Truyện Ngắn & Phóng Sự
Xin Đừng Nói Với Tôi Tình Chiến Hữu
Trong một hội trường khá rộng, có hàng mấy trăm khách đến tham dự, hôm nay, đại hội lần thứ 10 kỷ niệm họp mặt cho một đơn vị quân đội tiếng tăm lừng lẫy. Mọi người đều nô nức đông vui trên bàn tiệc.
Qua phần giới thiệu khai mạc, tuyên bố lý do. Trưởng ban tổ chức, đại diện tập thể đơn vị trịnh trọng với bài diễn từ không dài mà văn vẻ khúc chiếc, tự hào về một đơn vị oai hùng, ca ngợi cho tình đoàn kết, tình đồng đội, tình chiến hữu vững bền.
Diễn giả là người có tài ăn nói. Anh thao thao bất tuyệt, dí dỏm vui nhộn, làm tăng phần sinh động buổi lễ. Tiếp theo là đôi lời phúc đáp ngắn gọn, chân tình. Và rồi nhập tiệc: ăn nhậu, ca hát, khiêu vũ…
Hai thằng bạn ngồi một bàn ở góc. Chúng nó là hai tên lính đơn vị ngày nào, cấp bậc không cao, nhưng nổi tiếng can trường gan dạ. Một hạ sĩ nhất trẻ, và một thượng sĩ già (trước tuổi). Hai cha con (không phải) hai anh em là tình đồng đội gắn bó thân thiết bên nhau nhưng rồi phải ly tán cách xa sau ngày 30/4/75 tan tóc. Thượng sĩ được di tản trước khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, và HS1 chẳng hay biết gì là tan hàng, rã ngũ. Anh trong một toán xâm nhập hành quân trước giờ thứ 25 và cùng chung số phận của một “đơn vị” (sáu người) cứ lủi thủi miệt mài hành quân trong vùng địch.
Toán anh qua mấy lần chạm địch, chết gần hết, chỉ còn một mình anh bị thương và ngất lịm nằm thoi thóp bên một bờ suối ven rừng. Trời thương cho anh còn sống và bọn địch cũng không cần quan tâm truy đuổi kiếm tìm.
Anh được cứu thoát, và được cưu mang chăm sóc, và rồi giả danh giả dạng kiếp bần dân gắn bó cùng ân nhân bao nhiêu năm lê lếch sống qua ngày. Tin tức về đơn vị, đồng đội mình mù tịt. Gia đình thất lạc cũng chẳng còn ai. Anh vẫn nuôi hy vọng có một ngày tìm gặp lại anh em cùng đơn vị. Hy vọng quá mong manh …
Thời gian trên 30 năm, người chiến binh biệt tăm bặt dạng quay về. Hôm nay, anh hòa nhập với mọi người trong một bữa vui vầy cùng ăn và nhậu. Đối với anh, một con người được coi như chết đi vừa sống lại, từ địa ngục trở về, và đây là lần họp mặt có khá đông đủ anh em cùng đơn vị trên vùng đất tự do - tâm sự, tâm tình, kể lể bao sự việc đã qua. Bộ quân phục (bạn bè mới mua tặng) mặc trên người, huy hiệu, huy chương trên ngực,trên vai, tinh nguyên màu áo trận, đôi cánh bằng dù le lói, lơ lửng, lập lòe nhắc nhở một thời bay nhảy oanh liệt ngày xưa. Nước mất, nhà tan, quân đội, đơn vị rã ngũ tan hàng, nhưng “tình huynh đệ chi binh” không mất. Hiện hữu trước mặt anh vẫn là cấp chỉ huy, là đồng đội, bạn bè, chiếu hữu đến mừng anh, bắt tay anh, ôm anh nồng nàn thắm thiết, mừng đón một “chiến hữu” đến bến bờ vùng đất tự do… Nghẹn ngào, xúc động, thân thiết và cảm kích vô cùng. Nâng lên và uống cạn những ly rượu cay nồng do bạn bè mừng đón, từng hớp rượu hòa tan theo từng giọt lệ thâm tình. Và anh đã thấm. đã say – say túy lúy…
Anh được bạn bè chở đưa về. Bây giờ anh có bạn, có bè, có đồng đội, không lẻ loi, hẩm hút, cô đơn. Trong căn phòng ấm áp tiện nghi, trong cơn say nữa tỉnh nữa mê, tâm tư bềnh bồng, anh nhớ lại bao ngày xưa cũ, nhớ và nhắc nhở gọi tên từng bạn đồng đội, chiến hữu ngày xưa, đứa còn, đứa mất. Anh nhớ lại cuộc đời mình…
Qua đây, nghe kể lại thì chỉ huy và đơn vị đâu có quên anh. Trong chuyến hành quân lần đó, chỉ huy trưởng vổ về an ủi tiển đưa và chúc mã đáo thành công, các anh chiến công hiển hách, may mắn trở về. Đâu có ngờ là lần cuối cùng và chia biệt. Các anh được coi như mất tích, các anh vĩnh viễn ra đi, mọi người thương tiếc. Thời buổi hổn loạn, tiếc thương chỉ ấp ủ trong lòng. Ai cũng cố lo thoát thân di tản. Trên đất tạm dung, nơi xứ lạ quê người, đồng đội (được sống còn) vẫn luôn nhớ và nhắc nhở (tên anh) trong những lần hội họp. Những giọt nước mắt nhớ thương, những lời nguyện cầu. Các anh đã anh dũng hy sinh và tròn nợ nước. Tổ quốc ghi ơn! Thành tích, công lao, thân phận coi như đã được an bày.
Chẳng ai ngờ anh đã được cứu. Không phải cấp chỉ huy, bạn đồng đội, chiến hữu, mà là kẻ địch - một nữ cán binh giao liên - Vì lòng nhân đạo, vì tình thương từ nơi bản chất một con người (không phải Đảng) mà anh được cứu sống, được cưu mang đùm bọc chở che.
Qua mấy mươi năm anh thoát nguy giữa vùng đất địch, Nhờ ơn trên phù hộ. có thể là do số mệnh, anh vẫn tin là thế. Và cũng thật hy hửu, oái oăm, một người con gái được giáo dục, nhồi nhét cho lý tưởng yêu Bác, yêu Đảng, chống giặc Mỹ, đánh quân ngụy, lại yêu thương, chở che, đùm bọc anh lính VNCH, rồi từ đó nảy sinh ân tình, ân ái, cùng anh kết tóc, se tơ. Anh phải làm sao? Ngộ biến phải tùng quyền, muốn tồn tại, muốn được sống còn, phải là như vậy…
Trải bao năm, bao lần nơi hải ngoại, từng đoàn thể, từng cá nhân quyên góp, thầm lặng lẫn công khai, mang đồng tiền về quê hương cứu giúp cựu chiến binh, đồng đội, chiến hữu, vẫn không có anh. Anh đã thay tên đổi họ. Anh đã vắng bặt tin tức. Và anh được đơn vị liệt vào danh sách mất tích, hy sinh thì đâu có ai để tâm tìm chi nữa. Vả lại, anh lẫn khuất trong hàng ngũ địch thì đâu thể tìm.
Dung ruỗi và định mệnh? Một lần về lại quê hương, người thượng sĩ (già) đã tìm ra tông tích của anh, liên lạc giúp đở anh và rồi bảo lảnh anh qua Mỹ. Bảo lảnh luôn cả người vợ (giao liên) cùng hai con nhỏ sang định cư trên vùng đất tự do. Cũng vẫn là phận số an bày?
Anh và gia đình qua định cư ở Mỹ. Tin tức được loan báo trong nội bộ đơn vị: một chiến hữu, một đồng đội, một “anh hùng” từ cõi chết trở về cùng anh em đơn vị. Đơn vị đâu còn nữa? Còn đồng đội, chiến hữu. Bạn bè mừng đón. Cấp chỉ huy cũng thăm hỏi “thằng em”. Anh em phát động quyên góp, của ít lòng nhiều giúp một chiến hữu hội nhập đời sống mới. Những bữa tiệc được bày ra, bạn bè mời mọc đưa rước, đón mừng, ăn nhậu… Anh kể lại cuộc sống với bao tháng ngày gian nan nguy khó, bao ân nghĩa, ân tình, bao nỗi buồn vui, đau thương lẫn hạnh phúc. Người lính đã trải qua một chặng đường dài, một chuyến công tác hành quân suốt hơn 30 năm.
Người vợ mà hôm nay cùng anh qua Mỹ, trước là một cán binh VC, đã cống hiến một phần đời bằng trọn tuổi thanh xuân cho tổ chức gọi là “cách mạng, giải phóng”, cũng đã thoát chết mấy lần vì bọn anh - những toán BK xâm nhập – Theo quan điểm của họ, các anh là kẻ thù số một, không thể thứ tha. Đảng đã minh định như vậy. Người con gái có học thức và rất có lòng với đất nước quê hương, việc tham gia “CM” cũng chỉ vì lòng yêu nước. Nhưng dần dà nàng thấy ra bản chất của CM, của Đảng chỉ là gian dối, lừa bịp, bất nhân, vô đạo đức. Đó là chủ trương và đường lối (của CS) chỉ có người trong cuộc, có nhận thức tinh tường mới khám phá thấy ra. Chị hụt hẫng, thất vọng, nhưng mà đã phải dấn thân, nàng vẫn phải tuân theo công tác và hoạt động, càng thể hiện lòng trung kiên, tích cực để tránh mọi nghi ngờ.
Gặp anh, một “kẻ thù” bị thương sắp chết, chị không nở giết mà cứu, và để rồi đùm bọc cưu mang, tìm mọi cách che chở giấu diếm. Nhưng mà rồi, một vài “đồng chí” củng khám phá biết được. Cũng nhờ thời điểm mừng vui, náo nức, giải phóng rồi, hết chiến tranh rồi, và đã hoàn toàn thắng lợi rồi, đôi lúc cũng quên hận thù. Nhờ thế mà anh được sống, sống với người vợ “mất lập trường”, chỉ bị hình phạt nhẹ là thãi ra khỏi hàng ngũ CM nhân dân.
Cuộc đời còn gì nữa? Tất cả đã tiêu tan - tương lai, sự nghiệp, hoài bảo, ước mơ… Hai vợ chồng “ngụy và địch” đùm bọc thương yêu vui sống lây lất qua ngày trên quê hương yêu mến của mình như thân cây chùm gởi. Vậy mà họ vẫn thấy hạnh phúc - hạnh phúc thật sự.
Tin tức rò rĩ được loan ra là HS1 Nguyễn văn X…, “người hùng từ cỏi chết” trở về, đã có một thời gian dài chung sống, gắn bó với địch. Và bây giờ, có thể từ mối quan hệ thân thiết này, tình báo địch đã xâm nhập vào hàng ngũ đơn vị ta. Kẻ chống, người bênh. Kẻ bảo vệ, người lên án kết tội… ầm ĩ một thời trên diễn đàn dư luận. Cần phải xét lại tình trạng của anh: một chiến hữu “anh hùng” trở thành là “kẻ phản bội?” - địch móc nối, địch trà trộn, địch xâm nhập… không khéo; thiếu cảnh giác, ngăn chận là một tai hại cho tập thể đơn vị. Tại sao nước mất nhà tan mà không tìm đường bỏ chạy, lại chung sống cùng bọn giặc?
Chuyện nhỏ được xé thành to, kết tội cho anh là phản bội. Lại đòi xin trục xuất con “VC cái” địch vận về nước để tập thể đơn vị khỏi ảnh hưởng tiếng tăm?
Ai hiểu cho anh? Ai cho thể bảo vệ, cảm thông, bênh vực? Công lao và tội trạng? Chỉ có bạn thiết, đồng đội năm xưa? Chiến hữu hiện giờ? Kẻ “khôn” thì vẫn im lặng, vô tình, quay lưng, phó mặt! Chỉ có những thằng bạn đã từng cùng anh nếm trãi đau thương chết chóc, đói khổ, gian nguy qua những chuyến xâm nhập ngày xưa…? Nhưng chưa đủ sức phá tan dư luận…
Không sao! Con người được coi như đã chết? Anh bất cần, bất kể. Bất cần bao lời lẽ đãi bôi: thật lòng hay giả dối – Tình chiến hữu ngày xưa, tình đồng đội bây giờ… vẫn còn hay đã mất?
Những cái bắt tay, ôm hôn thân thiết, những cái nâng ly mừng rỡ, săn đón, chúc tụng, tôn vinh. Thật giả anh không màng. Anh vì bạn, vì tình, và anh cũng đã uống quá nhiều. Và bây giờ anh say khước…
Trong cơn say anh hồi tưởng, trí nhớ mơ màng. Bao sự kiện cuộc đời mờ mờ, ão ão, lên xuống, lại qua, chập chờn, nhấp nhô, uốn lượn. Những làn mây tụ rồi tan - loảng tan theo làn gió - Những cơn sóng dập vùi, cuốn xoáy, nổi trôi, xô đẩy, nhãy nhót như những điệu vũ trên sàn trong hội trường chật ních hôm nay. Cuộc đòi là dâu bễ, là gió mây, bèo nước, trôi nỗi bềnh bồng…
Anh tỉnh thức dậy. Bạn bè đông vui đâu mất hết rồi. Còn lại: thượng sĩ già ngồi gục gặt nhâm nhi ly cà phê sáng. Người vợ đưa mấy đứa con đi học, và đi chợ chưa về.
Anh ngồi dậy, bớt vật vã, cảm thấy thoải mái trong người, nhưng cái đầu còn vất vưỡng nằng nặng. Anh đã tĩnh rồi mà. Trên tường, bức hình chụp phóng to, tập thể anh em đơn vị của mình trong ngày đón mừng anh qua Mỹ. Cảm động làm sao!
Người thượng sĩ già đến bên anh với ly cà phê bốc khói:
- Uống đi cho tĩnh. Đêm qua chú mầy mơ và nói lung tung? Sao lại mất đi tình chiến hữu? Tình chiến hữu, tình đồng đội vẫn mãi còn – Còn tao, còn mầy, còn mấy thằng thân thiết khác. Đủ quá rồi! Bây giờ, uống chút cà phê cho tĩnh. Thằng em!
Thân mến riêng tặng anh chị Ngôn Nguyễn.
Xin Đừng Nói Với Tôi Tình Chiến Hữu
Trong một hội trường khá rộng, có hàng mấy trăm khách đến tham dự, hôm nay, đại hội lần thứ 10 kỷ niệm họp mặt cho một đơn vị quân đội tiếng tăm lừng lẫy. Mọi người đều nô nức đông vui trên bàn tiệc.
Qua phần giới thiệu khai mạc, tuyên bố lý do. Trưởng ban tổ chức, đại diện tập thể đơn vị trịnh trọng với bài diễn từ không dài mà văn vẻ khúc chiếc, tự hào về một đơn vị oai hùng, ca ngợi cho tình đoàn kết, tình đồng đội, tình chiến hữu vững bền.
Diễn giả là người có tài ăn nói. Anh thao thao bất tuyệt, dí dỏm vui nhộn, làm tăng phần sinh động buổi lễ. Tiếp theo là đôi lời phúc đáp ngắn gọn, chân tình. Và rồi nhập tiệc: ăn nhậu, ca hát, khiêu vũ…
Hai thằng bạn ngồi một bàn ở góc. Chúng nó là hai tên lính đơn vị ngày nào, cấp bậc không cao, nhưng nổi tiếng can trường gan dạ. Một hạ sĩ nhất trẻ, và một thượng sĩ già (trước tuổi). Hai cha con (không phải) hai anh em là tình đồng đội gắn bó thân thiết bên nhau nhưng rồi phải ly tán cách xa sau ngày 30/4/75 tan tóc. Thượng sĩ được di tản trước khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, và HS1 chẳng hay biết gì là tan hàng, rã ngũ. Anh trong một toán xâm nhập hành quân trước giờ thứ 25 và cùng chung số phận của một “đơn vị” (sáu người) cứ lủi thủi miệt mài hành quân trong vùng địch.
Toán anh qua mấy lần chạm địch, chết gần hết, chỉ còn một mình anh bị thương và ngất lịm nằm thoi thóp bên một bờ suối ven rừng. Trời thương cho anh còn sống và bọn địch cũng không cần quan tâm truy đuổi kiếm tìm.
Anh được cứu thoát, và được cưu mang chăm sóc, và rồi giả danh giả dạng kiếp bần dân gắn bó cùng ân nhân bao nhiêu năm lê lếch sống qua ngày. Tin tức về đơn vị, đồng đội mình mù tịt. Gia đình thất lạc cũng chẳng còn ai. Anh vẫn nuôi hy vọng có một ngày tìm gặp lại anh em cùng đơn vị. Hy vọng quá mong manh …
Thời gian trên 30 năm, người chiến binh biệt tăm bặt dạng quay về. Hôm nay, anh hòa nhập với mọi người trong một bữa vui vầy cùng ăn và nhậu. Đối với anh, một con người được coi như chết đi vừa sống lại, từ địa ngục trở về, và đây là lần họp mặt có khá đông đủ anh em cùng đơn vị trên vùng đất tự do - tâm sự, tâm tình, kể lể bao sự việc đã qua. Bộ quân phục (bạn bè mới mua tặng) mặc trên người, huy hiệu, huy chương trên ngực,trên vai, tinh nguyên màu áo trận, đôi cánh bằng dù le lói, lơ lửng, lập lòe nhắc nhở một thời bay nhảy oanh liệt ngày xưa. Nước mất, nhà tan, quân đội, đơn vị rã ngũ tan hàng, nhưng “tình huynh đệ chi binh” không mất. Hiện hữu trước mặt anh vẫn là cấp chỉ huy, là đồng đội, bạn bè, chiếu hữu đến mừng anh, bắt tay anh, ôm anh nồng nàn thắm thiết, mừng đón một “chiến hữu” đến bến bờ vùng đất tự do… Nghẹn ngào, xúc động, thân thiết và cảm kích vô cùng. Nâng lên và uống cạn những ly rượu cay nồng do bạn bè mừng đón, từng hớp rượu hòa tan theo từng giọt lệ thâm tình. Và anh đã thấm. đã say – say túy lúy…
Anh được bạn bè chở đưa về. Bây giờ anh có bạn, có bè, có đồng đội, không lẻ loi, hẩm hút, cô đơn. Trong căn phòng ấm áp tiện nghi, trong cơn say nữa tỉnh nữa mê, tâm tư bềnh bồng, anh nhớ lại bao ngày xưa cũ, nhớ và nhắc nhở gọi tên từng bạn đồng đội, chiến hữu ngày xưa, đứa còn, đứa mất. Anh nhớ lại cuộc đời mình…
Qua đây, nghe kể lại thì chỉ huy và đơn vị đâu có quên anh. Trong chuyến hành quân lần đó, chỉ huy trưởng vổ về an ủi tiển đưa và chúc mã đáo thành công, các anh chiến công hiển hách, may mắn trở về. Đâu có ngờ là lần cuối cùng và chia biệt. Các anh được coi như mất tích, các anh vĩnh viễn ra đi, mọi người thương tiếc. Thời buổi hổn loạn, tiếc thương chỉ ấp ủ trong lòng. Ai cũng cố lo thoát thân di tản. Trên đất tạm dung, nơi xứ lạ quê người, đồng đội (được sống còn) vẫn luôn nhớ và nhắc nhở (tên anh) trong những lần hội họp. Những giọt nước mắt nhớ thương, những lời nguyện cầu. Các anh đã anh dũng hy sinh và tròn nợ nước. Tổ quốc ghi ơn! Thành tích, công lao, thân phận coi như đã được an bày.
Chẳng ai ngờ anh đã được cứu. Không phải cấp chỉ huy, bạn đồng đội, chiến hữu, mà là kẻ địch - một nữ cán binh giao liên - Vì lòng nhân đạo, vì tình thương từ nơi bản chất một con người (không phải Đảng) mà anh được cứu sống, được cưu mang đùm bọc chở che.
Qua mấy mươi năm anh thoát nguy giữa vùng đất địch, Nhờ ơn trên phù hộ. có thể là do số mệnh, anh vẫn tin là thế. Và cũng thật hy hửu, oái oăm, một người con gái được giáo dục, nhồi nhét cho lý tưởng yêu Bác, yêu Đảng, chống giặc Mỹ, đánh quân ngụy, lại yêu thương, chở che, đùm bọc anh lính VNCH, rồi từ đó nảy sinh ân tình, ân ái, cùng anh kết tóc, se tơ. Anh phải làm sao? Ngộ biến phải tùng quyền, muốn tồn tại, muốn được sống còn, phải là như vậy…
Trải bao năm, bao lần nơi hải ngoại, từng đoàn thể, từng cá nhân quyên góp, thầm lặng lẫn công khai, mang đồng tiền về quê hương cứu giúp cựu chiến binh, đồng đội, chiến hữu, vẫn không có anh. Anh đã thay tên đổi họ. Anh đã vắng bặt tin tức. Và anh được đơn vị liệt vào danh sách mất tích, hy sinh thì đâu có ai để tâm tìm chi nữa. Vả lại, anh lẫn khuất trong hàng ngũ địch thì đâu thể tìm.
Dung ruỗi và định mệnh? Một lần về lại quê hương, người thượng sĩ (già) đã tìm ra tông tích của anh, liên lạc giúp đở anh và rồi bảo lảnh anh qua Mỹ. Bảo lảnh luôn cả người vợ (giao liên) cùng hai con nhỏ sang định cư trên vùng đất tự do. Cũng vẫn là phận số an bày?
Anh và gia đình qua định cư ở Mỹ. Tin tức được loan báo trong nội bộ đơn vị: một chiến hữu, một đồng đội, một “anh hùng” từ cõi chết trở về cùng anh em đơn vị. Đơn vị đâu còn nữa? Còn đồng đội, chiến hữu. Bạn bè mừng đón. Cấp chỉ huy cũng thăm hỏi “thằng em”. Anh em phát động quyên góp, của ít lòng nhiều giúp một chiến hữu hội nhập đời sống mới. Những bữa tiệc được bày ra, bạn bè mời mọc đưa rước, đón mừng, ăn nhậu… Anh kể lại cuộc sống với bao tháng ngày gian nan nguy khó, bao ân nghĩa, ân tình, bao nỗi buồn vui, đau thương lẫn hạnh phúc. Người lính đã trải qua một chặng đường dài, một chuyến công tác hành quân suốt hơn 30 năm.
Người vợ mà hôm nay cùng anh qua Mỹ, trước là một cán binh VC, đã cống hiến một phần đời bằng trọn tuổi thanh xuân cho tổ chức gọi là “cách mạng, giải phóng”, cũng đã thoát chết mấy lần vì bọn anh - những toán BK xâm nhập – Theo quan điểm của họ, các anh là kẻ thù số một, không thể thứ tha. Đảng đã minh định như vậy. Người con gái có học thức và rất có lòng với đất nước quê hương, việc tham gia “CM” cũng chỉ vì lòng yêu nước. Nhưng dần dà nàng thấy ra bản chất của CM, của Đảng chỉ là gian dối, lừa bịp, bất nhân, vô đạo đức. Đó là chủ trương và đường lối (của CS) chỉ có người trong cuộc, có nhận thức tinh tường mới khám phá thấy ra. Chị hụt hẫng, thất vọng, nhưng mà đã phải dấn thân, nàng vẫn phải tuân theo công tác và hoạt động, càng thể hiện lòng trung kiên, tích cực để tránh mọi nghi ngờ.
Gặp anh, một “kẻ thù” bị thương sắp chết, chị không nở giết mà cứu, và để rồi đùm bọc cưu mang, tìm mọi cách che chở giấu diếm. Nhưng mà rồi, một vài “đồng chí” củng khám phá biết được. Cũng nhờ thời điểm mừng vui, náo nức, giải phóng rồi, hết chiến tranh rồi, và đã hoàn toàn thắng lợi rồi, đôi lúc cũng quên hận thù. Nhờ thế mà anh được sống, sống với người vợ “mất lập trường”, chỉ bị hình phạt nhẹ là thãi ra khỏi hàng ngũ CM nhân dân.
Cuộc đời còn gì nữa? Tất cả đã tiêu tan - tương lai, sự nghiệp, hoài bảo, ước mơ… Hai vợ chồng “ngụy và địch” đùm bọc thương yêu vui sống lây lất qua ngày trên quê hương yêu mến của mình như thân cây chùm gởi. Vậy mà họ vẫn thấy hạnh phúc - hạnh phúc thật sự.
Tin tức rò rĩ được loan ra là HS1 Nguyễn văn X…, “người hùng từ cỏi chết” trở về, đã có một thời gian dài chung sống, gắn bó với địch. Và bây giờ, có thể từ mối quan hệ thân thiết này, tình báo địch đã xâm nhập vào hàng ngũ đơn vị ta. Kẻ chống, người bênh. Kẻ bảo vệ, người lên án kết tội… ầm ĩ một thời trên diễn đàn dư luận. Cần phải xét lại tình trạng của anh: một chiến hữu “anh hùng” trở thành là “kẻ phản bội?” - địch móc nối, địch trà trộn, địch xâm nhập… không khéo; thiếu cảnh giác, ngăn chận là một tai hại cho tập thể đơn vị. Tại sao nước mất nhà tan mà không tìm đường bỏ chạy, lại chung sống cùng bọn giặc?
Chuyện nhỏ được xé thành to, kết tội cho anh là phản bội. Lại đòi xin trục xuất con “VC cái” địch vận về nước để tập thể đơn vị khỏi ảnh hưởng tiếng tăm?
Ai hiểu cho anh? Ai cho thể bảo vệ, cảm thông, bênh vực? Công lao và tội trạng? Chỉ có bạn thiết, đồng đội năm xưa? Chiến hữu hiện giờ? Kẻ “khôn” thì vẫn im lặng, vô tình, quay lưng, phó mặt! Chỉ có những thằng bạn đã từng cùng anh nếm trãi đau thương chết chóc, đói khổ, gian nguy qua những chuyến xâm nhập ngày xưa…? Nhưng chưa đủ sức phá tan dư luận…
Không sao! Con người được coi như đã chết? Anh bất cần, bất kể. Bất cần bao lời lẽ đãi bôi: thật lòng hay giả dối – Tình chiến hữu ngày xưa, tình đồng đội bây giờ… vẫn còn hay đã mất?
Những cái bắt tay, ôm hôn thân thiết, những cái nâng ly mừng rỡ, săn đón, chúc tụng, tôn vinh. Thật giả anh không màng. Anh vì bạn, vì tình, và anh cũng đã uống quá nhiều. Và bây giờ anh say khước…
Trong cơn say anh hồi tưởng, trí nhớ mơ màng. Bao sự kiện cuộc đời mờ mờ, ão ão, lên xuống, lại qua, chập chờn, nhấp nhô, uốn lượn. Những làn mây tụ rồi tan - loảng tan theo làn gió - Những cơn sóng dập vùi, cuốn xoáy, nổi trôi, xô đẩy, nhãy nhót như những điệu vũ trên sàn trong hội trường chật ních hôm nay. Cuộc đòi là dâu bễ, là gió mây, bèo nước, trôi nỗi bềnh bồng…
Anh tỉnh thức dậy. Bạn bè đông vui đâu mất hết rồi. Còn lại: thượng sĩ già ngồi gục gặt nhâm nhi ly cà phê sáng. Người vợ đưa mấy đứa con đi học, và đi chợ chưa về.
Anh ngồi dậy, bớt vật vã, cảm thấy thoải mái trong người, nhưng cái đầu còn vất vưỡng nằng nặng. Anh đã tĩnh rồi mà. Trên tường, bức hình chụp phóng to, tập thể anh em đơn vị của mình trong ngày đón mừng anh qua Mỹ. Cảm động làm sao!
Người thượng sĩ già đến bên anh với ly cà phê bốc khói:
- Uống đi cho tĩnh. Đêm qua chú mầy mơ và nói lung tung? Sao lại mất đi tình chiến hữu? Tình chiến hữu, tình đồng đội vẫn mãi còn – Còn tao, còn mầy, còn mấy thằng thân thiết khác. Đủ quá rồi! Bây giờ, uống chút cà phê cho tĩnh. Thằng em!
Thân mến riêng tặng anh chị Ngôn Nguyễn.