Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Vụ án Nguyễn - Việt Nhân
(HNPĐ) Nguyễn vướng bệnh lao là cái có thật, nhưng sách của đảng và những gì Hồ tự viết không đá động tới chuyện đó thì cũng dễ hiểu thôi
(HNPĐ) Nguyễn vướng bệnh lao là cái có thật, nhưng sách của đảng và những gì Hồ tự viết không đá động tới chuyện đó thì cũng dễ hiểu thôi, lý do vì sự thực khó chối là thời đó chưa có thuốc đặc trị, ai vướng bệnh thì chỉ có chết. Nguyễn chết vì lao là sự tự nhiên, nhưng Hồ thì sống khỏe mạnh, không ho hen hút thuốc lá ngày hơn một gói, thì chắc chắn Nguyễn và Hồ, hai người phải có những lá phổi khác nhau.
Chuyện Nguyễn chết ở trạm xá nhà giam Victoria, Hong Kong, hay chết trên con đường đi đến Mạc Tư Khoa thì cũng là chết, và chuyện đã sang trang với một nhân vật mới, theo HCM Sinh Bình Khảo: “Đặc biệt vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã cùng ở trong Ban trừ bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam… Năm 1934, Hồ Tập Chương được trao nhiệm vụ thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc đã bị chết vào tháng tám năm 1932, tiếp tục hoạt động”.
Kết thúc cuộc đời của nhân viên QTCS tên Nguyễn Sinh Coong, như mọi người đã biết nó cũng là lúc kết thúc vụ án ở Hong Kong tức năm 1932… Nhưng nếu ta đi theo những gì do Hồ và đảng An Nam cộng dựng lại, sẽ thấy có những khoảng thời gian trống hoặc sai biệt. Trước đây đành chịu vì bác và đảng đã nói vậy, nhưng nay với cái nhìn Nguyễn và Hồ, hai nhân thân khác biệt, thì những điều nghịch lý thấy ra chỉ do: Hồ dựng chuyện cho hợp phần mình.
Trong phần giới thiệu tóm tắt ở trang 6, Sophie Quinn-Judge viết: "Hồ Chí Minh tìm mọi cách để giấu đi quá khứ của mình. Nhiều năm qua, những thứ mà ông đã cung cấp toàn là loại "dật sự", thường là mâu thuẫn nhau, không mấy liên quan đến cuộc đời thực…” Cho thấy những nhà sử gia, nghiên cứu chuyên nghiệp, khi tìm hiểu về thân phận và hoạt động của Hồ, cũng đã gặp phải cái không thật trong những tài liệu, các sự kiện khác biệt nhau cả thời gian lẫn không gian.
Trong HCM.The missing years (London, 2002), nơi chương 6, Sophie Quinn - Judge đã phải đặt nghi vấn về cái chết của HCM “chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa”. Với những ma trận do An Nam cộng lẫn Quốc tế cộng giăng ra quanh Hồ, những ai cố gắng nhìn xuyên suốt cả cuộc đời HCM, muốn ráp nối Nguyễn Hồ làm một sẽ thấy không ăn khớp, nhất là trong giai đoạn này, tức sau vụ án ở Hong Kong. Đơn giản vì Hồ đâu có phải là Nguyễn mà hợp lý!
Joseph Ducroix tên thật là Serge Lefrance, đảng viên Cộng sản Pháp, Bí thư Công hội Quốc tế cộng sản, bị cảnh sát Anh phối hợp cùng mật thám Pháp bắt vào đầu tháng 06/1931. Qua lời khai của Joseph Ducroix, mà Nguyễn bị bắt lúc 2 giờ sáng ngày 06/06/1931 tại số nhà 186, phố Tam Long Hong Kong, vụ này làm chấn động dư luận, vì bắt được luôn cả Hilaire Noulens tên thật Jakov Rudink, sinh năm 1894 người Ukraine, là liên lạc viên của QTCS tại Cục Viễn Đông.
Dưới cái tên Tống Văn Sơ, Nguyễn được luật sư người Anh là Frank Loseby biện hộ, chính quyền Pháp yêu cầu nhà cầm quyền HK dẫn độ Nguyễn về Hà Nội, và Tòa án HK đã có chín phiên xử công khai từ 01/08 đến 19/09/1931. Ngay phiên thứ nhất 01/08 tòa phán quyết tội danh: “Tống Văn Sơ (tức Nguyễn), là tay sai của Nga Xô, phái viên Đệ tam quốc tế, đến HK hoạt động phá hoại, vì thế dự trù 18/08 sẽ trục xuất áp giải về VN trên chiếc tàu Algiers của Pháp.”
Sau đây chỉ xin được ghi lại những trình tự trong những phiên xử nổi bật: Phiên thứ ba mở ngày 17/08, vì luật sư của Nguyễn phản đối và cho đây là việc bắt người trái phép. Thẩm phán trưởng tuyên bố, nếu như tòa án không có khả năng giải quyết những vấn đề đã nêu ra, và nếu không chấp nhận đưa lên tàu Algiers về Việt Nam thì sẽ đưa lên tàu (梅當埃將軍) Mai Đương Ai Tướng Quân, để đến ngày 01/09/1931 trục xuất Nguyễn khỏi Hong Kong.
Phiên thứ tư chiều ngày 17/08, Thẩm phán trưởng tuyên bố: “Lệnh trục xuất Tống Văn Sơ đã được ký, đề nghị không tiếp tục xử nữa”. Như vậy, nhà cầm quyền HK không thực hiện được ý muốn của Pháp áp giải Nguyễn về VN ngày 18/08 như đã định, nhưng phiên xử thứ chín (cuối cùng) ngày 19/09/1931, vẫn có phán quyết trục xuất về VN, luật sư của Nguyễn tuyên bố kháng án lên Viện Cơ mật hoàng gia London, Anh Quốc. Và Tòa HK đã nhận đơn kháng án.
Đây là lúc có sự ghi nhận khác biệt! Theo HCM Sinh Bình Khảo, đầu năm 1932, Cơ mật viện Hoàng gia Anh Quốc ra phán quyết trả lại tự do cho Nguyễn, do sắp xếp của luật sư ngày 06/01/1932, Nguyễn rời Hong Kong để đi Singapore, nhưng không được phép nhập cảnh mà phải quay trở lại, bắt buộc HK phải tiếp nhận Nguyễn. Ngày 19/01/1932 Nguyễn ngồi tù trở lại, đến ngày 22/01/1932 lệnh tống xuất Nguyễn, nội trong 3 ngày phải rời khỏi Hong Kong!
Một ghi nhận khác sự việc xảy ra có khác biệt thời gian! Những ngày tháng sự kiện được lấy từ tài liệu do đảng An Nam cộng ấn hành lại sau này như sau:
*Ngày 26/01/1932 - Đơn kháng án của Nguyến do tòa án tối cao Hong Kong chuyển, Cơ mật viện Hoàng Gia Anh ở London đã nhận được - Ngày 27/06/1932, đơn kháng án được luật sư của Nguyễn và luật sư của Bộ Thuộc địa cùng nhau thỏa thuận những điều khoản:
-Nguyễn sẽ rút đơn kháng án nếu chính quyền HK cam kết: Bỏ việc chỉ định “tàu biển” trong lệnh trục xuất.
-Trong bất cứ trường hợp nào cũng không giao người kháng án (Nguyễn) cho Pháp, hoặc đến một lãnh thổ do Pháp bảo hộ hay xuống tàu biển của Pháp.
-Chính quyền HK bảo đảm rằng người kháng án sẽ đến được nơi mình muốn đến.
-Chi cho người kháng án phí tổn 250 Bảng Anh.
*Ngày 21/07/1932 - Đơn xin rút kháng án của Nguyễn và bản thỏa thuận đôi bên đã được Cơ Mật Viện Hoàng Gia Anh chấp thuận - Chỉ thị Thống Đốc Hong Kong cùng các bên liên quan thực hiện nghiêm chỉnh – Năm tháng sau, ngày 28/12/1932 Nguyễn ra khỏi bệnh viện và được tự do (Trích từ “HCM biên niên tiểu sử tập 2, Chính trị Quốc gia, xuất bản 2006 Hà Nội).
Xét ngày tháng Cơ mật viện Anh Quốc thả tự do cho Nguyễn, hai nguồn tin đưa ra thời gian cách nhau nửa năm, nhưng đề rồi sau đó như Hồ Tuấn Hùng đã nói là chỉ mỗi sự kiện duy nhất chưa được giải thích đó là Nguyễn “mất tích”. Mãi đến ngày 06/06/1941 mới thấy cái tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên tờ “Kính cáo đồng bào”, mà như mọi người đã biết đó là thời gian Hồ xuất hiện tại Pắc Bó, Cao Bằng, biên giới Việt-Trung.
Những năm tháng sau đó, trong “Những ẫn số của Hồ Tập Chương” tác giả Huỳnh Tâm, có chung lập luận như Hồ Tuấn Hùng: “Một năm sau Hồ Tập Chương xuất hiện với bí danh Hồ Chí Minh (1933-1969). Có phong cách diễn xuất tài tình tự nhận mình người Việt, khởi đầu hoạt động bí mật đáng sợ cho tương lai VN…” Cả hai đều xác quyết nhân vật HCM chủ tịch nước VNDCCH chính là Hồ Tập Chương, tức Hồ Quang, sinh năm 1901 tại Đài Loan!
Nguyễn và Hồ cùng trong Ban trừ bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1931 lúc Nguyễn bị bắt ở Hong Kong, bệnh lao nằm tại trạm xá nhà lao Victoria, thì Hồ tại Quảng Châu, đây là thời gian Hồ đóng vai vợ chồng cùng Lâm Y Lan. Đó là do sự sắp đặt của Đào Chú, bí thư Quảng Đông để bảo vệ an toàn cho Hồ đang bị đặc vụ Quốc Dân Đảng truy đuổi, nhưng sau đó 1931 có kẻ phản mà Hồ bị bắt (Quảng Châu), nhưng chỉ ba ngày thì được cứu.
Như vậy trên hồ sơ Nguyễn và Hồ đều ngồi tù năm 1931 nhưng kẻ bị ở Hong Kong, người bị tại Quảng Châu, và 1932 Nguyễn chết bệnh lao, Hồ được chọn đóng vai Nguyễn từ 1933 đến 1969, tức là Hồ Chí Minh. Với sự đồng thuận của Văn phòng Quốc tế Cộng sản Đông Dương, mà Vera Vasilievna là người điều động nhân sự của cục Viễn Đông, một kế hoạch đào tạo Hồ Tập Chương (Huji Zhang) đã được thực hiện nhằm thay thế Nguyễn như ta đã biết.
Theo Huỳnh Tâm: “Mảnh đời của Hồ Tập Chương rất kỳ lạ, sống và hoạt động tùy lúc không ai biết hành tung rõ ràng. Đặc biệt HTC hoạt động kỷ lục trong 5 năm để trở thành Hồ Chí Minh… Lãnh đạo QTCS toàn quyền tái sinh Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Tập Chương và HCM, một câu chuyện lý thú nhất trong hệ thống tình báo - Từ năm 1929-1933, tương ứng Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương và HCM của Trung Quốc hoạt động tại Đông Nam Xiêm La (Siam) và Singapore.”
Nguyên cớ của sự việc lồng người không khó để lý giải: Hồ và Nguyễn đều là nhân viên Cộng sản Quốc tế, làm việc vì lợi ích của Liên Xô, lúc bấy giờ tuy đã chết nhưng tên tuổi Nguyễn vẫn giúp được nhiều trong công tác bành trướng chủ nghĩa cộng sản vùng Đông Nam Á. Mặt khác cội nguồn người Hán của Hồ, có thể liên kết đến sự kiện tháng giêng 1950, lần đầu theo Mao gặp tay trùm cộng sản Nga, Stalin đã giao Hồ cho Mao hoàn toàn phụ trách và chỉ đạo!!!
Chấm dứt vụ án Nguyễn ở Hong Kong với lệnh tống xuất Nguyễn, nội trong 3 ngày phải rời khỏi Hong Kong, và từ đấy Nguyễn mất tích… Nhiều tin tức báo chí cho biết là Nguyễn đã chết, các nhà nghiên cứu đã cố gắng, nhưng chi tiết về cái chết của Nguyễn, ở đâu, khi nào, chưa có được câu trả lời với những chứng cứ xác thực, nhưng giả thuyết về cái chết được đưa ra có tính thuyết phục cao, chấp nhận được…
Và đó là câu chuyện, sẽ được nói đến trong kỳ tới: Nguyễn, 1932.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Trang đầu bức thư “Kính cáo đồng bào” của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), ngày 06/06/1941. (Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)
(HNPĐ) Nguyễn vướng bệnh lao là cái có thật, nhưng sách của đảng và những gì Hồ tự viết không đá động tới chuyện đó thì cũng dễ hiểu thôi, lý do vì sự thực khó chối là thời đó chưa có thuốc đặc trị, ai vướng bệnh thì chỉ có chết. Nguyễn chết vì lao là sự tự nhiên, nhưng Hồ thì sống khỏe mạnh, không ho hen hút thuốc lá ngày hơn một gói, thì chắc chắn Nguyễn và Hồ, hai người phải có những lá phổi khác nhau.
Chuyện Nguyễn chết ở trạm xá nhà giam Victoria, Hong Kong, hay chết trên con đường đi đến Mạc Tư Khoa thì cũng là chết, và chuyện đã sang trang với một nhân vật mới, theo HCM Sinh Bình Khảo: “Đặc biệt vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã cùng ở trong Ban trừ bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam… Năm 1934, Hồ Tập Chương được trao nhiệm vụ thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc đã bị chết vào tháng tám năm 1932, tiếp tục hoạt động”.
Kết thúc cuộc đời của nhân viên QTCS tên Nguyễn Sinh Coong, như mọi người đã biết nó cũng là lúc kết thúc vụ án ở Hong Kong tức năm 1932… Nhưng nếu ta đi theo những gì do Hồ và đảng An Nam cộng dựng lại, sẽ thấy có những khoảng thời gian trống hoặc sai biệt. Trước đây đành chịu vì bác và đảng đã nói vậy, nhưng nay với cái nhìn Nguyễn và Hồ, hai nhân thân khác biệt, thì những điều nghịch lý thấy ra chỉ do: Hồ dựng chuyện cho hợp phần mình.
Trong phần giới thiệu tóm tắt ở trang 6, Sophie Quinn-Judge viết: "Hồ Chí Minh tìm mọi cách để giấu đi quá khứ của mình. Nhiều năm qua, những thứ mà ông đã cung cấp toàn là loại "dật sự", thường là mâu thuẫn nhau, không mấy liên quan đến cuộc đời thực…” Cho thấy những nhà sử gia, nghiên cứu chuyên nghiệp, khi tìm hiểu về thân phận và hoạt động của Hồ, cũng đã gặp phải cái không thật trong những tài liệu, các sự kiện khác biệt nhau cả thời gian lẫn không gian.
Trong HCM.The missing years (London, 2002), nơi chương 6, Sophie Quinn - Judge đã phải đặt nghi vấn về cái chết của HCM “chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa”. Với những ma trận do An Nam cộng lẫn Quốc tế cộng giăng ra quanh Hồ, những ai cố gắng nhìn xuyên suốt cả cuộc đời HCM, muốn ráp nối Nguyễn Hồ làm một sẽ thấy không ăn khớp, nhất là trong giai đoạn này, tức sau vụ án ở Hong Kong. Đơn giản vì Hồ đâu có phải là Nguyễn mà hợp lý!
Joseph Ducroix tên thật là Serge Lefrance, đảng viên Cộng sản Pháp, Bí thư Công hội Quốc tế cộng sản, bị cảnh sát Anh phối hợp cùng mật thám Pháp bắt vào đầu tháng 06/1931. Qua lời khai của Joseph Ducroix, mà Nguyễn bị bắt lúc 2 giờ sáng ngày 06/06/1931 tại số nhà 186, phố Tam Long Hong Kong, vụ này làm chấn động dư luận, vì bắt được luôn cả Hilaire Noulens tên thật Jakov Rudink, sinh năm 1894 người Ukraine, là liên lạc viên của QTCS tại Cục Viễn Đông.
Dưới cái tên Tống Văn Sơ, Nguyễn được luật sư người Anh là Frank Loseby biện hộ, chính quyền Pháp yêu cầu nhà cầm quyền HK dẫn độ Nguyễn về Hà Nội, và Tòa án HK đã có chín phiên xử công khai từ 01/08 đến 19/09/1931. Ngay phiên thứ nhất 01/08 tòa phán quyết tội danh: “Tống Văn Sơ (tức Nguyễn), là tay sai của Nga Xô, phái viên Đệ tam quốc tế, đến HK hoạt động phá hoại, vì thế dự trù 18/08 sẽ trục xuất áp giải về VN trên chiếc tàu Algiers của Pháp.”
Sau đây chỉ xin được ghi lại những trình tự trong những phiên xử nổi bật: Phiên thứ ba mở ngày 17/08, vì luật sư của Nguyễn phản đối và cho đây là việc bắt người trái phép. Thẩm phán trưởng tuyên bố, nếu như tòa án không có khả năng giải quyết những vấn đề đã nêu ra, và nếu không chấp nhận đưa lên tàu Algiers về Việt Nam thì sẽ đưa lên tàu (梅當埃將軍) Mai Đương Ai Tướng Quân, để đến ngày 01/09/1931 trục xuất Nguyễn khỏi Hong Kong.
Phiên thứ tư chiều ngày 17/08, Thẩm phán trưởng tuyên bố: “Lệnh trục xuất Tống Văn Sơ đã được ký, đề nghị không tiếp tục xử nữa”. Như vậy, nhà cầm quyền HK không thực hiện được ý muốn của Pháp áp giải Nguyễn về VN ngày 18/08 như đã định, nhưng phiên xử thứ chín (cuối cùng) ngày 19/09/1931, vẫn có phán quyết trục xuất về VN, luật sư của Nguyễn tuyên bố kháng án lên Viện Cơ mật hoàng gia London, Anh Quốc. Và Tòa HK đã nhận đơn kháng án.
Đây là lúc có sự ghi nhận khác biệt! Theo HCM Sinh Bình Khảo, đầu năm 1932, Cơ mật viện Hoàng gia Anh Quốc ra phán quyết trả lại tự do cho Nguyễn, do sắp xếp của luật sư ngày 06/01/1932, Nguyễn rời Hong Kong để đi Singapore, nhưng không được phép nhập cảnh mà phải quay trở lại, bắt buộc HK phải tiếp nhận Nguyễn. Ngày 19/01/1932 Nguyễn ngồi tù trở lại, đến ngày 22/01/1932 lệnh tống xuất Nguyễn, nội trong 3 ngày phải rời khỏi Hong Kong!
Một ghi nhận khác sự việc xảy ra có khác biệt thời gian! Những ngày tháng sự kiện được lấy từ tài liệu do đảng An Nam cộng ấn hành lại sau này như sau:
*Ngày 26/01/1932 - Đơn kháng án của Nguyến do tòa án tối cao Hong Kong chuyển, Cơ mật viện Hoàng Gia Anh ở London đã nhận được - Ngày 27/06/1932, đơn kháng án được luật sư của Nguyễn và luật sư của Bộ Thuộc địa cùng nhau thỏa thuận những điều khoản:
-Nguyễn sẽ rút đơn kháng án nếu chính quyền HK cam kết: Bỏ việc chỉ định “tàu biển” trong lệnh trục xuất.
-Trong bất cứ trường hợp nào cũng không giao người kháng án (Nguyễn) cho Pháp, hoặc đến một lãnh thổ do Pháp bảo hộ hay xuống tàu biển của Pháp.
-Chính quyền HK bảo đảm rằng người kháng án sẽ đến được nơi mình muốn đến.
-Chi cho người kháng án phí tổn 250 Bảng Anh.
*Ngày 21/07/1932 - Đơn xin rút kháng án của Nguyễn và bản thỏa thuận đôi bên đã được Cơ Mật Viện Hoàng Gia Anh chấp thuận - Chỉ thị Thống Đốc Hong Kong cùng các bên liên quan thực hiện nghiêm chỉnh – Năm tháng sau, ngày 28/12/1932 Nguyễn ra khỏi bệnh viện và được tự do (Trích từ “HCM biên niên tiểu sử tập 2, Chính trị Quốc gia, xuất bản 2006 Hà Nội).
Xét ngày tháng Cơ mật viện Anh Quốc thả tự do cho Nguyễn, hai nguồn tin đưa ra thời gian cách nhau nửa năm, nhưng đề rồi sau đó như Hồ Tuấn Hùng đã nói là chỉ mỗi sự kiện duy nhất chưa được giải thích đó là Nguyễn “mất tích”. Mãi đến ngày 06/06/1941 mới thấy cái tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên tờ “Kính cáo đồng bào”, mà như mọi người đã biết đó là thời gian Hồ xuất hiện tại Pắc Bó, Cao Bằng, biên giới Việt-Trung.
Những năm tháng sau đó, trong “Những ẫn số của Hồ Tập Chương” tác giả Huỳnh Tâm, có chung lập luận như Hồ Tuấn Hùng: “Một năm sau Hồ Tập Chương xuất hiện với bí danh Hồ Chí Minh (1933-1969). Có phong cách diễn xuất tài tình tự nhận mình người Việt, khởi đầu hoạt động bí mật đáng sợ cho tương lai VN…” Cả hai đều xác quyết nhân vật HCM chủ tịch nước VNDCCH chính là Hồ Tập Chương, tức Hồ Quang, sinh năm 1901 tại Đài Loan!
Nguyễn và Hồ cùng trong Ban trừ bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1931 lúc Nguyễn bị bắt ở Hong Kong, bệnh lao nằm tại trạm xá nhà lao Victoria, thì Hồ tại Quảng Châu, đây là thời gian Hồ đóng vai vợ chồng cùng Lâm Y Lan. Đó là do sự sắp đặt của Đào Chú, bí thư Quảng Đông để bảo vệ an toàn cho Hồ đang bị đặc vụ Quốc Dân Đảng truy đuổi, nhưng sau đó 1931 có kẻ phản mà Hồ bị bắt (Quảng Châu), nhưng chỉ ba ngày thì được cứu.
Như vậy trên hồ sơ Nguyễn và Hồ đều ngồi tù năm 1931 nhưng kẻ bị ở Hong Kong, người bị tại Quảng Châu, và 1932 Nguyễn chết bệnh lao, Hồ được chọn đóng vai Nguyễn từ 1933 đến 1969, tức là Hồ Chí Minh. Với sự đồng thuận của Văn phòng Quốc tế Cộng sản Đông Dương, mà Vera Vasilievna là người điều động nhân sự của cục Viễn Đông, một kế hoạch đào tạo Hồ Tập Chương (Huji Zhang) đã được thực hiện nhằm thay thế Nguyễn như ta đã biết.
Theo Huỳnh Tâm: “Mảnh đời của Hồ Tập Chương rất kỳ lạ, sống và hoạt động tùy lúc không ai biết hành tung rõ ràng. Đặc biệt HTC hoạt động kỷ lục trong 5 năm để trở thành Hồ Chí Minh… Lãnh đạo QTCS toàn quyền tái sinh Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Tập Chương và HCM, một câu chuyện lý thú nhất trong hệ thống tình báo - Từ năm 1929-1933, tương ứng Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương và HCM của Trung Quốc hoạt động tại Đông Nam Xiêm La (Siam) và Singapore.”
Nguyên cớ của sự việc lồng người không khó để lý giải: Hồ và Nguyễn đều là nhân viên Cộng sản Quốc tế, làm việc vì lợi ích của Liên Xô, lúc bấy giờ tuy đã chết nhưng tên tuổi Nguyễn vẫn giúp được nhiều trong công tác bành trướng chủ nghĩa cộng sản vùng Đông Nam Á. Mặt khác cội nguồn người Hán của Hồ, có thể liên kết đến sự kiện tháng giêng 1950, lần đầu theo Mao gặp tay trùm cộng sản Nga, Stalin đã giao Hồ cho Mao hoàn toàn phụ trách và chỉ đạo!!!
Chấm dứt vụ án Nguyễn ở Hong Kong với lệnh tống xuất Nguyễn, nội trong 3 ngày phải rời khỏi Hong Kong, và từ đấy Nguyễn mất tích… Nhiều tin tức báo chí cho biết là Nguyễn đã chết, các nhà nghiên cứu đã cố gắng, nhưng chi tiết về cái chết của Nguyễn, ở đâu, khi nào, chưa có được câu trả lời với những chứng cứ xác thực, nhưng giả thuyết về cái chết được đưa ra có tính thuyết phục cao, chấp nhận được…
Và đó là câu chuyện, sẽ được nói đến trong kỳ tới: Nguyễn, 1932.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Trang đầu bức thư “Kính cáo đồng bào” của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), ngày 06/06/1941. (Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)
Vụ án Nguyễn - Việt Nhân
(HNPĐ) Nguyễn vướng bệnh lao là cái có thật, nhưng sách của đảng và những gì Hồ tự viết không đá động tới chuyện đó thì cũng dễ hiểu thôi
(HNPĐ) Nguyễn vướng bệnh lao là cái có thật, nhưng sách của đảng và những gì Hồ tự viết không đá động tới chuyện đó thì cũng dễ hiểu thôi, lý do vì sự thực khó chối là thời đó chưa có thuốc đặc trị, ai vướng bệnh thì chỉ có chết. Nguyễn chết vì lao là sự tự nhiên, nhưng Hồ thì sống khỏe mạnh, không ho hen hút thuốc lá ngày hơn một gói, thì chắc chắn Nguyễn và Hồ, hai người phải có những lá phổi khác nhau.
Chuyện Nguyễn chết ở trạm xá nhà giam Victoria, Hong Kong, hay chết trên con đường đi đến Mạc Tư Khoa thì cũng là chết, và chuyện đã sang trang với một nhân vật mới, theo HCM Sinh Bình Khảo: “Đặc biệt vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã cùng ở trong Ban trừ bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam… Năm 1934, Hồ Tập Chương được trao nhiệm vụ thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc đã bị chết vào tháng tám năm 1932, tiếp tục hoạt động”.
Kết thúc cuộc đời của nhân viên QTCS tên Nguyễn Sinh Coong, như mọi người đã biết nó cũng là lúc kết thúc vụ án ở Hong Kong tức năm 1932… Nhưng nếu ta đi theo những gì do Hồ và đảng An Nam cộng dựng lại, sẽ thấy có những khoảng thời gian trống hoặc sai biệt. Trước đây đành chịu vì bác và đảng đã nói vậy, nhưng nay với cái nhìn Nguyễn và Hồ, hai nhân thân khác biệt, thì những điều nghịch lý thấy ra chỉ do: Hồ dựng chuyện cho hợp phần mình.
Trong phần giới thiệu tóm tắt ở trang 6, Sophie Quinn-Judge viết: "Hồ Chí Minh tìm mọi cách để giấu đi quá khứ của mình. Nhiều năm qua, những thứ mà ông đã cung cấp toàn là loại "dật sự", thường là mâu thuẫn nhau, không mấy liên quan đến cuộc đời thực…” Cho thấy những nhà sử gia, nghiên cứu chuyên nghiệp, khi tìm hiểu về thân phận và hoạt động của Hồ, cũng đã gặp phải cái không thật trong những tài liệu, các sự kiện khác biệt nhau cả thời gian lẫn không gian.
Trong HCM.The missing years (London, 2002), nơi chương 6, Sophie Quinn - Judge đã phải đặt nghi vấn về cái chết của HCM “chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa”. Với những ma trận do An Nam cộng lẫn Quốc tế cộng giăng ra quanh Hồ, những ai cố gắng nhìn xuyên suốt cả cuộc đời HCM, muốn ráp nối Nguyễn Hồ làm một sẽ thấy không ăn khớp, nhất là trong giai đoạn này, tức sau vụ án ở Hong Kong. Đơn giản vì Hồ đâu có phải là Nguyễn mà hợp lý!
Joseph Ducroix tên thật là Serge Lefrance, đảng viên Cộng sản Pháp, Bí thư Công hội Quốc tế cộng sản, bị cảnh sát Anh phối hợp cùng mật thám Pháp bắt vào đầu tháng 06/1931. Qua lời khai của Joseph Ducroix, mà Nguyễn bị bắt lúc 2 giờ sáng ngày 06/06/1931 tại số nhà 186, phố Tam Long Hong Kong, vụ này làm chấn động dư luận, vì bắt được luôn cả Hilaire Noulens tên thật Jakov Rudink, sinh năm 1894 người Ukraine, là liên lạc viên của QTCS tại Cục Viễn Đông.
Dưới cái tên Tống Văn Sơ, Nguyễn được luật sư người Anh là Frank Loseby biện hộ, chính quyền Pháp yêu cầu nhà cầm quyền HK dẫn độ Nguyễn về Hà Nội, và Tòa án HK đã có chín phiên xử công khai từ 01/08 đến 19/09/1931. Ngay phiên thứ nhất 01/08 tòa phán quyết tội danh: “Tống Văn Sơ (tức Nguyễn), là tay sai của Nga Xô, phái viên Đệ tam quốc tế, đến HK hoạt động phá hoại, vì thế dự trù 18/08 sẽ trục xuất áp giải về VN trên chiếc tàu Algiers của Pháp.”
Sau đây chỉ xin được ghi lại những trình tự trong những phiên xử nổi bật: Phiên thứ ba mở ngày 17/08, vì luật sư của Nguyễn phản đối và cho đây là việc bắt người trái phép. Thẩm phán trưởng tuyên bố, nếu như tòa án không có khả năng giải quyết những vấn đề đã nêu ra, và nếu không chấp nhận đưa lên tàu Algiers về Việt Nam thì sẽ đưa lên tàu (梅當埃將軍) Mai Đương Ai Tướng Quân, để đến ngày 01/09/1931 trục xuất Nguyễn khỏi Hong Kong.
Phiên thứ tư chiều ngày 17/08, Thẩm phán trưởng tuyên bố: “Lệnh trục xuất Tống Văn Sơ đã được ký, đề nghị không tiếp tục xử nữa”. Như vậy, nhà cầm quyền HK không thực hiện được ý muốn của Pháp áp giải Nguyễn về VN ngày 18/08 như đã định, nhưng phiên xử thứ chín (cuối cùng) ngày 19/09/1931, vẫn có phán quyết trục xuất về VN, luật sư của Nguyễn tuyên bố kháng án lên Viện Cơ mật hoàng gia London, Anh Quốc. Và Tòa HK đã nhận đơn kháng án.
Đây là lúc có sự ghi nhận khác biệt! Theo HCM Sinh Bình Khảo, đầu năm 1932, Cơ mật viện Hoàng gia Anh Quốc ra phán quyết trả lại tự do cho Nguyễn, do sắp xếp của luật sư ngày 06/01/1932, Nguyễn rời Hong Kong để đi Singapore, nhưng không được phép nhập cảnh mà phải quay trở lại, bắt buộc HK phải tiếp nhận Nguyễn. Ngày 19/01/1932 Nguyễn ngồi tù trở lại, đến ngày 22/01/1932 lệnh tống xuất Nguyễn, nội trong 3 ngày phải rời khỏi Hong Kong!
Một ghi nhận khác sự việc xảy ra có khác biệt thời gian! Những ngày tháng sự kiện được lấy từ tài liệu do đảng An Nam cộng ấn hành lại sau này như sau:
*Ngày 26/01/1932 - Đơn kháng án của Nguyến do tòa án tối cao Hong Kong chuyển, Cơ mật viện Hoàng Gia Anh ở London đã nhận được - Ngày 27/06/1932, đơn kháng án được luật sư của Nguyễn và luật sư của Bộ Thuộc địa cùng nhau thỏa thuận những điều khoản:
-Nguyễn sẽ rút đơn kháng án nếu chính quyền HK cam kết: Bỏ việc chỉ định “tàu biển” trong lệnh trục xuất.
-Trong bất cứ trường hợp nào cũng không giao người kháng án (Nguyễn) cho Pháp, hoặc đến một lãnh thổ do Pháp bảo hộ hay xuống tàu biển của Pháp.
-Chính quyền HK bảo đảm rằng người kháng án sẽ đến được nơi mình muốn đến.
-Chi cho người kháng án phí tổn 250 Bảng Anh.
*Ngày 21/07/1932 - Đơn xin rút kháng án của Nguyễn và bản thỏa thuận đôi bên đã được Cơ Mật Viện Hoàng Gia Anh chấp thuận - Chỉ thị Thống Đốc Hong Kong cùng các bên liên quan thực hiện nghiêm chỉnh – Năm tháng sau, ngày 28/12/1932 Nguyễn ra khỏi bệnh viện và được tự do (Trích từ “HCM biên niên tiểu sử tập 2, Chính trị Quốc gia, xuất bản 2006 Hà Nội).
Xét ngày tháng Cơ mật viện Anh Quốc thả tự do cho Nguyễn, hai nguồn tin đưa ra thời gian cách nhau nửa năm, nhưng đề rồi sau đó như Hồ Tuấn Hùng đã nói là chỉ mỗi sự kiện duy nhất chưa được giải thích đó là Nguyễn “mất tích”. Mãi đến ngày 06/06/1941 mới thấy cái tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên tờ “Kính cáo đồng bào”, mà như mọi người đã biết đó là thời gian Hồ xuất hiện tại Pắc Bó, Cao Bằng, biên giới Việt-Trung.
Những năm tháng sau đó, trong “Những ẫn số của Hồ Tập Chương” tác giả Huỳnh Tâm, có chung lập luận như Hồ Tuấn Hùng: “Một năm sau Hồ Tập Chương xuất hiện với bí danh Hồ Chí Minh (1933-1969). Có phong cách diễn xuất tài tình tự nhận mình người Việt, khởi đầu hoạt động bí mật đáng sợ cho tương lai VN…” Cả hai đều xác quyết nhân vật HCM chủ tịch nước VNDCCH chính là Hồ Tập Chương, tức Hồ Quang, sinh năm 1901 tại Đài Loan!
Nguyễn và Hồ cùng trong Ban trừ bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1931 lúc Nguyễn bị bắt ở Hong Kong, bệnh lao nằm tại trạm xá nhà lao Victoria, thì Hồ tại Quảng Châu, đây là thời gian Hồ đóng vai vợ chồng cùng Lâm Y Lan. Đó là do sự sắp đặt của Đào Chú, bí thư Quảng Đông để bảo vệ an toàn cho Hồ đang bị đặc vụ Quốc Dân Đảng truy đuổi, nhưng sau đó 1931 có kẻ phản mà Hồ bị bắt (Quảng Châu), nhưng chỉ ba ngày thì được cứu.
Như vậy trên hồ sơ Nguyễn và Hồ đều ngồi tù năm 1931 nhưng kẻ bị ở Hong Kong, người bị tại Quảng Châu, và 1932 Nguyễn chết bệnh lao, Hồ được chọn đóng vai Nguyễn từ 1933 đến 1969, tức là Hồ Chí Minh. Với sự đồng thuận của Văn phòng Quốc tế Cộng sản Đông Dương, mà Vera Vasilievna là người điều động nhân sự của cục Viễn Đông, một kế hoạch đào tạo Hồ Tập Chương (Huji Zhang) đã được thực hiện nhằm thay thế Nguyễn như ta đã biết.
Theo Huỳnh Tâm: “Mảnh đời của Hồ Tập Chương rất kỳ lạ, sống và hoạt động tùy lúc không ai biết hành tung rõ ràng. Đặc biệt HTC hoạt động kỷ lục trong 5 năm để trở thành Hồ Chí Minh… Lãnh đạo QTCS toàn quyền tái sinh Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Tập Chương và HCM, một câu chuyện lý thú nhất trong hệ thống tình báo - Từ năm 1929-1933, tương ứng Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương và HCM của Trung Quốc hoạt động tại Đông Nam Xiêm La (Siam) và Singapore.”
Nguyên cớ của sự việc lồng người không khó để lý giải: Hồ và Nguyễn đều là nhân viên Cộng sản Quốc tế, làm việc vì lợi ích của Liên Xô, lúc bấy giờ tuy đã chết nhưng tên tuổi Nguyễn vẫn giúp được nhiều trong công tác bành trướng chủ nghĩa cộng sản vùng Đông Nam Á. Mặt khác cội nguồn người Hán của Hồ, có thể liên kết đến sự kiện tháng giêng 1950, lần đầu theo Mao gặp tay trùm cộng sản Nga, Stalin đã giao Hồ cho Mao hoàn toàn phụ trách và chỉ đạo!!!
Chấm dứt vụ án Nguyễn ở Hong Kong với lệnh tống xuất Nguyễn, nội trong 3 ngày phải rời khỏi Hong Kong, và từ đấy Nguyễn mất tích… Nhiều tin tức báo chí cho biết là Nguyễn đã chết, các nhà nghiên cứu đã cố gắng, nhưng chi tiết về cái chết của Nguyễn, ở đâu, khi nào, chưa có được câu trả lời với những chứng cứ xác thực, nhưng giả thuyết về cái chết được đưa ra có tính thuyết phục cao, chấp nhận được…
Và đó là câu chuyện, sẽ được nói đến trong kỳ tới: Nguyễn, 1932.
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Trang đầu bức thư “Kính cáo đồng bào” của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), ngày 06/06/1941. (Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)