dưới áp lực thời gian phải khởi hành chuyến bay đúng giờ, có thể xảy ra sai sót. Lời khuyên của chuyên gia là dù chuyến đi của bạn quan trọng tới đâu đi nữa, nếu được yêu cầu rời khỏi máy bay và kháng nghị của bạn không thành, hãy lặng lẽ rời đi( BBC )