Truyện Ngắn & Phóng Sự

Waris Dirie – Cánh Hoa Sa Mạc

Mời đọc câu chuyện thương tâm của người con gái nơi hoang mạc Châu Phi:


Waris Dirie có thể là một cái tên rất xa lạ với những người sinh ra sau sau thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng đối với những người từng theo dõi tin tức thời trang thế giới chắc chắn phải biết đến tên tuổi này vì cô được mệnh danh là một viên kim cương đen của thế giới,và là model da đen đầu tiên được đăng lên trang bìa của tạp chí Vogue. Từ một cô gái chăn cừu của xứ Somalia nghèo khổ lần từng bước một đi lên trở thành một supermodel top của thế giới. Nhưng điều người ta không thể ngờ là đang ở đỉnh cao danh vọng nhất cô đã rủ áo rời khỏi giới thời trang để trở thành một đại sứ đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, một chiến sĩ dũng cảm đứng ra tranh đấu chống đối hủ tục cắt âm vật phụ nữ tại những nước lạc hậu, đồng thời cô cũng đã lao đầu vào công tác từ thiện giúp đỡ giới phụ nữ Phi Châu . . . .
Trong thập niên 90 cô được chọn là một trong 30 người phụ nữ điển hình nhất thế giới. Câu chuyện về cuộc đời của Waris khiến cho rất nhiều người cảm động, đại đa số cảm thấy hào hứng, phấn khởi qua những thăng trầm trôi nỗi nhưng hầu như tất cả mọi độc giả đều cảm thấy phẩn nộ và đau buồn cho số phận người phụ nữ sinh ra tại châu Phi.
Năm 1965, Waris ra đời tại một làng du mục của sa mạc Galkayo, xứ Sumalia, một quốc gia đông bộ Phi Châu. Cô là thành viên trong một đại gia đình gồm có 13 anh chị em. Bốn tuổi, Waris bị một người bạn của cha cô hãm hiếp. . . .
 
Năm tuổi, Waris đã bị cha mẹ của cô làm lễ cắt bỏ âm vật phụ nữ. Ngày hôm đó, Waris sẽ không bao giờ quên được giây phút khủng khiếp nhất trong cuộc đời của cô . . . . Tối đêm hôm nhục nhằn đó, cô được mẹ cho ăn thêm một chén cơm gạo, cô bé 5 tuổi vui mừng hớn hở, cô nào có biết phút giây hồi hộp nhất đời cô đang chập chờn trước mặt.
Sáng sớm hôm sau, mẹ có dựng cô dậy lúc mặt trời chưa mọc, có được bà dẫn vào một khu rừng thưa. Nơi đó một phụ nữ người Gypsy có đôi mắt âm u, mặt mày nhăn nhúm như một bóng ma đang chờ đợi họ. Mẹ của Waris đặt cô ngồi lên một tảng đã phẳng phiu, bà choàng tay giữ chặt lấy thân hình đứa con gái từ phía sau lưng.
Người phụ nữ Gypsy có khuôn mát lạnh lùng kia mở bọc lấy ra một lưỡi đạo cao rỉ sét còn dính máu nhanh chóng thẻo đứt âm hạch và tiểu âm môi của cô bé. Lưỡi dao lame không được bén của mụ đã phải cứa đi cứa lại nhiều lần trên đã thịt non choẹt của đứa bé ...
Đứa bé thét lên tiếng thét kinh hoàng làm cho bầy chim rừng hoảng hốt tung cánh bay vào khoảng không ….
Tiếp theo đó, mụ phù thủy dùng những nhánh gai của bụi tre gai gần đó làm kim xỏ nhiều lổ trên đại âm môi của cô bé, rồi dùng dây cước may kín âm hộ của cô bé chỉ chừa lại một lỗ thông nhỏ xíu cho việc tiểu tiện . . . . Trong thời gian mụ phù thủy làm những phẫu thuật đó thì cô bé đã đau đến đổi ngất xỉu, mất đi cả tri giác. . .
Cô bé Waris đã khóc thét muốn khàn cả cổ nhưng hai người phụ nữ đã không nhân nhượng chút nào trong sự việc mà họ cho rằng sẽ bảo vệ trinh tiết cho một thiếu nữ. Waris đã hai lần mất đi tri giác. Khi cô tỉnh dậy, hai người phụ nữ đã rời khỏi nơi đó. Trên phiến đá chỉ còn lại một vũng máu và miếng da thịt đã bi cắt rời cơ thể của cô. Vũng máu đào đã bị ánh sáng chói chang của mặt trời thiêu đốt cháy khô đóng thành vảy.
Bạn có cảm thấy khủng khiếp chưa?  Đây chính là một hủ tục lâu đời đã được truyền thừa qua nhiều thế kỷ gọi là lễ cắt âm vật (Female Genital Mutilation-FGM) của xứ Phi Châu. Ở những quốc gia này, đa số những bé gái trước 10 tuổi đều bị thiến bỏ âm vật để bảo vệ trinh tiết, với âm đạo bị khâu kín lại, người phụ nữ chỉ còn chừa lại một lỗ nhỏ xíu để làm công việc tiểu tiện. Phải đợi đến đêm tân hôn, chính tay người chồng của cô dâu dùng dao kéo cắt bỏ những cọng dây nhợ chằn chịt phía ngoài âm hộ …. để làm công việc truyền giống.
 
Những bé gái nhà nghèo kiết xác không có điều kiện thực hiện lễ cắt âm vật thì sẽ bị xã hội ruồng bỏ xem như không giữ được trinh tiết suốt đời sẽ không lấy được chồng và cuối cùng thì cũng sẽ lọt vào xã hội hư đốn trở thành những gái mãi dâm, sống kiếp sống tận cũng như loài côn trùng trong xã hội. . . .
Một người chị của Warie đã chết lúc 8 tuổi vì không cầm được máu trong lễ cắt cắt âm vật Một người chị khác thì bị nhiễm trùng vì dao cạo ri sét nên đã nóng sốt nhiều ngày biến chứng thành đau mang óc suýt chút nữa là bỏ mạng sa trường.
 
Kể từ buổi sáng kinh hoàng đó cho đến gần 20 năm sau, Waris chỉ có thể tiểu tiện bằng cửa níu dạo lớn không hơn đầu que diêm. Người phụ nữ Somalia đáng thương này và các đồng bào nữ của cô phải cần hơn 15 phút đồng hồ mới bài tiết hết số lượng nước tiểu trong bảng quang của họ cho một lần tiểu tiện. Mỗi tháng trong thời gian kinh nguyệt, họ lại bị những nỗi đau đớn hành hạ xác thân như muốn chết đi sống lại. Waris sau này đã thổ lộ: nỗi đau đớn dằn dật thể xác đó đã khiến tôi nhiều lúc muốn tự kết liễu lấy sinh mạng của minh….”
 
Là một cô gái chăn cừu, ngoài đớn đau thể xác qua lễ cắt bỏ âm vật rùng mình lần đó ra thì cuộc sống của Warie cũng có những kỷ niệm êm đềm và một giai đoạn tuổi thơ đáng ghi nhớ như cánh cảnh tượng Em Bé Quê của nhạc sĩ Phạm Duy, chỉ khác cái là những cô bé xứ Sumalia còn có thể quan sát những giống động vật Phi Châu như sư tử, hươu cao cổ, đà điểu và cái thú xem những con hồ ly chạy đua đuổi bắt các giống động vật nhỏ như thỏ đế và chuột chùi v.v….
Cuộc sống êm đềm tuổi thơ của Warie chỉ ngắn ngủi đến năm cô vừa tròn 13 tuổi, một hôm cha cô dẫn về nhà một ông già 61 tuổi giới thiệu với con gái:
- Waris, đây là chồng tương lai của con, ba ngày nữa ông ta sẽ mang sính lễ đến cưới con về làm bà vợ thứ 4 của ông.
Lúc đó, cô nàng thiếu nữ Waris Dirie vừa chớm bước vào lứa tuổi mộng mơ dậy thì đẹp nhất của đời người con gái, cô đã bắt đầu biểu lộ thiên tính bất khuất, quật cường hiếm có của những bộ tộc đầy dẫy những hủ tục dã man ở vùng đất khô cằn này. Tại xứ sở Somalia, người đàn ông còn ở vị thế độc tôn được xã hội cho phép hưởng thụ chế độ đa thê và người phụ nữ trong xã hội đó chỉ như là một món đồ trang sức, hay đúng ra là công cụ truyền giống và nô lệ tình dục.
Cha của Waris đánh hơi biết được cô con gái của ông có tính khí của một con ngựa chứng cho nên ông dự định lúc con ngựa này hày còn trẻ người non dạ thì nên mang ra đánh đổi để thu lợi tức về cho gia đình. Ông phú hộ 61 tuổi già khú để trong làng đã đồng ý dùng 5 con lạc đã để làm xính lễ cho cuộc hôn nhân này.
Ở thời đại của năm 1978, giá trị món hồi môn nầy tương đối hậu hĩ. Waris cảm thấy lợm ói khi đối diện với ông già nham nhở đó, cô dự tính làm một cuộc cách mạng mà hầu như giới phụ nữ trong xứ sở cô chưa ai dám thực hiện từ trước đến nay: Chạy Trốn. Waris mang dự tính của cô nói cho mẹ cô biết, bà mẹ còn chút đỉnh lương tri này ủng hộ ngay dự tính của đứa con gái cứng cõi, bà ôm chầm lấy thân hình nãy nở của Waris và nói nhỏ vào tai cô: “con gái yêu quí của mẹ, mẹ chắc là con sẽ thành công"
 
Mẹ của Waris từng là một tiểu thư con của một danh gia vọng tộc tại Mogadisu, thủ đô xứ Somalia. Năm 16 tuổi bà bỏ gia đình chạy theo tiếng gọi của con tim tức là cha của Waris bây giờ và trốn chui trốn nhủi vào vùng đất khô cằn sa mạc, thế mà sau này bà đã bị chính người tình trong tim của bà đập cho một trận nhừ tử vì dám xúi giục Waris đào tẩu khiến ông thiệt mất 5 con lạc đà.
Waris bắt đầu lên đường bôn tẩu, cô chỉ mang trên người rất ít lương thực, nước uống và quần áo. Cô đã vượt qua hàng nghìn dặm đường, phần lớn vùng đất mà cô đi ngang qua chỉ có cát và đất vàng nức nẻ.
Qua nhiều ngày tháng, hai bàn chân của cô bắt đầu chai sạn và nức nẻ. …Đôi chân của cô mang rất nhiều vết xẹo, dấu tích kinh hoàng trên đoạn đường chạy trốn ngày nào. Những vết tích này không bao giờ phai nhạt, sau nầy tuy đã trở thành một model nổi tiếng có tiếng tăm nhất thế giới nhưng mỗi lần cô diện quần áo tắm vào người là những quan phó nhòm cộng tác với cô đều phải tròn mắt kinh ngạc khi thấy hàng trăm vết sẹo dưới gót chân, trên bàn chân và đầy khắp đôi chân của cô.
Một bữa trưa oi bức nọ, Waris đã trực diện với cái chết chỉ trong đường tơ kẽ tóc vì đối diện với cô trong sa mạc hoang vu là một con sư tử đực đang săn mồi. Waris điếng cả người, cô cho rằng con sư tử đực sắp sửa vồ lấy cô để ăn thịt.
Nhưng chuyện lạ lùng đã xảy ra, con sư tử chỉ lẳng lặng đứng nhìn cô một chặp rồi quay mình bỏ đi. Warie nghĩ bụng chắc nó thấy con mồi nầy ốm quá, chẳng còn miếng thịt nào ra hồn để có thể nhét vào cái bao tử lép xẹp của nó cả. Waris tiếp tục băng qua sa mạc Galkoya, khi tới được nhà bà ngoại, cô đã thực sự tả tơi rách nát như là một cô gái ăn mày chánh hiệu của xứ sở Somalia.
 
Bà ngoại của cô ngắm nhìn đứa cháu ngoại tá tơi như miếng giẻ rách đã phán một câu xanh dờn: "Mi đã trải qua bao khó nhọc như vậy trong cuộc đời thế nào cũng sẽ đánh đổi được những gì quí giá nhất đó con ơi". Trong thời gian tá túc ở nhà bà ngoại, Waris đã không nề hà bất cứ một công việc khó nhọc nào cả.
Cuối cùng thì cái ngày đổi đời của cô cũng đã tới. Một người dượng có họ xa với Waris sắp được biệt phái sang Anh Quốc giữ chức đại sứ, ông ta đến nhà bà ngoại Waris nhờ bà tìm hộ một người tùy tùng để mang sang Anh Quốc làm đầy tớ. Waris đã tình nguyện xin làm chân đầy tớ này, bà ngoại của cô cũng nhận thấy có là người có đủ tư cách nhất để được gởi sang Anh Quốc. Thế là từ một cô gái chăn cừu tai sa mạc Galwayo, Warie bỗng phút chốc trở thành người giúp việc cho ông bà đại sứ tại thành phố Luân Đôn.
 
Lần đầu tiên nhìn thấy dòng nước trong veo chảy ra từ vòi nước máy, Waris đã lạ lùng đứng ngắm nhìn một cách thích thú. Sau đó trong những lần rửa chén cô đều chịu khó mở và đóng vòi nước nhiều lần để hạn chế việc sử dụng nước một cách phí phạm.  Mỗi lần dì dượng của cô đi hội họp hoặc tiếp tân thì cô len lén mở TV để học thêm tiếng Anh. Tuy làm đầy tớ nhưng cuộc sống tại Luân Đôn đã quá thần tiên đối với cô.
Bốn năm sau, trong nước Somalia có nội loạn, tòa đại sứ Somalia tại London bị đóng cửa, mọi thành viên trong tòa đại sứ đều bị rút về nước. Waris nhân lúc mọi người nhốn nháo đã len lén trốn ra khỏi tòa đại sứ và hòa nhập vào dòng người vô gia cư bất hợp pháp (homeless) trong lòng thành phố London. Buổi tối, một miếng giấy bìa carton trải trong công viên là giường ngủ của cô, ban ngày những thức ăn thừa nhặt nhạnh trong các thùng rác là thực phẩm qua ngày của cô.
Những ngày sau đó, nhờ số vốn liếng Anh Ngữ học lóm trên TV, cô kiếm được một chân bán hamberger trong chuỗi cửa hàng MacDonalt. Tuy rằng với số lương giờ nhỏ nhoi chỉ đủ nuôi ăn cô từng bữa một nhưng những người thực khách ở nơi mà có bán hàng đã bắt đầu kháu nhau là cô bé Phi Châu có nụ cười trong sáng từ từ lộ ra nét thanh xuân tươi tắn như một đóa hoa bắt đầu nở rộ dưới ánh nắng ban mai.
 
Nhan sắc của cô đã đập vào mắt của Mike Goss, một nhiếp ảnh gia tài tử sau này trở thành Bá Nha trong cuộc đời của Warie Dixie. Lần đầu tiên đối diện với cô, Mike Goss đã há hốc mồm như bị giáng một búa tạ vào mặt. Anh không ngừng lẩm bẩm: "Trên đời này làm sao có được người đẹp đến mức độ này, hỡi trời. Đúng là một hòn ngọc tinh khiết chưa được mài đùa đây mà.”
Mike Goss đã để lại cho Waris tấm business card của anh. Những đêm sau đó, Waris trằn trọc không ngủ được vì không biết có nên nghe theo lời khuyên khích của Mike Goss hay không. Tuy nhiên cuối cùng thì cô nghĩ rằng: “nghề model chắc chắn là phải hơn hẳn nghề bán hamberger, thôi thì một hai ba bẩy cũng liều, ta cứ thử xem một lần cho biết”. Cô gái 18 tuổi Waris Dixie đã đánh liều gọi điện thoại cho Mike Goss, cô đâu có ngờ là cô đã bắt đầu gõ cánh cửa của nhà trời.
Giống như số phận của cô, Waris đã được trời ban cho một nhan sắc hồn nhiên, thuần khiết, lại mang một chút gì đó man dại và quật cường. Năm 1987, nhan sắc của Waris Dixie đã lọt vào cặp mắt xanh của nhiếp ảnh gia Terence Donovan. Cái tên Donovan mãi cho đến ngày hôm nay vẫn còn là một huyền thoại thành công trong giới nhiếp ảnh thượng lưu xã hội London. Ông vừa làm đạo diễn, chủ nhiệm, chủ bút tạp chí mà còn là một tay nhiếp ảnh cừ khôi của thế giới thời bấy giờ. Ông cũng đã chụp nhiều bộ hình để đời cho hoàng tộc nước Anh và công nương Diana.
Loạt hình đầu tiên mà Donovan thực hiện cho Waris Diexi đã được chọn làm hình bìa lịch Pirelli Calendar. Lập tức ngay sau đó, hình ảnh của Waris được copy từ nhật báo này sang tuần báo khác, gần như ngày nào, tuần nào, tháng nào, hoặc tại bất cứ phi trường nào trong toàn cõi Âu Châu từ Paris, Milan, London, Berlin và ngay cả NewYork nữa, hình nghệ thuật của cô gái da đen đã choáng ngợp khắp mọi nơi.
Tiếp theo sau đó, Cô đã được mỹ phẩm Channel mời đóng phim quảng cáo,  cô đã chụp hình sử dụng nước hoa Revlon. L’oreal, Levis mời cô ký contract. Tạp chí Vogue, Elle đã đăng ảnh của cô lên bìa báo. Phim movie James Bond 007 đã mời cô đóng một vai trong phim The Living Daylights.
Bước vào thập niên 90, hình ảnh mảnh khảnh của Waris đã xuất hiện đầy dẫy tại những khu vực thương mại thời trang. Cô đã thực sự trở thành một huyền thoại của giới thượng lưu, thời thượng Tuy đã vang lừng tên tuổi, nhưng trong thâm tâm của Waris vẫn còn mang nỗi niềm ray rức bí ẩn không thể thố lộ ra ngoài với ai được, vết thương trong thâm tâm của Waris khiến cô nhức nhối hằng đêm như thể cô bị những con bò cạp ngoài sa mạc cắn cho da thịt cô mưng mủ.
 
Số là trong thời gian Waris còn lang thang ở khắp các đường phố của London, một lần nọ, máu huyết tích tụ trong cơ thể của cô trong giai đoạn kinh nguyệt đã khiến cô nóng sốt mê man. Một người bác sĩ da trắng trong bệnh xá đã thảng thốt nhặn ra rằng chính âm hộ bị khâu dính chằn chịt là nguyên nhân đã khiến cô nóng sốt té xỉu ngoài đường phố. Ông ta dự định sẽ cắt bỏ những đường may vô tình kia để cứu lấy sinh mạng của cô gái da đen xinh đẹp nên đã nhờ đến một đồng nghiệp người Phi Châu đến làm thông dịch.
 
Nào ngờ đâu ông bác sĩ người đồng hương của cô đã dùng tiếng thổ ngữ Sumalian không ngớt lời nguyền rủa Waris vì cô đã để cho người khác phải không phải là chồng đụng đến cơ thể và âm hộ của cô. Mỗi khi nghĩ đến hàng ngày hãy còn biết bao nhiêu đứa bé gái phải chịu lấy hình phạt giống như cô đã chịu đựng lúc năm tuổi đã khiến cho Waris nghĩ rằng cô phải đứng ra làm một cái gì đó có ý nghĩa. Phải làm sao đẩy lùi nhưng hủ tục chết người tại Phi Châu để những đứa bé gái khỏi chịu đớn đau hàng ngày như có đã từng hứng chịu.
 
Vào năm 1997, trong khi đang độ rực rỡ đương xuân, Waris đã quyết định mang bí mật trong cơ thể của cô công khai cho tạp chí Marie Claire làm bút ký để trình làng cho thế giới biết đến sự bạo hành trong xã hội Phi Châu. Tôi cò nhớ tất cả từng chị tiết, từng nỗi đớn đao lúc mà lưỡi dao lam xoen xoẹt cắt xén lấy âm vật của tôi. Lưỡi dao lam không bén lắm đã phải cứa đi cứa lại nhiều lần trên từng mảnh đã thịt của tôi ….”
Nữ ký giả làm bút ký ghi lại giai đoạn đau đớn của cô bé Waris tên là Laura là nhà phỏng vấn đã có nhiều kinh nghiệm chiến trường, thế mà lối diễn tả của Waris đã làm cho bà rùng mình, cuối cùng thì bà đã bưng mặt bật khóc thành tiếng: “OMG, tôi không thể tưởng tượng là trên thế giới ngày nay còn có những việc dã man con người hành hạ con người đến mức độ này".
Bạn có biết không, hủ tục cất bỏ âm vật những đứa bé gái đã có mặt trên thế giới này hơn 4000 năm rồi. Bạn không tin ư, bạn hãy đánh vào google search dòng chữ Cắt bỏ âm vật phụ nữ thì bạn sẽ đọc được sự miêu tả và lịch sử của việc làm này.
Có khoảng 28 quốc gia Phi Châu còn theo đuổi hủ tục này, những đứa bé gái trong khoảng 4-10 tuổi đã bị cha mẹ chúng nhờ các mụ phù thủy, các đấng lang băm trong làng quê thực hiện hành động đã mạn này cũng giống như sự việc thiến heo thiến chó trong xã hội Việt Nam ngày xưa. Theo thống kê của LHQ thì trên thế giới ngày nay có khoảng 130 triệu phụ nữ đã bị cắt âm vật, và mỗi năm còn có hơn 2 triệu bé gái còn phải nhận lãnh hình phạt hành xác ghê rợn này.
Đại đa số những phẫu thuật lưu manh này đều do các lang băm giang hồ thực hiện. Những công cụ dị hợm gồm những mảnh dao cạo cùn sét, những nhánh gai trông thấy đã lạnh mình. Tất cả các ca mổ đều không sử dụng thuốc gây mê, các trẻ em bị hành hình nếu không bị đau đớn đến chết đi sống lại thì cũng bị những biến chừng như phong đòn gánh, bệnh bí đái, diêm âm đạo, diêm tử cung. Cũng có những bà mẹ trẻ sau khi được mở rộng cung mây và có thai với người hôn phối đã mắc phải những bệnh đàn bà khiến cho cả mẹ và con đều gặp phải nguy hiểm trong lúc sinh nở.
Waris là người đầu tiên trên thế giới đã mang sự việc dã man xảy ra trên xứ sở của cô ra thảo luận trên báo chí. Ngay tức thì, đề tài này trở thành nóng bỏng trên diễn đàn thế giới. Nhiều quốc gia, nhiều tổ chức nhân đạo mời Waris đăng đàn nói chuyện. Cuối cùng cô đã được người ta mời lên nói chuyện trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc.
Vì muốn dành lại sự công bằng công chính cho hàng triệu sinh mạng đã hy sinh từ nhiều năm qua và cũng để cứu nhiều bé gái trong giai đoạn hiện tại và tương lai, Waris đã không ngần ngại lặp đi lặp lại những sự đau đớn mà cô đã gánh chịu, cô đã kể lại cho toàn thế giới nghe câu chuyện đau đớn nhất trong cuộc đời của cô.
- Tôi không muốn làm người phụ nữ
- Tại sao lại bắt chúng tôi nhận chịu những đau đớn xác thân như vậy chứ?
- Cuộc sống của người phụ nữ không có gì vui sướng cả.
 
Cuối năm 1997, Waris Dirie đã được Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan phong tặng hàm đặc sứ Bài Trừ Hủ Tục Cắt Âm Vật Phụ Nữ trên thế giới với tên tiếng Anh là UN Special Ambassador for the Elimination of Female Genital Mutilation. Kể từ ngày hôm đó, Waris Dirie đã chính thức rời khỏi làng trình diễn thời trang.
Có bắt đầu một chuỗi hành trình vô hạn định xông xáo vào những nước Phi Châu tích cực hô hào chống phá hủ tục cắt bỏ âm vật phụ nữ.
Qua hàng chục năm cố gắng không ngừng, một số nước như Tanzania, Zambia, Congo và Kenya đã ban hành luật cấm sự việc cật bỏ âm vật phụ nữ trong nước.
Tuy nhiên những hoạt động không ngừng nghĩ của cô cũng đã gặp sự chống báng của những thành phần quá khích. Họ nhìn cô dưới cặp mắt căm thù. Ngay chính một số đồng bào Somalia của cô cũng không ngớt lời nguyền rủa cô là kẻ phản bội. Nhà của của cô tại Áo đã bị đập phá và chính bản thân cô cũng đã bị bắt cóc . .
Tất cả những sự ngăn cản đó vẫn không làm cho cô chùn bước. Năm 1998, cô đã cho xuất bản quyển tự truyện Cánh Hoa Sa Mạc (Dessert Flower). Năm 2009, câu chuyện của cô đã được đóng thành phim Dessert Flower được super model người Ethiopia Liya Kebede đóng vai chính.
Sau khi trở thành model, Waris đã cắt bỏ xiềng xích trên âm vật của cô. Cô đã gặp được ý trung nhân lý tưởng và hiện thôi họ đã có chung với nhau một đứa con.  Năm 2002 cô đã sáng lập quỹ từ thiện Dessert Flower để cứu giúp những phụ nữ bị ruồng bỏ tại châu Phi, cô còn là một director của quĩ PPR, duy trì quyền lợi và sự tôn kính với phụ nữ Phi Châu.  Năm 2010, Waris đã được liên mình Châu Phi phong tặng hàm đại sự Hoà Bình. Hiện thời, cô còn tiếp tục hợp tác với những nhà từ thiện trên thế giới tiếp tục những công việc xã hội để mang hạnh phúc đến càng ngày càng nhiều cho phụ nữ và trẻ em ở những quốc gia nghèo đói.
 
Hiện nay trên thế giới, mỗi ngày vẫn hãy còn 6000 bé gái đang đứng trước ngưỡng cửa của lò sát sinh. Một khi hủ tục này còn tồn tại ở Châu Phí thì Waris Dirie còn tiếp tục chiến đấu để chống lại. Suốt cuộc đời của Waris mang đẩy sự khốn khổ và vinh quang như một Đóa Hoa Giữa Sa Mạc vẫn tiếp tục bùng lên nở rộ khiến cho người ta cảm động và ngưỡng phuc.

Phuong Lan chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Waris Dirie – Cánh Hoa Sa Mạc

Mời đọc câu chuyện thương tâm của người con gái nơi hoang mạc Châu Phi:


Waris Dirie có thể là một cái tên rất xa lạ với những người sinh ra sau sau thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng đối với những người từng theo dõi tin tức thời trang thế giới chắc chắn phải biết đến tên tuổi này vì cô được mệnh danh là một viên kim cương đen của thế giới,và là model da đen đầu tiên được đăng lên trang bìa của tạp chí Vogue. Từ một cô gái chăn cừu của xứ Somalia nghèo khổ lần từng bước một đi lên trở thành một supermodel top của thế giới. Nhưng điều người ta không thể ngờ là đang ở đỉnh cao danh vọng nhất cô đã rủ áo rời khỏi giới thời trang để trở thành một đại sứ đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, một chiến sĩ dũng cảm đứng ra tranh đấu chống đối hủ tục cắt âm vật phụ nữ tại những nước lạc hậu, đồng thời cô cũng đã lao đầu vào công tác từ thiện giúp đỡ giới phụ nữ Phi Châu . . . .
Trong thập niên 90 cô được chọn là một trong 30 người phụ nữ điển hình nhất thế giới. Câu chuyện về cuộc đời của Waris khiến cho rất nhiều người cảm động, đại đa số cảm thấy hào hứng, phấn khởi qua những thăng trầm trôi nỗi nhưng hầu như tất cả mọi độc giả đều cảm thấy phẩn nộ và đau buồn cho số phận người phụ nữ sinh ra tại châu Phi.
Năm 1965, Waris ra đời tại một làng du mục của sa mạc Galkayo, xứ Sumalia, một quốc gia đông bộ Phi Châu. Cô là thành viên trong một đại gia đình gồm có 13 anh chị em. Bốn tuổi, Waris bị một người bạn của cha cô hãm hiếp. . . .
 
Năm tuổi, Waris đã bị cha mẹ của cô làm lễ cắt bỏ âm vật phụ nữ. Ngày hôm đó, Waris sẽ không bao giờ quên được giây phút khủng khiếp nhất trong cuộc đời của cô . . . . Tối đêm hôm nhục nhằn đó, cô được mẹ cho ăn thêm một chén cơm gạo, cô bé 5 tuổi vui mừng hớn hở, cô nào có biết phút giây hồi hộp nhất đời cô đang chập chờn trước mặt.
Sáng sớm hôm sau, mẹ có dựng cô dậy lúc mặt trời chưa mọc, có được bà dẫn vào một khu rừng thưa. Nơi đó một phụ nữ người Gypsy có đôi mắt âm u, mặt mày nhăn nhúm như một bóng ma đang chờ đợi họ. Mẹ của Waris đặt cô ngồi lên một tảng đã phẳng phiu, bà choàng tay giữ chặt lấy thân hình đứa con gái từ phía sau lưng.
Người phụ nữ Gypsy có khuôn mát lạnh lùng kia mở bọc lấy ra một lưỡi đạo cao rỉ sét còn dính máu nhanh chóng thẻo đứt âm hạch và tiểu âm môi của cô bé. Lưỡi dao lame không được bén của mụ đã phải cứa đi cứa lại nhiều lần trên đã thịt non choẹt của đứa bé ...
Đứa bé thét lên tiếng thét kinh hoàng làm cho bầy chim rừng hoảng hốt tung cánh bay vào khoảng không ….
Tiếp theo đó, mụ phù thủy dùng những nhánh gai của bụi tre gai gần đó làm kim xỏ nhiều lổ trên đại âm môi của cô bé, rồi dùng dây cước may kín âm hộ của cô bé chỉ chừa lại một lỗ thông nhỏ xíu cho việc tiểu tiện . . . . Trong thời gian mụ phù thủy làm những phẫu thuật đó thì cô bé đã đau đến đổi ngất xỉu, mất đi cả tri giác. . .
Cô bé Waris đã khóc thét muốn khàn cả cổ nhưng hai người phụ nữ đã không nhân nhượng chút nào trong sự việc mà họ cho rằng sẽ bảo vệ trinh tiết cho một thiếu nữ. Waris đã hai lần mất đi tri giác. Khi cô tỉnh dậy, hai người phụ nữ đã rời khỏi nơi đó. Trên phiến đá chỉ còn lại một vũng máu và miếng da thịt đã bi cắt rời cơ thể của cô. Vũng máu đào đã bị ánh sáng chói chang của mặt trời thiêu đốt cháy khô đóng thành vảy.
Bạn có cảm thấy khủng khiếp chưa?  Đây chính là một hủ tục lâu đời đã được truyền thừa qua nhiều thế kỷ gọi là lễ cắt âm vật (Female Genital Mutilation-FGM) của xứ Phi Châu. Ở những quốc gia này, đa số những bé gái trước 10 tuổi đều bị thiến bỏ âm vật để bảo vệ trinh tiết, với âm đạo bị khâu kín lại, người phụ nữ chỉ còn chừa lại một lỗ nhỏ xíu để làm công việc tiểu tiện. Phải đợi đến đêm tân hôn, chính tay người chồng của cô dâu dùng dao kéo cắt bỏ những cọng dây nhợ chằn chịt phía ngoài âm hộ …. để làm công việc truyền giống.
 
Những bé gái nhà nghèo kiết xác không có điều kiện thực hiện lễ cắt âm vật thì sẽ bị xã hội ruồng bỏ xem như không giữ được trinh tiết suốt đời sẽ không lấy được chồng và cuối cùng thì cũng sẽ lọt vào xã hội hư đốn trở thành những gái mãi dâm, sống kiếp sống tận cũng như loài côn trùng trong xã hội. . . .
Một người chị của Warie đã chết lúc 8 tuổi vì không cầm được máu trong lễ cắt cắt âm vật Một người chị khác thì bị nhiễm trùng vì dao cạo ri sét nên đã nóng sốt nhiều ngày biến chứng thành đau mang óc suýt chút nữa là bỏ mạng sa trường.
 
Kể từ buổi sáng kinh hoàng đó cho đến gần 20 năm sau, Waris chỉ có thể tiểu tiện bằng cửa níu dạo lớn không hơn đầu que diêm. Người phụ nữ Somalia đáng thương này và các đồng bào nữ của cô phải cần hơn 15 phút đồng hồ mới bài tiết hết số lượng nước tiểu trong bảng quang của họ cho một lần tiểu tiện. Mỗi tháng trong thời gian kinh nguyệt, họ lại bị những nỗi đau đớn hành hạ xác thân như muốn chết đi sống lại. Waris sau này đã thổ lộ: nỗi đau đớn dằn dật thể xác đó đã khiến tôi nhiều lúc muốn tự kết liễu lấy sinh mạng của minh….”
 
Là một cô gái chăn cừu, ngoài đớn đau thể xác qua lễ cắt bỏ âm vật rùng mình lần đó ra thì cuộc sống của Warie cũng có những kỷ niệm êm đềm và một giai đoạn tuổi thơ đáng ghi nhớ như cánh cảnh tượng Em Bé Quê của nhạc sĩ Phạm Duy, chỉ khác cái là những cô bé xứ Sumalia còn có thể quan sát những giống động vật Phi Châu như sư tử, hươu cao cổ, đà điểu và cái thú xem những con hồ ly chạy đua đuổi bắt các giống động vật nhỏ như thỏ đế và chuột chùi v.v….
Cuộc sống êm đềm tuổi thơ của Warie chỉ ngắn ngủi đến năm cô vừa tròn 13 tuổi, một hôm cha cô dẫn về nhà một ông già 61 tuổi giới thiệu với con gái:
- Waris, đây là chồng tương lai của con, ba ngày nữa ông ta sẽ mang sính lễ đến cưới con về làm bà vợ thứ 4 của ông.
Lúc đó, cô nàng thiếu nữ Waris Dirie vừa chớm bước vào lứa tuổi mộng mơ dậy thì đẹp nhất của đời người con gái, cô đã bắt đầu biểu lộ thiên tính bất khuất, quật cường hiếm có của những bộ tộc đầy dẫy những hủ tục dã man ở vùng đất khô cằn này. Tại xứ sở Somalia, người đàn ông còn ở vị thế độc tôn được xã hội cho phép hưởng thụ chế độ đa thê và người phụ nữ trong xã hội đó chỉ như là một món đồ trang sức, hay đúng ra là công cụ truyền giống và nô lệ tình dục.
Cha của Waris đánh hơi biết được cô con gái của ông có tính khí của một con ngựa chứng cho nên ông dự định lúc con ngựa này hày còn trẻ người non dạ thì nên mang ra đánh đổi để thu lợi tức về cho gia đình. Ông phú hộ 61 tuổi già khú để trong làng đã đồng ý dùng 5 con lạc đã để làm xính lễ cho cuộc hôn nhân này.
Ở thời đại của năm 1978, giá trị món hồi môn nầy tương đối hậu hĩ. Waris cảm thấy lợm ói khi đối diện với ông già nham nhở đó, cô dự tính làm một cuộc cách mạng mà hầu như giới phụ nữ trong xứ sở cô chưa ai dám thực hiện từ trước đến nay: Chạy Trốn. Waris mang dự tính của cô nói cho mẹ cô biết, bà mẹ còn chút đỉnh lương tri này ủng hộ ngay dự tính của đứa con gái cứng cõi, bà ôm chầm lấy thân hình nãy nở của Waris và nói nhỏ vào tai cô: “con gái yêu quí của mẹ, mẹ chắc là con sẽ thành công"
 
Mẹ của Waris từng là một tiểu thư con của một danh gia vọng tộc tại Mogadisu, thủ đô xứ Somalia. Năm 16 tuổi bà bỏ gia đình chạy theo tiếng gọi của con tim tức là cha của Waris bây giờ và trốn chui trốn nhủi vào vùng đất khô cằn sa mạc, thế mà sau này bà đã bị chính người tình trong tim của bà đập cho một trận nhừ tử vì dám xúi giục Waris đào tẩu khiến ông thiệt mất 5 con lạc đà.
Waris bắt đầu lên đường bôn tẩu, cô chỉ mang trên người rất ít lương thực, nước uống và quần áo. Cô đã vượt qua hàng nghìn dặm đường, phần lớn vùng đất mà cô đi ngang qua chỉ có cát và đất vàng nức nẻ.
Qua nhiều ngày tháng, hai bàn chân của cô bắt đầu chai sạn và nức nẻ. …Đôi chân của cô mang rất nhiều vết xẹo, dấu tích kinh hoàng trên đoạn đường chạy trốn ngày nào. Những vết tích này không bao giờ phai nhạt, sau nầy tuy đã trở thành một model nổi tiếng có tiếng tăm nhất thế giới nhưng mỗi lần cô diện quần áo tắm vào người là những quan phó nhòm cộng tác với cô đều phải tròn mắt kinh ngạc khi thấy hàng trăm vết sẹo dưới gót chân, trên bàn chân và đầy khắp đôi chân của cô.
Một bữa trưa oi bức nọ, Waris đã trực diện với cái chết chỉ trong đường tơ kẽ tóc vì đối diện với cô trong sa mạc hoang vu là một con sư tử đực đang săn mồi. Waris điếng cả người, cô cho rằng con sư tử đực sắp sửa vồ lấy cô để ăn thịt.
Nhưng chuyện lạ lùng đã xảy ra, con sư tử chỉ lẳng lặng đứng nhìn cô một chặp rồi quay mình bỏ đi. Warie nghĩ bụng chắc nó thấy con mồi nầy ốm quá, chẳng còn miếng thịt nào ra hồn để có thể nhét vào cái bao tử lép xẹp của nó cả. Waris tiếp tục băng qua sa mạc Galkoya, khi tới được nhà bà ngoại, cô đã thực sự tả tơi rách nát như là một cô gái ăn mày chánh hiệu của xứ sở Somalia.
 
Bà ngoại của cô ngắm nhìn đứa cháu ngoại tá tơi như miếng giẻ rách đã phán một câu xanh dờn: "Mi đã trải qua bao khó nhọc như vậy trong cuộc đời thế nào cũng sẽ đánh đổi được những gì quí giá nhất đó con ơi". Trong thời gian tá túc ở nhà bà ngoại, Waris đã không nề hà bất cứ một công việc khó nhọc nào cả.
Cuối cùng thì cái ngày đổi đời của cô cũng đã tới. Một người dượng có họ xa với Waris sắp được biệt phái sang Anh Quốc giữ chức đại sứ, ông ta đến nhà bà ngoại Waris nhờ bà tìm hộ một người tùy tùng để mang sang Anh Quốc làm đầy tớ. Waris đã tình nguyện xin làm chân đầy tớ này, bà ngoại của cô cũng nhận thấy có là người có đủ tư cách nhất để được gởi sang Anh Quốc. Thế là từ một cô gái chăn cừu tai sa mạc Galwayo, Warie bỗng phút chốc trở thành người giúp việc cho ông bà đại sứ tại thành phố Luân Đôn.
 
Lần đầu tiên nhìn thấy dòng nước trong veo chảy ra từ vòi nước máy, Waris đã lạ lùng đứng ngắm nhìn một cách thích thú. Sau đó trong những lần rửa chén cô đều chịu khó mở và đóng vòi nước nhiều lần để hạn chế việc sử dụng nước một cách phí phạm.  Mỗi lần dì dượng của cô đi hội họp hoặc tiếp tân thì cô len lén mở TV để học thêm tiếng Anh. Tuy làm đầy tớ nhưng cuộc sống tại Luân Đôn đã quá thần tiên đối với cô.
Bốn năm sau, trong nước Somalia có nội loạn, tòa đại sứ Somalia tại London bị đóng cửa, mọi thành viên trong tòa đại sứ đều bị rút về nước. Waris nhân lúc mọi người nhốn nháo đã len lén trốn ra khỏi tòa đại sứ và hòa nhập vào dòng người vô gia cư bất hợp pháp (homeless) trong lòng thành phố London. Buổi tối, một miếng giấy bìa carton trải trong công viên là giường ngủ của cô, ban ngày những thức ăn thừa nhặt nhạnh trong các thùng rác là thực phẩm qua ngày của cô.
Những ngày sau đó, nhờ số vốn liếng Anh Ngữ học lóm trên TV, cô kiếm được một chân bán hamberger trong chuỗi cửa hàng MacDonalt. Tuy rằng với số lương giờ nhỏ nhoi chỉ đủ nuôi ăn cô từng bữa một nhưng những người thực khách ở nơi mà có bán hàng đã bắt đầu kháu nhau là cô bé Phi Châu có nụ cười trong sáng từ từ lộ ra nét thanh xuân tươi tắn như một đóa hoa bắt đầu nở rộ dưới ánh nắng ban mai.
 
Nhan sắc của cô đã đập vào mắt của Mike Goss, một nhiếp ảnh gia tài tử sau này trở thành Bá Nha trong cuộc đời của Warie Dixie. Lần đầu tiên đối diện với cô, Mike Goss đã há hốc mồm như bị giáng một búa tạ vào mặt. Anh không ngừng lẩm bẩm: "Trên đời này làm sao có được người đẹp đến mức độ này, hỡi trời. Đúng là một hòn ngọc tinh khiết chưa được mài đùa đây mà.”
Mike Goss đã để lại cho Waris tấm business card của anh. Những đêm sau đó, Waris trằn trọc không ngủ được vì không biết có nên nghe theo lời khuyên khích của Mike Goss hay không. Tuy nhiên cuối cùng thì cô nghĩ rằng: “nghề model chắc chắn là phải hơn hẳn nghề bán hamberger, thôi thì một hai ba bẩy cũng liều, ta cứ thử xem một lần cho biết”. Cô gái 18 tuổi Waris Dixie đã đánh liều gọi điện thoại cho Mike Goss, cô đâu có ngờ là cô đã bắt đầu gõ cánh cửa của nhà trời.
Giống như số phận của cô, Waris đã được trời ban cho một nhan sắc hồn nhiên, thuần khiết, lại mang một chút gì đó man dại và quật cường. Năm 1987, nhan sắc của Waris Dixie đã lọt vào cặp mắt xanh của nhiếp ảnh gia Terence Donovan. Cái tên Donovan mãi cho đến ngày hôm nay vẫn còn là một huyền thoại thành công trong giới nhiếp ảnh thượng lưu xã hội London. Ông vừa làm đạo diễn, chủ nhiệm, chủ bút tạp chí mà còn là một tay nhiếp ảnh cừ khôi của thế giới thời bấy giờ. Ông cũng đã chụp nhiều bộ hình để đời cho hoàng tộc nước Anh và công nương Diana.
Loạt hình đầu tiên mà Donovan thực hiện cho Waris Diexi đã được chọn làm hình bìa lịch Pirelli Calendar. Lập tức ngay sau đó, hình ảnh của Waris được copy từ nhật báo này sang tuần báo khác, gần như ngày nào, tuần nào, tháng nào, hoặc tại bất cứ phi trường nào trong toàn cõi Âu Châu từ Paris, Milan, London, Berlin và ngay cả NewYork nữa, hình nghệ thuật của cô gái da đen đã choáng ngợp khắp mọi nơi.
Tiếp theo sau đó, Cô đã được mỹ phẩm Channel mời đóng phim quảng cáo,  cô đã chụp hình sử dụng nước hoa Revlon. L’oreal, Levis mời cô ký contract. Tạp chí Vogue, Elle đã đăng ảnh của cô lên bìa báo. Phim movie James Bond 007 đã mời cô đóng một vai trong phim The Living Daylights.
Bước vào thập niên 90, hình ảnh mảnh khảnh của Waris đã xuất hiện đầy dẫy tại những khu vực thương mại thời trang. Cô đã thực sự trở thành một huyền thoại của giới thượng lưu, thời thượng Tuy đã vang lừng tên tuổi, nhưng trong thâm tâm của Waris vẫn còn mang nỗi niềm ray rức bí ẩn không thể thố lộ ra ngoài với ai được, vết thương trong thâm tâm của Waris khiến cô nhức nhối hằng đêm như thể cô bị những con bò cạp ngoài sa mạc cắn cho da thịt cô mưng mủ.
 
Số là trong thời gian Waris còn lang thang ở khắp các đường phố của London, một lần nọ, máu huyết tích tụ trong cơ thể của cô trong giai đoạn kinh nguyệt đã khiến cô nóng sốt mê man. Một người bác sĩ da trắng trong bệnh xá đã thảng thốt nhặn ra rằng chính âm hộ bị khâu dính chằn chịt là nguyên nhân đã khiến cô nóng sốt té xỉu ngoài đường phố. Ông ta dự định sẽ cắt bỏ những đường may vô tình kia để cứu lấy sinh mạng của cô gái da đen xinh đẹp nên đã nhờ đến một đồng nghiệp người Phi Châu đến làm thông dịch.
 
Nào ngờ đâu ông bác sĩ người đồng hương của cô đã dùng tiếng thổ ngữ Sumalian không ngớt lời nguyền rủa Waris vì cô đã để cho người khác phải không phải là chồng đụng đến cơ thể và âm hộ của cô. Mỗi khi nghĩ đến hàng ngày hãy còn biết bao nhiêu đứa bé gái phải chịu lấy hình phạt giống như cô đã chịu đựng lúc năm tuổi đã khiến cho Waris nghĩ rằng cô phải đứng ra làm một cái gì đó có ý nghĩa. Phải làm sao đẩy lùi nhưng hủ tục chết người tại Phi Châu để những đứa bé gái khỏi chịu đớn đau hàng ngày như có đã từng hứng chịu.
 
Vào năm 1997, trong khi đang độ rực rỡ đương xuân, Waris đã quyết định mang bí mật trong cơ thể của cô công khai cho tạp chí Marie Claire làm bút ký để trình làng cho thế giới biết đến sự bạo hành trong xã hội Phi Châu. Tôi cò nhớ tất cả từng chị tiết, từng nỗi đớn đao lúc mà lưỡi dao lam xoen xoẹt cắt xén lấy âm vật của tôi. Lưỡi dao lam không bén lắm đã phải cứa đi cứa lại nhiều lần trên từng mảnh đã thịt của tôi ….”
Nữ ký giả làm bút ký ghi lại giai đoạn đau đớn của cô bé Waris tên là Laura là nhà phỏng vấn đã có nhiều kinh nghiệm chiến trường, thế mà lối diễn tả của Waris đã làm cho bà rùng mình, cuối cùng thì bà đã bưng mặt bật khóc thành tiếng: “OMG, tôi không thể tưởng tượng là trên thế giới ngày nay còn có những việc dã man con người hành hạ con người đến mức độ này".
Bạn có biết không, hủ tục cất bỏ âm vật những đứa bé gái đã có mặt trên thế giới này hơn 4000 năm rồi. Bạn không tin ư, bạn hãy đánh vào google search dòng chữ Cắt bỏ âm vật phụ nữ thì bạn sẽ đọc được sự miêu tả và lịch sử của việc làm này.
Có khoảng 28 quốc gia Phi Châu còn theo đuổi hủ tục này, những đứa bé gái trong khoảng 4-10 tuổi đã bị cha mẹ chúng nhờ các mụ phù thủy, các đấng lang băm trong làng quê thực hiện hành động đã mạn này cũng giống như sự việc thiến heo thiến chó trong xã hội Việt Nam ngày xưa. Theo thống kê của LHQ thì trên thế giới ngày nay có khoảng 130 triệu phụ nữ đã bị cắt âm vật, và mỗi năm còn có hơn 2 triệu bé gái còn phải nhận lãnh hình phạt hành xác ghê rợn này.
Đại đa số những phẫu thuật lưu manh này đều do các lang băm giang hồ thực hiện. Những công cụ dị hợm gồm những mảnh dao cạo cùn sét, những nhánh gai trông thấy đã lạnh mình. Tất cả các ca mổ đều không sử dụng thuốc gây mê, các trẻ em bị hành hình nếu không bị đau đớn đến chết đi sống lại thì cũng bị những biến chừng như phong đòn gánh, bệnh bí đái, diêm âm đạo, diêm tử cung. Cũng có những bà mẹ trẻ sau khi được mở rộng cung mây và có thai với người hôn phối đã mắc phải những bệnh đàn bà khiến cho cả mẹ và con đều gặp phải nguy hiểm trong lúc sinh nở.
Waris là người đầu tiên trên thế giới đã mang sự việc dã man xảy ra trên xứ sở của cô ra thảo luận trên báo chí. Ngay tức thì, đề tài này trở thành nóng bỏng trên diễn đàn thế giới. Nhiều quốc gia, nhiều tổ chức nhân đạo mời Waris đăng đàn nói chuyện. Cuối cùng cô đã được người ta mời lên nói chuyện trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc.
Vì muốn dành lại sự công bằng công chính cho hàng triệu sinh mạng đã hy sinh từ nhiều năm qua và cũng để cứu nhiều bé gái trong giai đoạn hiện tại và tương lai, Waris đã không ngần ngại lặp đi lặp lại những sự đau đớn mà cô đã gánh chịu, cô đã kể lại cho toàn thế giới nghe câu chuyện đau đớn nhất trong cuộc đời của cô.
- Tôi không muốn làm người phụ nữ
- Tại sao lại bắt chúng tôi nhận chịu những đau đớn xác thân như vậy chứ?
- Cuộc sống của người phụ nữ không có gì vui sướng cả.
 
Cuối năm 1997, Waris Dirie đã được Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan phong tặng hàm đặc sứ Bài Trừ Hủ Tục Cắt Âm Vật Phụ Nữ trên thế giới với tên tiếng Anh là UN Special Ambassador for the Elimination of Female Genital Mutilation. Kể từ ngày hôm đó, Waris Dirie đã chính thức rời khỏi làng trình diễn thời trang.
Có bắt đầu một chuỗi hành trình vô hạn định xông xáo vào những nước Phi Châu tích cực hô hào chống phá hủ tục cắt bỏ âm vật phụ nữ.
Qua hàng chục năm cố gắng không ngừng, một số nước như Tanzania, Zambia, Congo và Kenya đã ban hành luật cấm sự việc cật bỏ âm vật phụ nữ trong nước.
Tuy nhiên những hoạt động không ngừng nghĩ của cô cũng đã gặp sự chống báng của những thành phần quá khích. Họ nhìn cô dưới cặp mắt căm thù. Ngay chính một số đồng bào Somalia của cô cũng không ngớt lời nguyền rủa cô là kẻ phản bội. Nhà của của cô tại Áo đã bị đập phá và chính bản thân cô cũng đã bị bắt cóc . .
Tất cả những sự ngăn cản đó vẫn không làm cho cô chùn bước. Năm 1998, cô đã cho xuất bản quyển tự truyện Cánh Hoa Sa Mạc (Dessert Flower). Năm 2009, câu chuyện của cô đã được đóng thành phim Dessert Flower được super model người Ethiopia Liya Kebede đóng vai chính.
Sau khi trở thành model, Waris đã cắt bỏ xiềng xích trên âm vật của cô. Cô đã gặp được ý trung nhân lý tưởng và hiện thôi họ đã có chung với nhau một đứa con.  Năm 2002 cô đã sáng lập quỹ từ thiện Dessert Flower để cứu giúp những phụ nữ bị ruồng bỏ tại châu Phi, cô còn là một director của quĩ PPR, duy trì quyền lợi và sự tôn kính với phụ nữ Phi Châu.  Năm 2010, Waris đã được liên mình Châu Phi phong tặng hàm đại sự Hoà Bình. Hiện thời, cô còn tiếp tục hợp tác với những nhà từ thiện trên thế giới tiếp tục những công việc xã hội để mang hạnh phúc đến càng ngày càng nhiều cho phụ nữ và trẻ em ở những quốc gia nghèo đói.
 
Hiện nay trên thế giới, mỗi ngày vẫn hãy còn 6000 bé gái đang đứng trước ngưỡng cửa của lò sát sinh. Một khi hủ tục này còn tồn tại ở Châu Phí thì Waris Dirie còn tiếp tục chiến đấu để chống lại. Suốt cuộc đời của Waris mang đẩy sự khốn khổ và vinh quang như một Đóa Hoa Giữa Sa Mạc vẫn tiếp tục bùng lên nở rộ khiến cho người ta cảm động và ngưỡng phuc.

Phuong Lan chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm