Truyện Ngắn & Phóng Sự

Xin cám ơn tình nhân

Bác Tú thấy tôi đi ngang qua hành lang thì đưa cánh tay phải yếu ớt ngoắc tôi vào. Phòng bác Tú nằm gần chỗ ngồi làm việc của cô thư ký cho nên với cánh cửa mở rộng

Bác Tú thấy tôi đi ngang qua hành lang thì đưa cánh tay phải yếu ớt ngoắc tôi vào. Phòng bác Tú nằm gần chỗ ngồi làm việc của cô thư ký cho nên với cánh cửa mở rộng, tất cả những gì xảy ra trong hành lang bác đều trông thấy, và ngược lại những cử động gì của bác mọi nhân viên cũng có thể quan sát được. Tôi vào phòng thấy bác ngồi trên chiếc ghế bành bật ngửa ra sau, người hơi nghiêng về phía bên trái và hai chân thì dang cao thẳng ra trước. Thấy tôi, bác cười, nụ cười có vẻ mếu máo vì phía bên trái của thân thể bác bị ảnh hưởng của tai biến mạch máu não. Bác hỏi nhỏ:

– Cháu khoẻ không?.

Tôi xoa nhẹ bàn tay gầy guộc của bác:

– Khoẻ re như con bò kéo xe đó bác.

Bác Tú lại cười, âm thanh khằng khặc:

– Ráng khoẻ lo cho mọi người.

Tôi làm bộ than van:

– Vì vậy cháu mới bị… sai chạy có cờ.

Bác nhìn tôi như hiểu ý:

– Ừ, tối qua đã gần mười giờ đêm mà bác còn nghe mấy người y tá tính gọi cháu vì họ có problem gì đó. Cháu có ngủ được không?

Tôi nhìn quanh phòng:

– Dạ… lâu rồi cũng quen bác ạ, nghề là… nghiệp mà. Ủa,  sao hôm nay… người đẹp của bác đến trễ thế?

Giọng nói hơi ngọng nghịu, yếu ớt:

– Người đẹp còn phải làm đẹp cho bác chiêm ngưỡng mà.

Bác Tú nói với nét mặt rất hớn hở và hãnh diện. “Người đẹp” mà tôi hỏi là bác Tú gái, tuy bác tuổi đã ngoài bảy mươi mà vóc dáng bác còn thon thả, khuôn mặt trái soan ít vết nhăn và bác trang điểm rất khéo. Bác là một trong những người đàn bà có “genes” tốt vì tóc bác chỉ có một vài đốm bạc lưa thưa. Chẳng bù với bác trai, tóc bạc trắng phau. Bác Tú gái lại mặc áo quần theo thời trang, nhã nhặn cho nên càng tăng thêm nét đẹp quý phái và trông bác trẻ hơn tuổi nhiều.

cam-on-tinh-nhan
Đinh Cường

Mỗi ngày cứ bảy giờ là đã thấy bác vào ngồi bên cạnh bác Tú chờ thức ăn lên để giúp bác trai ăn sáng. Tôi nghe bác vỗ về bác trai mà đôi khi vừa cảm động vừa muốn cười vì thương mến. Bác gái luôn đút cho bác Tú và dịu dàng nói “anh ăn cho em vui nhé”, thế là một mâm thức ăn bác Tú không từ chối thứ nào. Nhìn bác lo lắng cho bác trai, tôi nghĩ là họ có một đời sống rất hạnh phúc. Thật vậy, tôi nhớ hôm đầu tiên khi bác Tú vừa nhập viện, vì bác có những triệu chứng của tai biến mạch máu não như miệng bác bị méo qua một bên, bác không nói được, không đưa tay lên được cho nên chuyện trước nhất là chúng tôi phải hỏi cho biết là lần cuối cùng bác “bình thường” là lúc nào, nếu biết rõ ràng thì những bước theo phương cách chữa trị cho bác như chích thuốc, chụp “scan”… sẽ được áp dụng theo thứ tự và đúng thời gian thì kết quả sẽ khả quan hơn.  Khi tôi hỏi bác gái:

– Bác có nhớ từ lúc nào thì bác nhận biết là bác trai có những triệu chứng này không?

Bác gái không trả lời thẳng:

– Thì lúc đó bác gọi 911 liền đó cháu.

Bác Tú trai được đưa vào nhà thương lúc 11 giờ khuya. Tôi hỏi thêm:

– Bác có nhớ lúc đó bác trai đang làm gì không?

Bác gái lúng túng:

– Làm chuyện…

Tôi hỏi lại:

– Bác trai thức khuya làm việc hả bác?

Bác gái ngần ngừ:

– Không…

Có lẽ nhìn nét mặt chăm chú, nghiêm trọng của tôi trong khi vừa hỏi vừa theo dõi nhóm y tế đang lo cho bác Tú nên bác gái ngại ngùng nói tiếp:

– Bác đang… âu yếm…

Tôi đang chú trọng đến bệnh tình của bác trai nên tiếp tục hỏi rất tự nhiên :

– Âu yếm là sao hả bác?

Hỏi xong, nhìn bác gái có vẻ ngượng ngập tôi chợt giật mình. Ui cha, không lẽ…, ngôn ngữ Việt Nam quá phong phú, âu yếm có nhiều nghĩa lắm. Ông bác sĩ nhìn tôi chờ đợi thông dịch câu trả lời, chúng tôi cần biết thời gian càng chính xác càng tốt, tự dưng tôi có cảm tưởng như mình quên hết tiếng Việt, không biết làm sao hỏi bác gái cho tế nhị trong thời gian khẩn cấp. Bất chợt tôi nhớ tới một ngôn từ mà mẹ tôi hay ám chỉ về sự liên hệ giữa hai vợ chồng, tôi bình thản nói:

– Vợ chồng… “đầu gối tay ấp” hả bác?

Bác gái còn ngượng hơn nhưng gật đầu và cho biết khoảng thời gian. Tôi không để ý gì thêm nữa, nói chuyện với nhóm điều khiển về cơn đột quỵ và chúng tôi bắt đầu tiếp tục chữa trị cho bác Tú. Cũng nhờ bác gái gọi xe cứu cấp 911 kịp thời và nhớ rõ thời điểm khi biến chứng xảy ra, vì vậy sự chữa trị cho bác Tú khá thành công, bác chỉ bị ảnh hưởng nhẹ là hơi yếu phía bên trái của cơ thể, và đang được những người vật lý trị liệu (physical therapist) tập cách đi đứng. Vì bác mất thăng bằng cho nên nhân viên lại sợ bác té khi bác cố gắng đứng dậy một mình cho nên cửa phòng bác lúc nào cũng mở rộng để mọi người dễ trông chừng bác. Khả năng nói chuyện, phát biểu của bác Tú cũng bị ảnh hưởng nhẹ, mỗi ngày bác đều có nhân viên luyện giọng (speech therapist) đến tập cách phát âm cho rõ ràng hơn. Bác Tú càng ngày càng tiến triển, tôi vào nói chuyện với bác mỗi ngày và khám phá ra bác là một người có đầu óc rất khôi hài. Có lần tôi hỏi là bác có nhớ những gì xảy ra khiến bác phải nhập viện không thì bác bảo:

– Làm sao mà nhớ được cháu nhưng bác gái có kể lại cho bác nghe.

Nói xong bác lại thì thào hát “xin cám ơn tình nhân đã đưa ta đến… mộ phần”. Tôi cười ngặt nghẽo, dường như tôi có nghe Elvis Phương hát bài hát này thì phải. Tôi nói với bác:

– Chỉ là sự trùng hợp thôi bác à, không phải vì tình nhân mà bác…stroke out đâu nhé.

Mỗi ngày vào thăm bác một chút, bác lại chậm rãi kể cho tôi nghe chuyện của gia đình bác. Ðúng như tôi đoán, gia đình bác rất hạnh phúc với mười một người con. Bác kể thuở trước khi mới qua Mỹ gia đình bác được một nhà thờ Công Giáo bảo trợ và tất cả vợ chồng, con cái, 13 người sống trong một căn nhà nhỏ ba phòng ngủ. Thế mà hai bác chịu khó làm lụng vất vả, tằn tiện, sau đó thì ba người con trai lớn vừa đi học vừa đi làm nên bác mua được một căn nhà nhỏ nữa. Thế là gia đình chia ra ở hai nhà, cũng may là hai nhà sát cạnh nhau nên đại gia đình của bác sống đề huề với nhau. Mấy cô con gái thì đi học về lại lo trông em và chuyện cơm nước cho cả nhà. Bác bảo với tôi nhờ ơn Chúa nên gia đình bác có một may mắn là qua đây đầy đủ trong chuyến vượt biên nhiều hiểm trở. Bác nhắc lại là mỗi đêm khi tàu còn lênh đênh trên biển cả, bác và bác gái ra ngoài boong tàu quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện cho gia đình và cho sự yên lành của tất cả mọi người đang chơi vơi trên sóng biển mà không biết tương lai, số mệnh mình sẽ về đâu. Vậy mà đã hơn ba mươi năm, con cái của bác đều thành đạt và có việc làm ở xa ngoại trừ cô con gái út là hàng xóm của bác. Thấy tôi mở  tròn đôi mắt khi nghe bác nói về con cái đông đúc thì bác cười hóm hỉnh:

– Cháu nghĩ xem, ngày xưa thời bác thì làm gì có những phương tiện xa xỉ để đi đây, đi đó. Cũng không có movie, ca nhạc, máy móc tân tiến như bây giờ nên hai bác chỉ hủ hỉ với nhau.

Thấy tôi làm trong ngành y tế nên bác nói chuyện rất thoải mái, thành thật, không e dè. Bác gái vào lúc sáng sớm tới xế trưa thì mệt mỏi nhưng bác nhất định không về nhà nghỉ ngơi, bác ngồi ngủ gục bên thành giường của bác trai, và cả hai bác nắm tay nhau với nhịp thở điều hòa. Ðối với tôi hình ảnh này thật đáng quý vì nó tượng trưng cho tình yêu của hai trái tim có lẽ không bao giờ già. Thấy vậy nên có bữa tôi vào đẩy bác Tú qua một bên giường và khuyến khích bác gái lên nằm một bên. Bác gái có vẻ ngượng nên từ chối, một lúc sau khi đi ngang qua phòng thì thấy hai bác nằm ôm nhau ngủ rất hiền lành. Tôi lấy thêm một chiếc mền, đắp lên cho cả hai bác, và căn dặn các nhân viên là tôi đã xem xét bác trai nên cứ yên tâm để cho bác ấy ngủ một lúc, không cần xem xét nữa. Tôi còn cẩn thận viết một miếng giấy dán lên cửa “Please Do Not Disturb for One Hour”, (Xin để cho tôi yên tĩnh nghỉ một tiếng đồng hồ), và có ghi giờ giấc đàng hoàng. Khi tôi trở lại thì bác gái đã có vẻ tươi tỉnh hẳn sau giấc ngủ ngắn và đang ngồi đọc báo cho bác Tú nghe. Bác Tú cám ơn tôi và lại dí dỏm nói:

– Ông bà mình ngày xưa hay quá phải không cháu, thuở đó thì làm gì có giường king size, nằm trên cái giường nhỏ xíu với tấm chiếu mỏng manh mà mình vẫn cảm thấy hạnh phúc mới lạ lùng.

Tôi cười:

– Hạnh phúc là từ trái tim đầy tình yêu bác ạ.

Bác Tú trìu mến nhìn bác gái và chậm rãi nói:

– Ðúng vậy đó cháu, tháng hai này là kỷ niệm ngày cưới năm mươi năm của hai bác. Nhờ Chúa ban phước nên hai bác sống với nhau an lành.

Tôi hỏi bác ngày nào của tháng hai thì được biết là ngày mười bốn. Như vậy thì còn hai tuần nữa thôi. Tôi nhắc bác:

– Valentine’s Day hả bác?

Bác gái bây giờ mới mỉm cười và nhỏ nhẹ thay lời cho bác trai:

– Lúc trước hai bác nào có biết vậy đâu cháu, khi qua Mỹ rồi mấy đứa con mới có thêm cái lệ là tổ chức ngày Valentine cho bố mẹ. Ngày lễ này có ý nghĩa quá cháu nhỉ?

Bác gái vừa nói xong thì bác trai cố gắng hát:

Dưới ánh nắng xuân long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm / Mỗi sáng sớm bên song thưa em bên hoa cười trong nắng / Sẽ giữ khúc cho ai kia được yêu thương lòng say đắm / Sẽ mãi mãi như hoa kia trao cho em suốt cuộc đời *

Bác gái cho biết là bác Tú đàn guitar rất hay và bác rất thích ca hát. Tôi đùa:

– Như thế hai bác là chàng hoạ sĩ và nàng ca sĩ như trong bài hát à.

Câu hỏi đùa của tôi như nhắc lại cho cả hai bác một kỷ niệm thật tuyệt vời vì mắt bác gái long lanh ngấn lệ khi bác Tú kể lại một thời xa xưa:

– Thuở đó ngày nào bác cũng…anh theo Ngọ về (thơ Phạm Thiên Thư) đó cháu.

Bác gái thấy chồng nói hơi có vẻ khó khăn nên tiếp lời, bác thuật lại thời đó gia đình bác rất nghiêm khắc vì bác là cô gái Bắc và bác Tú là con trai Nam. Hai người học chung khóa sư phạm, nhờ sự hiền lành và kiên nhẫn của bác Tú, phải một thời gian khá lâu bố mẹ của bác gái mới chấp nhận cho hai người hẹn hò. Bác Tú nghe vợ nói đến đây thì chỉ vào cái ví nhỏ để trên đầu giường, bác bảo bác gái mở cái ví ra và cho tôi xem một tấm hình nhỏ đen trắng đã mờ, tấm hình của một người con gái đẹp, tóc dài ngang lưng, mặc áo dài trắng và đi guốc cao gót. Không cần hỏi tôi cũng nhận ra đó là hình của bác gái. Bác Tú ngẩn ngơ nói:

– Dạo đó tụi bác… tân thời lắm mới dám cùng nhau bát bộ phố Catinat. Có lần đôi guốc của bác gái bị gãy gót, bác phải đưa vào tiệm kem ngồi và cầm chiếc guốc đến tiệm giày gần đó sửa.

Tôi nghe bác kể mà lòng lâng lâng, tình yêu của hai người lớn tuổi này sao thiết tha đến thế. Nếu trái tim không có nguồn yêu thương thì cuộc đời không còn ý nghĩa và tình yêu sẽ không bao giờ tồn tại. Tôi biết rất nhiều cặp vợ chồng già gắn bó với nhau thật đậm đà, như ba mẹ chồng tôi, như hai người thiện nguyện làm việc chung với tôi, và gần đây được biết Tổng thống George H.W. Bush cùng vợ là bà Barbara đã lấy nhau 72 năm. Nhưng có lẽ câu chuyện tình tôi nhớ nhất là chuyện của ông Liu Guojing và bà vợ Xu Chaoqin hơn ông mười tuổi và đã có con  với một đời chồng trước. Vì chế độ phong kiến của xã hội Trung Quốc thời trước nên hai người trốn lên vùng núi cao, hẻo lánh, chung sống biệt lập. Mặc dù vợ ông ít khi xuống núi nhưng ông đã bỏ không biết bao nhiêu công lao để đục dùi vách đá làm 6,000 bậc thang cho bà dễ dàng di chuyển khi lên xuống. Phải chăng sự kiên trì và sức mạnh đó là từ tình yêu mãnh liệt và sự chung thủy ông đã dành cho vợ?

Dòng tư tưởng của tôi bị ngắt đoạn khi cô y tá Lisa xinh xắn vào phòng cho biết là bác sĩ đã cho bác Tú xuất viện. Bác Tú sẽ cần có y tá, người vật lý trị liệu cũng như những người phụ tá đến nhà tiếp tục tập và chăm sóc cho bác. Khi Lisa hỏi bác Tú muốn chọn cơ quan y tế tại gia nào thì bác gái quá vui mừng và hỏi bác Tú:

– Mình chọn Progressive Home Health và Everose Healthcare anh nhé?

Bác Tú gật đầu xong thì bác gái quay qua nói với tôi:

– Bác có mấy người bạn đang dùng hai cơ quan này, họ làm việc tận tâm, lại có y tá người Việt Nam. Ta về ta tắm ao ta cháu ơi, nghe ngôn ngữ Việt Nam vẫn thấy ấm lòng hơn.

Tôi thấy bác vui mừng nên góp chuyện:

– Cô Kim Thu và cô Trang là hai người thường xuyên đại diện cho hai cơ quan này, hai cô chăm sóc bệnh nhân rất chu đáo và thường quan tâm đến quyền lợi của bệnh nhân. Cháu còn nghe nói có khi hai cô ấy còn đưa bệnh nhân đi bác sĩ nếu cần. Bác Tú nhé, cô Trang luôn tươi cười, vui vẻ, còn cô Kim Thu là người Bắc nên giọng nói ngọt ngào ấm lòng lắm đó bác.

Bác Tú biết tôi trêu bác nên bác nhìn bác gái với ánh mắt dịu dàng:

– Không ai ngọt ngào bằng bác gái được.

Tôi nghĩ thầm, trên thế gian này nếu có những người đàn ông lúc nào cũng galant như bác Tú thì làm sao có những chuyện tình đổ vỡ được.

Thủ tục làm giấy tờ xuất viện xong, tôi từ giã hai bác và trở lại công việc đang làm của mình. Lisa vào dặn dò bác Tú những gì bác phải làm sau khi xuất viện. Khi cô con gái của bác gọi điện thoại nói là đang chờ ở cửa bệnh viện thì cô phụ tá đẩy chiếc xe lăn đưa bác xuống. Chỉ chừng vài phút sau tôi chợt nhớ ra một điều rất quan trọng nên lật đật chạy theo ra tới xe và căn dặn:

– Hai tuần nữa bác đi tái khám, nhớ hỏi bác sĩ khi nào thì bác… cám ơn tình nhân được nhé.

Tôi và bác Tú nháy mắt cười với nhau trong khi cô con gái út và bác gái nhìn tôi ngơ ngác vì không hiểu tôi vừa dặn dò gì với bác Tú.

NTHX – February 2, 2017.


Nguyễn Thị Huế Xưa

( Báo Trẻ )

* Triệu Ðoá Hoa Hồng (Nhạc Ngoại Quốc, lời Việt Trung Kiên

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Xin cám ơn tình nhân

Bác Tú thấy tôi đi ngang qua hành lang thì đưa cánh tay phải yếu ớt ngoắc tôi vào. Phòng bác Tú nằm gần chỗ ngồi làm việc của cô thư ký cho nên với cánh cửa mở rộng

Bác Tú thấy tôi đi ngang qua hành lang thì đưa cánh tay phải yếu ớt ngoắc tôi vào. Phòng bác Tú nằm gần chỗ ngồi làm việc của cô thư ký cho nên với cánh cửa mở rộng, tất cả những gì xảy ra trong hành lang bác đều trông thấy, và ngược lại những cử động gì của bác mọi nhân viên cũng có thể quan sát được. Tôi vào phòng thấy bác ngồi trên chiếc ghế bành bật ngửa ra sau, người hơi nghiêng về phía bên trái và hai chân thì dang cao thẳng ra trước. Thấy tôi, bác cười, nụ cười có vẻ mếu máo vì phía bên trái của thân thể bác bị ảnh hưởng của tai biến mạch máu não. Bác hỏi nhỏ:

– Cháu khoẻ không?.

Tôi xoa nhẹ bàn tay gầy guộc của bác:

– Khoẻ re như con bò kéo xe đó bác.

Bác Tú lại cười, âm thanh khằng khặc:

– Ráng khoẻ lo cho mọi người.

Tôi làm bộ than van:

– Vì vậy cháu mới bị… sai chạy có cờ.

Bác nhìn tôi như hiểu ý:

– Ừ, tối qua đã gần mười giờ đêm mà bác còn nghe mấy người y tá tính gọi cháu vì họ có problem gì đó. Cháu có ngủ được không?

Tôi nhìn quanh phòng:

– Dạ… lâu rồi cũng quen bác ạ, nghề là… nghiệp mà. Ủa,  sao hôm nay… người đẹp của bác đến trễ thế?

Giọng nói hơi ngọng nghịu, yếu ớt:

– Người đẹp còn phải làm đẹp cho bác chiêm ngưỡng mà.

Bác Tú nói với nét mặt rất hớn hở và hãnh diện. “Người đẹp” mà tôi hỏi là bác Tú gái, tuy bác tuổi đã ngoài bảy mươi mà vóc dáng bác còn thon thả, khuôn mặt trái soan ít vết nhăn và bác trang điểm rất khéo. Bác là một trong những người đàn bà có “genes” tốt vì tóc bác chỉ có một vài đốm bạc lưa thưa. Chẳng bù với bác trai, tóc bạc trắng phau. Bác Tú gái lại mặc áo quần theo thời trang, nhã nhặn cho nên càng tăng thêm nét đẹp quý phái và trông bác trẻ hơn tuổi nhiều.

cam-on-tinh-nhan
Đinh Cường

Mỗi ngày cứ bảy giờ là đã thấy bác vào ngồi bên cạnh bác Tú chờ thức ăn lên để giúp bác trai ăn sáng. Tôi nghe bác vỗ về bác trai mà đôi khi vừa cảm động vừa muốn cười vì thương mến. Bác gái luôn đút cho bác Tú và dịu dàng nói “anh ăn cho em vui nhé”, thế là một mâm thức ăn bác Tú không từ chối thứ nào. Nhìn bác lo lắng cho bác trai, tôi nghĩ là họ có một đời sống rất hạnh phúc. Thật vậy, tôi nhớ hôm đầu tiên khi bác Tú vừa nhập viện, vì bác có những triệu chứng của tai biến mạch máu não như miệng bác bị méo qua một bên, bác không nói được, không đưa tay lên được cho nên chuyện trước nhất là chúng tôi phải hỏi cho biết là lần cuối cùng bác “bình thường” là lúc nào, nếu biết rõ ràng thì những bước theo phương cách chữa trị cho bác như chích thuốc, chụp “scan”… sẽ được áp dụng theo thứ tự và đúng thời gian thì kết quả sẽ khả quan hơn.  Khi tôi hỏi bác gái:

– Bác có nhớ từ lúc nào thì bác nhận biết là bác trai có những triệu chứng này không?

Bác gái không trả lời thẳng:

– Thì lúc đó bác gọi 911 liền đó cháu.

Bác Tú trai được đưa vào nhà thương lúc 11 giờ khuya. Tôi hỏi thêm:

– Bác có nhớ lúc đó bác trai đang làm gì không?

Bác gái lúng túng:

– Làm chuyện…

Tôi hỏi lại:

– Bác trai thức khuya làm việc hả bác?

Bác gái ngần ngừ:

– Không…

Có lẽ nhìn nét mặt chăm chú, nghiêm trọng của tôi trong khi vừa hỏi vừa theo dõi nhóm y tế đang lo cho bác Tú nên bác gái ngại ngùng nói tiếp:

– Bác đang… âu yếm…

Tôi đang chú trọng đến bệnh tình của bác trai nên tiếp tục hỏi rất tự nhiên :

– Âu yếm là sao hả bác?

Hỏi xong, nhìn bác gái có vẻ ngượng ngập tôi chợt giật mình. Ui cha, không lẽ…, ngôn ngữ Việt Nam quá phong phú, âu yếm có nhiều nghĩa lắm. Ông bác sĩ nhìn tôi chờ đợi thông dịch câu trả lời, chúng tôi cần biết thời gian càng chính xác càng tốt, tự dưng tôi có cảm tưởng như mình quên hết tiếng Việt, không biết làm sao hỏi bác gái cho tế nhị trong thời gian khẩn cấp. Bất chợt tôi nhớ tới một ngôn từ mà mẹ tôi hay ám chỉ về sự liên hệ giữa hai vợ chồng, tôi bình thản nói:

– Vợ chồng… “đầu gối tay ấp” hả bác?

Bác gái còn ngượng hơn nhưng gật đầu và cho biết khoảng thời gian. Tôi không để ý gì thêm nữa, nói chuyện với nhóm điều khiển về cơn đột quỵ và chúng tôi bắt đầu tiếp tục chữa trị cho bác Tú. Cũng nhờ bác gái gọi xe cứu cấp 911 kịp thời và nhớ rõ thời điểm khi biến chứng xảy ra, vì vậy sự chữa trị cho bác Tú khá thành công, bác chỉ bị ảnh hưởng nhẹ là hơi yếu phía bên trái của cơ thể, và đang được những người vật lý trị liệu (physical therapist) tập cách đi đứng. Vì bác mất thăng bằng cho nên nhân viên lại sợ bác té khi bác cố gắng đứng dậy một mình cho nên cửa phòng bác lúc nào cũng mở rộng để mọi người dễ trông chừng bác. Khả năng nói chuyện, phát biểu của bác Tú cũng bị ảnh hưởng nhẹ, mỗi ngày bác đều có nhân viên luyện giọng (speech therapist) đến tập cách phát âm cho rõ ràng hơn. Bác Tú càng ngày càng tiến triển, tôi vào nói chuyện với bác mỗi ngày và khám phá ra bác là một người có đầu óc rất khôi hài. Có lần tôi hỏi là bác có nhớ những gì xảy ra khiến bác phải nhập viện không thì bác bảo:

– Làm sao mà nhớ được cháu nhưng bác gái có kể lại cho bác nghe.

Nói xong bác lại thì thào hát “xin cám ơn tình nhân đã đưa ta đến… mộ phần”. Tôi cười ngặt nghẽo, dường như tôi có nghe Elvis Phương hát bài hát này thì phải. Tôi nói với bác:

– Chỉ là sự trùng hợp thôi bác à, không phải vì tình nhân mà bác…stroke out đâu nhé.

Mỗi ngày vào thăm bác một chút, bác lại chậm rãi kể cho tôi nghe chuyện của gia đình bác. Ðúng như tôi đoán, gia đình bác rất hạnh phúc với mười một người con. Bác kể thuở trước khi mới qua Mỹ gia đình bác được một nhà thờ Công Giáo bảo trợ và tất cả vợ chồng, con cái, 13 người sống trong một căn nhà nhỏ ba phòng ngủ. Thế mà hai bác chịu khó làm lụng vất vả, tằn tiện, sau đó thì ba người con trai lớn vừa đi học vừa đi làm nên bác mua được một căn nhà nhỏ nữa. Thế là gia đình chia ra ở hai nhà, cũng may là hai nhà sát cạnh nhau nên đại gia đình của bác sống đề huề với nhau. Mấy cô con gái thì đi học về lại lo trông em và chuyện cơm nước cho cả nhà. Bác bảo với tôi nhờ ơn Chúa nên gia đình bác có một may mắn là qua đây đầy đủ trong chuyến vượt biên nhiều hiểm trở. Bác nhắc lại là mỗi đêm khi tàu còn lênh đênh trên biển cả, bác và bác gái ra ngoài boong tàu quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện cho gia đình và cho sự yên lành của tất cả mọi người đang chơi vơi trên sóng biển mà không biết tương lai, số mệnh mình sẽ về đâu. Vậy mà đã hơn ba mươi năm, con cái của bác đều thành đạt và có việc làm ở xa ngoại trừ cô con gái út là hàng xóm của bác. Thấy tôi mở  tròn đôi mắt khi nghe bác nói về con cái đông đúc thì bác cười hóm hỉnh:

– Cháu nghĩ xem, ngày xưa thời bác thì làm gì có những phương tiện xa xỉ để đi đây, đi đó. Cũng không có movie, ca nhạc, máy móc tân tiến như bây giờ nên hai bác chỉ hủ hỉ với nhau.

Thấy tôi làm trong ngành y tế nên bác nói chuyện rất thoải mái, thành thật, không e dè. Bác gái vào lúc sáng sớm tới xế trưa thì mệt mỏi nhưng bác nhất định không về nhà nghỉ ngơi, bác ngồi ngủ gục bên thành giường của bác trai, và cả hai bác nắm tay nhau với nhịp thở điều hòa. Ðối với tôi hình ảnh này thật đáng quý vì nó tượng trưng cho tình yêu của hai trái tim có lẽ không bao giờ già. Thấy vậy nên có bữa tôi vào đẩy bác Tú qua một bên giường và khuyến khích bác gái lên nằm một bên. Bác gái có vẻ ngượng nên từ chối, một lúc sau khi đi ngang qua phòng thì thấy hai bác nằm ôm nhau ngủ rất hiền lành. Tôi lấy thêm một chiếc mền, đắp lên cho cả hai bác, và căn dặn các nhân viên là tôi đã xem xét bác trai nên cứ yên tâm để cho bác ấy ngủ một lúc, không cần xem xét nữa. Tôi còn cẩn thận viết một miếng giấy dán lên cửa “Please Do Not Disturb for One Hour”, (Xin để cho tôi yên tĩnh nghỉ một tiếng đồng hồ), và có ghi giờ giấc đàng hoàng. Khi tôi trở lại thì bác gái đã có vẻ tươi tỉnh hẳn sau giấc ngủ ngắn và đang ngồi đọc báo cho bác Tú nghe. Bác Tú cám ơn tôi và lại dí dỏm nói:

– Ông bà mình ngày xưa hay quá phải không cháu, thuở đó thì làm gì có giường king size, nằm trên cái giường nhỏ xíu với tấm chiếu mỏng manh mà mình vẫn cảm thấy hạnh phúc mới lạ lùng.

Tôi cười:

– Hạnh phúc là từ trái tim đầy tình yêu bác ạ.

Bác Tú trìu mến nhìn bác gái và chậm rãi nói:

– Ðúng vậy đó cháu, tháng hai này là kỷ niệm ngày cưới năm mươi năm của hai bác. Nhờ Chúa ban phước nên hai bác sống với nhau an lành.

Tôi hỏi bác ngày nào của tháng hai thì được biết là ngày mười bốn. Như vậy thì còn hai tuần nữa thôi. Tôi nhắc bác:

– Valentine’s Day hả bác?

Bác gái bây giờ mới mỉm cười và nhỏ nhẹ thay lời cho bác trai:

– Lúc trước hai bác nào có biết vậy đâu cháu, khi qua Mỹ rồi mấy đứa con mới có thêm cái lệ là tổ chức ngày Valentine cho bố mẹ. Ngày lễ này có ý nghĩa quá cháu nhỉ?

Bác gái vừa nói xong thì bác trai cố gắng hát:

Dưới ánh nắng xuân long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm / Mỗi sáng sớm bên song thưa em bên hoa cười trong nắng / Sẽ giữ khúc cho ai kia được yêu thương lòng say đắm / Sẽ mãi mãi như hoa kia trao cho em suốt cuộc đời *

Bác gái cho biết là bác Tú đàn guitar rất hay và bác rất thích ca hát. Tôi đùa:

– Như thế hai bác là chàng hoạ sĩ và nàng ca sĩ như trong bài hát à.

Câu hỏi đùa của tôi như nhắc lại cho cả hai bác một kỷ niệm thật tuyệt vời vì mắt bác gái long lanh ngấn lệ khi bác Tú kể lại một thời xa xưa:

– Thuở đó ngày nào bác cũng…anh theo Ngọ về (thơ Phạm Thiên Thư) đó cháu.

Bác gái thấy chồng nói hơi có vẻ khó khăn nên tiếp lời, bác thuật lại thời đó gia đình bác rất nghiêm khắc vì bác là cô gái Bắc và bác Tú là con trai Nam. Hai người học chung khóa sư phạm, nhờ sự hiền lành và kiên nhẫn của bác Tú, phải một thời gian khá lâu bố mẹ của bác gái mới chấp nhận cho hai người hẹn hò. Bác Tú nghe vợ nói đến đây thì chỉ vào cái ví nhỏ để trên đầu giường, bác bảo bác gái mở cái ví ra và cho tôi xem một tấm hình nhỏ đen trắng đã mờ, tấm hình của một người con gái đẹp, tóc dài ngang lưng, mặc áo dài trắng và đi guốc cao gót. Không cần hỏi tôi cũng nhận ra đó là hình của bác gái. Bác Tú ngẩn ngơ nói:

– Dạo đó tụi bác… tân thời lắm mới dám cùng nhau bát bộ phố Catinat. Có lần đôi guốc của bác gái bị gãy gót, bác phải đưa vào tiệm kem ngồi và cầm chiếc guốc đến tiệm giày gần đó sửa.

Tôi nghe bác kể mà lòng lâng lâng, tình yêu của hai người lớn tuổi này sao thiết tha đến thế. Nếu trái tim không có nguồn yêu thương thì cuộc đời không còn ý nghĩa và tình yêu sẽ không bao giờ tồn tại. Tôi biết rất nhiều cặp vợ chồng già gắn bó với nhau thật đậm đà, như ba mẹ chồng tôi, như hai người thiện nguyện làm việc chung với tôi, và gần đây được biết Tổng thống George H.W. Bush cùng vợ là bà Barbara đã lấy nhau 72 năm. Nhưng có lẽ câu chuyện tình tôi nhớ nhất là chuyện của ông Liu Guojing và bà vợ Xu Chaoqin hơn ông mười tuổi và đã có con  với một đời chồng trước. Vì chế độ phong kiến của xã hội Trung Quốc thời trước nên hai người trốn lên vùng núi cao, hẻo lánh, chung sống biệt lập. Mặc dù vợ ông ít khi xuống núi nhưng ông đã bỏ không biết bao nhiêu công lao để đục dùi vách đá làm 6,000 bậc thang cho bà dễ dàng di chuyển khi lên xuống. Phải chăng sự kiên trì và sức mạnh đó là từ tình yêu mãnh liệt và sự chung thủy ông đã dành cho vợ?

Dòng tư tưởng của tôi bị ngắt đoạn khi cô y tá Lisa xinh xắn vào phòng cho biết là bác sĩ đã cho bác Tú xuất viện. Bác Tú sẽ cần có y tá, người vật lý trị liệu cũng như những người phụ tá đến nhà tiếp tục tập và chăm sóc cho bác. Khi Lisa hỏi bác Tú muốn chọn cơ quan y tế tại gia nào thì bác gái quá vui mừng và hỏi bác Tú:

– Mình chọn Progressive Home Health và Everose Healthcare anh nhé?

Bác Tú gật đầu xong thì bác gái quay qua nói với tôi:

– Bác có mấy người bạn đang dùng hai cơ quan này, họ làm việc tận tâm, lại có y tá người Việt Nam. Ta về ta tắm ao ta cháu ơi, nghe ngôn ngữ Việt Nam vẫn thấy ấm lòng hơn.

Tôi thấy bác vui mừng nên góp chuyện:

– Cô Kim Thu và cô Trang là hai người thường xuyên đại diện cho hai cơ quan này, hai cô chăm sóc bệnh nhân rất chu đáo và thường quan tâm đến quyền lợi của bệnh nhân. Cháu còn nghe nói có khi hai cô ấy còn đưa bệnh nhân đi bác sĩ nếu cần. Bác Tú nhé, cô Trang luôn tươi cười, vui vẻ, còn cô Kim Thu là người Bắc nên giọng nói ngọt ngào ấm lòng lắm đó bác.

Bác Tú biết tôi trêu bác nên bác nhìn bác gái với ánh mắt dịu dàng:

– Không ai ngọt ngào bằng bác gái được.

Tôi nghĩ thầm, trên thế gian này nếu có những người đàn ông lúc nào cũng galant như bác Tú thì làm sao có những chuyện tình đổ vỡ được.

Thủ tục làm giấy tờ xuất viện xong, tôi từ giã hai bác và trở lại công việc đang làm của mình. Lisa vào dặn dò bác Tú những gì bác phải làm sau khi xuất viện. Khi cô con gái của bác gọi điện thoại nói là đang chờ ở cửa bệnh viện thì cô phụ tá đẩy chiếc xe lăn đưa bác xuống. Chỉ chừng vài phút sau tôi chợt nhớ ra một điều rất quan trọng nên lật đật chạy theo ra tới xe và căn dặn:

– Hai tuần nữa bác đi tái khám, nhớ hỏi bác sĩ khi nào thì bác… cám ơn tình nhân được nhé.

Tôi và bác Tú nháy mắt cười với nhau trong khi cô con gái út và bác gái nhìn tôi ngơ ngác vì không hiểu tôi vừa dặn dò gì với bác Tú.

NTHX – February 2, 2017.


Nguyễn Thị Huế Xưa

( Báo Trẻ )

* Triệu Ðoá Hoa Hồng (Nhạc Ngoại Quốc, lời Việt Trung Kiên

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm