Tham Khảo
Xã Hội Chủ Nghĩa và Nói Dối[1] - Nguyễn Huy Vũ
Bốn kinh tế gia Lars Hornuf của đại học Munich, Đức, và Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada, và Heather Mann của Đại Học Duke, Hoa Kỳ, làm một nghiên cứu kinh tế thực nghiệm [2](experimental economics) ở Đức và cho thấy rằng những người từng sống lâu ở Đông Đức có khuynh hướng nói dối nhiều hơn để đạt mục đích cá nhân.
Thí nghiệm đơn giản như sau. 250 người sống ở Berlin được chọn ngẫu nhiên. Mỗi người được tung con xúc xắc 40 lần, rồi tính cộng điểm, điểm càng cao thì càng được trả tiền thưởng cao.
Ở đây, trước khi tung con xúc xắc mỗi lần, người tung phải tự hứa với chính mình là sẽ chọn điểm của mặt trên hay mặt đáy của con xúc xắc để tính cho lần tung đó. Điểm mỗi lần tung sẽ được ghi ra giấy và sau 40 lần như vậy, cộng lại ra tổng điểm để tính thưởng.
Ví dụ, tôi tự hứa trong đầu trước 1 lần tung là chọn mặt trên của con xúc xắc để tính điểm, khi tung con xúc xắc xuất hiện 2 điểm ở mặt trên, nếu tôi là người ngay thẳng, tôi sẽ ghi là 2; còn nếu tôi là người gian dối thì tôi sẽ ghi điểm của đáy con xúc xắc là 5. Việc chọn mặt tính điểm của con xúc xắc là tự nguyện và không ai kiểm tra được.
Thêm vào đó, người chơi có quyền chọn tung một lần 1 con, 2 con, 3 con, 4 con, 5 con hay 6 con xúc xắc cùng lúc. Nếu như người lương thiện thì việc chọn mặt tính điểm trước rồi chọn quay 1 con hay 2, 3, 4, 5, 6 con cùng lúc không ảnh hưởng mấy đến kết quả, vì theo thống kê thì các biến cố này là độc lập lẫn nhau, và do đó, số người chọn quay 1 con sẽ bằng số người chọn quay 2, 3, 4, 5, 6 con. Còn nếu người không lương thiện, họ sẽ chọn 6 con xúc xắc quay cùng một lúc và sau đó chọn mặt nào điểm cao thì tính điểm, ghi vào sổ để được hưởng tiền thưởng cao.
Kết quả cho thấy có một tỉ lệ lớn người chọn quay nhiều con xúc xắc cùng lúc. Người tổ chức bảo họ ghi nơi sinh sống trước đây ở Đức và độ tuổi. Kết quả cho thấy trung bình những người có gốc gác ở Đông Đức có xu hướng nói dối gấp hai lần người lớn lên ở Tây Đức, và người sống càng lâu dưới chế độ “xã hội chủ nghĩa” thì càng nói dối.
Kết quả cho thấy có một sự liên hệ giữa “xã hội chủ nghĩa” và sự thiếu thành thật.
[1] Phỏng dịch bài “Lying commies”, The Economist 19-7-2014
[2] The (True) Legacy of Two Really Existing Economic Systems:
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2457000
http://viet-studies.info/kinhte/XaHouChuNghiaNoiDoi_Economist.htmBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Xã Hội Chủ Nghĩa và Nói Dối[1] - Nguyễn Huy Vũ
Bốn kinh tế gia Lars Hornuf của đại học Munich, Đức, và Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada, và Heather Mann của Đại Học Duke, Hoa Kỳ, làm một nghiên cứu kinh tế thực nghiệm [2](experimental economics) ở Đức và cho thấy rằng những người từng sống lâu ở Đông Đức có khuynh hướng nói dối nhiều hơn để đạt mục đích cá nhân.
Thí nghiệm đơn giản như sau. 250 người sống ở Berlin được chọn ngẫu nhiên. Mỗi người được tung con xúc xắc 40 lần, rồi tính cộng điểm, điểm càng cao thì càng được trả tiền thưởng cao.
Ở đây, trước khi tung con xúc xắc mỗi lần, người tung phải tự hứa với chính mình là sẽ chọn điểm của mặt trên hay mặt đáy của con xúc xắc để tính cho lần tung đó. Điểm mỗi lần tung sẽ được ghi ra giấy và sau 40 lần như vậy, cộng lại ra tổng điểm để tính thưởng.
Ví dụ, tôi tự hứa trong đầu trước 1 lần tung là chọn mặt trên của con xúc xắc để tính điểm, khi tung con xúc xắc xuất hiện 2 điểm ở mặt trên, nếu tôi là người ngay thẳng, tôi sẽ ghi là 2; còn nếu tôi là người gian dối thì tôi sẽ ghi điểm của đáy con xúc xắc là 5. Việc chọn mặt tính điểm của con xúc xắc là tự nguyện và không ai kiểm tra được.
Thêm vào đó, người chơi có quyền chọn tung một lần 1 con, 2 con, 3 con, 4 con, 5 con hay 6 con xúc xắc cùng lúc. Nếu như người lương thiện thì việc chọn mặt tính điểm trước rồi chọn quay 1 con hay 2, 3, 4, 5, 6 con cùng lúc không ảnh hưởng mấy đến kết quả, vì theo thống kê thì các biến cố này là độc lập lẫn nhau, và do đó, số người chọn quay 1 con sẽ bằng số người chọn quay 2, 3, 4, 5, 6 con. Còn nếu người không lương thiện, họ sẽ chọn 6 con xúc xắc quay cùng một lúc và sau đó chọn mặt nào điểm cao thì tính điểm, ghi vào sổ để được hưởng tiền thưởng cao.
Kết quả cho thấy có một tỉ lệ lớn người chọn quay nhiều con xúc xắc cùng lúc. Người tổ chức bảo họ ghi nơi sinh sống trước đây ở Đức và độ tuổi. Kết quả cho thấy trung bình những người có gốc gác ở Đông Đức có xu hướng nói dối gấp hai lần người lớn lên ở Tây Đức, và người sống càng lâu dưới chế độ “xã hội chủ nghĩa” thì càng nói dối.
Kết quả cho thấy có một sự liên hệ giữa “xã hội chủ nghĩa” và sự thiếu thành thật.
[1] Phỏng dịch bài “Lying commies”, The Economist 19-7-2014
[2] The (True) Legacy of Two Really Existing Economic Systems:
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2457000
http://viet-studies.info/kinhte/XaHouChuNghiaNoiDoi_Economist.htm