Tham Khảo

Xã Hội Mỹ Khá Hơn Dưới TT Obama?

Sau tám năm dưới TT Bush, một số không nhỏ dân Mỹ chống đối chính quyền Cộng Hòa mạnh mẽ, vì cho đó là một chính quyền bất tài nhất, đã chủ trì những thảm họa vĩ đại như vụ tấn công 9/11, hai cuộc chiến dai dẳng và tốn hao khủng khiếp tại Iraq và Afghanistan,
 
Xã Hội Mỹ Khá Hơn Dưới TT Obama?
Vũ Linh

...dân da đen thất nghiệp dưới thời Obama đã tăng 42% nói chung, và 56% cho giới trẻ...

Sau tám năm dưới TT Bush, một số không nhỏ dân Mỹ chống đối chính quyền Cộng Hòa mạnh mẽ, vì cho đó là một chính quyền bất tài nhất, đã chủ trì những thảm họa vĩ đại như vụ tấn công 9/11, hai cuộc chiến dai dẳng và tốn hao khủng khiếp tại Iraq và Afghanistan, vụ bão Katrina, chưa kể hai vụ khủng hoảng kinh tế quy mô, một trong vụ bong bóng “
dot.com” đầu trào năm 2001, và một cái thứ hai trong vụ bong bóng gia cư khi cuối trào năm 2008.

Trong tình huống khó khăn đó, đã xuất hiện một Đấng Tiên Tri mới, muốn thay đổi hết, với đầy đủ giải pháp tốt đẹp nhất cho mọi vấn đề, hứa hạ được cả thủy triều và hàn gắn mọi vết thương của nhân loại chứ chẳng riêng gì vết thương của dân Mỹ. “Thay Đổi Chúng Ta Có Thể Tin Được”.

Gần 5 năm sau, hay gần 6 tháng sau khi TT Obama tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai, tình hình nước Mỹ không giống những gì ông đã hứa hẹn chút nào.

Các cụ ta ngày xưa luôn coi yếu tố “thiên thời” là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho mọi chuyện. Thành công hay thất bại, trong bất cứ mọi việc lớn nhỏ nào, cũng tùy thuộc vào yếu tố thiên thời trước tiên. Đối với những vua chúa lãnh đạo cả nước thì người ta gọi là “thiên mệnh”. Nhìn vào sự đắc cử của TT Obama, không ai có thể phủ nhận yếu tố thiên thời đã quan trọng như thế nào đối với sự thành công của ông. Thiên mệnh chăng?

Có thể nào ta nói là ông Obama đã nhận được “thiên mệnh” để thay đổi nước Mỹ cho tốt đẹp hơn không? Chiến thắng của thượng nghị sĩ Obama đã không phải là chiến thắng của kinh nghiệm và thành tích, mà là chiến thắng của “Hy Vọng”, hy vọng ở một ngày mai tốt đẹp hơn nhiều như đã được hứa hẹn? Sự thật như thế nào, ta hãy thử kiểm điểm lại một vài khiá cạnh.

Trong khi TT Obama bận rộn đi một vòng đọc diễn văn kích động kinh tế tại Florida, Illinois, Missouri, và Tennessee, cố gắng lái dư luận từ những vụ xì-căng-đan vớ vẩn qua vấn đề sinh tử của thiên hạ, thì cơ quan thông tấn Associated Press công bố kết quả thăm dò mới: trong 5 người Mỹ thì hiện nay đã có tới 4 người đang vật lộn với đời sống vì thất nghiệp, hay vì lệ thuộc trợ cấp an sinh và phiếu thực phẩm, hay vì sống dưới lằn ranh nghèo. Đại khái thì giai cấp đại gia vẫn là đại gia, nhưng giai cấp trung lưu ngày càng suy thoái, tuột xuống gần giai cấp nghèo, là giai cấp ngày càng bành trướng mau lẹ. Công trình nghiên cứu cũng cho thấy tuyệt đại đa số khối dân đang tuột dốc các nấc thang xã hội là dân trung lưu da trắng và da vàng, da nâu.

Điều đáng nói là sự tuột dốc này, theo bản nghiên cứu, chỉ mới bắt đầu. Trong tương lai, tình trạng sẽ khó hơn nữa cho giới trung lưu này. Tất cả các chỉ số đo lường đều hướng về sự sa sút hơn cho giới này, đặc biệt là cho khối da trắng không có bằng đại học.

Tình trạng khó khăn của khối da trắng này nặng nề nhất trong các vùng nông thôn, tỉnh nhỏ, và ngoại ô các thành phố lớn. Không phải một tình cờ khi những vùng này cũng là những vùng địa bàn của Cộng Hòa, không bỏ phiếu cho TT Obama.

Chưa hết. Giáo sư kinh tế Emmanuel Saez của trường Đại Học California vừa công bố kết quả nghiên cứu của trường. Trong bốn năm dưới chính quyền Obama, cách biệt giàu nghèo lớn mạnh hơn trong tám năm của Bush và tám năm của Clinton. Khối đại gia 1% giàu nhất đã thấy lợi tức của mình tăng hơn 11% trong năm 2010 trong khi tuyệt đại đa số 99% còn lại thấy lợi tức của mình giảm 0.5%. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh của những năm 2007-08 đã khiến tất cả mọi người mất tiền. Nhưng khối 20% những người giàu nhất đã mau mắn gỡ lại được tất cả mọi mất mát trong hai năm 2009-10, trong khi khối 20% nghèo nhất tiếp tục thấy lợi tức của gia đình giảm thêm mỗi năm trong hai năm 2009-10.

Trong năm 2010, có 2,7 triệu người rơi xuống dưới lằn ranh nghèo (poverty line), và thêm 14 triệu người lãnh phiếu thực phẩm. Con số người nghèo và lãnh phiếu thực phẩm đạt những kỷ lục cao nhất trong lịch sử cận đại Mỹ kể từ những ngày khủng hoảng kinh tế của đầu thập niên 1930. Tỷ lệ thất nghiệp giảm chút đỉnh từ cao điểm hơn 9% xuống khoảng 7.5%, nhưng hẩu hết những người có việc làm lại đều là có việc làm trả lương thấp hơn. Trong khi đó, dưới bốn năm đầu của TT Obama, con số tỷ phú Mỹ tăng gần 25%.

Dường như khẩu hiệu của các nhóm “Occupy Wall Street” (Chiếm Cứ Wall Street): “1% chống 99%” đang dần dần trở thành sự thật. Xã hội Mỹ chỉ còn 1% đại gia sống trong biển 99% người nghèo, trong khi giai cấp trung lưu dần dần biến mất. Đó có phải là thành quả đáng kể nhất của chính sách kinh tế của TT Obama không?

Nhận định về sự lớn mạnh quá nhanh của cách biệt giàu nghèo, TT Obama khẳng định đây là chuyện không thể chấp nhận được, và là một sai lầm lớn trên mặt đạo đức –morally wrong. Làm như thể ông là một giáo sư hay một nhà báo ngoài cuộc, chỉ có dịp đứng ngoài nhận định chứ không có trách nhiệm hay liên hệ gì đến tình trạng xã hội Mỹ của mấy năm nay.

Dĩ nhiên phe cấp tiến và TT Obama sẽ vẫn đổ thừa lên đầu TT Bush, nhưng lập luận đổ thừa này càng ngày càng mất ý nghiã sau khi TT Obama đã nắm quyền gần 5 năm. Nếu mọi chuyện vẫn là lỗi của Bush thì câu hỏi đặt ra là trong gần 5 năm qua, TT Obama và ê-kíp kinh tế của ông đã làm những gì? Vẫn nghiên cứu? Hay vẫn học nghề sau hơn một nhiệm kỳ? Chưa kể cái mâu thuẫn khi TT Obama nhanh nhẹn dành công giết Bin Laden vì câu chuyện xẩy ra dưới thời Obama. Tin tốt thì mau mắn dành công, tin xấu thì mau mắn đổ thừa. Như vậy tinh thần trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của một tổng thống để đâu?

Một vài tiếng nói bảo thủ cực đoan đã cho rằng đây chính là chủ ý của TT Obama, cố tình kéo dài tình trạng kinh tế èo uột để gia tăng khối “nghèo” lệ thuộc vào an sinh xã hội, tức là lệ thuộc vào chính sách của đảng Dân Chủ, bảo đảm đảng này sẽ nắm quyền lâu dài, biến đảng Cộng Hòa thành đảng thiểu số một cách vĩnh viễn. Châm ngôn “dân giàu nước mạnh” hình như không hợp lý bằng “dân nghèo đảng mạnh”.

Có lẽ lý luận như vậy hơi quá đáng, mà đúng hơn phải nói là vấn đề phục hồi kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh, không phải là ưu tiên của TT Obama. Như đã bàn trên cột báo này, ưu tiên của TT Obama ngay từ đầu là để lại dấu ấn lâu dài, thay đổi xã hội, với dự án ruột Obamacare. Kinh tế trồi xụt theo chu kỳ không đáng quan tâm bằng.

Còn chuyện kỳ thị trắng đen mà nhiều lần ứng viên Obama đã khẳng định sẽ chấm dứt nếu nước Mỹ bầu ông làm tổng thống, thì sao? Câu trả lời là ... đã trở thành ngày một trầm trọng hơn. Vụ án anh bảo vệ an ninh khu phố gốc Nam Mỹ George Zimmerman bắn chết thanh niên da đen Trayvon Martin đã như là ngòi châm vào thùng thuốc nổ. Việc toà tha bổng anh Zimmerman đã mang ra ánh sáng mâu thuẫn trắng đen đó thật rõ ràng, tác động không ít thanh niên da đen có hành động bạo hành vô cớ chống dân da trắng, lấy danh nghiã trả thù cho anh Trayvon.

Tại Baltimore, ít nhất 10 thanh niên da đen vô cớ xúm lại đánh hội đồng một thanh niên da trắng. Một ngày hôm sau, bốn thủ phạm bị bắt, trong đó có ba là vị thành niên, tuổi khoảng 16-17. Vì tính cách tàn bạo của cuộc tấn công, cảnh sát Baltimore đã quyết định truy tố tất cả như là người lớn đã thành niên.

Tại Bethesda thuộc tiểu bang Maryland, ngay ngoại ô thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ba thanh niên da đen, vô cớ xúm lại đánh hội đồng một anh da trắng đi bộ một mình, rồi cướp đi cái bóp và cái iPhone, vừa đánh vừa la “trả thù cho Trayvon”. Đánh để trả thù nghe còn hiểu được dù không chấp nhận được, nhưng rồi đánh để cướp của luôn thì có thể hiểu trả thù cho Trayvon chỉ là cái cớ. Thế nhưng cảnh sát Bethesda đã khẳng định phán quyết bất công trong vụ án Zimmerman đã là động lực của ba thanh niên da đen này. Chẳng những vậy, cảnh sát xếp loại cuộc tấn công này không phải là “cướp của hành hung người”, mà là vụ án do kỳ thị (hate crime), không có biên bản chuyện mất bóp và iPhne. Cho thấy cảnh sát Bethesda đã hành động rất “phải đạo chính trị”.

Trong khi TT Obama mau mắn lên tiếng ca tụng và bênh vực anh Martin ngay sau khi anh này bị bắn, ông lại hoàn toàn im lặng không lên án các cuộc hành hung của thanh niên da đen đối với thanh niên da trắng.

Tinh thần bài da trắng lên cao trong khối da đen, nhưng ngược lại, dân da trắng cũng bắt đầu có phản ứng ngược. Một số sinh viên da trắng tại đại học Georgia State đã công khai lập hội sinh viên da trắng –white student association- gó là để “bảo vệ di sản và văn hoá của dân da trắng”. Trả lời một câu hỏi đây có phải là hành động kỳ thị không, họ đã hỏi tại sao sinh viên da đen có quyền lập hội sinh viên da đen mà không bị ai chất vấn về vấn đề kỳ thị?

Hơn 90% dân da đen đã bỏ phiếu cho ông da đen Obama, với hy vọng cuộc sống của họ sẽ khá hơn dưới các tổng thống da trắng. Sự thật như thế nào?

Không kể tình trạng kinh tế èo uột mà nạn nhân chính là những dân nghèo, trong đó một phần không nhỏ là dân da đen, đây là vài con số thống kê chính thức:

- Con số dân da đen thất nghiệp dưới thời Obama đã tăng 42% nói chung, và 56% cho giới trẻ;

- So với năm 2008, lợi tức trung bình của dân da trắng và da nâu gốc Nam Mỹ đều gia tăng, trong khi lợi tức trung bình của khối dân da đen lại giảm;

- Dân da đen chỉ là 11% tổng số dân Mỹ, nhưng lại chiếm 40% trợ cấp xã hội dưới hình thức này hay khác, con số cao nhất lịch sử cận đại;

- Gần 75% trẻ em da đen ra đời trong tình trạng không có bố hay mẹ, hay bố và mẹ sống với nhau không hôn thú.

Dù vậy, vấn đề kỳ thị màu da cũng như tình trạng suy đồi của dân da đen vẫn không phải là vấn đề lớn đối với TT Obama. Ông ý thức được ông không có ba đầu sáu tay giải quyết được mâu thuẫn da trắng da đen hay thay đổi cuộc sống của dân da đen trong vài năm nhiệm chức của ông. Hay cả những vấn đề cực kỳ phức tạp khác như kiểm soát vũ khí, hội nhập di dân bất hợp pháp, ... cũng vậy. Do đó, ông chú tâm thực hiện cách mạng y tế với Obamacare.

Nhưng câu chuyện đáng bàn là ngay cả Obamacare cũng đang gặp những trở ngại ngày một lớn. Không nói đến chuyện dời ngày áp dụng trọn vẹn Obamacare mà ta đã bàn đến mới đây, người ta lại khám phá ra thêm nhiều chuyện lạ khác.

Hơn một nửa các tiểu bang chống lại việc thành lập các trung tâm phối hợp –exchanges- giúp thiên hạ tìm mua bảo hiểm tốt nhất. Nhưng cũng có nhiều tiểu bang đã thành lập những trung tâm này. Chẳng hạn như Cali. Và điều lạ lùng theo báo phe ta Washington Post là hơn một nửa số nhân viên được Nhà Nước thuê làm việc tại các trung tâm này là nhân viên làm việc bán thời, không được bảo hiểm tập thể của trung tâm. Nói trắng ra, các trung tâm này, một yếu tố then chốt trong Obamacare, cũng ý thức được Obamacare rất tốn kém và quyết định thuê nhân viên làm bán thời để khỏi phải cung cấp bảo hiểm y tế cho họ, buộc họ phải tìm mua bảo hiểm riêng cho mình với giá dĩ nhiên là cao hơn.

Theo Obamacare, sở thuế IRS sẽ là cơ quan có trách nhiệm theo dõi và bắt người nào không có bảo hiểm y tế phải nộp phạt (tiền phạt mà Tối Cao Pháp Viện gọi là “thuế”). Điều miả mai là nghiệp đoàn các viên chức IRS mới đây đã yêu cầu Nhà Nước miễn áp dụng Obamacare cho nhân viên IRS, tức là không bắt buộc họ phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt. Họ có trách nhiệm đi bắt phạt những người không có bảo hiểm, nhưng lại muốn chính họ không phải nộp phạt nếu không có bảo hiểm!

Một vấn đề then chốt đưa TT Obama vào Toà Bạch Ốc lần đầu tiên là cuộc khủng hoảng gia cư. Ứng viên Obama cũng đã lớn tiếng hứa hẹn giải quyết thỏa đáng cho mọi người, nhất là khối dân nghèo và trung lưu. Thực tế cũng chỉ là một thất hứa khác.

Gần 5 năm sau, số nhà bị bán đổ bán tháo (short sale) hay bị ngân hàng ốp (foreclosure) cũng vẫn tràn ngập thị trường. Ngay ở Cali, nhìn danh sách nhà bán, trong mười cái thì sáu bẩy cái là nhà bị ngân hàng tịch thu rồi bán tháo lại, hầu hết là nhà rẻ tiền của dân nghèo và dân trung lưu. Các dinh thự bạc triệu của các đại gia không bị ảnh hưởng gì nhiều.

Một vài khu vực đã thoát qua cơn nguy hiểm này và tình trạng có vẻ đã ổn định lại, thậm chí giá nhà bắt đầu tăng lại như trong vài vùng của Cali. Nhưng mặt trái của vấn đề là giá nhà ổn định hay tăng lại trong khi lợi tức của giới trung lưu và nghèo lại thụt giảm, đưa đến tình trạng hai giới lợi tức thấp này mất cơ hội mua nhà, đành phải đi thuê nhà.

Theo một nghiên cứu mới nhất của đại học Harvard, con số nhà cho thuê đã tăng hơn một triệu trong năm qua, trong khi con số người sở hữu nhà giảm hơn 160.000. Từ năm 2008, hơn 7 triệu người đã bị mất nhà, phải đi thuê nhà ở. Số người sở hữu nhà tuột xuống mức thấp nhất, 65% dân Mỹ. Một lần nữa, khối dân da đen lại là nạn nhân lớn nhất: tỷ lệ dân da đen sở hữu nhà rớt từ 42% khi TT Obama nhậm chức xuống 37% hiện nay, trong khi con số dân da đen đi thuê nhà tăng từ 43% lên tới hơn 50%.

Nói tóm lại, TT Obama là người ra tranh cử với các khẩu hiệu đại đoàn kết toàn dân, công bằng xã hội, thịnh vượng kinh tế, chấm dứt khủng hoảng gia cư, hoà đồng chủng tộc, chính quyền trong sáng, ...

Qua gần 5 năm chấp chánh, người ta thấy chính trị phân hoá hơn bao giờ hết, kinh tế vẫn èo uột với tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao chót vót, cách biệt giàu nghèo ngày một lớn, đại gia ngày càng giàu, người nghèo không khá hơn, và giới trung lưu ngày càng teo lại, tuột xuống dưới lằn ranh nghèo, kỳ thị da trắng da đen không biến mất mà lại càng trầm trọng hơn, Nhà nước dối trá tìm mọi cách che dấu những xì-căng-đan ngày một lộ liễu, rình rập theo dõi cả thế giới nhân danh chiến tranh chống khủng bố, tức là cả thế giới, thù, bạn, và cả dân mình đều đáng nghi là khủng bố hết.

Đó có phải là những điều cử tri “hy vọng” khi bỏ phiếu bầu cho ứng viên Barack Obama không? Dưới sự lãnh đạo của TT Obama, nước Mỹ đang đi về đâu?
 
NguyenVSau Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Xã Hội Mỹ Khá Hơn Dưới TT Obama?

Sau tám năm dưới TT Bush, một số không nhỏ dân Mỹ chống đối chính quyền Cộng Hòa mạnh mẽ, vì cho đó là một chính quyền bất tài nhất, đã chủ trì những thảm họa vĩ đại như vụ tấn công 9/11, hai cuộc chiến dai dẳng và tốn hao khủng khiếp tại Iraq và Afghanistan,
 
Xã Hội Mỹ Khá Hơn Dưới TT Obama?
Vũ Linh

...dân da đen thất nghiệp dưới thời Obama đã tăng 42% nói chung, và 56% cho giới trẻ...

Sau tám năm dưới TT Bush, một số không nhỏ dân Mỹ chống đối chính quyền Cộng Hòa mạnh mẽ, vì cho đó là một chính quyền bất tài nhất, đã chủ trì những thảm họa vĩ đại như vụ tấn công 9/11, hai cuộc chiến dai dẳng và tốn hao khủng khiếp tại Iraq và Afghanistan, vụ bão Katrina, chưa kể hai vụ khủng hoảng kinh tế quy mô, một trong vụ bong bóng “
dot.com” đầu trào năm 2001, và một cái thứ hai trong vụ bong bóng gia cư khi cuối trào năm 2008.

Trong tình huống khó khăn đó, đã xuất hiện một Đấng Tiên Tri mới, muốn thay đổi hết, với đầy đủ giải pháp tốt đẹp nhất cho mọi vấn đề, hứa hạ được cả thủy triều và hàn gắn mọi vết thương của nhân loại chứ chẳng riêng gì vết thương của dân Mỹ. “Thay Đổi Chúng Ta Có Thể Tin Được”.

Gần 5 năm sau, hay gần 6 tháng sau khi TT Obama tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai, tình hình nước Mỹ không giống những gì ông đã hứa hẹn chút nào.

Các cụ ta ngày xưa luôn coi yếu tố “thiên thời” là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho mọi chuyện. Thành công hay thất bại, trong bất cứ mọi việc lớn nhỏ nào, cũng tùy thuộc vào yếu tố thiên thời trước tiên. Đối với những vua chúa lãnh đạo cả nước thì người ta gọi là “thiên mệnh”. Nhìn vào sự đắc cử của TT Obama, không ai có thể phủ nhận yếu tố thiên thời đã quan trọng như thế nào đối với sự thành công của ông. Thiên mệnh chăng?

Có thể nào ta nói là ông Obama đã nhận được “thiên mệnh” để thay đổi nước Mỹ cho tốt đẹp hơn không? Chiến thắng của thượng nghị sĩ Obama đã không phải là chiến thắng của kinh nghiệm và thành tích, mà là chiến thắng của “Hy Vọng”, hy vọng ở một ngày mai tốt đẹp hơn nhiều như đã được hứa hẹn? Sự thật như thế nào, ta hãy thử kiểm điểm lại một vài khiá cạnh.

Trong khi TT Obama bận rộn đi một vòng đọc diễn văn kích động kinh tế tại Florida, Illinois, Missouri, và Tennessee, cố gắng lái dư luận từ những vụ xì-căng-đan vớ vẩn qua vấn đề sinh tử của thiên hạ, thì cơ quan thông tấn Associated Press công bố kết quả thăm dò mới: trong 5 người Mỹ thì hiện nay đã có tới 4 người đang vật lộn với đời sống vì thất nghiệp, hay vì lệ thuộc trợ cấp an sinh và phiếu thực phẩm, hay vì sống dưới lằn ranh nghèo. Đại khái thì giai cấp đại gia vẫn là đại gia, nhưng giai cấp trung lưu ngày càng suy thoái, tuột xuống gần giai cấp nghèo, là giai cấp ngày càng bành trướng mau lẹ. Công trình nghiên cứu cũng cho thấy tuyệt đại đa số khối dân đang tuột dốc các nấc thang xã hội là dân trung lưu da trắng và da vàng, da nâu.

Điều đáng nói là sự tuột dốc này, theo bản nghiên cứu, chỉ mới bắt đầu. Trong tương lai, tình trạng sẽ khó hơn nữa cho giới trung lưu này. Tất cả các chỉ số đo lường đều hướng về sự sa sút hơn cho giới này, đặc biệt là cho khối da trắng không có bằng đại học.

Tình trạng khó khăn của khối da trắng này nặng nề nhất trong các vùng nông thôn, tỉnh nhỏ, và ngoại ô các thành phố lớn. Không phải một tình cờ khi những vùng này cũng là những vùng địa bàn của Cộng Hòa, không bỏ phiếu cho TT Obama.

Chưa hết. Giáo sư kinh tế Emmanuel Saez của trường Đại Học California vừa công bố kết quả nghiên cứu của trường. Trong bốn năm dưới chính quyền Obama, cách biệt giàu nghèo lớn mạnh hơn trong tám năm của Bush và tám năm của Clinton. Khối đại gia 1% giàu nhất đã thấy lợi tức của mình tăng hơn 11% trong năm 2010 trong khi tuyệt đại đa số 99% còn lại thấy lợi tức của mình giảm 0.5%. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh của những năm 2007-08 đã khiến tất cả mọi người mất tiền. Nhưng khối 20% những người giàu nhất đã mau mắn gỡ lại được tất cả mọi mất mát trong hai năm 2009-10, trong khi khối 20% nghèo nhất tiếp tục thấy lợi tức của gia đình giảm thêm mỗi năm trong hai năm 2009-10.

Trong năm 2010, có 2,7 triệu người rơi xuống dưới lằn ranh nghèo (poverty line), và thêm 14 triệu người lãnh phiếu thực phẩm. Con số người nghèo và lãnh phiếu thực phẩm đạt những kỷ lục cao nhất trong lịch sử cận đại Mỹ kể từ những ngày khủng hoảng kinh tế của đầu thập niên 1930. Tỷ lệ thất nghiệp giảm chút đỉnh từ cao điểm hơn 9% xuống khoảng 7.5%, nhưng hẩu hết những người có việc làm lại đều là có việc làm trả lương thấp hơn. Trong khi đó, dưới bốn năm đầu của TT Obama, con số tỷ phú Mỹ tăng gần 25%.

Dường như khẩu hiệu của các nhóm “Occupy Wall Street” (Chiếm Cứ Wall Street): “1% chống 99%” đang dần dần trở thành sự thật. Xã hội Mỹ chỉ còn 1% đại gia sống trong biển 99% người nghèo, trong khi giai cấp trung lưu dần dần biến mất. Đó có phải là thành quả đáng kể nhất của chính sách kinh tế của TT Obama không?

Nhận định về sự lớn mạnh quá nhanh của cách biệt giàu nghèo, TT Obama khẳng định đây là chuyện không thể chấp nhận được, và là một sai lầm lớn trên mặt đạo đức –morally wrong. Làm như thể ông là một giáo sư hay một nhà báo ngoài cuộc, chỉ có dịp đứng ngoài nhận định chứ không có trách nhiệm hay liên hệ gì đến tình trạng xã hội Mỹ của mấy năm nay.

Dĩ nhiên phe cấp tiến và TT Obama sẽ vẫn đổ thừa lên đầu TT Bush, nhưng lập luận đổ thừa này càng ngày càng mất ý nghiã sau khi TT Obama đã nắm quyền gần 5 năm. Nếu mọi chuyện vẫn là lỗi của Bush thì câu hỏi đặt ra là trong gần 5 năm qua, TT Obama và ê-kíp kinh tế của ông đã làm những gì? Vẫn nghiên cứu? Hay vẫn học nghề sau hơn một nhiệm kỳ? Chưa kể cái mâu thuẫn khi TT Obama nhanh nhẹn dành công giết Bin Laden vì câu chuyện xẩy ra dưới thời Obama. Tin tốt thì mau mắn dành công, tin xấu thì mau mắn đổ thừa. Như vậy tinh thần trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của một tổng thống để đâu?

Một vài tiếng nói bảo thủ cực đoan đã cho rằng đây chính là chủ ý của TT Obama, cố tình kéo dài tình trạng kinh tế èo uột để gia tăng khối “nghèo” lệ thuộc vào an sinh xã hội, tức là lệ thuộc vào chính sách của đảng Dân Chủ, bảo đảm đảng này sẽ nắm quyền lâu dài, biến đảng Cộng Hòa thành đảng thiểu số một cách vĩnh viễn. Châm ngôn “dân giàu nước mạnh” hình như không hợp lý bằng “dân nghèo đảng mạnh”.

Có lẽ lý luận như vậy hơi quá đáng, mà đúng hơn phải nói là vấn đề phục hồi kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh, không phải là ưu tiên của TT Obama. Như đã bàn trên cột báo này, ưu tiên của TT Obama ngay từ đầu là để lại dấu ấn lâu dài, thay đổi xã hội, với dự án ruột Obamacare. Kinh tế trồi xụt theo chu kỳ không đáng quan tâm bằng.

Còn chuyện kỳ thị trắng đen mà nhiều lần ứng viên Obama đã khẳng định sẽ chấm dứt nếu nước Mỹ bầu ông làm tổng thống, thì sao? Câu trả lời là ... đã trở thành ngày một trầm trọng hơn. Vụ án anh bảo vệ an ninh khu phố gốc Nam Mỹ George Zimmerman bắn chết thanh niên da đen Trayvon Martin đã như là ngòi châm vào thùng thuốc nổ. Việc toà tha bổng anh Zimmerman đã mang ra ánh sáng mâu thuẫn trắng đen đó thật rõ ràng, tác động không ít thanh niên da đen có hành động bạo hành vô cớ chống dân da trắng, lấy danh nghiã trả thù cho anh Trayvon.

Tại Baltimore, ít nhất 10 thanh niên da đen vô cớ xúm lại đánh hội đồng một thanh niên da trắng. Một ngày hôm sau, bốn thủ phạm bị bắt, trong đó có ba là vị thành niên, tuổi khoảng 16-17. Vì tính cách tàn bạo của cuộc tấn công, cảnh sát Baltimore đã quyết định truy tố tất cả như là người lớn đã thành niên.

Tại Bethesda thuộc tiểu bang Maryland, ngay ngoại ô thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ba thanh niên da đen, vô cớ xúm lại đánh hội đồng một anh da trắng đi bộ một mình, rồi cướp đi cái bóp và cái iPhone, vừa đánh vừa la “trả thù cho Trayvon”. Đánh để trả thù nghe còn hiểu được dù không chấp nhận được, nhưng rồi đánh để cướp của luôn thì có thể hiểu trả thù cho Trayvon chỉ là cái cớ. Thế nhưng cảnh sát Bethesda đã khẳng định phán quyết bất công trong vụ án Zimmerman đã là động lực của ba thanh niên da đen này. Chẳng những vậy, cảnh sát xếp loại cuộc tấn công này không phải là “cướp của hành hung người”, mà là vụ án do kỳ thị (hate crime), không có biên bản chuyện mất bóp và iPhne. Cho thấy cảnh sát Bethesda đã hành động rất “phải đạo chính trị”.

Trong khi TT Obama mau mắn lên tiếng ca tụng và bênh vực anh Martin ngay sau khi anh này bị bắn, ông lại hoàn toàn im lặng không lên án các cuộc hành hung của thanh niên da đen đối với thanh niên da trắng.

Tinh thần bài da trắng lên cao trong khối da đen, nhưng ngược lại, dân da trắng cũng bắt đầu có phản ứng ngược. Một số sinh viên da trắng tại đại học Georgia State đã công khai lập hội sinh viên da trắng –white student association- gó là để “bảo vệ di sản và văn hoá của dân da trắng”. Trả lời một câu hỏi đây có phải là hành động kỳ thị không, họ đã hỏi tại sao sinh viên da đen có quyền lập hội sinh viên da đen mà không bị ai chất vấn về vấn đề kỳ thị?

Hơn 90% dân da đen đã bỏ phiếu cho ông da đen Obama, với hy vọng cuộc sống của họ sẽ khá hơn dưới các tổng thống da trắng. Sự thật như thế nào?

Không kể tình trạng kinh tế èo uột mà nạn nhân chính là những dân nghèo, trong đó một phần không nhỏ là dân da đen, đây là vài con số thống kê chính thức:

- Con số dân da đen thất nghiệp dưới thời Obama đã tăng 42% nói chung, và 56% cho giới trẻ;

- So với năm 2008, lợi tức trung bình của dân da trắng và da nâu gốc Nam Mỹ đều gia tăng, trong khi lợi tức trung bình của khối dân da đen lại giảm;

- Dân da đen chỉ là 11% tổng số dân Mỹ, nhưng lại chiếm 40% trợ cấp xã hội dưới hình thức này hay khác, con số cao nhất lịch sử cận đại;

- Gần 75% trẻ em da đen ra đời trong tình trạng không có bố hay mẹ, hay bố và mẹ sống với nhau không hôn thú.

Dù vậy, vấn đề kỳ thị màu da cũng như tình trạng suy đồi của dân da đen vẫn không phải là vấn đề lớn đối với TT Obama. Ông ý thức được ông không có ba đầu sáu tay giải quyết được mâu thuẫn da trắng da đen hay thay đổi cuộc sống của dân da đen trong vài năm nhiệm chức của ông. Hay cả những vấn đề cực kỳ phức tạp khác như kiểm soát vũ khí, hội nhập di dân bất hợp pháp, ... cũng vậy. Do đó, ông chú tâm thực hiện cách mạng y tế với Obamacare.

Nhưng câu chuyện đáng bàn là ngay cả Obamacare cũng đang gặp những trở ngại ngày một lớn. Không nói đến chuyện dời ngày áp dụng trọn vẹn Obamacare mà ta đã bàn đến mới đây, người ta lại khám phá ra thêm nhiều chuyện lạ khác.

Hơn một nửa các tiểu bang chống lại việc thành lập các trung tâm phối hợp –exchanges- giúp thiên hạ tìm mua bảo hiểm tốt nhất. Nhưng cũng có nhiều tiểu bang đã thành lập những trung tâm này. Chẳng hạn như Cali. Và điều lạ lùng theo báo phe ta Washington Post là hơn một nửa số nhân viên được Nhà Nước thuê làm việc tại các trung tâm này là nhân viên làm việc bán thời, không được bảo hiểm tập thể của trung tâm. Nói trắng ra, các trung tâm này, một yếu tố then chốt trong Obamacare, cũng ý thức được Obamacare rất tốn kém và quyết định thuê nhân viên làm bán thời để khỏi phải cung cấp bảo hiểm y tế cho họ, buộc họ phải tìm mua bảo hiểm riêng cho mình với giá dĩ nhiên là cao hơn.

Theo Obamacare, sở thuế IRS sẽ là cơ quan có trách nhiệm theo dõi và bắt người nào không có bảo hiểm y tế phải nộp phạt (tiền phạt mà Tối Cao Pháp Viện gọi là “thuế”). Điều miả mai là nghiệp đoàn các viên chức IRS mới đây đã yêu cầu Nhà Nước miễn áp dụng Obamacare cho nhân viên IRS, tức là không bắt buộc họ phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt. Họ có trách nhiệm đi bắt phạt những người không có bảo hiểm, nhưng lại muốn chính họ không phải nộp phạt nếu không có bảo hiểm!

Một vấn đề then chốt đưa TT Obama vào Toà Bạch Ốc lần đầu tiên là cuộc khủng hoảng gia cư. Ứng viên Obama cũng đã lớn tiếng hứa hẹn giải quyết thỏa đáng cho mọi người, nhất là khối dân nghèo và trung lưu. Thực tế cũng chỉ là một thất hứa khác.

Gần 5 năm sau, số nhà bị bán đổ bán tháo (short sale) hay bị ngân hàng ốp (foreclosure) cũng vẫn tràn ngập thị trường. Ngay ở Cali, nhìn danh sách nhà bán, trong mười cái thì sáu bẩy cái là nhà bị ngân hàng tịch thu rồi bán tháo lại, hầu hết là nhà rẻ tiền của dân nghèo và dân trung lưu. Các dinh thự bạc triệu của các đại gia không bị ảnh hưởng gì nhiều.

Một vài khu vực đã thoát qua cơn nguy hiểm này và tình trạng có vẻ đã ổn định lại, thậm chí giá nhà bắt đầu tăng lại như trong vài vùng của Cali. Nhưng mặt trái của vấn đề là giá nhà ổn định hay tăng lại trong khi lợi tức của giới trung lưu và nghèo lại thụt giảm, đưa đến tình trạng hai giới lợi tức thấp này mất cơ hội mua nhà, đành phải đi thuê nhà.

Theo một nghiên cứu mới nhất của đại học Harvard, con số nhà cho thuê đã tăng hơn một triệu trong năm qua, trong khi con số người sở hữu nhà giảm hơn 160.000. Từ năm 2008, hơn 7 triệu người đã bị mất nhà, phải đi thuê nhà ở. Số người sở hữu nhà tuột xuống mức thấp nhất, 65% dân Mỹ. Một lần nữa, khối dân da đen lại là nạn nhân lớn nhất: tỷ lệ dân da đen sở hữu nhà rớt từ 42% khi TT Obama nhậm chức xuống 37% hiện nay, trong khi con số dân da đen đi thuê nhà tăng từ 43% lên tới hơn 50%.

Nói tóm lại, TT Obama là người ra tranh cử với các khẩu hiệu đại đoàn kết toàn dân, công bằng xã hội, thịnh vượng kinh tế, chấm dứt khủng hoảng gia cư, hoà đồng chủng tộc, chính quyền trong sáng, ...

Qua gần 5 năm chấp chánh, người ta thấy chính trị phân hoá hơn bao giờ hết, kinh tế vẫn èo uột với tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao chót vót, cách biệt giàu nghèo ngày một lớn, đại gia ngày càng giàu, người nghèo không khá hơn, và giới trung lưu ngày càng teo lại, tuột xuống dưới lằn ranh nghèo, kỳ thị da trắng da đen không biến mất mà lại càng trầm trọng hơn, Nhà nước dối trá tìm mọi cách che dấu những xì-căng-đan ngày một lộ liễu, rình rập theo dõi cả thế giới nhân danh chiến tranh chống khủng bố, tức là cả thế giới, thù, bạn, và cả dân mình đều đáng nghi là khủng bố hết.

Đó có phải là những điều cử tri “hy vọng” khi bỏ phiếu bầu cho ứng viên Barack Obama không? Dưới sự lãnh đạo của TT Obama, nước Mỹ đang đi về đâu?
 
NguyenVSau Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm