Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Xứ lừa! - Việt Nhân
(HNPĐ) Xứ xã nghĩa từ ngày đầu của Hồ, người dân vẫn gọi đây là đất mà tất cả mọi thứ đều giả, và chỉ có mỗi cái giả là thật, cho nên cái ồn ào được coi là khó hiểu chuyện của mụ thẩm phán tòa án Thái Nguyên, bị ngưng chức do phát hiện bằng cấp giả, sao lại đi ồn ào vì một chuyện đã quá quen thế? Chuyện bằng giả hôm nay, bạn mỗ tôi kẻ có bốn mươi năm nghề giáo qua hai chế độ cho biết: Ở xứ xã nghĩa bằng cấp thật giả như nhau, cả hai cùng từ ông nhà nước mà ra, chỉ khác mỗi chỗ là phải chi tiền ra hay không thế thôi.
Cả một guồng máy nhà nước tham nhũng, thì ngành giáo dục cũng không thoát khỏi tệ nạn này, bằng giả trong nước kể cả bằng giả mua ở nước ngoài, cả hai đều là những tờ giấy lộn được kèm vào hồ sơ hợp thức hóa ngạch lương hay thăng chức… Trong cái giả tràn ngập, thì chuyện bị lôi ra như mụ thẩm phán tòa án Thái Nguyên chắc chắn là có sự đấu đá, bới móc, số cán đỏ đương quyền dùng bằng cấp giả, là con số không nhỏ ai cũng biết, đó là chuyện thường thôi như bằng cử nhân luật của Dũng xà mâu, hay bằng B Anh ngữ của Phúc niểng.
Thật hay giả thì kiến thức của các cán đỏ đều dỏm! Câu chuyện hôm nay không là nói về bằng thật bằng giả nơi xứ xã nghĩa, mà là câu chuyện kiến thức của những kẻ tạm xếp vào hàng trí thức… Đã có quá nhiều rồi những trí thức xã nghĩa, trước cái tên cha mẹ đặt thì nào là giáo sư, phó giáo sư, hay tiến sĩ, phó tiến sĩ, nhưng mở miệng ra chỉ toàn nói ngu, những câu ngu thuộc loại để đời, mà ngay nơi trẻ bậc trung học thời Ngụy cũng không thể nào nói như vậy. Vì vậy mới nói: bằng cấp dù thật hay giả thì kiến thức bọn chúng đều dỏm.
Ngay các tay tiến sĩ phó tiến sĩ mà chúng tự hào là hệ chính quy, cũng không một cống hiến gì cho xã hội: ‘vụ trưởng giáo dục đại học xứ xã nghĩa (bộ giáo dục, đào tạo) cho biết cả nước có hơn 24.000 tiến sĩ, riêng học viện Khoa học Xã hội đang được mệnh danh là lò đào tạo tiến sĩ với 350 chỉ tiêu tiến sĩ mỗi năm, tức cứ hơn một ngày là có thêm một tiến sĩ’ (VN.Exprress 26/04/2016). Câu hỏi cũng đã được đặt ra: Với 24.000 tiến sĩ, nhưng tại sao trình độ tiếp cận khoa học thế giới xếp thứ 96, và kinh tế thì nằm dưới đáy khu vực Asean?
Có 24.000 tiến sĩ, mà không có lấy nổi một công trình nghiên cứu thực tiễn, như làm sao chế tạo được con ốc vít, đó là câu trả lời về chất lượng đào tạo và giá trị của cấp bằng, thời gian cùng công sức của cả hai, bên học và bên đào tạo bị lãng phí, để rồi thành gánh nặng cho xã hội. Cái ngu dốt của những con người tự xưng là đỉnh cao nhưng lại thích chạy theo con số, đặt chỉ tiêu bao nhiêu tiến sĩ mỗi năm, mà không thấy có một khái niệm nhỏ nào về vấn đề xử dụng những con người đó, hầu hết trong số họ thất nghiệp thật sự lẫn thất nghiệp trá hình.
Thất nghiệp là không công ăn việc làm để nuôi chính bản thân, còn trá hình là phải làm công việc không đúng với ngành nghề mình được đào tạo, ở xứ xã nghĩa nếu xét đúng như vậy thì con số thất nghiệp sẽ là không nhỏ. Theo thống kê mới đây cho thấy hơn 50% giáo sư, tiến sĩ đang đi làm công chức, mà đáng lý ra theo công việc họ đã được đào tạo, là tập trung vào nghiên cứu tạo nên những công trình khoa học có ích lợi thực tiễn cho xã hội, người dân, đẩy mạnh đất nước phát triển. Vậy lý do gì đã xảy ra hiện tượng đi ngược lại ở xứ xã nghĩa?
Chắc chắc một điều những tiến sĩ đó không có khả năng nghiên cứu, vì mục đích cần có mảnh bằng tiến sĩ (học thật lẫn mua) đơn giản là để thỏa cái yêu cầu mà nhà nước đòi hỏi, muốn được ngồi ghế từ cấp trưởng phòng trở lên là yêu cầu phải có bằng tiến sĩ. Do quy luật cung cầu, cái bằng tiến sĩ (bất cứ tiến sĩ gì, thật lẫn giả) vì thế đã xuất hiện đại trà từ đây, nó không có giá trị thực như tên gọi, chỉ là tờ giấy lộn kèm vào hồ sơ cho cái ghế ngồi, ngạch lương, lại càng không phải để cho nhu cầu nghiên cứu khoa học chuyên môn gì sất.
Tuổi của đảng và của chế độ, nay là vừa với số tuổi để qua một đời người, nhưng cái dốt của đảng viên, quan nhà nước vẫn dậm chân tại chỗ, bản chất vẫn ngu nhưng danh xưng thì đã khác, đơn cử thủ Dũng y tá, chữ nghĩa trong đầu không thêm một chữ, nhưng nay là cử nhân luật (U Minh, Pắc Bó). Nhà nước có khá hơn được không, với những quan thủ Niểng ma dzê in, cờ lờ mờ vờ, và rồi thế hệ thứ hai thứ ba, thái tử đỏ, công nương đít đỏ, mua bằng nước ngoài về nối ngôi, cái ngu vẫn nguyên nhưng cái gian trá thì hơn hẳn cha.
Tình hình giáo dục đào tạo tại thiên đàng xã nghĩa, thực tế là vậy đã hàng bao nhiêu năm rồi, và cũng đã nhẹ nhàng hơn, tự biên tự diễn, không cần phải sang tận Bung, Tiệp để có mảnh bằng, mà ngay trong nước, đén các lò ấp tiễn sĩ bỏ tiền ra là có ngay. Tiếp nối những ‘chuyên tu’ hay tại chức là đến ‘sĩ hóa công chức’ guồng máy nhà nước, đào tạo tiến sĩ không khác xóa nạn mù chữ, và kết quả thật khó ngửi, cái dốt cộng với hám danh đã thành hề, nhân viên hành chánh cũng in trên danh thiếp là cử nhân, thậm chí là giáo sư tiến sĩ.
Để kết xin trở lại chuyện của cái gọi là bộ đào tạo và giáo dục nhà nước xã nghĩa theo tin tức truyền thông đăng tải: Thủ tướng vừa đồng ý tái khởi động dự án xây dựng đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội "tầm cỡ khu vực và quốc tế" với việc sẽ ban hành qui chế đặc biệt cho dự án đô thị đại học đầu tiên của Việt Nam, mà ĐHQG Hà Nội sẽ là “nòng cốt”(VOA 12/09/2017). Và trên VietnamNet, giám đốc ĐHQG Hà Nội nói rằng: Đây là cơ hội cuối cùng để chúng ta có thể xây dựng một ĐHQG rộng, đẹp, xứng tầm đẳng cấp quốc tế.
Như vậy khu đô thị ĐHQG Hà Nội được quy hoạch lại, với vốn đầu tư để giải phóng mặt bằng, là tiền vay 200 triệu đôla vốn ODA (Ngân hàng Thế giới) xây dựng các công trình thiết yếu, và vay vốn ODA từ Chính phủ Nhật Bản để xây dựng dự án đại học Việt Nhật… Dự án này, đọc các góp ý đã thấy được ý của người dân, xin trích một vài: Ôi thôi nợ nữa rồi… Mượn nợ về xây lung tung… Xây bất cứ thứ gì cũng sợ, cứ mượn nợ là dân hãi… Xây đại học tầm cở quốc tế, mà chỉ có giáo sư và sinh viên tầm cở hạng bét Asean!
Nền giáo dục xã nghĩa lấy chính trị làm nòng, sinh viên không có được kiến thức thực tiễn cần thiết, không so được với các đại học Á châu, trong 300 đại học hàng đầu Á châu, xứ xã nghĩa không có được một. Mới vừa tháng 07/2017 rồi, bộ lao động thương binh xã hội, đã dự thảo đề án xuất khẩu 54.000 lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp không kiếm ra được việc làm, để đưa sang Nhật, Hàn, Đức… đề án được cho là phải cần đến 1300 tỷ tiền Hồ, để tìm việc cho đám cử nhân thất nghiệp này (?!).
Không có thầy tốt, trò tốt, cử nhân thạc sĩ thất nghiệp, nhà nước vẫn chưa giải quyết được, đề án xuất khẩu theo dạng nhân công giá rẻ, nay lại vẽ voi xây trường tầm cỡ quốc tế… Người dân đang hầu hết là lao động gia công, bán sức lao động rẻ mạt cho các công ty nước ngoài, cả trong lẫn ngoài nước, một nền kinh tế u ám, kỹ nghệ là con số không, nợ công ngập đầu. Lãnh đạo nhà nước chúng không mù, mà đây chỉ là kiếm cớ mượn nợ rút ruột ăn chia!
Là một dân tộc vốn tự hào là thông minh, nay lũ An Nam cộng chủ trương dìm cả một dân tộc trong ngu tối để đảng trường tồn, mà giết chết cái văn hóa hiếu học của dân Việt. Đất nước hôm nay, người dân xã nghĩa không khác những con lừa chở nặng đảng trên lưng, nên có gọi đấy là xứ lừa cũng không là quá!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)Xứ lừa! - Việt Nhân
(HNPĐ) Xứ xã nghĩa từ ngày đầu của Hồ, người dân vẫn gọi đây là đất mà tất cả mọi thứ đều giả, và chỉ có mỗi cái giả là thật, cho nên cái ồn ào được coi là khó hiểu chuyện của mụ thẩm phán tòa án Thái Nguyên, bị ngưng chức do phát hiện bằng cấp giả, sao lại đi ồn ào vì một chuyện đã quá quen thế? Chuyện bằng giả hôm nay, bạn mỗ tôi kẻ có bốn mươi năm nghề giáo qua hai chế độ cho biết: Ở xứ xã nghĩa bằng cấp thật giả như nhau, cả hai cùng từ ông nhà nước mà ra, chỉ khác mỗi chỗ là phải chi tiền ra hay không thế thôi.
Cả một guồng máy nhà nước tham nhũng, thì ngành giáo dục cũng không thoát khỏi tệ nạn này, bằng giả trong nước kể cả bằng giả mua ở nước ngoài, cả hai đều là những tờ giấy lộn được kèm vào hồ sơ hợp thức hóa ngạch lương hay thăng chức… Trong cái giả tràn ngập, thì chuyện bị lôi ra như mụ thẩm phán tòa án Thái Nguyên chắc chắn là có sự đấu đá, bới móc, số cán đỏ đương quyền dùng bằng cấp giả, là con số không nhỏ ai cũng biết, đó là chuyện thường thôi như bằng cử nhân luật của Dũng xà mâu, hay bằng B Anh ngữ của Phúc niểng.
Thật hay giả thì kiến thức của các cán đỏ đều dỏm! Câu chuyện hôm nay không là nói về bằng thật bằng giả nơi xứ xã nghĩa, mà là câu chuyện kiến thức của những kẻ tạm xếp vào hàng trí thức… Đã có quá nhiều rồi những trí thức xã nghĩa, trước cái tên cha mẹ đặt thì nào là giáo sư, phó giáo sư, hay tiến sĩ, phó tiến sĩ, nhưng mở miệng ra chỉ toàn nói ngu, những câu ngu thuộc loại để đời, mà ngay nơi trẻ bậc trung học thời Ngụy cũng không thể nào nói như vậy. Vì vậy mới nói: bằng cấp dù thật hay giả thì kiến thức bọn chúng đều dỏm.
Ngay các tay tiến sĩ phó tiến sĩ mà chúng tự hào là hệ chính quy, cũng không một cống hiến gì cho xã hội: ‘vụ trưởng giáo dục đại học xứ xã nghĩa (bộ giáo dục, đào tạo) cho biết cả nước có hơn 24.000 tiến sĩ, riêng học viện Khoa học Xã hội đang được mệnh danh là lò đào tạo tiến sĩ với 350 chỉ tiêu tiến sĩ mỗi năm, tức cứ hơn một ngày là có thêm một tiến sĩ’ (VN.Exprress 26/04/2016). Câu hỏi cũng đã được đặt ra: Với 24.000 tiến sĩ, nhưng tại sao trình độ tiếp cận khoa học thế giới xếp thứ 96, và kinh tế thì nằm dưới đáy khu vực Asean?
Có 24.000 tiến sĩ, mà không có lấy nổi một công trình nghiên cứu thực tiễn, như làm sao chế tạo được con ốc vít, đó là câu trả lời về chất lượng đào tạo và giá trị của cấp bằng, thời gian cùng công sức của cả hai, bên học và bên đào tạo bị lãng phí, để rồi thành gánh nặng cho xã hội. Cái ngu dốt của những con người tự xưng là đỉnh cao nhưng lại thích chạy theo con số, đặt chỉ tiêu bao nhiêu tiến sĩ mỗi năm, mà không thấy có một khái niệm nhỏ nào về vấn đề xử dụng những con người đó, hầu hết trong số họ thất nghiệp thật sự lẫn thất nghiệp trá hình.
Thất nghiệp là không công ăn việc làm để nuôi chính bản thân, còn trá hình là phải làm công việc không đúng với ngành nghề mình được đào tạo, ở xứ xã nghĩa nếu xét đúng như vậy thì con số thất nghiệp sẽ là không nhỏ. Theo thống kê mới đây cho thấy hơn 50% giáo sư, tiến sĩ đang đi làm công chức, mà đáng lý ra theo công việc họ đã được đào tạo, là tập trung vào nghiên cứu tạo nên những công trình khoa học có ích lợi thực tiễn cho xã hội, người dân, đẩy mạnh đất nước phát triển. Vậy lý do gì đã xảy ra hiện tượng đi ngược lại ở xứ xã nghĩa?
Chắc chắc một điều những tiến sĩ đó không có khả năng nghiên cứu, vì mục đích cần có mảnh bằng tiến sĩ (học thật lẫn mua) đơn giản là để thỏa cái yêu cầu mà nhà nước đòi hỏi, muốn được ngồi ghế từ cấp trưởng phòng trở lên là yêu cầu phải có bằng tiến sĩ. Do quy luật cung cầu, cái bằng tiến sĩ (bất cứ tiến sĩ gì, thật lẫn giả) vì thế đã xuất hiện đại trà từ đây, nó không có giá trị thực như tên gọi, chỉ là tờ giấy lộn kèm vào hồ sơ cho cái ghế ngồi, ngạch lương, lại càng không phải để cho nhu cầu nghiên cứu khoa học chuyên môn gì sất.
Tuổi của đảng và của chế độ, nay là vừa với số tuổi để qua một đời người, nhưng cái dốt của đảng viên, quan nhà nước vẫn dậm chân tại chỗ, bản chất vẫn ngu nhưng danh xưng thì đã khác, đơn cử thủ Dũng y tá, chữ nghĩa trong đầu không thêm một chữ, nhưng nay là cử nhân luật (U Minh, Pắc Bó). Nhà nước có khá hơn được không, với những quan thủ Niểng ma dzê in, cờ lờ mờ vờ, và rồi thế hệ thứ hai thứ ba, thái tử đỏ, công nương đít đỏ, mua bằng nước ngoài về nối ngôi, cái ngu vẫn nguyên nhưng cái gian trá thì hơn hẳn cha.
Tình hình giáo dục đào tạo tại thiên đàng xã nghĩa, thực tế là vậy đã hàng bao nhiêu năm rồi, và cũng đã nhẹ nhàng hơn, tự biên tự diễn, không cần phải sang tận Bung, Tiệp để có mảnh bằng, mà ngay trong nước, đén các lò ấp tiễn sĩ bỏ tiền ra là có ngay. Tiếp nối những ‘chuyên tu’ hay tại chức là đến ‘sĩ hóa công chức’ guồng máy nhà nước, đào tạo tiến sĩ không khác xóa nạn mù chữ, và kết quả thật khó ngửi, cái dốt cộng với hám danh đã thành hề, nhân viên hành chánh cũng in trên danh thiếp là cử nhân, thậm chí là giáo sư tiến sĩ.
Để kết xin trở lại chuyện của cái gọi là bộ đào tạo và giáo dục nhà nước xã nghĩa theo tin tức truyền thông đăng tải: Thủ tướng vừa đồng ý tái khởi động dự án xây dựng đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội "tầm cỡ khu vực và quốc tế" với việc sẽ ban hành qui chế đặc biệt cho dự án đô thị đại học đầu tiên của Việt Nam, mà ĐHQG Hà Nội sẽ là “nòng cốt”(VOA 12/09/2017). Và trên VietnamNet, giám đốc ĐHQG Hà Nội nói rằng: Đây là cơ hội cuối cùng để chúng ta có thể xây dựng một ĐHQG rộng, đẹp, xứng tầm đẳng cấp quốc tế.
Như vậy khu đô thị ĐHQG Hà Nội được quy hoạch lại, với vốn đầu tư để giải phóng mặt bằng, là tiền vay 200 triệu đôla vốn ODA (Ngân hàng Thế giới) xây dựng các công trình thiết yếu, và vay vốn ODA từ Chính phủ Nhật Bản để xây dựng dự án đại học Việt Nhật… Dự án này, đọc các góp ý đã thấy được ý của người dân, xin trích một vài: Ôi thôi nợ nữa rồi… Mượn nợ về xây lung tung… Xây bất cứ thứ gì cũng sợ, cứ mượn nợ là dân hãi… Xây đại học tầm cở quốc tế, mà chỉ có giáo sư và sinh viên tầm cở hạng bét Asean!
Nền giáo dục xã nghĩa lấy chính trị làm nòng, sinh viên không có được kiến thức thực tiễn cần thiết, không so được với các đại học Á châu, trong 300 đại học hàng đầu Á châu, xứ xã nghĩa không có được một. Mới vừa tháng 07/2017 rồi, bộ lao động thương binh xã hội, đã dự thảo đề án xuất khẩu 54.000 lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp không kiếm ra được việc làm, để đưa sang Nhật, Hàn, Đức… đề án được cho là phải cần đến 1300 tỷ tiền Hồ, để tìm việc cho đám cử nhân thất nghiệp này (?!).
Không có thầy tốt, trò tốt, cử nhân thạc sĩ thất nghiệp, nhà nước vẫn chưa giải quyết được, đề án xuất khẩu theo dạng nhân công giá rẻ, nay lại vẽ voi xây trường tầm cỡ quốc tế… Người dân đang hầu hết là lao động gia công, bán sức lao động rẻ mạt cho các công ty nước ngoài, cả trong lẫn ngoài nước, một nền kinh tế u ám, kỹ nghệ là con số không, nợ công ngập đầu. Lãnh đạo nhà nước chúng không mù, mà đây chỉ là kiếm cớ mượn nợ rút ruột ăn chia!
Là một dân tộc vốn tự hào là thông minh, nay lũ An Nam cộng chủ trương dìm cả một dân tộc trong ngu tối để đảng trường tồn, mà giết chết cái văn hóa hiếu học của dân Việt. Đất nước hôm nay, người dân xã nghĩa không khác những con lừa chở nặng đảng trên lưng, nên có gọi đấy là xứ lừa cũng không là quá!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)