Tham Khảo

Xã hội dân sự và dân chủ

Hầu như mọi người đều đồng ý: dân chủ là một thể chế tốt nhất trong lịch sử, ít nhất cho đến lúc này. Tốt về phương diện đạo đức: Nó tôn trọng những giá trị căn
 
 
Hầu như mọi người đều đồng ý: dân chủ là một thể chế tốt nhất trong lịch sử, ít nhất cho đến lúc này. Tốt về phương diện đạo đức: Nó tôn trọng những giá trị căn bản và phổ quát của nhân loại, trong đó, quan trọng nhất là sự tự do, bình đẳng và nhân quyền. Tốt về phương diện kinh tế: Dân chủ phát huy sáng kiến và năng lực của mọi người vốn là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển và ổn định. Và tốt về phương diện chính trị, cả về đối nội lẫn đối ngoại: được xây dựng trên nền tảng pháp quyền vững chắc, các quốc gia dân chủ vừa tránh được các cuộc bạo loạn trong nội bộ vừa tránh được các xung đột vũ trang giữa họ với nhau.

Ngay cả những nhà độc tài hiện nay dường như cũng không phản đối những điều vừa kể. Họ cũng nói đến dân chủ, cũng tự cho chế độ họ là dân chủ, dù là một kiểu dân chủ… khác. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, trước đây, họ vừa tuyên dương dân chủ vừa chủ trương chuyên chính vô sản; sau, tất cả đều đồng loạt từ bỏ khái niệm “chuyên chính” và chỉ nói đến dân chủ, dù là dân chủ…xã hội chủ nghĩa.

Ai cũng đồng ý với nhau như vậy. Tuy nhiên lại có một nghịch lý: trên thế giới, quá trình dân chủ hóa lại rất chậm chạp và đầy khúc khuỷu.

Năm 1991, trong cuốn The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century, Samuel P. Hungtington chia làn sóng dân chủ thành ba đợt: Đợt thứ nhất, mở đầu bằng cuộc cách mạng ở Mỹ vào năm 1776 và sau đó, cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, dẫn đến việc hình thành của gần 30 nền dân chủ. Đợt thứ hai diễn ra ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ hai: Ở đỉnh cao của nó, đầu thập niên 1960, có cả thảy 36 quốc gia được xem là dân chủ. Đợt thứ ba bắt đầu từ năm 1974, thoạt đầu, ở Bồ Đào Nha, sau, lan ra nhiều quốc gia khác vùng châu Mỹ La Tinh, sau nữa, châu Á (Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan), và cuối cùng, vào cuối thập niên 1980, các nước Đông Âu với sự sụp đổ toàn diện của chủ nghĩa Cộng sản. Gần đây, một số nhà nghiên cứu nói đến đợt dân chủ hóa lần thứ tư bắt đầu với các cuộc cách mạng ở Trung Đông, lật đổ các chính quyền độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Libya, v.v..

Điều cần chú ý là: bên cạnh các đợt dân chủ hóa ấy, người ta còn ghi nhận những đợt thoái trào của dân chủ. Đầu thế kỷ 20, có lúc trên thế giới có đến 29 quốc gia được xem là dân chủ, thế nhưng, từ đầu thập niên 1920 đến đầu thập niên 1940, với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, số lượng các nước dân chủ bị tuột xuống nhanh chóng, có lúc, chỉ còn khoảng 12. Trong đợt dân chủ hóa lần thứ hai cũng vậy. Ở cao điểm của nó, có 36 nước dân chủ; lúc thoái trào, từ đầu thập niên 1960 đến giữa thập niên 1970, chỉ còn 30. Rồi đợt thứ ba cũng có thoái trào: Ngay chính Nga, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, dưới thời Vladimir Putin, lại trở thành độc tài. Và ở làn sóng dân chủ thứ tư, tuy chưa hẳn đã chấm dứt, sự thoái trào đã thấy rõ trong tình trạng bất ổn định ở Ai Cập và Libya.

Những làn sóng dân chủ làm giới quan sát vui mừng và phấn khởi bao nhiêu, những cuộc thoái trào càng làm cho họ hoang mang và lo lắng bấy nhiêu. Người ta thấy rõ: Con đường đến với dân chủ là một con đường hết sức gập ghềnh và đầy bất trắc. Chính vì thế, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Làm thế nào để xây dựng dân chủ?

Nói đến việc xây dựng một chế độ dân chủ nói chung hay ở Việt Nam nói riêng, người ta hay nghĩ ngay đến một khía cạnh: bộ máy chính quyền; và một điều kiện: những người lãnh đạo trong bộ máy ấy phải được dân bầu một cách tự do và minh bạch.

Tuy nhiên thiết chế và bầu cử chỉ là hai khía cạnh của dân chủ, thậm chí, chỉ là hai khía cạnh ở mặt nổi. Tự bản thân chúng, cả hai khía cạnh ấy đều không bảo đảm được dân chủ. Thiết chế chỉ là phương tiện, với nó, người ta có thể nhắm đến những mục đích khác nhau, có những cách hành xử khác nhau, có khi hoàn toàn đi ngược lại dân chủ, hơn nữa, chà đạp lên dân chủ. Bầu cử cũng vậy. Không hiếm chính phủ được ra đời như kết quả của một cuộc bầu cử tự do, cuối cùng, kết thúc như một chế độ độc tài vô cùng tàn bạo. Hitler là một ví dụ. Ở Việt Nam, chính phủ đầu tiên của ông Hồ Chí Minh năm 1946 cũng là kết quả của một cuộc bầu cử.

Thiết chế và bầu cử chỉ có thể song hành với dân chủ với điều kiện đầu tiên là chúng phải được xây dựng trên nền tảng, và được vận hành trên nguyên tắc, của một nền pháp quyền (rule of law) vững chắc. Pháp quyền đặt ra những giới hạn để bảo đảm thiết chế không bị lợi dụng và bầu cử không bị biến dạng, để người cầm quyền bị kiểm soát và do đó, biết tự kiềm chế, và để những người bị trị tiếp tục tin tưởng vào hệ thống, từ đó, tin tưởng lẫn nhau.

Nói như vậy cũng là nói, pháp quyền, thật ra, tự nó chưa đủ bảo đảm cho dân chủ. Pháp quyền chỉ là nguyên tắc và cái gọi là “pháp” (law) trong pháp quyền cũng chỉ là một văn kiện và chữ nghĩa, những thứ có thể được diễn dịch và ứng dụng theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ nơi. Tuỳ người. Bởi vậy, cũng có thể nói, yếu tố quyết định trong việc xây dựng dân chủ chính là con người.

Nhưng không phải người nào cũng muốn và cũng có khả năng xây dựng dân chủ. Rõ ràng là có rất nhiều người không hề muốn có dân chủ: những nhà độc tài và những người ăn theo các nhà độc tài. Độc tài thì chỉ có một người hoặc một nhóm người, nhưng đám ăn theo độc tài thì có thể rất đông: Đó có thể là một giai cấp (ví dụ giai cấp quý tộc ngày xưa) hay một đảng (ví dụ đảng Nazi, phát xít hay Cộng sản). Những người không có khả năng xây dựng dân chủ thì lại càng nhiều: Đó là những kẻ có căn tính nô lệ hoặc vô cảm, hoàn toàn hờ hững với mọi chuyện, kể cả thân phận cũng như cuộc sống của mình và của cả cộng đồng.

Trong cuốn The Rise of Global Civil Society: Building Communities and Nations from the Bottom Up (Encounter Books, 2008), Don Eberly lặp đi lặp lại một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Dân chủ được làm cho những người dân chủ” (Democracy is made for democrats). Trong hai chục năm vừa qua, Mỹ đã bỏ công, bỏ tiền và bỏ cả xương máu với ý định mang dân chủ đến tặng cho Afghanistan và Iraq, nhưng ở cả hai nơi, sau các cuộc bầu cử khá tự do, dân chủ vẫn không, hoặc ít nhất, chưa bén rễ được.  Tại sao? Tại ở những nơi đó vẫn chưa có những người có văn hoá dân chủ.

Văn hoá dân chủ là văn hoá của các công dân (civic culture), của những người sống và hành xử như những công dân. Một cá nhân có thể là một cái gì độc lập, nhưng một công dân, tự bản chất, bao giờ cũng là một thành viên của một cộng đồng, chủ yếu là của một đất nước. Trong ý niệm công dân, do đó, đã có sẵn hai ý niệm khác: sự liên đới và trách nhiệm. Biểu hiện của hai ý niệm ấy là sự quan tâm đối với cái chung và hơn nữa, sự tham gia vào những vấn đề chung.

Xin lưu ý: công dân là một hiện tượng lịch sử khá mới. Xưa, chỉ có thần dân. Khái niệm công dân chỉ ra đời từ thời hiện đại. Có điều, trong thời hiện đại, không phải ở đâu người ta cũng tìm cách nuôi dưỡng hoặc phát triển những phẩm chất vốn gắn liền với ý niệm công dân. Chủ nghĩa thực dân bao giờ cũng tìm cách chia rẽ dân chúng các nước thuộc địa để họ không còn nghĩ đến cái chung; hoặc nếu nghĩ, chỉ thấy những cái chung ấy đều là những thứ đáng bị chối bỏ: chúng là di sản của tình trạng mọi rợ hoặc bán khai. Các chế độ độc tài theo thần quyền cũng phủ nhận tư cách công dân, và thay vào đó, họ chỉ vun bồi một nền văn hoá sùng kính và tuân phục, ở đó, chỉ có, trên cao, các sứ giả và dưới thấp là các tín đồ. Dưới các chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa cũng vậy, một mặt, với nguyên tắc “dân chủ tập trung”, người ta thâu tóm hết quyền hành vào tay một số người và đẩy tất cả những người còn lại vào thế ngoại cuộc; mặt khác, với chủ trương thần thánh hoá lãnh tụ, người ta biến cái “dân chủ tập trung” ấy thành một thứ siêu quyền lực, khống chế toàn bộ guồng máy lãnh đạo, và mọi công dân biến thành “thần dân” chỉ biết cúi đầu vâng dạ như xưa.

Trong văn hoá dân chủ, ngược lại, công dân luôn luôn cảm thấy mình là một thành viên của cả cộng đồng, mình chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, và mình có quyền để thực hiện những điều được chia sẻ ấy. Ý thức dân chủ, trước hết, là ý thức về quyền; nhưng một ý thức về quyền đúng đắn và thực sự dân chủ bao giờ cũng gồm hai mặt: quyền của mình và quyền của người khác. Đối diện với hai loại quyền ấy, người ta vừa biết tranh đấu lại vừa biết đối thoại, thương thảo, nhân nhượng và thoả hiệp.

Một kiểu văn hoá dân chủ như thế không phải tự nhiên mà có.  Hai bài học lớn nhất Mỹ rút ra được sau khi lật đổ chính quyền Sadam Hussein ở Iraq là: Một, trong công cuộc xây dựng dân chủ cho một nước, việc thay đổi guồng máy cai trị chỉ là phần nhỏ; và hai, người ta không thể đem dân chủ từ nước này sang “trồng” vào một nước khác: Dân chủ chỉ có thể nảy nở từ bên trong.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ luôn luôn có tham vọng gieo rắc dân chủ khắp nơi trên thế giới vì họ tin đó là lý tưởng lớn và chính đáng nhất, hơn nữa, đó cũng là phương cách tốt nhất để bảo vệ hoà bình trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ chỉ thành công được ở hai nơi: Nhật và Đức. Ở những nơi khác, họ đều thất bại. Vì không hợp… thổ nhưỡng.

Cái gọi là “thổ nhưỡng” ấy chính là văn hoá. Để xây dựng dân chủ, như vậy, trước hết, là xây dựng văn hoá dân chủ.

Văn hoá dân chủ được xây dựng bằng cách nào? Một trong những cách chính được ghi nhận trong suốt mấy chục năm nay là: xây dựng xã hội dân sự (civil society).

Nhận định về cuộc Cách mạng Hoa hồng tại Georgia, Tổng thống Mikheil Saakashvili cho đó là đóng góp của xã hội dân sự tại nước ông. Sự thành công của Nam Phi trong việc chuyển tiếp từ chế độ phân biệt chủng tộc sang một chế độ dân chủ cũng được xem là một thành tích của xã hội dân sự. Fareed Zakaria đề nghị chính phủ Mỹ, khi hoạch định chính sách ngoại giao, nên xem việc thay đổi chính phủ như là phó sản (byproduct) của xã hội dân sự. Liên Hiệp Quốc xem xã hội dân sự đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng dân chủ. (1)

Dĩ nhiên, tự nó, xã hội dân sự, dù phổ biến và mạnh mẽ đến mấy, cũng không thể làm lật đổ được một chế độ độc tài. Nhưng không có xã hội dân sự, không có một nền dân chủ nào có thể được xây dựng và vững mạnh cả.

***
Chú thích:

1. Các chi tiết nêu trong đoạn này được trích từ Don Eberly (2008), The Rise of Global Civil Society: Building Communities and Nations from the Bottom Up, New York: Encounter Books, tr. 234-7.

 * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bàn ra tán vào (2)

lopo
Du cho Nga hay Trung cong co bat giu Ong Snowden di nua thi cung la chuyen da roi.Tu nay chi con biet"hon ai nay giu" ma thoi.

----------------------------------------------------------------------------------

Lâm Thao
Trong quá trình lịch sử của Hoa Kỳ chưa thấy Hoa Kỳ chùn bước trước đối tượng nào đụng đến an ninh của Quốc Gia họ. Cho đến nay, từ khi Snowden tiết lộ những bí mật tình báo có liên quan đến an ninh của Quốc Gia Hoa Kỳ, Snowden vẫn là công dân của Hoa Kỳ và có nghĩa vụ và trách nhiệm phải trung thành với Tổ Quốc, bảo vệ Tổ Quốc và không tiếp tay cho nước ngoài xâm hại đến an ninh của Tổ Quốc. Đối lại Luật pháp của Hoa Kỳ sẽ bảo vệ công dân đó và tôn trọng nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của đương sự đối với Tổ Quốc của mình. Nhưng nay không những Snowden đã tự hủy bỏ nghĩa vụ và trách nhiệm đó mà còn bằng hành động ngược lại là coi thường luật pháp, tiết lộ bí mật tình báo Quốc Gia với báo chí, và cung cấp tin tức tình báo ấy cho nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài và nhóm khủng bố Quốc Tế đạt thắng lợi trong kế hoạch tấn công yếu huyệt của Hoa Kỳ, hăm dọa nguy hiểm cho nền an ninh của Hoa Kỳ; thì tất nhiên, Luật Pháp của Hoa Kỳ, với chức trách và quyền hạn, có toàn quyền hành sử pháp luật cưỡng bách đối với công dân phản quốc Snowden ở bất cứ đâu nếu đương sự không chấp hành lệnh gọi trình diện của Tòa Án Hoa Kỳ trong thời gian nhất định. Quốc Gia nào cố tình che dấu, chứa chấp hoặc tán trợ, giúp đỡ và bảo vệ đương sự sẽ phải chịu mọi hệ lụy với Hoa Kỳ vì hành động của họ được xem như là thù địch và âm mưu xâm hại đến an ninh của Hoa Kỳ. Hãy xem lại Bin Laden và những nước có hành động tương tự liên đới với Bin Laden trong quá khứ, để hình dung lại hậu quả cho mình ở hiện tại và ngày mai với Snowden, khi mà cả hai sự kiện đều đã "ĐỤNG ĐẾN AN NINH CỦA HOA KỲ?

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Xã hội dân sự và dân chủ

Hầu như mọi người đều đồng ý: dân chủ là một thể chế tốt nhất trong lịch sử, ít nhất cho đến lúc này. Tốt về phương diện đạo đức: Nó tôn trọng những giá trị căn
 
 
Hầu như mọi người đều đồng ý: dân chủ là một thể chế tốt nhất trong lịch sử, ít nhất cho đến lúc này. Tốt về phương diện đạo đức: Nó tôn trọng những giá trị căn bản và phổ quát của nhân loại, trong đó, quan trọng nhất là sự tự do, bình đẳng và nhân quyền. Tốt về phương diện kinh tế: Dân chủ phát huy sáng kiến và năng lực của mọi người vốn là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển và ổn định. Và tốt về phương diện chính trị, cả về đối nội lẫn đối ngoại: được xây dựng trên nền tảng pháp quyền vững chắc, các quốc gia dân chủ vừa tránh được các cuộc bạo loạn trong nội bộ vừa tránh được các xung đột vũ trang giữa họ với nhau.

Ngay cả những nhà độc tài hiện nay dường như cũng không phản đối những điều vừa kể. Họ cũng nói đến dân chủ, cũng tự cho chế độ họ là dân chủ, dù là một kiểu dân chủ… khác. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, trước đây, họ vừa tuyên dương dân chủ vừa chủ trương chuyên chính vô sản; sau, tất cả đều đồng loạt từ bỏ khái niệm “chuyên chính” và chỉ nói đến dân chủ, dù là dân chủ…xã hội chủ nghĩa.

Ai cũng đồng ý với nhau như vậy. Tuy nhiên lại có một nghịch lý: trên thế giới, quá trình dân chủ hóa lại rất chậm chạp và đầy khúc khuỷu.

Năm 1991, trong cuốn The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century, Samuel P. Hungtington chia làn sóng dân chủ thành ba đợt: Đợt thứ nhất, mở đầu bằng cuộc cách mạng ở Mỹ vào năm 1776 và sau đó, cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, dẫn đến việc hình thành của gần 30 nền dân chủ. Đợt thứ hai diễn ra ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ hai: Ở đỉnh cao của nó, đầu thập niên 1960, có cả thảy 36 quốc gia được xem là dân chủ. Đợt thứ ba bắt đầu từ năm 1974, thoạt đầu, ở Bồ Đào Nha, sau, lan ra nhiều quốc gia khác vùng châu Mỹ La Tinh, sau nữa, châu Á (Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan), và cuối cùng, vào cuối thập niên 1980, các nước Đông Âu với sự sụp đổ toàn diện của chủ nghĩa Cộng sản. Gần đây, một số nhà nghiên cứu nói đến đợt dân chủ hóa lần thứ tư bắt đầu với các cuộc cách mạng ở Trung Đông, lật đổ các chính quyền độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Libya, v.v..

Điều cần chú ý là: bên cạnh các đợt dân chủ hóa ấy, người ta còn ghi nhận những đợt thoái trào của dân chủ. Đầu thế kỷ 20, có lúc trên thế giới có đến 29 quốc gia được xem là dân chủ, thế nhưng, từ đầu thập niên 1920 đến đầu thập niên 1940, với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, số lượng các nước dân chủ bị tuột xuống nhanh chóng, có lúc, chỉ còn khoảng 12. Trong đợt dân chủ hóa lần thứ hai cũng vậy. Ở cao điểm của nó, có 36 nước dân chủ; lúc thoái trào, từ đầu thập niên 1960 đến giữa thập niên 1970, chỉ còn 30. Rồi đợt thứ ba cũng có thoái trào: Ngay chính Nga, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, dưới thời Vladimir Putin, lại trở thành độc tài. Và ở làn sóng dân chủ thứ tư, tuy chưa hẳn đã chấm dứt, sự thoái trào đã thấy rõ trong tình trạng bất ổn định ở Ai Cập và Libya.

Những làn sóng dân chủ làm giới quan sát vui mừng và phấn khởi bao nhiêu, những cuộc thoái trào càng làm cho họ hoang mang và lo lắng bấy nhiêu. Người ta thấy rõ: Con đường đến với dân chủ là một con đường hết sức gập ghềnh và đầy bất trắc. Chính vì thế, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Làm thế nào để xây dựng dân chủ?

Nói đến việc xây dựng một chế độ dân chủ nói chung hay ở Việt Nam nói riêng, người ta hay nghĩ ngay đến một khía cạnh: bộ máy chính quyền; và một điều kiện: những người lãnh đạo trong bộ máy ấy phải được dân bầu một cách tự do và minh bạch.

Tuy nhiên thiết chế và bầu cử chỉ là hai khía cạnh của dân chủ, thậm chí, chỉ là hai khía cạnh ở mặt nổi. Tự bản thân chúng, cả hai khía cạnh ấy đều không bảo đảm được dân chủ. Thiết chế chỉ là phương tiện, với nó, người ta có thể nhắm đến những mục đích khác nhau, có những cách hành xử khác nhau, có khi hoàn toàn đi ngược lại dân chủ, hơn nữa, chà đạp lên dân chủ. Bầu cử cũng vậy. Không hiếm chính phủ được ra đời như kết quả của một cuộc bầu cử tự do, cuối cùng, kết thúc như một chế độ độc tài vô cùng tàn bạo. Hitler là một ví dụ. Ở Việt Nam, chính phủ đầu tiên của ông Hồ Chí Minh năm 1946 cũng là kết quả của một cuộc bầu cử.

Thiết chế và bầu cử chỉ có thể song hành với dân chủ với điều kiện đầu tiên là chúng phải được xây dựng trên nền tảng, và được vận hành trên nguyên tắc, của một nền pháp quyền (rule of law) vững chắc. Pháp quyền đặt ra những giới hạn để bảo đảm thiết chế không bị lợi dụng và bầu cử không bị biến dạng, để người cầm quyền bị kiểm soát và do đó, biết tự kiềm chế, và để những người bị trị tiếp tục tin tưởng vào hệ thống, từ đó, tin tưởng lẫn nhau.

Nói như vậy cũng là nói, pháp quyền, thật ra, tự nó chưa đủ bảo đảm cho dân chủ. Pháp quyền chỉ là nguyên tắc và cái gọi là “pháp” (law) trong pháp quyền cũng chỉ là một văn kiện và chữ nghĩa, những thứ có thể được diễn dịch và ứng dụng theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ nơi. Tuỳ người. Bởi vậy, cũng có thể nói, yếu tố quyết định trong việc xây dựng dân chủ chính là con người.

Nhưng không phải người nào cũng muốn và cũng có khả năng xây dựng dân chủ. Rõ ràng là có rất nhiều người không hề muốn có dân chủ: những nhà độc tài và những người ăn theo các nhà độc tài. Độc tài thì chỉ có một người hoặc một nhóm người, nhưng đám ăn theo độc tài thì có thể rất đông: Đó có thể là một giai cấp (ví dụ giai cấp quý tộc ngày xưa) hay một đảng (ví dụ đảng Nazi, phát xít hay Cộng sản). Những người không có khả năng xây dựng dân chủ thì lại càng nhiều: Đó là những kẻ có căn tính nô lệ hoặc vô cảm, hoàn toàn hờ hững với mọi chuyện, kể cả thân phận cũng như cuộc sống của mình và của cả cộng đồng.

Trong cuốn The Rise of Global Civil Society: Building Communities and Nations from the Bottom Up (Encounter Books, 2008), Don Eberly lặp đi lặp lại một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Dân chủ được làm cho những người dân chủ” (Democracy is made for democrats). Trong hai chục năm vừa qua, Mỹ đã bỏ công, bỏ tiền và bỏ cả xương máu với ý định mang dân chủ đến tặng cho Afghanistan và Iraq, nhưng ở cả hai nơi, sau các cuộc bầu cử khá tự do, dân chủ vẫn không, hoặc ít nhất, chưa bén rễ được.  Tại sao? Tại ở những nơi đó vẫn chưa có những người có văn hoá dân chủ.

Văn hoá dân chủ là văn hoá của các công dân (civic culture), của những người sống và hành xử như những công dân. Một cá nhân có thể là một cái gì độc lập, nhưng một công dân, tự bản chất, bao giờ cũng là một thành viên của một cộng đồng, chủ yếu là của một đất nước. Trong ý niệm công dân, do đó, đã có sẵn hai ý niệm khác: sự liên đới và trách nhiệm. Biểu hiện của hai ý niệm ấy là sự quan tâm đối với cái chung và hơn nữa, sự tham gia vào những vấn đề chung.

Xin lưu ý: công dân là một hiện tượng lịch sử khá mới. Xưa, chỉ có thần dân. Khái niệm công dân chỉ ra đời từ thời hiện đại. Có điều, trong thời hiện đại, không phải ở đâu người ta cũng tìm cách nuôi dưỡng hoặc phát triển những phẩm chất vốn gắn liền với ý niệm công dân. Chủ nghĩa thực dân bao giờ cũng tìm cách chia rẽ dân chúng các nước thuộc địa để họ không còn nghĩ đến cái chung; hoặc nếu nghĩ, chỉ thấy những cái chung ấy đều là những thứ đáng bị chối bỏ: chúng là di sản của tình trạng mọi rợ hoặc bán khai. Các chế độ độc tài theo thần quyền cũng phủ nhận tư cách công dân, và thay vào đó, họ chỉ vun bồi một nền văn hoá sùng kính và tuân phục, ở đó, chỉ có, trên cao, các sứ giả và dưới thấp là các tín đồ. Dưới các chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa cũng vậy, một mặt, với nguyên tắc “dân chủ tập trung”, người ta thâu tóm hết quyền hành vào tay một số người và đẩy tất cả những người còn lại vào thế ngoại cuộc; mặt khác, với chủ trương thần thánh hoá lãnh tụ, người ta biến cái “dân chủ tập trung” ấy thành một thứ siêu quyền lực, khống chế toàn bộ guồng máy lãnh đạo, và mọi công dân biến thành “thần dân” chỉ biết cúi đầu vâng dạ như xưa.

Trong văn hoá dân chủ, ngược lại, công dân luôn luôn cảm thấy mình là một thành viên của cả cộng đồng, mình chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, và mình có quyền để thực hiện những điều được chia sẻ ấy. Ý thức dân chủ, trước hết, là ý thức về quyền; nhưng một ý thức về quyền đúng đắn và thực sự dân chủ bao giờ cũng gồm hai mặt: quyền của mình và quyền của người khác. Đối diện với hai loại quyền ấy, người ta vừa biết tranh đấu lại vừa biết đối thoại, thương thảo, nhân nhượng và thoả hiệp.

Một kiểu văn hoá dân chủ như thế không phải tự nhiên mà có.  Hai bài học lớn nhất Mỹ rút ra được sau khi lật đổ chính quyền Sadam Hussein ở Iraq là: Một, trong công cuộc xây dựng dân chủ cho một nước, việc thay đổi guồng máy cai trị chỉ là phần nhỏ; và hai, người ta không thể đem dân chủ từ nước này sang “trồng” vào một nước khác: Dân chủ chỉ có thể nảy nở từ bên trong.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ luôn luôn có tham vọng gieo rắc dân chủ khắp nơi trên thế giới vì họ tin đó là lý tưởng lớn và chính đáng nhất, hơn nữa, đó cũng là phương cách tốt nhất để bảo vệ hoà bình trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ chỉ thành công được ở hai nơi: Nhật và Đức. Ở những nơi khác, họ đều thất bại. Vì không hợp… thổ nhưỡng.

Cái gọi là “thổ nhưỡng” ấy chính là văn hoá. Để xây dựng dân chủ, như vậy, trước hết, là xây dựng văn hoá dân chủ.

Văn hoá dân chủ được xây dựng bằng cách nào? Một trong những cách chính được ghi nhận trong suốt mấy chục năm nay là: xây dựng xã hội dân sự (civil society).

Nhận định về cuộc Cách mạng Hoa hồng tại Georgia, Tổng thống Mikheil Saakashvili cho đó là đóng góp của xã hội dân sự tại nước ông. Sự thành công của Nam Phi trong việc chuyển tiếp từ chế độ phân biệt chủng tộc sang một chế độ dân chủ cũng được xem là một thành tích của xã hội dân sự. Fareed Zakaria đề nghị chính phủ Mỹ, khi hoạch định chính sách ngoại giao, nên xem việc thay đổi chính phủ như là phó sản (byproduct) của xã hội dân sự. Liên Hiệp Quốc xem xã hội dân sự đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng dân chủ. (1)

Dĩ nhiên, tự nó, xã hội dân sự, dù phổ biến và mạnh mẽ đến mấy, cũng không thể làm lật đổ được một chế độ độc tài. Nhưng không có xã hội dân sự, không có một nền dân chủ nào có thể được xây dựng và vững mạnh cả.

***
Chú thích:

1. Các chi tiết nêu trong đoạn này được trích từ Don Eberly (2008), The Rise of Global Civil Society: Building Communities and Nations from the Bottom Up, New York: Encounter Books, tr. 234-7.

 * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm