Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Vỹ tuyến 17 NGÀY và ĐÊM _ Việt Nhân
(HNPĐ) Mượn chuyện một cuốn phim mà trong đó hai tài tử của Việt cộng tên Trà Giang và Lâm Tới đóng, để viết về lúc xuôi nam khi tàu qua Quảng Trị, một vùng đất có quá nhiều đau thương, tang tóc. Đây là tỉnh địa đầu giới tuyến, tội ác cộng sản gây cho dân lành ở đây, không bút nào tả cho hết, biết bao nhiêu chuyện kể về đại lộ kinh hoàng, về mùa hè đỏ lửa 72, về Gio Linh, về Đông Hà.v.v… mà mổi lần nhớ đến, người dân ở đây không thể nào quên được. Đã bao năm trôi qua, vết thương dù to lớn thế nào rồi cũng lành, nổi đớn đau nào rồi cũng nguôi ngoai, tha thứ thì cũng có thể, nhưng quên thì ắt quyết là không nhất là người dân bờ nam sông Bến Hải.
Cộng sản luôn mồm nói tội ác của Mỹ Ngụy là “trời không dung đất không tha”, nhưng thật ra câu này dùng để nói về chúng thì đúng hơn, nhất là trong trong tâm trí người dân Quảng trị. Những bước chân của người dân, bám lấy người lính VNCH từng bước một, đã nói lên đâu là lòng dân ở miền hỏa tuyến này, chúng lấn chiếm Quảng Trị người dân bỏ chạy, Quốc Gia tái chiếm người dân gồng gánh trở về - Hình ảnh này cho thấy chính nghỉa thuộc về ai? Những loạt đạn pháo bắn thẳng vào người dân di tản, vẫn không cầm được chân người dân chạy về phia Quốc Gia, những thước phim tài liệu ghi về miền đất quê nghèo này, trong những tháng năm lửa đạn vẫn còn nguyên đó, như vậy thì những sự kiện đó được giải thích sao đây?
Chính cộng sản, trong cuộc chiến tại vùng đất sỏi đá này, chúng cũng thấy được lòng người dân ở đây dành cho chúng cũng khô cằn như vậy, và chúng muốn rửa mặt, cùng đánh thêm chút phấn hồng che đi tội ác của chúng, bởi chuyện khuấy phá và xâm lăng miền nam là thực tế khó chối. Để khoác vào cái áo chính nghĩa mà nó có tên là cuộc chiến nhân dân, phim vỹ tuyến 17 ngày và đêm mang chủ đích đó – Anh em chúng tôi trong tù cũng được xem phim này, năm đó khoảng năm 1977. Với tù chuyện xem phim nó còn tùy loại mà thích hay không, vì những phim do khối XHCN sản xuất thì còn đỡ khổ, thường là những phim giải trí đại loại chuyện dân gian, hay cổ tích như Hiệp sĩ không đầu, hay Vương quốc lừa dối.v.v… xem rồi Chèo để chúng tôi yên.
Khổ nhất là những phim tuyên truyền của Vẹm làm, xem xong chúng bắt tù phải học tập thu hoạch, lắm khi ngồi suốt hai ba đêm, đi làm về không được nghỉ, mà phải ngồi suốt thêm mấy tiếng đồng hồ mỗi đêm, phim VT17 ngày và đêm là loại “học tập”, phải làm thu hoạch sau khi xem. Thật là cực hình, muốn lặn cũng không lặn được, sau một ngày lao động vất vã, chỉ mong sau khi nhận bát ngô hay sắn lát, để được sau đó khi cai tù diểm danh xong, tù vào chuồng, cửa chuồng được khóa lại. Thời giấc hạnh phúc của chúng tôi là lúc này đây, anh nào không khỏe thì đi ngủ sớm, còn không thì kẻ viết thư, người nhớ tới gia đình vợ con - Chúng tôi quí lắm những giây phút riêng tư này.
Dưới ánh đèn tù mù, buổi học tập thu hoạch do đội trưởng hoặc buồng trưởng chủ trì, các tổ thay phiên cử người phát biểu, loáng thoáng bên ngoài chuồng giam, Chèo quản giáo hay giáo dục đứng rình nghe. Về chuyên học tập thu hoạch, hay đối phó chuyện rình nghe của Chèo thì cũng dễ thôi, tán láo dăm câu và cho chúng đi tàu bay giấy là xong, cái khó là làm sao chống chỏi với cái mệt và cơn buồn ngủ. Có anh ngồi gần chấn song, mệt quá, quên là đang học tập thu hoạch, anh ngáp một cái khá to, Chèo giáo dục đứng ngoài nghe được. Kết quả là cả đội đêm mai thay vì được nghỉ sau đợt học tập thu hoạch, thì phải tiếp tục “ngồi đồng” để kiểm thảo cái anh tù dám cả gan ngáp to, mà Chèo giáo dục cho đó là biểu hiện của sự chống đối học tập.
Phim Vỹ tuyến 17 ngày và đêm, là phim tuyên truyền của Vẹm như đã nói, chúng đề cao môt nữ bí thư chi bộ tên Thảo, trong phim chúng dựng lên nhân vật anh hùng nhân dân tên Thị Dịu. Vai nữ này vừa đấu tranh lẫn đấu trí, với một sĩ quan miền nam là thiếu tá Trần Sùng, trong bối cảnh đất nước vừa ngăn đôi, ngay lằn ranh của con sông Bến Hải, cuốn phim không đưa ra được điều gì mới lạ, vẫn là chuyện Việt cộng dán truyền đơn, viết khẩu hiệu, hay đêm đến mò về vùng Quốc gia để lén lút hoạt động phá hoại. Chúng dựng phim, với ý muốn cường điệu hóa những hoạt động của chúng, ngay những ngày đầu của cuộc chiến tranh khuấy phá miền nam, nhân vật Dịu được mô tả là một nhân vật nữ cách mạng tài sắc vẹn toàn(!?).
Còn nhân vật nam Thiếu tá Trần Sùng, sĩ quan VNCH, nhà làm phim cho anh mang dáng dấp của một tay anh chị, với một cái thẹo dài vắt chéo trên mặt, đương nhiên không cần nói, ta cũng biết kết cục của cuốn phim, là Việt cộng thắng chúng ta thua. Cái thành công của cuốn phim này theo tôi, thì cái đẹp của nữ diễn viên Trà Giang, hợp với mắt các tên Chèo, và đã làm cho các anh cán ngố nhà ta mê tít, cứ túm năm tụm ba mà bàn tán say sưa. Gặp tù là hỏi chuyện của Trần Sùng và Thị Dịu, các Chèo ta trầm trồ khen nữ du kích Việt cộng miền nam đẹp quá, chúng tiếc cho chúng không đi B trước đây, khi còn tiếng súng để mà gặp, và biết đâu vớ được rồi yêu một nữ Việt cộng nào đó không chừng.
Thậm chí có một anh mang cấp bậc trung sĩ, đã hỏi tôi một câu thật lạ -Này anh, thế ngày trước anh có tham dự trận vỹ tuyến 17 ngày và đêm không và có được gặp cô Dịu không? Quả thật lúc ấy tôi không hiểu ý của hắn là gì, mặt tôi ngớ ra như từ cung trăng rớt xuống, hắn tiếp -Cái thằng Trần Sùng nhìn nó mà phát điên tiết, thứ đó phải cho nó cải tạo suốt đời mới đáng tội của nó… vậy anh không biết và không là bạn của Trần Sùng à? Nghe tới đây thì tôi chợt hiểu, nhìn hắn, thấy vừa thương hại lẫn bực mình, chúng cũng học tập cũng thu hoạch, nhưng trình độ nhận thức của chúng không có, chuyện phim ảnh được dạy là thật chúng cũng tin tuốt, trong hộp sọ chúng không bã đậu thì là đất bùn -Cán bộ nghĩ câu chuyện vỹ tuyến 17 ngày và đêm là có thật à, còn nhân vật Thị Dịu hay Trần Sùng hiện đang sống ở đâu đó sao?
Thấy tội nghiệp, và để cho thêm rõ chuyện, tôi tiếp tục đả thông đầu óc cho hắn: -Người ta làm phim, chuyện phim chỉ là dàn dựng, hoặc đôi khi chỉ một vài chi tiết là thật, còn thì hư cấu, thêm thắt cho thành truyện. Về cái tay Trần Sùng hay Thị Dịu, trong phim anh xem, chỉ là hai diễn viên Trà Giang và Lâm Tới thể hiện thế thôi, tức là hai người ấy đóng trò theo kịch bản người ta viết ra. Trong nói chuyện không biết tự lúc nào, tôi xưng hô là anh và tôi cùng hắn, mà không gọi hắn là cán bộ như nội qui trại bắt buộc, trước khi bỏ đi tôi còn hỏi -Anh hiểu chuyện rồi chứ? Bây giờ tới phiên hắn như từ trên trời rơi xuống mặt nghệt ra, sau lưng còn nghe loáng thoáng hắn nói -Tài liệu học tập mà lại nói là đóng trò, ăn nói “lôm côm”.
Đấy! Đôi lúc cái đần độn chó ngáp đã thắng cái khôn ngoan, ta thua chưa chắc ta là tệ, và kẻ thắng ta chưa hẳn là hơn ta, nhà văn nữ Dương Thu Hương, ngay khi nhìn thực tế của miền nam trong ngày tháng tư 75, đã phải khóc mà than rằng “cái man rợ đã thắng cái văn minh”. Để rồi dân miền nam không tiếp nhận chúng, chúng là đề tài châm biếm, những câu chuyện cười cợt chế giễu truyền miệng trong dân gian, những ánh mắt e dè nghi ngại, thiếu thân thiện của người dân miền Nam nhìn chúng, sự ghẻ lạnh đó đã làm tổn thương không ít trong lòng kẻ tự mãn chiến thắng, và đây cũng là điều khiến chúng xéo xắc trả thù dân miền nam để thỏa cái tâm của loài tiểu nhân thấp hèn được thời.
Bước chân tù lưu lạc qua vùng đất, mà cuốn phim đề cao là có cuộc chiến tranh của những người dân cách mạng kiên cường, mỗ tôi chợt tự hỏi thứ nhân dân nào đây nhà nước bịp muốn nói đến, thứ nhân dân óc bã đậu như anh trung sĩ hỏi câu ngớ ngẫn về cuốn phim. Hay là thứ nhân dân trên cả hai miền, súng đạn, tù đày, không ngăn được bước chân tìm đường trốn chạy chúng, người ta tìm mọi cách vượt biên vượt biển, đánh đổi bằng chính mạng sống của mình, vợ mình, con mình. Hơn nửa triệu người chết trong khi trốn chạy cộng sản, đâu có phải là một con số nhỏ, một khi kẻ chiến thắng mà không chiếm được lòng dân, thì chỉ là bọn thổ phỉ không hơn không kém - Cộng sản chiếm được đất, nhưng không có được lòng dân thì khác nào kể cướp!.
Việt Nhân (HNPĐ)
Vỹ tuyến 17 NGÀY và ĐÊM _ Việt Nhân
(HNPĐ) Mượn chuyện một cuốn phim mà trong đó hai tài tử của Việt cộng tên Trà Giang và Lâm Tới đóng, để viết về lúc xuôi nam khi tàu qua Quảng Trị, một vùng đất có quá nhiều đau thương, tang tóc. Đây là tỉnh địa đầu giới tuyến, tội ác cộng sản gây cho dân lành ở đây, không bút nào tả cho hết, biết bao nhiêu chuyện kể về đại lộ kinh hoàng, về mùa hè đỏ lửa 72, về Gio Linh, về Đông Hà.v.v… mà mổi lần nhớ đến, người dân ở đây không thể nào quên được. Đã bao năm trôi qua, vết thương dù to lớn thế nào rồi cũng lành, nổi đớn đau nào rồi cũng nguôi ngoai, tha thứ thì cũng có thể, nhưng quên thì ắt quyết là không nhất là người dân bờ nam sông Bến Hải.
Cộng sản luôn mồm nói tội ác của Mỹ Ngụy là “trời không dung đất không tha”, nhưng thật ra câu này dùng để nói về chúng thì đúng hơn, nhất là trong trong tâm trí người dân Quảng trị. Những bước chân của người dân, bám lấy người lính VNCH từng bước một, đã nói lên đâu là lòng dân ở miền hỏa tuyến này, chúng lấn chiếm Quảng Trị người dân bỏ chạy, Quốc Gia tái chiếm người dân gồng gánh trở về - Hình ảnh này cho thấy chính nghỉa thuộc về ai? Những loạt đạn pháo bắn thẳng vào người dân di tản, vẫn không cầm được chân người dân chạy về phia Quốc Gia, những thước phim tài liệu ghi về miền đất quê nghèo này, trong những tháng năm lửa đạn vẫn còn nguyên đó, như vậy thì những sự kiện đó được giải thích sao đây?
Chính cộng sản, trong cuộc chiến tại vùng đất sỏi đá này, chúng cũng thấy được lòng người dân ở đây dành cho chúng cũng khô cằn như vậy, và chúng muốn rửa mặt, cùng đánh thêm chút phấn hồng che đi tội ác của chúng, bởi chuyện khuấy phá và xâm lăng miền nam là thực tế khó chối. Để khoác vào cái áo chính nghĩa mà nó có tên là cuộc chiến nhân dân, phim vỹ tuyến 17 ngày và đêm mang chủ đích đó – Anh em chúng tôi trong tù cũng được xem phim này, năm đó khoảng năm 1977. Với tù chuyện xem phim nó còn tùy loại mà thích hay không, vì những phim do khối XHCN sản xuất thì còn đỡ khổ, thường là những phim giải trí đại loại chuyện dân gian, hay cổ tích như Hiệp sĩ không đầu, hay Vương quốc lừa dối.v.v… xem rồi Chèo để chúng tôi yên.
Khổ nhất là những phim tuyên truyền của Vẹm làm, xem xong chúng bắt tù phải học tập thu hoạch, lắm khi ngồi suốt hai ba đêm, đi làm về không được nghỉ, mà phải ngồi suốt thêm mấy tiếng đồng hồ mỗi đêm, phim VT17 ngày và đêm là loại “học tập”, phải làm thu hoạch sau khi xem. Thật là cực hình, muốn lặn cũng không lặn được, sau một ngày lao động vất vã, chỉ mong sau khi nhận bát ngô hay sắn lát, để được sau đó khi cai tù diểm danh xong, tù vào chuồng, cửa chuồng được khóa lại. Thời giấc hạnh phúc của chúng tôi là lúc này đây, anh nào không khỏe thì đi ngủ sớm, còn không thì kẻ viết thư, người nhớ tới gia đình vợ con - Chúng tôi quí lắm những giây phút riêng tư này.
Dưới ánh đèn tù mù, buổi học tập thu hoạch do đội trưởng hoặc buồng trưởng chủ trì, các tổ thay phiên cử người phát biểu, loáng thoáng bên ngoài chuồng giam, Chèo quản giáo hay giáo dục đứng rình nghe. Về chuyên học tập thu hoạch, hay đối phó chuyện rình nghe của Chèo thì cũng dễ thôi, tán láo dăm câu và cho chúng đi tàu bay giấy là xong, cái khó là làm sao chống chỏi với cái mệt và cơn buồn ngủ. Có anh ngồi gần chấn song, mệt quá, quên là đang học tập thu hoạch, anh ngáp một cái khá to, Chèo giáo dục đứng ngoài nghe được. Kết quả là cả đội đêm mai thay vì được nghỉ sau đợt học tập thu hoạch, thì phải tiếp tục “ngồi đồng” để kiểm thảo cái anh tù dám cả gan ngáp to, mà Chèo giáo dục cho đó là biểu hiện của sự chống đối học tập.
Phim Vỹ tuyến 17 ngày và đêm, là phim tuyên truyền của Vẹm như đã nói, chúng đề cao môt nữ bí thư chi bộ tên Thảo, trong phim chúng dựng lên nhân vật anh hùng nhân dân tên Thị Dịu. Vai nữ này vừa đấu tranh lẫn đấu trí, với một sĩ quan miền nam là thiếu tá Trần Sùng, trong bối cảnh đất nước vừa ngăn đôi, ngay lằn ranh của con sông Bến Hải, cuốn phim không đưa ra được điều gì mới lạ, vẫn là chuyện Việt cộng dán truyền đơn, viết khẩu hiệu, hay đêm đến mò về vùng Quốc gia để lén lút hoạt động phá hoại. Chúng dựng phim, với ý muốn cường điệu hóa những hoạt động của chúng, ngay những ngày đầu của cuộc chiến tranh khuấy phá miền nam, nhân vật Dịu được mô tả là một nhân vật nữ cách mạng tài sắc vẹn toàn(!?).
Còn nhân vật nam Thiếu tá Trần Sùng, sĩ quan VNCH, nhà làm phim cho anh mang dáng dấp của một tay anh chị, với một cái thẹo dài vắt chéo trên mặt, đương nhiên không cần nói, ta cũng biết kết cục của cuốn phim, là Việt cộng thắng chúng ta thua. Cái thành công của cuốn phim này theo tôi, thì cái đẹp của nữ diễn viên Trà Giang, hợp với mắt các tên Chèo, và đã làm cho các anh cán ngố nhà ta mê tít, cứ túm năm tụm ba mà bàn tán say sưa. Gặp tù là hỏi chuyện của Trần Sùng và Thị Dịu, các Chèo ta trầm trồ khen nữ du kích Việt cộng miền nam đẹp quá, chúng tiếc cho chúng không đi B trước đây, khi còn tiếng súng để mà gặp, và biết đâu vớ được rồi yêu một nữ Việt cộng nào đó không chừng.
Thậm chí có một anh mang cấp bậc trung sĩ, đã hỏi tôi một câu thật lạ -Này anh, thế ngày trước anh có tham dự trận vỹ tuyến 17 ngày và đêm không và có được gặp cô Dịu không? Quả thật lúc ấy tôi không hiểu ý của hắn là gì, mặt tôi ngớ ra như từ cung trăng rớt xuống, hắn tiếp -Cái thằng Trần Sùng nhìn nó mà phát điên tiết, thứ đó phải cho nó cải tạo suốt đời mới đáng tội của nó… vậy anh không biết và không là bạn của Trần Sùng à? Nghe tới đây thì tôi chợt hiểu, nhìn hắn, thấy vừa thương hại lẫn bực mình, chúng cũng học tập cũng thu hoạch, nhưng trình độ nhận thức của chúng không có, chuyện phim ảnh được dạy là thật chúng cũng tin tuốt, trong hộp sọ chúng không bã đậu thì là đất bùn -Cán bộ nghĩ câu chuyện vỹ tuyến 17 ngày và đêm là có thật à, còn nhân vật Thị Dịu hay Trần Sùng hiện đang sống ở đâu đó sao?
Thấy tội nghiệp, và để cho thêm rõ chuyện, tôi tiếp tục đả thông đầu óc cho hắn: -Người ta làm phim, chuyện phim chỉ là dàn dựng, hoặc đôi khi chỉ một vài chi tiết là thật, còn thì hư cấu, thêm thắt cho thành truyện. Về cái tay Trần Sùng hay Thị Dịu, trong phim anh xem, chỉ là hai diễn viên Trà Giang và Lâm Tới thể hiện thế thôi, tức là hai người ấy đóng trò theo kịch bản người ta viết ra. Trong nói chuyện không biết tự lúc nào, tôi xưng hô là anh và tôi cùng hắn, mà không gọi hắn là cán bộ như nội qui trại bắt buộc, trước khi bỏ đi tôi còn hỏi -Anh hiểu chuyện rồi chứ? Bây giờ tới phiên hắn như từ trên trời rơi xuống mặt nghệt ra, sau lưng còn nghe loáng thoáng hắn nói -Tài liệu học tập mà lại nói là đóng trò, ăn nói “lôm côm”.
Đấy! Đôi lúc cái đần độn chó ngáp đã thắng cái khôn ngoan, ta thua chưa chắc ta là tệ, và kẻ thắng ta chưa hẳn là hơn ta, nhà văn nữ Dương Thu Hương, ngay khi nhìn thực tế của miền nam trong ngày tháng tư 75, đã phải khóc mà than rằng “cái man rợ đã thắng cái văn minh”. Để rồi dân miền nam không tiếp nhận chúng, chúng là đề tài châm biếm, những câu chuyện cười cợt chế giễu truyền miệng trong dân gian, những ánh mắt e dè nghi ngại, thiếu thân thiện của người dân miền Nam nhìn chúng, sự ghẻ lạnh đó đã làm tổn thương không ít trong lòng kẻ tự mãn chiến thắng, và đây cũng là điều khiến chúng xéo xắc trả thù dân miền nam để thỏa cái tâm của loài tiểu nhân thấp hèn được thời.
Bước chân tù lưu lạc qua vùng đất, mà cuốn phim đề cao là có cuộc chiến tranh của những người dân cách mạng kiên cường, mỗ tôi chợt tự hỏi thứ nhân dân nào đây nhà nước bịp muốn nói đến, thứ nhân dân óc bã đậu như anh trung sĩ hỏi câu ngớ ngẫn về cuốn phim. Hay là thứ nhân dân trên cả hai miền, súng đạn, tù đày, không ngăn được bước chân tìm đường trốn chạy chúng, người ta tìm mọi cách vượt biên vượt biển, đánh đổi bằng chính mạng sống của mình, vợ mình, con mình. Hơn nửa triệu người chết trong khi trốn chạy cộng sản, đâu có phải là một con số nhỏ, một khi kẻ chiến thắng mà không chiếm được lòng dân, thì chỉ là bọn thổ phỉ không hơn không kém - Cộng sản chiếm được đất, nhưng không có được lòng dân thì khác nào kể cướp!.
Việt Nhân (HNPĐ)