Kinh Đời

Xe lam thuở nào

“Xe lam” là loại xe chuyên chở công cộng phổ biến được du nhập Sài Gòn và các tỉnh miền Nam vào thập niên 1960 để đáp ứng nhu cầu đi lại của giới bình dân.

 

xelam0140913
Sang đến thời kỳ “văn minh xe máy”, ban đầu Sài Gòn xuất hiện cyclo máy với hai bánh phía trước và một bánh phía sau rồi dần dà chuyển sang loại xe ba bánh ngược lại với cyclo và cyclo máy, một bánh trước và hai bánh sau.
“Xe lam” là loại xe chuyên chở công cộng phổ biến được du nhập Sài Gòn và các tỉnh miền Nam vào thập niên 1960 để đáp ứng nhu cầu đi lại của giới bình dân.
Tại miền Nam, thuật ngữ “xe lam” có xuất xứ từ Lambretta và Lambro là nhãn hiệu xe của nhà sản xuất Innocenti do Ferdinando Innocenti sáng lập tại Ý từ năm 1920. Ngoài xe hơi, Innocenti còn sản xuất loại xe hai bánh mang nhãn hiệu Lambretta trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1971. Năm 1996 Innocenti nhập vào hãng xe Fiat và chấm dứt các dòng sản phẩm riêng.
Ngoài xe hai bánh Lambretta, Innocenti còn sản xuất động cơ cho loại xe ba bánh như ta thấy xuất hiện trên đường phố Sài Gòn xưa. Đó là các dòng xe Lambretta FD với dung tích xy lanh 123 hoặc 150 cc và FLI cải tiến với 175 cc, sau đó là Lambro 200, Lambro 550 đều có dung tích 198 cc.
Hãng Vespa cũng sản xuất loại xe 3 bánh và Sài Gòn đã nhập một số xe Vespa ba bánh có hình dáng và cấu trúc giống Lambretta và Lambro. Với số lượng ít ỏi hơn, Vespa ba bánh cũng được gọi chung là xe lam.
Vespa là thương hiệu nổi tiếng của hãng Piaggio, Ý, được ra đời từ sau Thế chiến thứ hai với của dòng sản phẩm xe gắn máy yên thấp, bánh nhỏ còn gọi là xe scooter. Rinaldo Piaggio (1864-1938) thành lập Công ty Piaggio tại Genoa năm 1884 với chức năng ban đầu chuyên sản xuất các trang thiết bị cho tàu thuỷ, tàu hỏa và máy bay.
Đến năm 1946, những chiếc xe scooter đầu tiên mang nhãn hiệu Vespa được thiết kế bởi kỹ sư Corradino D’Ascanio, ông tạo kiểu dáng khung xe vuốt tròn và tiếng máy nổ khác biệt: “Sembra una vespa!” (Nó cứ như con ong ấy). Vespa tiếng Ý là con ong và thương hiệu Vespa ra đời từ đó.
Vespa ba bánh sử dụng động cơ của xe scooter Vespa có dung tích lớn hơn và Sài Gòn có thêm xe lam mang nhãn hiệu Vespa bên cạnh xe Lambretta và Lambro.
Các dòng xe lam lần lượt được nhập vào miền Nam để thay thế xe thổ mộ, hay còn gọi là xe ngựa. Đặc biệt loại xe lam khi nhập không ở dạng “đóng thùng”, việc đóng thùng xe được thực hiện tại Sài Gòn. Theo thống kê, trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng thì có gần một nửa (khoảng 17.000 chiếc) được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ VNCH đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những lao động cần việc làm và cũng để cải thiện đời sống giới thợ thuyền, phát triển hạ tầng cơ sở vận tải … Và đó là cơ hội để xe lam thâm nhập vào thị trường miền Nam.
Ngoài việc “hữu sản hóa” xe taxi sơn màu vàng trên mui và xanh dưới thân, một số người thuộc giới tài xế xe lam cũng là những đối tượng của chương trình hữu sản hóa, trong số đó có không ít người từ xà ích xe ngựa trở thành tài xế xe lam. Họ ký kết những hợp đồng trả góp để có thể làm chủ một chiếc xe lam ngày ngày chạy trên đường phố kiếm cơm.
Giá chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng nhưng vàng hồi đó còn rẻ chứ không “leo thang” như ngày nay. Có tài xế xe lam còn khoe: “Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết”. Nói vậy có lẽ hơi quá, nghề nào cũng có những gian nan, khổ cực của nó, nhưng câu nói đó cho thấy nghề tài xe lam thời hoàng kim là một trong những nghề “hot”…
Đặc điểm của xe lam là tính “cơ động”, hành khách có thể lên xuống xe tại bất cứ chỗ nào dọc theo tuyến mà không cần trạm lên xuống như xe buýt. Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh leo thang, xe lam cũng là phương tiện “chạy giặc” hữu hiệu vì gọn nhẹ lại chở được nhiều đồ đạc.
Xe lam là loại xe có một cabin phía trước dành cho tài xế và một thùng xe có thể chở hành khách và hàng hóa. Khách ngồi trên băng ghế dài, dọc theo hai bên thùng xe với sức chứa trên 10 người, đó là chưa kể trường hợp đặc biệt, 2 người khách nữa có thể ngồi 2 bên tài xế trong khoang lái!
Động cơ xe nằm ngay dưới yên dành cho tài xế. Khi xe chết máy, bác tài phải nhảy xuống đường, giở yên xe lên, chùi lại bu-gi, dùng một sợi dây thừng kéo cho máy nổ hoặc dùng bàn đạp khởi động lại máy xe.
Gặp khi đông khách, bác tài cũng sẵn sàng ngồi thu gọn lại ngay giữa yên để có thêm chỗ cho hai khách ngồi ké vào hai bên. Chuyện kể một chuyến xe đang chạy ngon trớn bỗng động cơ xe ngừng hoạt động. Bác tài nói với hai bà ngồi hai bên: “Hai bà làm ơn xuống xe cho tôi đạp máy”.
Vốn là người miền Nam nên bác tài phát âm “đạp máy” nghe như “đạp mái” khiến một bà lên tiếng: “Cái ông này ‘dê đạo lộ’. Xe chết máy không lo sửa mà lại còn đòi… đạp mái. Vô duyên!”
Bên trong xe lam là cả một kho truyện tình cảm “lâm li bi đát” nhưng cũng có khi là những chuyện “trời ơi đất hỡi” đáng ghi nhớ. Những chuyến xe đông người có thể trà trộn khách thuộc loại có “bàn tay nhám” hay “diệu thủ thơ sinh” chuyên nghề móc túi. Lại còn có những “bóng hồng” hành nghề “bỏ bùa mê” để trộm cắp tài sản của khách trên xe.
Hành khách ngồi “chen vai thích cánh” trên xe cũng dễ nảy sinh tình cảm bất ngờ nhưng lại cũng dễ xảy ra.. tai họa. Có trường hợp chàng trai bị cô gái “hớp hồn” trên xe lam nhưng khi xuống xe cái bóp đã… “không cánh mà bay”.
Cũng có thể là một chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái đi chung một chuyến xe lam như nhà thơ Trần Thanh kể lại trong bài Trên chuyến xe lam:
“Tôi vẫn nhớ mùa thu năm ấy
Tôi quen nàng trên chuyến xe lam
Nàng nhìn tôi đôi mắt mơ màng
Tôi bẽn lẽn nhìn sang không nói…
“Ông vua nhạc sến” Vinh Sử có bài Chuyến xe lam chiều với những ca từ rất bình dân kể lại một mối tình của đôi trai gái quen nhau trên một chuyến xe lam. Mối tình sau này tan vỡ không phải vì nàng bỏ đi lấy chồng mà là chàng “tham phú phụ bần” lấy con gái nhà giàu.
Sau biến cố 30/4/1975 xe lam vẫn tiếp tục tồn tại trong khi taxi phải mất nhiều năm mới khôi phục. Xe lam trong thời kỳ này được dùng làm phương tiện đi lại phổ biến, rẻ tiền và dĩ nhiên vẫn giữ được “thời vàng son” của nó…
Một thời đã qua kéo theo nhiều kỷ niệm từ các phương tiện di chuyển công cộng tại Sài Gòn xưa. Có lẽ thế hệ trẻ ngày nay không ngờ lớp cha ông đã trải qua nhiều thời kỳ lý thú đến như vậy. Biết đâu chừng cũng có con cháu lại thấy cha ông mình sao… khổ quá!
Nguyễn Ngọc Chính (Hồi ức đời người)

- See more at: http://thoibao.com/2013/09/19/xe-lam-thuo-nao/#sthash.SIxSOVWX.dpuf

TVQ chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Xe lam thuở nào

“Xe lam” là loại xe chuyên chở công cộng phổ biến được du nhập Sài Gòn và các tỉnh miền Nam vào thập niên 1960 để đáp ứng nhu cầu đi lại của giới bình dân.

 

xelam0140913
Sang đến thời kỳ “văn minh xe máy”, ban đầu Sài Gòn xuất hiện cyclo máy với hai bánh phía trước và một bánh phía sau rồi dần dà chuyển sang loại xe ba bánh ngược lại với cyclo và cyclo máy, một bánh trước và hai bánh sau.
“Xe lam” là loại xe chuyên chở công cộng phổ biến được du nhập Sài Gòn và các tỉnh miền Nam vào thập niên 1960 để đáp ứng nhu cầu đi lại của giới bình dân.
Tại miền Nam, thuật ngữ “xe lam” có xuất xứ từ Lambretta và Lambro là nhãn hiệu xe của nhà sản xuất Innocenti do Ferdinando Innocenti sáng lập tại Ý từ năm 1920. Ngoài xe hơi, Innocenti còn sản xuất loại xe hai bánh mang nhãn hiệu Lambretta trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1971. Năm 1996 Innocenti nhập vào hãng xe Fiat và chấm dứt các dòng sản phẩm riêng.
Ngoài xe hai bánh Lambretta, Innocenti còn sản xuất động cơ cho loại xe ba bánh như ta thấy xuất hiện trên đường phố Sài Gòn xưa. Đó là các dòng xe Lambretta FD với dung tích xy lanh 123 hoặc 150 cc và FLI cải tiến với 175 cc, sau đó là Lambro 200, Lambro 550 đều có dung tích 198 cc.
Hãng Vespa cũng sản xuất loại xe 3 bánh và Sài Gòn đã nhập một số xe Vespa ba bánh có hình dáng và cấu trúc giống Lambretta và Lambro. Với số lượng ít ỏi hơn, Vespa ba bánh cũng được gọi chung là xe lam.
Vespa là thương hiệu nổi tiếng của hãng Piaggio, Ý, được ra đời từ sau Thế chiến thứ hai với của dòng sản phẩm xe gắn máy yên thấp, bánh nhỏ còn gọi là xe scooter. Rinaldo Piaggio (1864-1938) thành lập Công ty Piaggio tại Genoa năm 1884 với chức năng ban đầu chuyên sản xuất các trang thiết bị cho tàu thuỷ, tàu hỏa và máy bay.
Đến năm 1946, những chiếc xe scooter đầu tiên mang nhãn hiệu Vespa được thiết kế bởi kỹ sư Corradino D’Ascanio, ông tạo kiểu dáng khung xe vuốt tròn và tiếng máy nổ khác biệt: “Sembra una vespa!” (Nó cứ như con ong ấy). Vespa tiếng Ý là con ong và thương hiệu Vespa ra đời từ đó.
Vespa ba bánh sử dụng động cơ của xe scooter Vespa có dung tích lớn hơn và Sài Gòn có thêm xe lam mang nhãn hiệu Vespa bên cạnh xe Lambretta và Lambro.
Các dòng xe lam lần lượt được nhập vào miền Nam để thay thế xe thổ mộ, hay còn gọi là xe ngựa. Đặc biệt loại xe lam khi nhập không ở dạng “đóng thùng”, việc đóng thùng xe được thực hiện tại Sài Gòn. Theo thống kê, trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng thì có gần một nửa (khoảng 17.000 chiếc) được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ VNCH đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những lao động cần việc làm và cũng để cải thiện đời sống giới thợ thuyền, phát triển hạ tầng cơ sở vận tải … Và đó là cơ hội để xe lam thâm nhập vào thị trường miền Nam.
Ngoài việc “hữu sản hóa” xe taxi sơn màu vàng trên mui và xanh dưới thân, một số người thuộc giới tài xế xe lam cũng là những đối tượng của chương trình hữu sản hóa, trong số đó có không ít người từ xà ích xe ngựa trở thành tài xế xe lam. Họ ký kết những hợp đồng trả góp để có thể làm chủ một chiếc xe lam ngày ngày chạy trên đường phố kiếm cơm.
Giá chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng nhưng vàng hồi đó còn rẻ chứ không “leo thang” như ngày nay. Có tài xế xe lam còn khoe: “Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết”. Nói vậy có lẽ hơi quá, nghề nào cũng có những gian nan, khổ cực của nó, nhưng câu nói đó cho thấy nghề tài xe lam thời hoàng kim là một trong những nghề “hot”…
Đặc điểm của xe lam là tính “cơ động”, hành khách có thể lên xuống xe tại bất cứ chỗ nào dọc theo tuyến mà không cần trạm lên xuống như xe buýt. Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh leo thang, xe lam cũng là phương tiện “chạy giặc” hữu hiệu vì gọn nhẹ lại chở được nhiều đồ đạc.
Xe lam là loại xe có một cabin phía trước dành cho tài xế và một thùng xe có thể chở hành khách và hàng hóa. Khách ngồi trên băng ghế dài, dọc theo hai bên thùng xe với sức chứa trên 10 người, đó là chưa kể trường hợp đặc biệt, 2 người khách nữa có thể ngồi 2 bên tài xế trong khoang lái!
Động cơ xe nằm ngay dưới yên dành cho tài xế. Khi xe chết máy, bác tài phải nhảy xuống đường, giở yên xe lên, chùi lại bu-gi, dùng một sợi dây thừng kéo cho máy nổ hoặc dùng bàn đạp khởi động lại máy xe.
Gặp khi đông khách, bác tài cũng sẵn sàng ngồi thu gọn lại ngay giữa yên để có thêm chỗ cho hai khách ngồi ké vào hai bên. Chuyện kể một chuyến xe đang chạy ngon trớn bỗng động cơ xe ngừng hoạt động. Bác tài nói với hai bà ngồi hai bên: “Hai bà làm ơn xuống xe cho tôi đạp máy”.
Vốn là người miền Nam nên bác tài phát âm “đạp máy” nghe như “đạp mái” khiến một bà lên tiếng: “Cái ông này ‘dê đạo lộ’. Xe chết máy không lo sửa mà lại còn đòi… đạp mái. Vô duyên!”
Bên trong xe lam là cả một kho truyện tình cảm “lâm li bi đát” nhưng cũng có khi là những chuyện “trời ơi đất hỡi” đáng ghi nhớ. Những chuyến xe đông người có thể trà trộn khách thuộc loại có “bàn tay nhám” hay “diệu thủ thơ sinh” chuyên nghề móc túi. Lại còn có những “bóng hồng” hành nghề “bỏ bùa mê” để trộm cắp tài sản của khách trên xe.
Hành khách ngồi “chen vai thích cánh” trên xe cũng dễ nảy sinh tình cảm bất ngờ nhưng lại cũng dễ xảy ra.. tai họa. Có trường hợp chàng trai bị cô gái “hớp hồn” trên xe lam nhưng khi xuống xe cái bóp đã… “không cánh mà bay”.
Cũng có thể là một chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái đi chung một chuyến xe lam như nhà thơ Trần Thanh kể lại trong bài Trên chuyến xe lam:
“Tôi vẫn nhớ mùa thu năm ấy
Tôi quen nàng trên chuyến xe lam
Nàng nhìn tôi đôi mắt mơ màng
Tôi bẽn lẽn nhìn sang không nói…
“Ông vua nhạc sến” Vinh Sử có bài Chuyến xe lam chiều với những ca từ rất bình dân kể lại một mối tình của đôi trai gái quen nhau trên một chuyến xe lam. Mối tình sau này tan vỡ không phải vì nàng bỏ đi lấy chồng mà là chàng “tham phú phụ bần” lấy con gái nhà giàu.
Sau biến cố 30/4/1975 xe lam vẫn tiếp tục tồn tại trong khi taxi phải mất nhiều năm mới khôi phục. Xe lam trong thời kỳ này được dùng làm phương tiện đi lại phổ biến, rẻ tiền và dĩ nhiên vẫn giữ được “thời vàng son” của nó…
Một thời đã qua kéo theo nhiều kỷ niệm từ các phương tiện di chuyển công cộng tại Sài Gòn xưa. Có lẽ thế hệ trẻ ngày nay không ngờ lớp cha ông đã trải qua nhiều thời kỳ lý thú đến như vậy. Biết đâu chừng cũng có con cháu lại thấy cha ông mình sao… khổ quá!
Nguyễn Ngọc Chính (Hồi ức đời người)

- See more at: http://thoibao.com/2013/09/19/xe-lam-thuo-nao/#sthash.SIxSOVWX.dpuf

TVQ chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm